Giáo án dạy buổi 2 Lớp 3

Giáo án dạy buổi 2 Lớp 3

1.Bài cũ: (5/)

MT: Ôn tập kiến thức cũ

 -2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện chàng trai làng Phù Ủng.

 -GV nhận xét, ghi điểm.

2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)

Hoạt động 1: (15/)

MT: Rèn kĩ năng nói: Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua - Lời lẽ rõ ràng rành mạch, thái độ đàng hoàng.

PP:

ĐD: Vở nháp -GV ghi đề bài lên bảng.

GV ghi đề bài lên bảng.

Bài tập 1:

 -HS đọc nội dung của bài: 2 em, cả lớp đọc thầm bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”.

 - HS thảo luận theo tổ.

-Mỗi bạn trong tổ đều đóng vai tổ trưởng và báo cáo với các bạn trong tổ của mình theo các phần.

 +Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục:

1. Học tập

2. Lao động.

-Trước khi đi vào các nội dung cụ thể, cần nói lời mở đầu: “Thưa các bạn.”

 +Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình (không máy móc).

 +Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.

 -Các tổ làm việc và đại diện 3 tổ thi trình bày báo cáo trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn có bản báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin.

 

doc 72 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 2667Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy buổi 2 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện Tiếng Việt: LUYỆN TẬP LÀM VĂN BÀI TUẦN 20 
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ
-2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện chàng trai làng Phù Ủng.
 -GV nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
MT: Rèn kĩ năng nói: Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua - Lời lẽ rõ ràng rành mạch, thái độ đàng hoàng.
PP: 
ĐD: Vở nháp
-GV ghi đề bài lên bảng.
GV ghi đề bài lên bảng.
Bài tập 1: 
 -HS đọc nội dung của bài: 2 em, cả lớp đọc thầm bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”.
 - HS thảo luận theo tổ. 
-Mỗi bạn trong tổ đều đóng vai tổ trưởng và báo cáo với các bạn trong tổ của mình theo các phần.
	+Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục: 
Học tập
 Lao động. 
-Trước khi đi vào các nội dung cụ thể, cần nói lời mở đầu: “Thưa các bạn...”
	+Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình (không máy móc).
	+Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.
 -Các tổ làm việc và đại diện 3 tổ thi trình bày báo cáo trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn có bản báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin.
Hoạt động 2: (16/)
MT: Rèn kĩ năng viết: Biết viết báo cáo rõ ràng gửi cô giáo theo mẫu đã cho.
PP: Thực hành, đàm thoại, quan sát
ĐD: -Mẫu báo cáo.
VBT
Bài tập 2: 
 -HS đọc nội dung của bài và mẫu báo cáo: 2 em. Cả lớp chú ý lắng nghe.
 -GV nhắc HS điền vào mẫu báo cáo nội dung thật ngắn gọn, rõ ràng.
 -Từng HS tưởng tượng mình làm tổ trưởng, viết báo cáo của tổ về các mặt học tập, lao động.
 -HS đọc báo cáo, cả lớp và GV nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em chuẩn bị bài chu đáo.
 -GV giao nhiệm vụ:
	+Về ghi nhớ mẫu và cách viết báo cáo.
