Giáo án dạy học các môn học Khối 3 - Tuần 14

Giáo án dạy học các môn học Khối 3 - Tuần 14

Tập đọc

 CHÚ ĐẤT NUNG

I: Mục tiêu :

Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rải,bước đầu biết đọc nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả ,gợi cảm;phân biệt lời người kể với lời của các nhân vật 9 chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).

-Hiểu Nd: Chú bé Đất can đảm ,muốn trở thành người khoẻ mạnh ,làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ .(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II: Đồ dùng dạy học

Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong sgk

III:Hoạt động dạy học

A. Bài cũ :

HS đọc nối tiếp nhau đọc bài : Văn hay chữ tốt

 

doc 24 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học các môn học Khối 3 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
 Thứ hai ngày 3 0 tháng 11 năm 2009
Chào cờ đầu tuần
--------------------------------------------------
Hát nhạc
Có GV chuyên trách dạy
--------------------------------------------
Tập đọc
 Chú đất nung
I: Mục tiêu :
Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rải,bước đầu biết đọc nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả ,gợi cảm;phân biệt lời người kể với lời của các nhân vật 9 chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
-Hiểu Nd: Chú bé Đất can đảm ,muốn trở thành người khoẻ mạnh ,làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ .(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
Ii: Đồ dùng dạy học 
Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong sgk 
Iii:Hoạt động dạy học 
Bài cũ :
HS đọc nối tiếp nhau đọc bài : Văn hay chữ tốt 
Bài mới .
 1.Giới thiệu bài :Chú đất nung 
 2.HĐ1: Luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a)Luyện đọc 
 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài Chú đất nung 
	Đoạn 1: Bốn dòng đầu 
	Đoạn 2:Sáu dòng tiếp theo 
	Đoạn 3:Phần còn lại 
GV kết hợp với đọc hiểu các từ ngữ chú giải. 
 	-HS luyện đọc theo cặp . Hai HS đọc cả bài 
-GV đọc diễn cảm 
 b.) Tìm hiểu bài 
Học sinh đọc thầm đoạn 1 :
- Cu Chắt có những đồ chơi nào ? Chúng khác nhau nh thế nào ?(đồ chơi là 1 chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, 1 nàng công chúa ngồi trong mái lầu son, 1 chú bé bằng đất.)
Học sinh đọc thầm đoạn 2 :
- Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ?
- Vì sao chú bé quyết định trở thành Đất Nung ?(Vì chú sợ ông Hòn Rấm chê là nhát hoặc chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích)
- Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì ?( Lửa thử vàng ,gian nan thử sức)
 HĐ2:Đọc diễn cảm: 4 HS đọc phân vai
GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn ‘’ Ông Hòn Rấm  Đất Nung’’ 
 3. Củng cố –Dặn dò : Rút ra nội dung : Chú bé Đất can đảm ,muốn trở thành người khoẻ mạnh ,làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ 
*GV nhận xét dặn dò 
 _______________________
Toán
chia một tổng cho một số 
I: Mục tiêu : - Biết chia 1 tổng cho 1 số .
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia 1 tổng cho 1 số trong thực hành tính .
Iii:Hoạt động dạy học 
 1:Kiểm tra bài cũ:
Cho một HS lên chữa bt số 4.GV kiểm tra vở của các HS khác.
 2:Dạy bài mới:
HĐ1: -HS Nhận biết tính chất một tổng chia cho một số
GV viết hai biểu thức lên bảng :
(35 + 21 ) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 
GV gọi hai hs lên bảng làm :
(35 + 21 ) : 7 =56 : 7 = 8
 và 35 : 7 + 21 : 7 =5 + 3 = 8 
Cho HS so sánh hai kết quả của hai biểu thức trên và rút ra kết luận
(35 + 21 ) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7 
 * HS rút ra kết luận :Khi chia một tổng cho một số,nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia rồi cộng các kết quả tìm được với nhau .
