Giáo án Dạo đức lớp 5

Giáo án Dạo đức lớp 5

Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hơn 22 vạn người chết vì các loại bệnh tật do nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm (theo số liệu trong đề tài CNKH cấp bộ mã B2002-49-08, Vụ Giáo viên chủ trì). Một trong những nguyên nhân gây ra là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu.

Trong chương trình giáo dục tiểu học, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được thực hiện theo hướng tích hợp vào các môn học.

Nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường:

- Tích hợp nhẹ nhàng, tự nhiên, đưa vào các môn học có hệ thống, khoa học, phù hợp với học sinh, không trùng lặp, không gây quá tải ảnh hưởng đến quá trình dạy – học.

- Nội dung GDBVMT phải có liên quan đến nội dung kiến thức trong chương trình.

 

doc 40 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1207Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Dạo đức lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 TỈNH KHÁNH HÒA
ÑAÏO ÑÖÙC LÔÙP 5
(Tài liệu giảng dạy dành cho giáo viên)
PHẦN I
GIÁO DỤC BẢO VỆ 
MÔI TRƯỜNG
GIAÙO DUÏC BAÛO VEÄ MOÂI TRÖÔØNG
CHO HOÏC SINH TIEÅU HOÏC
Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hơn 22 vạn người chết vì các loại bệnh tật do nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm (theo số liệu trong đề tài CNKH cấp bộ mã B2002-49-08, Vụ Giáo viên chủ trì). Một trong những nguyên nhân gây ra là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu.
Trong chương trình giáo dục tiểu học, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được thực hiện theo hướng tích hợp vào các môn học.
Nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường:
- Tích hợp nhẹ nhàng, tự nhiên, đưa vào các môn học có hệ thống, khoa học, phù hợp với học sinh, không trùng lặp, không gây quá tải ảnh hưởng đến quá trình dạy – học.
- Nội dung GDBVMT phải có liên quan đến nội dung kiến thức trong chương trình.
- Những hiện trạng môi trường giáo viên đưa ra phải gần gũi, dễ hiểu đối với học sinh. Tùy theo thực tế địa phương mà giáo viên có thể lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp. 
I. Những điều kiện của nhà trường, lớp học để thực hiện nội dung GDBVMT:
1. Xây dựng môi trường thiên nhiên phong phú:
- Trồng nhiều các loại cây khác nhau: Cây ăn quả, bóng mát, rau, hoa, cỏ
- Có thể có khu nuôi các con vật không gây ảnh hưởng đến môi trường học tập và sức khỏe để tạo điều kiện cho học sinh quan sát, chăm sóc các con vật.
2. Tiết kiệm trong tiêu dùng:
- Làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu có sẵn, rẻ tiền hoặc vỏ hộp các đồ đã dùng (lốp xe cũ, dây thừng, tấm ván, bìa giấy, gạch, sỏi)
- Có thùng, hộp để bảo quản đồ dùng, đồ chơi sau khi sử dụng.
- Có bể chứa nước, có van khóa vòi.
- Có nội quy hướng dẫn sử dụng tiết kiệm điện, nước.
3. Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ:
- Đặt thùng rác ở nơi để học sinh và phụ huynh có thể vứt rác thuận tiện. Thùng rác phải có nắp đậy, rác được đổ, xử lý và thùng rác phải rửa sạch hàng ngày.
- Cống phải có nắp đậy, thường xuyên khơi thông hệ thống cống rãnh.
- Mở các cửa lớp, đảm bảo tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên.
- Dọn vệ sinh lớp học thường xuyên.
4. Xây dựng nếp sống lành mạnh:
- Có đầy đủ phòng, lớp cho học sinh học tập và tham gia các hoạt động ngoại khóa.
- Có nhà vệ sinh riêng cho học sinh - giáo viên; nam - nữ.
5. Thu hút học sinh tham gia bảo vệ môi trường của trường, lớp:
- Tổ chức cho học sinh tham gia lao động: dọn vệ sinh, thu gom rác thải sân trường, trồng và chăm sóc cây xanh
- Hướng dẫn học sinh tham gia phân loại rác và biết một số cách xử lý rác thông thường, đảm bảo vệ sinh.
II. Đối với lớp học cần có: 
- Góc thiên nhiên để học sinh gieo trồng, làm thí nghiệm hoặc chăm sóc cây xanh.
