Giáo án Đạo đức lớp 3 tuần 3: Giữ lời hứa (t1)

Giáo án Đạo đức lớp 3 tuần 3: Giữ lời hứa (t1)

Tiết 03 Môn :Đạo đức

GIỮ LỜI HỨA(T1)

I. MỤC TIÊU :

- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.

 - Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.HS giỏi .

 - Qúy trọng những những người biết giữ lời hứa.

 - HS giỏi nêu được thế nào là giử lời hứa hiểu được ý nghĩa của việc giữ lời hứa.

*Thái độ : HS có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa .

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên : vở bài tập đạo đức, tranh minh hoạ truyện Chiếc vòng bạc, phiếu học tập, các tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh và màu trắng.

- Học sinh : vở bài tập đạo đức.

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 2390Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 3 tuần 3: Giữ lời hứa (t1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 30 tháng 08 năm 2010
Tiết 03
Môn :Đạo đức
GIỮ LỜI HỨA(T1)
I. MỤC TIÊU :
Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
 - Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.HS giỏi .
 - Qúy trọng những những người biết giữ lời hứa.
 - HS giỏi nêu được thế nào là giử lời hứa hiểu được ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
*Thái độ : HS có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa .
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên : vở bài tập đạo đức, tranh minh hoạ truyện Chiếc vòng bạc, phiếu học tập, các tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh và màu trắng.
Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Tiến trình
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:2’
2.KTBC:5’
3.Bài mới:
a.GTB:1’
b.PTB:
* Hoạt động 1: thảo luận truyện Chiếc vòng bạc (14’)
* Hoạt động 2 : Xử lí tình huống (12’)
4.Củng cố:5’
5.Dặn dò: 1’
-KTSS, nghe hát.
-KT bài Kính yêu Bác Hồ(tiết 2)
Bác sinh ngày, tháng, năm nào ? 
Quê Bác ở đâu ?
Hãy đọc Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?
 - Nhận xét,tuyên dương, nhận xét chung bài cũ.
-Gv GTB, ghi bảng:Giữ lời hứa ( tiết 1 )
-GV gíới thiệu truyện : bài trước, các em đã thấy được tình yêu bao la của Bác Hồ đối với thiếu nhi và sự kính trọng của thiếu nhi đối với Bác. Bài hôm nay, các em sẽ còn thấy những tính cách đáng kính của Bác Hồ – vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta qua câu chuyện : “Chiếc vòng bạc”. 
Giáo viên kể chuyện, vừa kể vừa minh hoạ bằng tranh.
Giáo viên yêu cầu học sinh kể hoặc đọc lại truyện.
Chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi sau :
+ Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa ?
+ Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác ?
+ Việc làm của bác thể hiện điều gì ?
+ Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì ?
Giáo viên yêu cầu học sinh đại diện cho các nhóm phát biểu ý kiến thảo luận của nhóm mình
-Giáo viên hỏi cả lớp : 
+ Thế nào là giữ lời hứa ?
+ Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào ?
Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm.
 Kết luận: Tuy bận rất nhiều công việc nhưng Bác Hồ không quên lời hứa với một em bé, dù đã qua một thời gian dài. Việc làm của Bác khiến mọi người rất cảm động và kính phục. 
Qua câu chuyện trên chúng ta thấy cần phải giữ đúng lời hứa. Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn với người khác. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo. 
-GV chia lớp thành 4 nhóm, cho mỗâi nhóm bóc thăm xử lí các tình huống sau : 
Tình huống 1 : Tân hẹn chiều chủ nhật sang nhà Tiến giúp bạn học Toán. Nhưng khi Tân vừa chuan bị đi thì trên ti vi lại chiếu phim hoạt hình rất hay
- Theo em, bạn Tân có thể ứng xử như thế nào trong tình huống đó ?
- Nếu là Tân, em sẽ chọn cách ứng xử nào ? Vì sao Tình huống 2 : Hằng có quyển truyện mới. Thanh muợn bạn đem về nhà xem và hứa sẽ giữ gìn can thận. Nhưng về nhà, Thanh sơ ý để em bé nghịch làm rách truyện.
- Theo em, Thanh có thể làm gì ? Nếu là Thanh, em sẽ chọn cách nào ? Vì sao ?
Giáo viên cho các nhóm trình bày.
+ Em có đồng tình với cách giải quyết của nhóm bạn không ? Vì sao ?
+ Theo em, Tiến sẽ nghĩ gì khi không thấy Tân sang nhà mình học như đã hứa ? Hằng sẽ nghĩ gì khi Thanh không dán trả lại truyện và xin lỗi mình về việc đã làm rách truyện?
Giáo viên hỏi :
+ Giữ lời hứa thể hiện điều gì ?
+ Khi không thực hiện được lời hứa, ta cần phải làm gì ?
Giáo viên kết luận.
Tình huống 1 : Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn : Xem phim xong sẽ sang học cùng bạn, để bạn khỏi chờ.
Tình huống 2 : Thanh cần dán trả lại truyện cho Hằng và xin lỗi bạn.
Tiến và Hằng sẽ cảm thấy không vui, không hài lòng, không thích; có thể mất lòng tin khi bạn không giữ đúng lời hứa với mình.
Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác.
Khi vì lí do gì đó, em không thực hiện được lời hứa với người khác, em cần phải xin lỗi họ và giải thích rõ lí do.
GV nêu yêu cầu liên hệ :
+ Thời gian vừa qua, em đã có hứa với ai điều gì không?
+ Em có thực hiện được điều đã hứa không?
+ Em cảm thấy như thế nào khi thực hiện được (hay không thực hiện được) điều đã hứa? 
Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về việc làm, hành động của bạn, đúng hay chưa đúng? Tại sao?
Nhận xét, tuyên dương những em đã biết giữ đúng lời hứa, nhắc nhở những em còn chưa biết giữ đúng lời hứa.
Về thực hiện tốt những điều mình đã hứa.
Chuẩn bị các bài tập cho tiết 2.
Nhận xét tiết học
Hát
Học sinh trả lời
Học sinh lắng nghe
1 – 2 học sinh kể.
HS tiến hành thảo luận nhóm.
Khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa, Bác vẫn nhớ và trao cho em chiếc vòng bạc.
Em bé và mọi người trong truyện rất xúc động trước việc làm của Bác
Việc làm của bác thể hiện Bác là người đã giữ đúng lời hứa.
Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra bài học : cần luôn luôn giữ đúng lời hứa với mọi người.
Đại diện nhóm trình bày ý kiến của mình.
Học sinh khác lắng nghe, bổ sung 
Lớp nhận xét 
-Giữ lời hứa là thực hiện đúng những điều mà mình đã nói với người khác
Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng, yêu quý và tin cậy.
-HS bóc thăm chọn tình huống và tiến hành thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày nộâi dung thảo luận của mình.
Học sinh khác lắng nghe, bổ sung 
Lớp nhận xét
Giữ lời hứa thể hiện sự lịch sự, tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
Khi không thực hiện được lời hứa, ta cần xin lỗi và báo sớm cho người đó.
Học sinh tự liên hệ bản thân và kể lại câu chuyện, việc làm của mình.
Học sinh nhận xét việc làm, hành động của bạn.
-Hs nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 03.doc