HĐ2:Thực hành 
Bước 1: HS đọc yêu cầu của bài.
Bước 2: GV hướng dẫn một số bài.
Bài 1:a) Cách 1: (15 + 35 ) : 5 	Cách 2:( 15 + 35 ) : 5
 =50 : 5	=15 : 5 + 35 : 5	
 = 10 	= 3 + 7 = 10
Bước 3: Chấm, chữa bài.
Bài 3: Bài giải
Số nhóm hs của lớp 4A có là
: 4 = 8 (nhóm )
Số nhóm hs của lớp 4B có là
28 : 4 = 7 (nhóm )
Số nhóm hs của lớp 4A và lớp 4B có là
8 + 7 = 15 (nhóm)
Đáp số : 15 nhóm
*GV chấm bài ,nhận xét ,dặn dò 
 _______________________
Buổi chiều
Khoa học
một số cách làm sạch nước
I: Mục tiêu : - Nêu được 1 số cách làm sạch nước :lọc ,khử trùng ,đun sôi,
- Biết đun sôi nước trước khi uống .
- Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
Ii: Đồ dùng dạy học 
 -Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong sgk. Phiếu học tập 
Iii:Hoạt động dạy học 
HĐ1: Tìm hiểu một số cách làm nước sạch 
-GV nêu câu hỏi cho cả lớp : Kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình và địa phương bạn đã sử dụng ? 
HS trả .Thông thường có ba cách làm nước sạch 
a) Lọc nước 
-Bàng giấy lọc ,bông ,..... lót ở phễu 
-Bằng sỏi ,cát ,than ,củi ,... đối với bể lọc 
*Tác dụng : Tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước 
b) Khử trùng nước :
Để diệt vi khuẩn người ta có thể pha vào nước những chất khở trùng như nước Gia –ven .Tuy nhiên , chất này thường làm nước có mùi hắc .
c) Đun sôi :
Đun nước cho tới khi sôi đẻ thêm chừng mười phần lớn vi khẩn chết hết .Nước bốt hơi mạnh ,mùi thuốc khử trùng cũng hết 
GV hỏi : Kể tên cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách .
HĐ2: Thực hành lọc nước 
Bước 1:
GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm làm thực hành và thảo luận theo các bước trong sgk trang 56 
Bước 2 : HS thực hành theo nhóm 
Bước 3:Đại diện các nhóm trình bày 
Kết luận :
Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản 
-Than củi có tác dụng lọc ,hấp thụ các chất lạ và màu trong nước 
-Cát ,sỏi có tác dụng lọc những chất không hoà tan 
Kết quả : Nước đục trở thành nước trong..............
HĐ3: Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch
Bước1:
-Làm việc theo nhóm 
-HS đọc các thông tin trong sgk trang 57 vầ trả lời câu hỏi vào phiếu học tập 
- GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm làm thực hành và thảo luận theo các bước trong sgk trang 57
Bước 2 : HS thực hành theo nhóm 
Bước 3:Đại diện các nhóm trình bày 
GV chữa 
Các gia đoạn của dây chuyền sản xuất nước sạch 
6.Trạm bơm đợt 2
5. Bể chứa
1. Trạm bơm đợt 2
2.Dàn khở sắt ,bể lắng 
3. Bể lọc 
4.Sát trùng 
Thông tin 
 Phân phối nước sạch cho người dùng 
 Nước đã được khử sắt ,sát trùng và loại trừ các chất bẩn khác 
 Lấy nước từ ngồn 
 Loại chất sắt và những chất không hoà tan trong nước
 Tiếp tục loại các chất không hoà tan trong nước 
 Khử trùng 
GV kết luận quy trình sản xuất nước sạch của nhà mày nước 
HĐ4: Thảo luận về sự cần thiết phải đun sôi nước uống 
GV nêu các câu hỏi cho hs thảo luận 
Nước đã được làm sạch bằng cách cách trên đã uống được chưa ?Tại sao ?