- Có đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt của học sinh nhất là các trường có tổ chức bán trú (chậu, khăn mặt, ca uống nước, bình đựng nước uống, chăn, gối, nơi cho học sinh rửa tay)
- Khuyến khích giáo viên, học sinh làm các đồ dùng làm từ nguyên vật liệu sẵn có của địa phương. Đồ dùng học tập được được sắp xếp gọn gàng, tiện dụng, dễ lấy; 
- Có thùng đựng rác, có dầy đủ dụng cụ để học sinh tham gia các buổi lao động vệ sinh trường lớp (chổi, bình tưới cây, khăn, xô, chậu)
- Có lịch vệ sinh trường, lớp hàng ngày, hàng tuần cụ thể, rõ ràng cho từng khối, lớp, học sinh.
III. Những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường:
- Tổ chức ngày lao động cho học sinh và giáo viên để dọn dẹp trường lớp, đường phố, khu vực xung quanh trường
- Đặt các thùng rác trong sân trường, lớp học, hành lang hoặc tại nhà và những nơi công cộng.
- Sử dụng tiết kiệm điện: Tắt điện sau khi ra khỏi phòng, sử dụng nguồn sáng, nguồn gió thiên nhiên, phơi quần áo ngoài trời... 
- Tiết kiệm nước: Quét đường hơn là dùng vòi phun, tưới cây vào sáng sớm và chiều muộn để giảm thiểu sự bay hơi của nước, sử dụng máy giặt, máy rửa bát khi thật sự cần thiết để tiết kiệm điện, nước
- Tiết kiệm thức ăn: Thức ăn thừa dùng để làm thức ăn gia súc hoặc làm phân.
- Gom những vật liệu bỏ đi: sách báo cũ, vỏ hộp, giấy một mặt, mẫu gỗ để làm đồ dùng học tập.
IV. Một số hình thức khai thác nội dung giáo dục bảo vệ môi trường:
+ Quan sát:
Gợi ý cho học sinh quan sát các vấn đề gần gũi, thiết thực xung quanh:
- Môi trường lớp học, khu dân cư gần trường học, nơi cư trú...
- Nguồn nước sạch, nguồn nước bị ô nhiễm, quan sát bụi khói trong không khí.
- Các hoạt động lao động của người lớn: lau dọn, sắp xếp đồ dùng,. để làm sạch môi trường.
Học sinh nhận xét, đánh giá về môi trường nơi đó và tìm biện pháp khắc phục.
+ Hoạt động thực tiễn:
- Tổ chức các hoạt động lao động vừa sức với học sinh (cần chuẩn bị đồ dùng cần thiết, thời gian, địa điểm thích hợp): quét dọn sân trường, lớp học, xung quanh trường học, dọn dẹp, lau chùi bàn ghế, cửa
- Tổ chức hướng dẫn cho học sinh cách sử dụng cũng như bảo quản, giữ gìn các công trình công cộng nhất là nhà vệ sinh trong trường học. 
- Phát động phong trào thi đua cho học sinh làm các đồ dùng học tập từ các nguyên vật liệu tự nhiên, đã qua sử dụng. Giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm và biết lao động, phát huy tính sáng tạo của học sinh.
- Thực hiện các bài đánh giá về vệ sinh môi trường, các hoạt động gây ảnh hưởng tốt, xấu đến môi trường.
+ Xem tranh, ảnh, băng hình:
- Cho học sinh xem những hình ảnh về các hoạt động có tác động tích cực hoặc gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
+ Xử lý tình huống:
- Giáo viên có thể đưa ra nhiều tình huống khác nhau có trong thực tế về vấn đề môi trường và yêu cầu học sinh giải quyết.
- Xử lý các tình huống thường xảy ra trong lớp hay ở nhà, các tình huống giả định có tính chất giáo dục về BVMT: bảo vệ cây trồng, bảo vệ động vật, xử lý rác, tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt(khi thấy vòi nước chảy ra ngoài, khi đi qua nơi có khói, bụi phải làm gì? Xử lý rác như thế nào khi đi qua nơi không có thùng rác?).
SỬ DỤNG NHÀ VỆ SINH HỢP VỆ SINH
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh ôn lại một số loại nhà vệ sinh thường dùng hiện nay, cách sử dụng và bảo quản các nhà vệ sinh đó.
2. Kỹ năng:
- Học sinh biết sử dụng và bảo quản nhà vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.
