Giáo án Đạo đức lớp 3 tuần 26: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác

Giáo án Đạo đức lớp 3 tuần 26: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác

Tiết 26 Môn : Đạo đức

TÔN TRỌNG THƯ TỪ,

 TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

 I. MỤC TIÊU:

- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác,

- Biết : Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác .

- Thực hiện tôn trọng thư từ,nhật kí,sách vở,đồ dùng của bạn bè và mọi người

-HSG: Biết:Trẻ em có quyền được tôn trong bí mật riêng tư. Nhắc mọi gười cùng thực hiện.

* Thái độ:

-Tôn trọng thư từ , tài sản của người khác.

II. CHUẨN BỊ :

- Bảng phụ, giấy Crôki, bút dạ,bảng từ,phiếu bài tập.

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1351Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 3 tuần 26: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 01 tháng 03 năm 2010
Tiết 26
Môn : Đạo đức
TÔN TRỌNG THƯ TỪ,
 TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
 I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, 
- Biết : Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác .
- Thực hiện tôn trọng thư từ,nhật kí,sách vở,đồ dùng của bạn bè và mọi người
-HSG: Biết:Trẻ em có quyền được tôn trong bí mật riêng tư. Nhắc mọi gười cùng thực hiện.
* Thái độ: 
-Tôn trọng thư từ , tài sản của người khác. 	
II. CHUẨN BỊ :
Bảng phụ, giấy Crôki, bút dạ,bảng từ,phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Trình tự
	GV
HS
1.Ổn định: (1’)
2.KTBC: (4’)
3.Bài mới:
*GTB: (1’)
*Hoạt động 1 : Sắm vai , xử lý tình huống (15’)
*Hoạt động 2 : Việc làm đó đúng hay sai (7’)
*Hoạt động 3 : Trò chơi “ nên hay không nên” (7’)
4.Củng cố: (4’)
5.Dặn dò: (1’)
- KTSS, nghe hát
- GV nêu tình huống , yc hs xử lý.
- Nêu các việc cần làm khi gặp đám tang
- Nhận xét , đánh giá hs.
-Nêu mục tiêu bài học.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận cách xử lý tình huống sau và sắm vai thể hiện cách xử lý đó
Tình huống : 
An và Hạnh đang chơi ngoài sân thì có bác đưa thư ghé qua nhờ 2 bạn chuyển cho nhà bác Hải hàng xóm. Hạnh nói với An : “ A, đây là thư của anh Hùng đang học đại học ở Hà Nội gửi về. Thư đề chữ khẩn cấp đây này. Hay là mình bóc ra xem có chuyện gì khẩn cấp rồi báo cho bác ấy biết nhé!”
Nếu em là An, em sẽ nói gì với Hạnh? Vì sao?
- Giáo viên yêu cầu 1 - 2 nhóm thể hiện cách xử lý, các nhóm khác ( nếu không đủ thời gian để biểu diễn ) có thể nêu lên cách giải quyết của nhóm mình.
- Yêu cầu học sinh cho ý kiến : 
+ Cách giải quyết nào hay nhất?
+ Em thử đóan xem bác Hải sẽ nghĩ gì nếu bạn Hạnh bóc thư ?
+ Đối với thư từ của người khác chúng ta phải làm gì?
Kết luận :
+ Ở tình huống trên, An nên khuyên Hạnh không mở thư, phải đảm bảo bí mật thư từ của người khác. Nên cất đi và chờ bác Hải về rồi đưa cho bác.
+ Với thư từ của người khác chúng ta phải tôn trọng đảm bảo bí mật, giữ gìn, không xem trộm.
- Yêu cầu từng cặp học sinh thảo luận về 2 tình huống sau :
Em hãy nhận xét xem 2 hành vi sau đây , hành vi nào đúng , hành vi nào sai ? Vì sao ?
+ Hành vi 1: Thấy bố đi công tác về , Hải liền lục ngay túi của bố để tìm xem có quà gì không 
+ Hành vi 2: Sang nhà Lan chơi , Mai thấy có rất nhiều sách hay . Lan rất muốn đọc và hỏi Mai cho mượn .
- Yêu cầu một số học sinh đại diện cho cặp nhóm nêu ý kiến . 
Kết luận :
Tài sản , đồ đạc của người khác là sở hữu riêng Chúng ta phải tôn trọng, không tự ý sử dụng , xâm phạn đến đồ đạc , tài sản của người khác . Phải tôn trọng tài sản cũng như thư từ của người khác .
- Đưa ra một bảng liệt kê các hành vi để học sinh theo dõi . Yêu cầu Hs chia thành 2 đội , sẽ tiếp sức nhau gắn bảng từ ( có nội dung là các hành vi giống trên bảng ) vào 2 cột :nên” hay “không nên “ sao cho thích hợp .
1.Hỏi xin phép trước khi bật đài xem ti vi 
2.Xem thư của người khác khi người đó không có ở đó .
3.Sử dụng đồ đạc của người khác khi cần thiết .
4.Nhận giúp đồ đạc , thư từ cho người khác.
5.Hỏi sau , sử dụng trước .
6.Đồ đạc của người khác không cần quan tâm giữ gìn .
7.Bố mẹ , anh chị .. xem thư của em .
8.Hỏi mượn khi cần và giữ gìn , bảo quản .
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. Nếu có ý kiến khác, giáo viên hỏi học sinh giải thích vì sao?
- Giáo viên kết luận:
1, 4, 8 – nên làm.
2, 3, 5, 6, 7 – không nên làm.
Kết luận :
Tài sản thư từ của người khác dù là trẻ em đều là của riêng nên cần phải tôn trọng . Tôn trọng thư từ , tài sản là phải hỏi mượn khi cần , chỉ sử dụng khi được phép và bảo quản , giữ gìn khi dùng .
- Yêu cầu HS kể lại một vài việc em dã làm thể hiện sự tôn trọng tài sản của người khác. 
- Liên hệ , gdhs
- Về xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.
- BCSS, hát
2 hs trả lời
- Các nhóm thảo luận tìm cách xử lí cho tình huống, phân vai và tập diễn tình huống.
- Các nhóm thể hiện cách xử lý tình huống.
- Các nhóm khác theo dõi.
- Trả lời câu hỏi :
Chẳng hạn :
+ Bác Hải sẽ trách Hạnh vì xem thư của bác mà chưa được bác cho phép/ Bác cho Hạnh là người tò mò.
+ Với thư từ của người khác chúng ta không được tự tiện xem, phải tôn trọng.
- Học sinh theo cặp thảo luận xem hành vi nào đúng ,hành vi nào sai và giải thích vì sao ?
- Đại diện 1 vài cặp / nhóm báo cáo .
Chẳng hạn :
 Hành vi 1 – sai 
 Hành vi 2 – đúng 
Vì : Muốn được sử dụng đồ đạc của người khác phải hỏi xin phép và được đồng ý thì ta mới sử dụng .
- Các học sinh khác theo dõi , nhận xét bổ sung . 
- 
Theo dõi các hành vi mà giáo viên nêu ra.
- Chia nhóm , chọn người chơi , đội chơi và tham gia trò chơi tiếp sức .
- 2 đội chơi trò chơi.
 Các học sinh khác theo dõi, cổ vũ.
- Nhận xét, bổ sung hoặc nêu ý kiến khác.
- 3 đến 4 học sinh kể. Chẳng hạn:
+ Hỏi xin phép đọc sách.
+ Hỏi mượn đồ dùng học tập.
+ Không tự ý đọc thư của bạn.
- Nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26.doc