Muốn có nước uống được chúng ta cầ phải làm gì ?Tại sao ?
HS trả lời gv nhận xét và kết luận 
 --------------------------------------------------------
Luyện đọc
Chú đất nung
I: Mục tiêu :
Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rải,bước đầu biết đọc nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả ,gợi cảm;phân biệt lời người kể với lời của các nhân vật 9 chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
-Hiểu Nd: Chú bé Đất can đảm ,muốn trở thành người khoẻ mạnh ,làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ .(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
Ii: Đồ dùng dạy học 
Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong sgk 
Iii:Hoạt động dạy học 
Bài mới .
 1.Giới thiệu bài :Chú đất nung 
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
- Gọi HS đọc nối tiếp.
2:Đọc diễn cảm: 4 HS đọc phân vai
GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn ‘’ Ông Hòn Rấm  Đất Nung’’ 
 3. Củng cố –Dặn dò : Nhắc lại nội dung : Chú bé Đất can đảm ,muốn trở thành người khoẻ mạnh ,làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ 
*GV nhận xét dặn dò 
 -----------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em
I. Mục tiêu: Thông qua bài học HS biết được trẻ em có 4 nhóm quyền và các bổn phận (3 bổn phận chính).
II. Hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài .
2.GV giúp HS biết được: Trẻ em có 4 nhóm quyền ( GV giảng lấy vd minh hoạ )
+ Quyền được sống 
+ Quyền được bảo vệ 
+ Quyền được phát triển 
+ Quyền được tham gia.
3. Trẻ em có bổn phận :
+ Yêu quý ,kính trọng hiếu thảo với ông bà cha mẹ .
+ Chăm chỉ học tập ,rèn luyện thân thể , tuân theo nội quy nhà trường .
+ Tôn trọng pháp luật thực hiện nếp sống văn minh trật tự nơi công cộng 
4.Dặn dò : Nhắc lại nội dung bài 
 Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2009
 Thể dục
ôn bài thể dục phát triển chung .trò chơi : đua ngựa 
I:Mục tiêu 
	Ôn bài thể dục phát triển chung . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác chính xác.
	Trò chơi: Đua ngựa . Biết cách chơi và tham gia chơi được.
 	 ii. Nội dung và phương pháp lên lớp
Phần mở đầu
	-GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ trang phục luyện tập.
Đứng tại chổ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
 2. Phần cơ bản
 a:Ôn bài thể dục phát triển chung
Mỗi động tác 3-4 lần 
Ôn tập theo lớp dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng 
Ôn tập theo tổ dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng 
Ôn tập theo nhóm dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng 
b. Trò chơi vận động: “Đua ngựa ”. 
	Gv nêu luật chơi và cách chơi .Cho hs chơi thử một lần .Yêu cầu tham gia chơi một cách tự giác
	GV cho hs chơi chính thức 
 3. Phần kết thúc
 - Đứng tại chổ vỗ tay hát 1 bài
- GV cùng HS hệ thống lại bài học
_________________________________
 Toán 
chia cho số có một chữ số 
I: Mục tiêu : - Thực hiện được phép chia 1 số có nhiều chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết ,chia có dư)
Ii:Hoạt động dạy học 
1:Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở bt ở nhà của HS. 
2: Dạy bài mới:
HĐ1:Tìm hiểu các ví dụ.
A, Trường hợp chia hết 
128472 :6 =?
HS đặt tính rồi tính từ phải sang trái 
128472 6
 08 21412
 04
 07
 12
 0
Vậy 128472 : 6 = 21412 (Đây là bài toán chia hết)
B, Trường hợp chia có dư
 230859 : 5 = ?