3. Thái độ:
- Học sinh có thái độ tích cực khi sử dụng nhà vệ sinh ở mọi lúc, mọi nơi, không đi đại, tiểu tiện bừa bãi.
- Có ý thức tự giác giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- Bộ tranh Các loại nhà vệ sinh H.1a, H.1b. H.1c, H.1d và tranh Cách sử dụng nhà vệ sinh H.2a, H.2b. H.2c, H.2d và H.2e. 
NỘI QUY SỬ DỤNG NHÀ VỆ SINH CỦA HỌC SINH
 Học sinh nam đi ở nhà vệ sinh nam; Học sinh nữ đi vệ sinh ở nhà vệ sinh nữ.
Đi tiểu:
Đúng nơi quy định.
Tiểu xong phải dội nước sạch sẽ ngay.
Phải rửa tay sau khi đi vệ sinh.
Đi đại tiện:
Vào khu vực quy định và đóng cánh cửa lại.
Đi đại tiện đúng lỗ.
Lấy giấy lau chùi sạch sẽ. 
Bỏ giấy bẩn vào sọt rác.
Múc nước (mở vòi nước) dội sạch hoặc xúc tro, vôi đổ vào lỗ cẩn thận.
Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.
Nghiêm cấm tất cả học sinh:
Không vứt giấy, rác vào hố tiểu và hố đại tiện.
Không vẽ bậy, bôi bẩn lên tường và sàn nhà khu vệ sinh.
Không đi tiểu tiện và đại tiện bừa bãi ở ngoài khu vệ sinh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức đã học 
1.1. Mục tiêu:
- Học sinh ôn lại một số nhà vệ sinh đã học và cách sử dụng các loại nhà vệ sinh đó.
- Có ý thức tự giác giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh
1.2.Đồ dùng:
Bộ tranh Các loại nhà vệ sinh H.1a, H.1b. H.1c, H.1d và tranh Cách sử dụng nhà vệ sinh H.2a, H.2b. H.2c, H.2d, H.2e 
1.3. Cách tiến hành:
+ Bước 1: Quan sát tranh
- Giáo viên giới thiệu tranh Các loại nhà vệ sinh: 4 tranh H.1a, H.1b, H.1c, H.1d, yêu cầu học sinh kể tên các loại nhà vệ sinh và xác định:
Ở nhà (ở trường) em sử dụng loại nhà vệ sinh nào?
Em đã dùng những loại nhà vệ sinh nào? Ở đâu?
- Giáo viên có thể cho học sinh ôn lại để hiểu thêm về các loại nhà vệ sinh được giới thiệu, nhà vệ sinh mà các em đã sử dụng và các nơi thường có những loại nhà vệ sinh đó.
- Kết thúc hoạt động này giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp liên hệ ở gia đình và ở trường em sử dụng loại nhà vệ sinh nào? 
+ Bước 2: Cách sử dụng một số loại nhà vệ sinh
	- Giáo viên có thể treo (dán) 4 tranh H.1a, H.1b, H.1c, H.1d lên bảng. 
- Phát các tranh H.2a, H.2b, H.2c, H.2d, H.2e cho các nhóm học sinh, yêu cầu học sinh nêu những việc làm của bạn trong tranh và kết luận: Bạn đó đang sử dụng loại nhà vệ sinh nào? Bạn đó đã làm gì? Cần làm gì sau khi đi vệ sinh xong? (chỉ vào loại nhà vệ sinh của bộ tranh số 1), sau đó trả lời các câu hỏi:
Chúng ta phải làm gì sau khi đi đại tiện? 
Làm thế nào để giữ gìn vệ sinh của nhà vệ sinh ở nhà trường (ở nhà) ?
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu của giáo viên
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm còn lại bổ sung.
* Ở bước này giáo viên có thể thay thế nội dung cho học sinh nêu lại những cách em đã làm khi sử dụng nhà vệ sinh (ở nhà, ở trường hoặc các nơi khác). Những việc làm nên và không nên? Tại sao?
* Ở bước này giáo viên có thể thay thế nội dung cho học sinh nêu lại những cách em đã làm khi sử dụng nhà vệ sinh (ở nhà, ở trường hoặc các nơi khác). Những việc làm nên và không nên? Tại sao?