	+Chuẩn bị bài sau: 
Hoạt động 3: (5/)
 Củng cố, dặn dò:
-Nêu nội dung của bài? HS trả lời.
-GV nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài học. 
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP BÀI TUẦN 3.
Tiết:	 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (4/)
MT: Ôn kiến thức đã học
PP: Thực hành, Hỏi-Đáp
ĐD: SGK
-Một số HS nối tếp đọc và làm bài tập 1 và 2 vở bài tập
-GV nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
Bài tập 1 & 2
MT: HS nắm vững hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn.
Nhận biết các từ chỉ sự vật so sánh trong những hình ảnh đó. 
PP: Hỏi đáp, ,thảo luận.
ĐD: Bảng phụ viết sẵn BT.
GV ghi tên bài lên bảng. Vài HS đọc lại.
Bài 1: GV phát phiếu giao việc cho các nhóm .
2em đọc lại nội dung bài tập ,cả lớp theo dõi.
-HS thảo luận theo nhóm 4, với nội dung bài tập là:
 +Tìm sự vật được so sánh với nhau trong khổ thơ sau: a) Sân nhà em sáng quá
 Nhờ ánh trăng sáng ngời
 Trăng tròn như cái đĩa
 Lơ lững mà không rơi.
 b) Quê hương là chùm khế ngọt 
 Cho con trèo hái mỗi ngày
 Quê hương là đường đi học
 Con về rợp bướm vàng bay.
 c) Quê hương mỗi người chỉ một
 Như là chỉ một mà thôi 
 Quê hương nếu ai không nhớ
 Sẽ không lớn nỗi thành người.
-Các nhóm thảo luận xong, đại diện nhóm trình bày, mỗi nhóm một khổ.
-Cả lớp - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Ghi lại các từ được so sánh trong khổ thơ trên.-HS tự làm bài vào vở.
-Gọi vài em nêu kết quả. HS-GV chốt kết quả đúng.
Hoạt động 2: (15/)
Bài tập 3
MT: Tiếp tục ôn luyện về dấu chấm.
 PP: Thực hành , hỏi đáp
ĐD: Vở ô li.
Bài 3: GVdán bảng phụ nội dung BT .2em đọc yêu cầu . Điền dấu chấm vào chổ thích hợp và viết hoa những chữ cái đầu câu:
Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới chuyển mình thay lá đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm nó quay tròn trước mặy, đậu lên đầ, lên vai ta rồi mới bay đi nhưng ít ai nắm được chiếc lá đang rơi như vậy.
-HS tự làm bài vào vở
GVchấm 5-7bài ,nhận xét chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động 3: (5/)
 Củng cố, dặn dò:
-Nêu nội dung của bài? HS trả lời.
-GV nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài học. 
Luyện Tiếng Việt: LUYỆN TẬP LÀM VĂN BÀI TUẦN 21 
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ
-2 HS nối tiếp nhau đọc lại bài viết: “ Báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng qua’’.
 -GV nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới:
 Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
MT: Rèn kĩ năng nóicho học sinh: Qua quan sát tranh , học nói đúng về những trí thức được vẽ trong tranh và công việc của họ đang làm .
 PP: Thực hành , quan sát , thuyết trình .
ĐD: Các tranh minh hoạ của bài .
-GV ghi đề bài lên bảng.GV ghi đề bài lên bảng.
Bài tập 1:
Bước1:HS đọc nội dung của bài: 2 em, cả lớp đọc thầm theo bạn.
 -GV yêu cầu học sinh cả lớp quan sát tranh 1 và đặt câu hỏi định hướng cho học sinh nói : 
+Người trí thức được vẽ trong tranh làm nghề gì?
+Ông đang ở đâu,làm gì?
+Nêu rõ trang phục, hành động của ông. Người nằm trên giường là ai? Lớn hay nhỏ ?