 HS đặt tính rồi tính từ phải sang trái 
 230859 5
46171
 08
 35
 09
 4
 Vậy 230859 : 5 = 46171 (dư 4 ) (Đây là bài toán chia có dư )
*Trong phép chia có dư thì số dư bao giờ cũng bé thua số chia 
HĐ2; Thực hành 
Bài 1 : Hs đọc bài rồi làm vào vở sau đó chấm chữa 
a)278157 :3 = 92719 b)158735 : 3 = 52911 (dư 2) 
304968 : 4 = 76242 457908 : 5 = 95181 ( dư 3 ) 
408090 : 5 = 81618 301849 : 7 = 43121 (dư 2)
Bài 2: Hs đọc bài rồi làm vào vở sau đó chấm chữa
Bài giải
Số lít xăng ở mỗi bể là
128610 : 6 = 21435 (lít)
Đáp số : 21435 lít
Bài 3: Hs đọc bài rồi làm vào vở sau đó chấm chữa
Bài giải
Thực hiện phép chia ta có
187250 :8 = 23406 (dư 2)
Vậy có thể xếp được vào nhiều nhất 23406 hộp và còn thừa 2 áo
 Đáp số : 23406 hộp và còn thừa 2 áo
*Củng cố – Dặn dò : Chốt lại kiến thức
 ________________________
 Luyện từ và câu 
luyện tập về câu hỏi 
I: Mục tiêu : - Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu(BT1);nhận biết được 1 số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn ấy(BT2,BT3,BT4);bước đầu nhận biết được 1 dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi (BT5).
Ii:Hoạt động dạy học 
A: Bài cũ : 
GV kiểm tra nối tiếp ba hs trả lời ba câu hỏi sau 
-Câu hỏi dùng để làm gì ? Cho ví dụ ?
-Em nhận biết câu hỏi nhờ dấu hiệu nào ? Cho ví dụ ?
-Cho một ví dụ về một câu hỏi em dùng để tự hỏi mình. 
B:Bài mới 
1 Giới thiệu bài :Luyện tập về câu hỏi
2.HĐ1: Luyện tập 
Bài 1:HS đọc yêu cầu bài , tự đặt câu hỏi cho các bộ p ... –GV và các bạn khác nhận xét bổ sung 
*Củng cố ,dặn dò : Hệ thống kiến thức.
 _______________________
Buổi chiều
Thể dục
ôn bài thể dục phát triển chung .trò chơi : đua ngựa
I:Mục tiêu 
Thực hiện cơ bản đúng động tác của bài thể dục PTC.
	Trò chơi: Đua ngựa . 
-Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.	 
ii. Nội dung và phương pháp lên lớp
1.Phần mở đầu
	-GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội hình đội ngũ, trang phục luyện tập.
Đứng tại chổ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
 2. Phần cơ bản
 a:Ôn bài thể dục phát triển chung
Mỗi động tác 3-4 lần 
Ôn tập theo lớp dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng 
Ôn tập theo tổ dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng 
Ôn tập theo nhóm dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng 
b. Trò chơi vận động: “Đua ngựa ”. 
	Gv nêu luật chơi và cách chơi .Cho hs chơi thử một lần .Yêu cầu tham gia chơi một cách tự giác
	GV cho hs chơi chính thức 
 3. Phần kết thúc
 - Đứng tại chổ vỗ tay hát 1 bài
- GV cùng HS hệ thống lại bài học
 ------------------------------------------------------
 Luyện Toán
chia một số cho một tích 
I:Mục tiêu 
	Giúp HS nhận biết cách chia một số cho một tích 
ii. Hoạt động dạy học 
Bài 1: Tính bằng 2 cách
- GV hướng dẫn cách làm. Gọi 2 HS lên bảng làm bài a, b
a) Cách 1:
50 : (5 x 2) = 50 : 10 28 : (2 x 7) = 28 : 14
 = 5 = 2 
Cách 2:
50 : (5 x 2) = 50: 5 : 2 28 : (2 x 7) = 28 : 2 :7
 = 10 : 2 = 14 : 7 
 = 5 = 2
Bài 2: Tính (theo mẫu):
- GV hướng dẫn mẫu:
60 : 30 = 60 : (10 x 3)
 = 60 : 10 : 3
 = 6 : 3 = 2
- HS làm các bài còn lại: a) 90:30= b) 180:60= 
Bài 3: Gọi HS đọc bài giải Gv hướng dẫn giảI bằng 2 cách
Đáp số đúng: 300 đồng
- GV thu vở chấm
Củng cố –Dặn dò : chốt lại kiến thức
--------------------------------------------------
Luyện viết
Nghe viết : Chú Đất Nung
I: Mục tiêu :
	-Nghe viết đúng chính tả ,trình bày đúng đoạn văn Chú Đất Nung.