* Đối với các trường học ở nông thôn có sử dụng nhà tiêu hai ngăn giáo viên có thể cung cấp cho học sinh hiểu thêm về cách ủ phân hợp vệ sinh (tranh H.2e)
2. Hoạt động 2: Nội quy sử dụng nhà vệ sinh
2.1. Mục tiêu:
- Biết được những quy định về việc sử dụng nhà vệ sinh
- Không đi đại tiểu tiện bừa bãi
- Có ý thức tự giác giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ
2.2. Đồ dùng:
- Bảng “Nội quy sử dụng nhà vệ sinh”
2.3. Cách tiến hành:
+ Bước 1: Thảo luận nhóm
- Giáo viên chia lớp thành nhóm nhỏ thảo luận các nội dung sau:
Nội quy khi đi tiểu.
Nội quy khi đi đại tiện.
Những điều nghiêm cấm học sinh để giữ gìn vệ sinh các công trình nhà vệ sinh trong trường. 
+ Bước 2: Báo cáo kết quả thảo luận
- Mỗi nhóm cử 1 đại diện (thư kí nhóm) báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác có thể tham gia bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
+ Bước 3: 
Giáo viê ... à thảo luận:
Bạn trong tranh đang làm gì?
Theo em bạn ấy phải làm việc đó như thế nào? Vì sao?
Ví dụ 1: 
Tranh H.2a: Một bạn nam đang đổ rác: 
Nếu đổ vào thùng rác, đúng nơi quy định thì đó là việc làm tốt;
Nếu đổ rác bừa bãi (ra đường, những nơi công cộng sẽ làm mất vệ sinh, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh hoặc đổ xuống sông, ao, hồ... sẽ làm ô nhiễm nguồn nước tại nơi đó.
Ví dụ 2: 
Tranh H.2b: Một bạn nữ đang đổ ca có chứa chất thải
Tương tự cho học sinh đặt tình huống và giải quyết cách thực hiện đúng vệ sinh của bạn nữ đó.
+ Bước 3:
- Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp nội dung đã thảo luận.
- Giáo viên cho học sinh liên hệ về ý thức bảo vệ nguồn nước của bản thân và những người trong gia đình: nêu rõ những việc làm hàng ngày phù hợp với lứa tuổi các em để góp phần bảo vệ nguồn nước ở trường, ở nhà và nơi mình đang sinh sống cũng như nơi công cộng.
 Tóm tắt và kết luận nội dung chính của bài học.
VỆ SINH NGUỒN NƯỚC H.1a
VỆ SINH NGUỒN NƯỚC H.1b
VỆ SINH NGUỒN NƯỚC H.1c
VỆ SINH NGUỒN NƯỚC H.2a
VỆ SINH NGUỒN NƯỚC H.2b
VỆ SINH NGUỒN NƯỚC H.2c
PHẦN II
GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG 
CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI
CHỐNG KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ 
VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Học sinh nắm được:
	- Những tình huống không có nguy cơ lây nhiễm HIV.
- Thế nào là kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV và những biểu hiện của việc kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV. 
- Biết một số hành vi ứng xử để giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
2. Kỹ năng: Học sinh có khả năng:
- Ứng xử không kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV.
- Tuyên truyền cho mọi người hiểu thêm về người nghiện HIV để có ứng xử không phân biệt đối xử với họ.
3. Thái độ: Học sinh bày tỏ được thái độ:
- Cảm thông với người nhiễm HIV.
- Giúp đỡ người thân hoặc người nhiễm HIV theo khả năng của mình.
II. PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sưu tầm tranh, ảnh tuyên truyền về các con đường lây nhiễm HIV.
- Sưu tầm tranh, ảnh các hành vi, hoạt động không lây nhiễm HIV.
- Bảng tổng hợp: Kì thị và phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV xảy ra ở đâu?
- Một số tình huống liên quan đến ứng xử kỳ thị và phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV.
- Luật Phòng chống AIDS 2006 (chương I, Điều 2, Điểm 4 và 5).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Các tình huống không có nguy cơ lây nhiễm HIV
1.1. Mục tiêu:
- Học sinh biết được những tình huống, hành vi tiếp xúc với người nhiễm HIV mà không bị lây nhiễm HIV.
1.2. Chuẩn bị:
	- Tranh ảnh tuyên truyền về các con đường dẫn đến lây nhiễm HIV. 
	- Tranh ảnh một số tình huống, hành vi tiếp xúc với người nhiễm HIV mà không bị lây nhiễm HIV.