 -HS dựa theo các câu hỏi ,gợi ý của GV để nói về bức tranh 1 trước lớp.3-6 em.
 - HS thảo luận theo nhóm 4. Mỗi HS chọn một bức tranh và nói cho các bạn trong nhóm nghe về người trí thức được minh hoạ trong tranh .
 -GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
Bước2:Đại diện 1số nhóm trình bày. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: (16/)
MT: HS nhớ lại nội dung,kể lại đúng ,tự nhiên câu chuyện Nâng niu từng hạt giống.
 PP: Thực hành, đàm thoại, quan sát
ĐD: Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi gợi ý.
VBT
Bài tập 2:
Bước1: Hướng dẫn HS kể chuyện.
GV kể lại một lần câu chuyện Nâng niu từng hạtgiốngvà hướng dẫn lại cách kể .
 -1em kể mẫu lại chuyện .
 -2em trong bàn tập kể lẫn nhau.
Bước2: Đại diện nhóm thi kể lại chuyện.
 Cả lớp - giáo viên nhận xét, bình chọn HS kể tốt.
HS trả lời câu hỏi: Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Đình Của ? HSTL
*GVchốt: SGV 
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt. -GV giao nhiệm vụ:
	+Về nhà xem lại bài học.
	+Chuẩn bị bài sau: Nói ,viết về người lao động trí óc.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC BÀI TRONG NGÀY.
Tiết:	 Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thê
1.Khởi động: (2/)
*Bài mới:
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (18/)
MT: HS tự hoàn thành lấy bài tập của mình.
+ Rèn tính tự giác cho HS PP: Thực hành, động não.
ĐD: vở
-HS chơi trò chơi: “Nối kết quả với phép tính đúng”.
-GV nêu cách chơi, HS tiến hành chơi .
-GV ghi đề bài lên bảng. 2 HS nhắc lại đề bài.
*B1: GV giao nhiệm vụ: 2 em trong bài đổi chéo vở lẫn nhau kiểm tra xem đã hoàn thiện bài tập trong ngày chưa.
-HS kiểm tra và báo cáo kết quả.
-GV quan sát giúp đỡ.
*B2: HS nào chưa xong thì tự hoàn thành bài tập của mình.
- HS làm- GV quan sát giúp đỡ.
GV nhận xét .
Hoạt động 2: (13/)
Bài tập 
MT: Củng cố về cách xem đồng hồ. Luyện giải toán có lời văn. 
 + Bồi dưỡng HS giỏi 
+ Giúp đỡ HS yếu
PP: Thực hành.
ĐD: Bài tập.
Bước 1: GV ghi bảng BT.
Bài 1: Trả lời câu hỏi:
Buổi sáng, em thức dậy vào lúc mấy giờ?
 2.Em đi học vào lúc mấy giờ?
 3.Mấy giờ thì em được nghỉ trưa?
 4.Em đi học về lúc mấy giờ?
 5.Mấy giờ thì em đi ngủ?
Bài 2: Viết theo mẫu:
Lúc 7 giờ, kim giờ chỉ vào số 7, kim phút chỉ vào số 12.
Lúc 5 giờ,.............................................................
Lúc 9 giờ, ............................................................
Lúc 11 giờ 30 phút,..............................................
Bài 3: An tính tổng của hai số: số thứ nhất là 115, số thứ hai là 632. Tổng số sẽ là bao nhiêu?
 -HS làm vở 
 -GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
Bước 2: GV chấm một số em và nhận xét và chữa bài nếu sai.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà chữa lại các bài sai.
	 Luyện Chính tả (N-V): 	CHIẾC ÁO LEN.
Tiết:	 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thê
1.Bài cũ: (5/)
MT: Giúp HS viết đúng
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con, phấn 
-Cả lớp viết bảng con từ: chân thật, chậm trễ,thẳng băng, sẵn sàng. 
 -GV theo dõi các em viết, nhận xét.
2.Bài mới:
 Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (18/)
Hướng dẫn HS nghe viết.
MT: Nghe viết chính xác trình bày đúng, đẹp đoạn 3 của bài Chiếc áo len.
 PP: Hỏi đáp, thuyết trình 
ĐD: SGK , bảng con và vở.
 -GV nêu mục tiêu bài họcvà ghi bảng đề bài.
 - 2-3 em nhắc lại đề bài.
 *GV đọc 1 lần bài viết.
 -Gọi 2 HS đọc lại đoạn 3, cả lớp đọc thầm theo bạn.
 -HS nắm nội dung bài viết: 
 + Khi biết em muốn có chiếc áo len đẹp mà mẹ lại không có tiền mua , Tuấn nói với mẹ điều gì?
 + Tuấn là người như thế nào? 
 -HS nhận xét chính tả : 
 +Đoạn văn gồm có mấy câu?
 + Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
 (Các chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng của người ).
-HS tập viết các từ khó dễ sai và phân tích chính tả một số từ. VD:
	thì thào, trầm xuống, khoẻ, .....
	+ trầm = tr + âm + thanh huyền .
 +xuống = x + uông + thanh sắc.
 *GV đọc, HS viết bài vào vở.
 -HS viết xong, dò lại bài bằng cách đổi vở cho nhau để dò và ghi lỗi ra lề vở.
 *GV chấm 8- 10 em, chữa lỗi.
Hoạt động2: (13/)
 Bài tập:
MT: Rèn tính nhanh nhẹn, viết nhanh của HS. 
-HS có hứng thú trong học tập.
PP: Thực hành, động não
ĐD: Bảng phụ ghi nội dung bài tập.
Bài tập 2: GVgắn nội dung bài tập lên bảng.
 -2 HS đọc nội dung của bài, cả lớp đọc thầm theo bạn.
 -GV phân nhóm, phổ biến cách chơi; luật chơi và thời gian chơi. 
*Nọi dung bài tập là: 
 +Tìm từ có vần ân/âng.
 +Tìm từ có thanh hỏi/thanh ngã. 
 -Các nhóm tiến hành chơi.
 -Sau khi hoàn thành, Cả lớp và GV nhận xét; bình chọn nhóm thắng cuộc. 
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những em viết chữ đẹp, đúng. Về nhà luyện viết lại bài cho thật đẹp.
Luyện Tập đọc: CHIẾC ÁO LEN.
Tiết:	 Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Khởi động:(3/)
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn kiến thức đã học
 - HS hát tập thể bài hát: “Em yêu trường em”. 
 -3HS nối tiếp nhau đọc bài Cô giáo tí hon và trả lời câu hỏi: ở SGK
 -Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn kể. GV ghi điểm 
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
Luyện đọc
MT:HS đọc đúng các từ : lất phất, mặc thử, bối rối, xin lỗi, xấu hổ.
-Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. 
PP: Hỏi đáp ... (20/)
Luyện tập-Thực hành: 
MT: Củng cố về đo khối lượng gam và sự liên hệ giữa gam và kg.
+Biết đọc kết quả khi cân bằng cân đĩa và cân đồng hồ
+Giải bài toán có lời văn và các số đo khối lượng
PP: Thực hành, động não
ĐD: Vở toán 
-GV nêu mục tiêu bài học. Ghi đề bài lên bảng.
Bước 1: HS làm bài 1, 2, 3 VBT
-GV theo dõi giúp đỡ những em còn chậm.
*Lưu ý bài: Khi so sánh các số đo khối lượng ta so sánh như so sánh với các số tự nhiện.
*Gợi ý bài 2: Bài toán cho biết gì? 
 +Bài toán hỏi gì?
 +Muốn biết bác Toàn đã mua hết bao nhiêu gam bánh và kẹo ta làm phép tính gì?
-GV chấm 12 bài và chữa nếu HS làm sai.
Bước 2: Thực hành theo nhóm.
-GV phân lớp theo nhóm 6
-HS thực hành cân các đồ dùng học tập của mình và ghi vào vở BT.
-GV kiểm tra và nhận xét.
Hoạt động 2: 
GV ra thêm bài tập (10/)
MT: Bồi dưỡng HS giỏi
PP: Động não, thực hành
ĐD: Vở, giấy nháp
-Nếu em nào làm xong thì làm thêm các bài tập sau:
Bài 1: Điền dấu > < = thích hợp vào chỗ trống.
 351g + 49g ... 400g 
 240g + 24g ... 251g - 7g
 876g - 34g ... 345g +243g
Bài 2: T ính nhanh
1 +2 +3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 +9
2 + 4 + 6 + 8 + 10 + 12 + 14 + 16 + 18
-GV theo dõi giúp đỡ
-Chữa bài nếu HS làm sai
Hoạt động 3: (3/)
Tổng kết:
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
-Giao nhiệm vụ: về nhà xem lại các bài tập.
-Chuẩn bị bài sau.
Luyện toán:	 LUYỆN TẬP.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ. 
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con, phấn.
-HS đặt tính vào bảng con.
 639 : 3 492 : 4 179 : 6
-Gọi 3 HS lên bảng tính.
-GV ghi điểm.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (20/)
Luyện tập-Thực hành: 
MT: Củng cố các kiến thức đã học.
PP: Thực hành, động não.
ĐD: Vở toán 
-GV nêu mục tiêu bài học. Ghi đề bài lên bảng.
-2HS nhắc lại đề bài.
-HS làm bài 1, 2, 3, 4 VBT.
Bài 1: HS làm 
-GV theo dõi giúp đỡ những em còn chậm.
-Một số em nêu kết quả GV chốt lời giải đúng.
Bài 3: HS cần đọc kĩ đề và xác định:
 +Bài toán cho biết gì?
 +Bài toán hỏi gì?
 +Muốn biết năm đó có bao nhiêu tuần lễ và mấy ngày ta làm phép tính gì?
Bài 3: GV treo bảng phụ có sẵn hai phép tính trong bài.
-GV hướng dẫn HS kiểm tra phép chia bằng cách thực hiện lại từng bước của phép chia.
-HS làm xong, GV thu chấm một số em.
Hoạt động 2: (10/)
GV ra thêm bài tập. 
MT: Bồi dưỡng HS giỏi.
PP: Động não, thực hành
ĐD: Vở, giấy nháp
-Nếu em nào làm xong thì làm thêm các bài tập sau:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
 490 : 7 727 : 9
 243 : 6 948 : 4
 727 : 8 246 : 3
Bài 2: Khối lớp ba có 166 học sinh, xếp thành hàng 9. Hỏi xếp được nhiều nhất bao nhiêu hàng như thế và hàng còn lại có bao nhiêu học sinh? 
Bài 3: 
a)Tìm một số, biết rằng số đó gấp 9 lần, rồi cộng với 135 thì được 738.
b)Tìm một số, biết rằng số đó gấp 7 lần, rồi gấp 3 lần thì được số lớn nhất có ba chữ số khác nhau.
-GV theo dõi giúp đỡ HS.
-HS làm xong - GV chấm bài,chữa bài nếu HS làm sai.
Hoạt động 3: (4/)
Tổng kết:
-GV nhận xét tiết học.
-Giao nhiệm vụ: về nhà xem lại các bài tập.
-Chuẩn bị bài sau.
 Luyện viết: MỘT TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG CAO.
Tiết:	 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thê
1.Khởi động: (2/)
2.Bài cũ: (5/)
MT: Giúp HS viết đúng.
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con, phấn
-HS hát tập thể bài hát “Em yêu trường em”.
-GV đọc, cả lớp viết bảng con từ: Cây sậy, chày giã gạo, dạy học, ngủ dậy.
-GV theo dõi các em viết, nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới:
 Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (18/)
Hướng dẫn HS nghe viết
MT: Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn 2 của bài Một trường tiểu học ở vùng cao. 
PP: Hỏi đáp, thực hành, rèn luyện theo mẫu. 
ĐD: Bảng con, vở.
-GV nêu mục tiêu bài học và ghi đề bài lên bảng. 
-2 HS nhắc lại đề bài.
*B1: GV đọc diễn cảm đoạn 2 một lần, cả lớp chú theo dõi.
-2 HS đọc lại, lớp đọc thầm.
-HS nắm nội dung bài viết:
 +Khi nghe Sùng Tờ Dìn giới thiệu về trường, về nếp sinh hoạt của HS trong trường, người khách đã hỏi em điều gì? 