-Luyện cho Hs viết đúng ,viết đẹp Tốc độ viết nhanh.
II.Hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nghe viết: 
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn
- Hướng dẫn HS viết từ khó: Cu Chắt,đoảng, Hòn Rấm
- GV đọc cho HS viết vào vở.
- Hs khảo lỗi .	
- GVthu chấm, nhận xét .
3 Củng cố –Dặn dò : Chốt lại kiến thức
 --------------------------------------------------
 Thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2009
 Tập làm văn
cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật 
I:Mục tiêu 
Học xong bài này hs biết :
Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật ,các kiểu mở bài ,kết bài ,trình tự miêu tả trong phần thân bài (ND ghi nhớ)
Bước đầu vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài ,kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường (mục 3) 
II.Hoạt động dạy học
A: Bài cũ :
Một học sinhcho biết thế nào là văn miêu tả ? 
B: Bài mới :
1: Giới thiệu bài : cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật 
2:HĐ1 : Phần nhận xét 
Bài 1 :
HS nối tiếp nhau đọc bài văn : Cái cối tân - để trả lời câu hỏi 
Bài văn miêu tả cái gì ? ( Cái cối xay bằng tre )
Phần thân bài : 
 Giới thiệu cái cối (đồ vật được miêu tả ) 
Phần kết bài : 
Nêu kết thúc của bài ( tình cảm thân thiết của đồ vật trong nhà với các bạn nhỏ )
Các phần mở bài ,kết bài đó giống các kiểu mở bài trực tiếp ,kết bài mở rộng trong văn kể chuyện 
d) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự bộ phận lớn ,đến bộ phận nhỏ ,từ ngoài vào trong ,từ phần chính đến phần phụ 
Bài tập 2 : Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài 
-Khi tả đồ vật tá cần tả bao quát toàn bộ đồ vật ,sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm riêng nổi bật ,kết hợp tình cảm với đồ vật 
HĐ2: Phần ghi nhớ 
HS đọc phần ghi nhớ sgk 
HĐ3: Phần luyện tập thực hành 
HS đọc thầm bài văn và làm vào vở 
Anh chàng trống này tròn như cái chum ,lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở góc phòng bảo vệ .
Mình trống ,ngang lưng trống ,hai đầu trống 
Hình dáng: Tròn như cái chum ,mình được ghép bởi những tấm ván đều chằn chằn,nở ở giữa ,khum nhỏ lại ở hai đầu ,ngang lưng quấn ...............
Âm thanh : Tiếng trống ồm ồm dục giã “ Tùng ! Tùng !Tùng !.........”giục tre rải bước tới trường 
Mở bài gián tiếp: Kỉ niệm của ngày đầu đi học là kỉ niệm mà mỗi người không bao giờ quên . Kỉ niện của những ngày đầu đi học luôn gắn với những đồ vật và con người . Nhớ những ngày đầu đi học tôi luôn nhớ tới chiếc trống trường và những âm thanh thôi thúc .............
Kết bài mở rộng : Tạm biệt anh trống đám trò nhỏ chúng tôi ríu rít ra về .