 1.3. Cách tiến hành:
+ Bước 1: 
- Giáo viên giới thiệu tranh về các con đường dẫn đến lây nhiễm HIV.
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: HIV có thể lây truyền qua các con đường nào?
- Giáo viên kết luận: HIV có thể lây truyền qua các con đường: quan hệ tình dục không lành mạnh; Đường máu do sử dụng chung kim tiêm, tiêm chích ma túy; Từ mẹ sang con.
+ Bước 2:
- Giáo viên giới thiệu phiếu bài tập có các hình ảnh về các tình huống, hành vi tiếp xúc với người nhiễm HIV nhưng không bị lây nhiễm HIV. 
- Giao nhiệm vụ cho học sinh: Phân nhóm làm việc quan sát tranh, mô tả hành vi hoặc đưa ra các tình huống ứng với các tranh đó. 
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
+ Bước 3: 
- Từng nhóm cử đại diện lên trình bày. Các nhóm còn lại theo dõi, bổ sung ý kiến.
- Giáo viên/học sinh tóm tắt ý, kết luận: HIV không lây truyền qua: Dùng chung khăn mặt; Hắt hơi, sổ mũi; Đọc sách; Bắt tay; Dùng chung nhà vệ sinh hay các dụng cụ sinh hoạt khác: ly uống nước, bát ăn cơm...; Không lây qua muỗi đốt; dùng chung bể bơi; ăn uống; hôn nhau... Vì vậy chúng ta có thể sinh hoạt chung với người nhiễm HIV mà không lo sợ dễ bị lây nhiễm như một số bệnh khác (ghẻ ngứa, cảm cúm, ho lao...)
2. Hoạt động 2: 
2.1. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được thế nào là kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV.
2.2. Chuẩn bị:
- Luật Phòng chống AIDS 2006 (chương I, Điều 2, Điểm 4 và 5)
- Giáo viên chuẩn bị một số tình huống cụ thể, liên quan đến kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV (có thể sử dụng tranh, ảnh, tình huống, câu chuyện hoặc cho học sinh vẽ trước) với các nội dung theo bảng sau :
Kì thị và phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV xảy ra ở đâu?Liên hệ tình huống thực tế để minh họa.
Địa điểm
Biểu hiện
1. Gia đình
- Xua đuổi, cách ly, dùng riêng đồ, không cho tiếp xúc với người khác nhất là với trẻ em;
- Giấu người bị nhiễm HIV.
2. Hàng ăn, quán nước, chợ
- Từ chối hoặc miễn cưỡng bán hàng cho người bị nhiễm HIV;
- Những khách hàng khác bỏ đi, hàng xóm bàn tán khi người bị nhiễm HIV vào ăn hoặc mua hàng.
3. Nơi vui chơi giải trí
- Tránh tiếp xúc, khinh bỉ, xúc phạm, không cho người bị nhiễm HIV tham gia các hoạt động vui chơi tại đó;
- Bỏ đi nơi khác khi có người bị nhiễm HIV vào chơi.
4. Các cơ sở y tế
- Sợ bệnh nhân bị nhiễm HIV.
- Cách ly, phòng ngừa quá mức, từ chối chăm sóc hoặc tìm cách chuyển tuyến cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV.
5. Trường học
- Con của người bị nhiễm HIV phải ngồi riêng, không được chơi với các bạn trong lớp;
- Các cha mẹ học sinh phàn nàn, phản ứng không cho con mình chơi, học với bạn hoặc có ý kiến với nhà trường không con em của người bị nhiễm HIV vào lớp học;
- Giáo viên từ chối hoặc miễn cưỡng nhận con em của người bị nhiễm HIV vào lớp; 
- Giáo viên lúng túng không biết cách giải thích, thuyết phục học sinh, cha mẹ học sinh đồng ý cho con em mình học chung với con em của người bị nhiễm HIV.
6. Nơi làm việc
- Buộc thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng, không tôn trọng, đồng nghiệp xa lánh người bị nhiễm HIV; 
- Bị chuyển sang làm công việc khác không phù hợp.
2.3. Cách tiến hành:
+ Bước 1: 
- Giáo viên gợi ý các tình huống tình huống, liên quan đến kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV theo các nội dung của bảng trên. 
- Giao nhiệm vụ cho học sinh: thảo luận tìm ví dụ minh họa và cách giải quyết, ứng xử cho các tình huống đó. Có thể chia học sinh thành 6 nhóm thảo luận theo 6 địa điểm và các biểu hiện đã cho.