-HS nhận xét chính tả:
 + Đoạn viết có mấy câu?
 +Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa? vì sao?
-HS tập viết các từ khó dễ lẫn và phân tích chính tả một số từ. 
VD:	Dìn, buổi chiều, cải thiện.
 +buổi = b + uôi + dấu hỏi. 
 +chiều = ch+ iêu + dấu huyền. 
*B2: GV đọc, HS viết bài vào vở.
-HS viết xong, dò lại bài bằng cách đổi vở cho nhau để dò và ghi lỗi ra lề vở.
*GV chấm: 1/3 lớp, chữa bài.
Hoạt động 2: (13/)
Bài tập:
MT: Rèn tính nhanh nhẹn, viết nhanh.
PP: Trò chơi
ĐD: Bảng lớp. 
-GV chia lớp thành 3 nhóm. phổ biến cách chơi, luật chơi. 
*Tìm nhanh từ ngữ sau:
 + Nhóm 1:Có tiếng mang vần ươn.
 +Nhóm 2:Có tiếng mang vần ương.
 +Nhóm 3:Chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng gi.
-HS nối tiếp nhau tham gia chơi trò chơi.
-GV đánh giá và nhận xét.
-Chốt lại lời giải đúng.
-2 HS đọc lại các từ ngữ đúng ở bảng.
-Cả lớp làm bài tập vào vở theo lời giải đúng.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh hăng săy phát biểu xây dựng bài.
-Về nhà viết lại những chữ còn sai lỗi chính tả.
-Chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP BÀI TUẦN 14
Tiết:	 Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thê
1.Khởi động:(2/)
1.Bài cũ: (5/)
MT: Giúp HS viết đúng
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con, phấn
-HS chơi trò chơi “Đúng hay sai”.
-GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, sau đó HS tiến hành chơi.
-2 em đọc yêu cầu và làm miệng bài tập 1 và bài 3.
-GV nhận xét chữa bài.
2.Bài mới:
 Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (16/)
MT: Củng cố về từ chỉ đặc điểm của sự vật.
PP: Hỏi đáp, thực hành 
ĐD: Bảng, vở.
-GV ghi đề bài lên bảng. 
-2 HS nhắc lại đề bài.
*B1: GV gắn bảng phụ bài tập 1 & 2
Bài 1: Tìm các từ chỉ đặc điểm sự vật mà em biết?
Bài 2: Gạch dưới các từ chỉ màu sắc hoặc chỉ đặc điểm của hai sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu sau:
a)Giữa thành phố có hồ Xuân Hương mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu.
b)Cánh đồng trông đẹp như một tấm thảm.
Đường mềm như dải lụa
 Uốn mình dưới cây xanh.
-HS quan sát giúp đỡ.
-Một số em nêu kết quả , lớp nhận xét bổ sung.
-GV chốt lời giải đúng.
*GV chấm: 1/3 lớp, chữa bài.
Hoạt động 2: (15/)
Bài tập:
MT: Tiếp tục ôn mẫu câu Ai (cái gì, con gì) thế nào?
PP: Thực hành, phiếu học tập
ĐD: Bảng, vở
-GV gắn nôi dung bài tập 3 & 4 lên bảng.
Bài 3: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “thế nào?” 
 +Những khóm hoa hồng nở hoa rất đẹp.
 +Cảnh vật xung quanh tôi thật im lặng.
 +Dì Út tặng tôi chiếc cặp sách màu đen rất đẹp.
Bài 4: Điền vào chỗ trống để câu văn hoàn chỉnh.
 +Ngôi nhà của em...
 + ...mua cho em đôi giày bitis đẹp lắm.
 +Lát sau, thuyền...
-HS thảo luận nhóm để làm bài tập
-Đại diện nhóm trình bày kết quả.
-Cả lớp GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt. 
-Về chữa lại những bài sai vào vở nháp.
-Chuẩn bị bài sau.
Luyện toán:	 LUYỆN TẬP.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ 
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con, phấn
-HS đặt tính vào bảng con.