 _________________________
Tóan
chia một tích cho một số
I:Mục tiêu 
	Thực hiện được phép chia một tích cho một số 
ii. Hoạt động dạy học 
1:Kiểm tra bài cũ:
Gv kiểm tra bài ở nhà của HS.
2:Dạy bài mới:
 HĐ1: Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức 
(9 x 15 ) : 3 ; 9 x ( 15 : 3 ) ; ( 9 : 3 ) x 15
Ba hs lên bảng tính các bạn khác làm vào nháp 
 (9 x 15 ) : 3 9 x (15 : 3 ) ( 9 : 3 ) x 15 
=135 : 3 = 9 x 5 =3 x 15 
 =45 = 45 = 45 
Giá trị của ba biểu thức đó đều bằng 45 
Vậy ba biểu thức đó bằng nhau 
(9 x 15 ) : 3 = 9 x ( 15 : 3 ) = ( 9 : 3 ) x 15
HĐ2: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức sau :
( 7 x 15): 3 và 7 x ( 15 : 3 )
Hai hs lên bảng tính các bạn khác làm vào nháp 
( 7 x 15): 3 = 105 : 3 = 35 
7 x ( 15 : 3 ) = 7 x 5 = 35 
Giá trị của hai biểu thức đó đều bằng 35 
Vậy hai biểu thức đó bằng nhau 
( 7 x 15): 3 = 7 x ( 15 : 3 )
Vì sao ta không tính ( 7 : 3 ) x 15 vì 7 không chia hết cho 3 
*Từ hai ví dụ trên rút ra kết luận như sgk 
HĐ3: Thực hành : 
Bước1: Cho HS nêu yêu cầu của bài.
Bước 2: GV hướng dẫn
Bước 3:HS làm bài.
Bài 2:HS làm bài sau đó chữa bài
( 25 x 36 ) : 9 = 25 x ( 36 : 9 ) = 25 x 4 = 100
Bài 3 : HS làm bài sau đó chữa bài 
Bài giải:
Cưả hàng có số mét vải là
x 5 = 150 (m)
Cưả hàng đã bán số mét vải là
150 : 5 = 30 (m )
 Đáp số : 30 m
 3.Cũng cố, dặn dò.
GV nhắc HS về làm bài ở v bt toán.
 __________________________
 Khoa học 
Bảo vệ nguồn nước 
I: Mục tiêu :
Sau bài học hs biết :
-Nêu một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước 
-Cam kết thực hiện bảo vệ nguồn nước 
-Vẽ tranh cổ động t uyên truyền bảo vệ nguồn nước 
II :Hoạt động dạy học 
HĐ1: Tìm hiểu một số biện pháp để bảo vệ nguồn nước 
Bứơc 1: Làm việc theo cặp 
HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi 
Chỉ vào từng hình vẽ ,nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước
Bước2 : 
-Đại diện từng cặp đứng tại chỗ nêu kết quả thảo luận 
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung thêm 
GV nhận xét và rút ra kết luận đúng cho hình vẽ 
Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước :Hình 1 ,hình 2 
Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước: Hì3 ,hình 4 ,Hình 5 ,hình 6 
HS liên hệ bản thân và gia đình 
Kết luận : như sgk 
G V cho một số hs nhắc lại
HĐ2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước 
Bước 1 : Chia nhóm vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước 
Bước 2: Các nhóm vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước 
Bước 3: Trình bày và đánh giá sản phẩm của các nhóm 
-Các nhóm nhận xét và đánh giá lẫn nhau 
*GV nhận xét dặn dò 
 __________________________
 Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt lớp 
I.Mục tiêu
	- Rèn cho học sinh có thói quen tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần :
	- Lớp trưởng điều hành lớp sinh hoạt: Tự nhận xét tồn tại, của bản thân từng cá nhân, từng tổ và cả lớp.
 II.Hoạt động lên lớp
1:Lớp sinh hoạt:
	 Lớp trưởng nhận xét chung tình hình của từng tổ, từng cá nhân(Có sổ theo giỏi riêng).