+ Bước 2:
- Học sinh thảo luận nhóm theo yêu cầu của giáo viên. Tìm cách giải quyết đúng và giải thích tại sao?
+ Bước 3: 
- Học sinh trình bày kết quả thảo luận của nhóm. 
- Các nhóm khác góp ý, tranh luận cùng nhóm trình bày.
- Giáo viên tóm tắt ý chính và kết luận: Tất cả các hành vi ứng xử trên đối với người bị nhiễm HIV là thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử với họ.
- Cho học sinh trả lời câu hỏi: Thế nào là thái độ kì thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV? ( Kì thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV là thái độ khinh thường, thiếu tôn trọng. là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi... đối với người bị nhiễm HIV hoặc thường tiếp xúc và có nghi ngờ bị nhiễm HIV như: Người bị nhiễm HIV; Bạn có bố, mẹ bị nhiễm HIV; Những người trực tiếp chăm sóc người bị nhiễm HIV...)
- Giáo viên đọc cho học sinh nghe một số nội dung về chống phân biệt, đối xử với người bị nhiễm HIV trong Luật phòng chống ma túy:
 Kì thị là thái độ khinh thường, thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó bị nhiễm HIV; hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người bị nhiễm HIV hoặc nghi ngờ bị nhiễm HIV (Luật Phòng chống AIDS 2006, chương I, điều 2, điểm 4).
Phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó bị nhiễm HIV; hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người bị nhiễm HIV hoặc nghi ngờ bị nhiễm HIV (Luật Phòng chống AIDS 2006, chương I, điều 2, điểm 5).
3. Hoạt động 3: Đóng kịch
3.1. Mục tiêu: 
- Học sinh nắm lại kiến thức đã học và có những ứng xử không phân biệt đối xử với bạn, người bị nhiễm HIV. 
3.2. Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị một số tình huống: 
Tình huống 1: Trong lớp hôm nay có bạn A vào học. Mẹ bạn ấy vừa mất do bị nhiễm HIV. Bác sĩ nói bạn ấy cũng bị HIV. Cả lớp sẽ đón bạn A vào lớp mình như thế nào?
Tình huống 2: Ở gần nhà em có một người bị nhiễm HIV. Theo em mọi người xung quanh sẽ đối xử với người ấy như thế nào? Và em hãy cho biết cách đối xử nào là nên và không nên?
(Theo các gợi ý này giáo viên có thể đưa ra các tình huống khác nhau để dạy học sinh)
3.3. Cách tiến hành:
+ Bước 1: 
 - Giáo viên nêu một số tình huống cụ thể. Gợi ý cho học sinh hiểu kịch bản và phân vai để diễn kịch.
+ Bước 2:
- Học sinh bàn bạc, phân vai và diễn kịch.
+ Bước 3: 
- Các bạn còn lại nhận xét phần trình bày của bạn mình, rút ra bài học từ phần diễn của bạn.
+ Bước 4: 
- Giáo viên kết luận và đưa ra những cách giải quyết tình huống đúng theo nội dung bài học để củng cố bài cho học sinh.
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 Phần I. Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học 3
 Sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh (1 tiết) 8
 Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm 22
 và bảo vệ nguồn nước (1 tiết) 
 Phần II. Giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội 32 
 Chống kì thị và phân biệt đối xử 33
 với người nhiễm HIV (1 tiết) 
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÒNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA
Biên soạn
HOÀNG THỊ LÝ
NGUYỄN THỊ THU HÀ
Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu hướng dẫn Giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường (dùng trong trường tiểu học và trường trung học cơ sở) - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội - 2007.
2. Tài liệu Giáo dục và bảo vệ môi trường trong nhà trường (Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên) - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đà Nẵng - 5/2007.
3. Giáo dục bảo vệ môi trường (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên) - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo viên Tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục - 2006.
4. Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe trong trường Tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tổ chức y tế thế giới - Bộ Y tế, Hà Nội 2004
5. Tài liệu hướng dẫn về Giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện cho học sinh tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội 2/2006.
6. Giáo dục kỹ năng sống bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS trong trường học - Vụ Giáo dục thể chất - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội - 1999. 
7. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Viện chiến lược và Chương trình giáo dục, Hà Nội 2006.
š&›

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 5.2.doc