 85 : 7 57 : 3 86 : 6
-Gọi 3 HS lên bảng tính.
-GV ghi điểm.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (20/)
Luyện tập-Thực hành: 
MT: Củng cố các kiến thức đã học
PP: Thực hành, động não
ĐD: Vở toán 
-GV nêu mục tiêu bài học. Ghi đề bài lên bảng.
-2HS nhắc lại đề bài.
-HS làm bài 1, 2, 3, 4 VBT.
Bài 1: HS làm 
-GV theo dõi giúp đỡ những em còn chậm.
-Một số em nêu kết quả GV chốt lời giải đúng.
Bài 3: HS cần đọc kĩ đề và xác định:
 +Bài toán cho biết gì?
 +Bài toán hỏi gì?
Bài 4: Lưu ý
-Bài tập đã cho có dạng gì? Muốn giảm một số đi một số lần ta làm thế nào?
-HS nêu, một số em nhắc lại.
-HS làm xong, GV thu chấm một số em.
Hoạt động 2: (10/)
GV ra thêm bài tập. 
MT: Bồi dưỡng HS giỏi
PP: Động não, thực hành
ĐD: Vở, giấy nháp
-Nếu em nào làm xong thì làm thêm các bài tập sau:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
 234 :2 123 :4
 562 : 8 783 : 9
 356 : 2 277 : 9
Bài 2: Quyển truyện dày 268 trang. Toàn đã đọc được quyển truyện. Hỏi còn bao nhiêu trang Toàn chưa đọc?
Bài 3: Tìm một số biết rằng nếu lấy 63 chia cho số đó thì bằng 18 chia cho 2.
-Gợi ý bài 3: Muốn biết được số cần tìm là bao nhiêu, các em phải biết 63 chia cho số cần tìm là bao nhiêu? 
( 18 : 2 = 9)
-Sau đó tìm kết qủa số cần tìm ( 63 : 9 = 7 )
-GV theo dõi giúp đỡ HS.
-HS làm xong - GV chấm bài,chữa bài nếu HS làm sai.
Hoạt động 3: (4/)
Tổng kết:
-GV nhận xét tiết học.
-Giao nhiệm vụ: về nhà chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP BÀI TUẦN 15
Tiết:	 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (4/)
MT: Ôn kiến thức đã học
PP: Thực hành, Hỏi-Đáp
ĐD: SGK
-2 HS đọc và làm bài tập 2 và 3.
-GV bổ sung, ghi điểm. 
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
Luyện đọc
MT:+Tiếp tục mở rộng vốn từ về dân tộc, biết thêm một số dân tộc thiểu số ở nước ta.
PP: Hỏi đáp, thực hành
ĐD: Bảng phụ viết sẵn các BT.
GV ghi tên bài lên bảng.
 2HS nhắc lại.
Bài 1: Nối tên dân tộc và miền có người của dân tộc đó sinh sống.
Tày
Nùng miền Bắc
Ê-đê
Khơ-me miền Trung
Ba-na
Dao miền Nam
Tà-ôi
-HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài vào vở.
-GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Khoanh tròn chữ cải trước các từ ngữ chỉ sự vật có ở vùng các dân tộc ít người sinh sống.
a. nhà sàn 
b. suối
c.ruộng bậc thang 
d.Tàu lửa
e. Nương rẫy
g. Ô tô 
-HS làm, GV quan sát giúp đỡ.
-HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình, GV nhận xét và ghi điểm.
-Một số em đọc kết quả theo lời giải đúng.
Hoạt động 2: (15/)
Luyện tập - Thực hành
MT: Củng cố về phép so sánh, đặt câu có hình ảnh so sánh.
PP: Thảo luận, hỏi đáp
ĐD: SGK
Bài 3: Tìm từ chỉ đặc điểm để điền vào mỗi chỗ trống cho phù hợp.
a.Các cô gái đi dự lễ hội trông...tựa tiên sa.
b.Nước biển ...như màu mảnh chai.
Bài 4: Đặt 2 câu có hình ảnh so sánh với nhau.
HS thảo luận nhóm 2 để làm bài tập.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 3: (5/)
 Củng cố, dặn dò:
-Nêu nội dung của bài? HS trả lời.
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà xem lại các bài tập. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an buoi 2 lop3.doc