	Từng cá nhân tự nhận xét.
 2: GV nhận xét chung 
3. Kế hoạch tuần sau: Thực hiện theo kế hoạch nhà trường.
 ----------------------------------------------------
Buổi chiều 
Cô Loan dạy
Kĩ thuật
Thêu móc xích ( tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
- Thêu được các mũi thêu móc xích.
- HS hứng thú học thêu.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Tranh quy trình thêu móc xích.
- Mẫu thêu móc xích bằng len trên bìa.
- Kim khâu len,chỉ thêu, thước, kéo, phấn vạch, vải.
III. Hoạt động- dạy- học: Tiết 2
*Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học.
HĐ1: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
Cho HS nhắc lại các bước.
HĐ2:HS thực hành.
Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, tinh thần học tập 
đạo đức
biết ơn thầy ,cô giáo
I:mục tiêu 
Giúp HS có khả năng 
1 : Hiểu 
	-Công lao của các thầy giáo ,cô giáo đối với hs 
	-HS phải kính trọng ,biết ơn ,thầy cô giáo 
2 Biết bày tỏ sự kính trọng ,biết ơn thầy cô giáo 
ii. hoạt động dạy học 
HĐ1: Xử lí tình huống (trang 20;21;sgk)
-GV nêu tình huống – HS dự đoán cách ứng xử có thể xẩy ra 
	- HS chọn cách ứng xử và trình bày lí do cách lựa chọn 
	-Thảo luận lớp về cách ứng xử 
GV kết luận : các thầy giáo ,cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay ,điều tốt . Do đó các em phải biết kính trọng các thầy giáo ,cô giáo
HĐ2 : Thảo luận theo nhóm 3 (bài tập 1 ) 	
-GV yêu cầu từng nhóm hs làm bài ,từng nhóm hs thảo luận
HS lên chữa bài các nhóm khác nhận xét bổ sung 
GV nhận xét và đưa ra phương án đúng 
Các tranh 1;2;4 thể hiện thái độ kính trọng và biết ơn các thầy giáo ,cô giáo
HĐ3: Thảo luận nhóm 3: (Bài tập 2 sgk ) 
	-G V chia HS thành 7 nhóm ,mỗi nhóm nhận một băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2 
Từng nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào tờ giấy 
Từng nhóm lên gián băng giấy đã nhận theo hai cột 
Biết ơn hay không biết ơn 
Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung 
GV kết luận : 
Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đới với các thầy giáo ,cô giáo.
Các việc làm : a ;b;c;d;đ;e;g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn các thầy giáo ,cô giáo
GV mời một –hai hs đọc lại mục ghi nhớ sgk 
HĐ nối tiếp :
 -Viết ,vẽ ,dựng về chủ đề bài học (Bài tập 4 sgk )
-Sưu tầm các bài hát ,bài thơ ,ca dao ,tục ngữ .......ca ngợi công lao các thầy giáo ,cô giáo .
Hoạt động tập thể
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em
I. Mục tiêu: Thông qua bài học HS biết được trẻ em có 4 nhóm quyền và các bổn phận (3 bổn phận chính).
II. Hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài .
2.GV giúp HS biết được: Trẻ em có 4 nhóm quyền ( GV giảng lấy vd minh hoạ )
+ Quyền được sống 
+ Quyền được bảo vệ 
+ Quyền được phát triển 
+ Quyền được tham gia.
3. Trẻ em có bổn phận :
+ Yêu quý ,kính trọng hiếu thảo với ông bà cha mẹ .
+ Chăm chỉ học tập ,rèn luyện thân thể , tuân theo nội quy nhà trường .
+ Tôn trọng pháp luật thực hiện nếp sống văn minh trật tự nơi công cộng 
4.Dặn dò : Nhắc lại nội dung bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_cac_mon_hoc_khoi_3_tuan_14.doc