Giáo án dạy học các môn Khối 3 - Tuần 11

Giáo án dạy học các môn Khối 3 - Tuần 11

Giới thiệu bài ( 1 phút )

- GV : Đưa tranh minh hoạ bài tập đọcSGK và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ?

- Quang cảnh được minh hoạ trong tranh là ở bờ biển của đất nước Ê-pi- ô- pi-a xinh đẹp. Người dân đất nước này có một phong tục rất độc đáo. Chúng ta cùng tìm hiểu để biết được đó là phong tục độc đáo gì qua bài tập đọc Đất quý, đất yêu.

* Hoạt động 1: Luyện đọc ( 30 phút )

 Mục tiêu

· Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : đất nước, mở tiệc chiêu đãi, vật qíu, trở về nước, hỏi, trả lời, sản vật hiếm, hạt cát,.

 

doc 35 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học các môn Khối 3 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN
ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
A. TËp ®äc:
- Bước đầu biết đọc phân lời dẫn với lời nhân vật
HiĨu ®­ỵc ý nghÜa: Đất đai Tổ quốc là thiêng liêng, cao quý nhất.
-Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 (SGK) 
B. KĨ chuyƯn:
-Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
* HSKG: kể lại được tồn bộ câu chuyện
II/ chuẩn bị : SGK - nội dung cần luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1 . Ổn định tổ chức (1’)
2.Bài cũ: ( 4 phút )
- Gọi HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc
- GV nhận xét ghi điểm 
3 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài ( 1 phút )
- GV : Đưa tranh minh hoạ bài tập đọcSGK và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Quang cảnh được minh hoạ trong tranh là ở bờ biển của đất nước Ê-pi- ô- pi-a xinh đẹp. Người dân đất nước này có một phong tục rất độc đáo. Chúng ta cùng tìm hiểu để biết được đó là phong tục độc đáo gì qua bài tập đọc Đất quý, đất yêu.
* Hoạt động 1: Luyện đọc ( 30 phút ) 
 Mục tiêu
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : đất nước, mở tiệc chiêu đãi, vật qíu, trở về nước, hỏi, trả lời, sản vật hiếm, hạt cát,...
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục,...
 Cách tiến hành
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. Chý ý các câu đối thoại.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
-Hướng dẫn HS tách đoạn2 thành 2 phần nhỏ:
- Phần 1 : từ Lúc hai người khách đến phải làm như vậy ?
- Phần 2 : từ Viên quan trả lời đến dù chỉ là một hạt cát nhỏ.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt).
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Hướng dẫn HS đọc đồng thanh lời của viên quan ở đoạn 2.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài ( 8’)
 Mục tiêu
HS trả lời câu hỏi.
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện
 Cách tiến hành
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.
- Hỏi: Hai người khách du lịch đến thăm đất nước nào ?
- GV : Ê-pi- ô- pi-a là một nước ở phía đông bắc Châu Phi. 
- Hỏi: Hai người khách được vua Ê-pi-ô-pi-a đón tiếp như thế nào ?
- Chuyện gì đã xảy ra khi hai người khách chuẩn bị lên tàu ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2.
- Hỏi: Khi hai người khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra ? 
- Hỏi: Vì sao người Ê-pi-ô-pi-a không để khách mang đi dù chỉ là một hạt cát nhỏ ?
- Yêu cầu HS đọc phần còn lại của bài và hỏi : Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-pi-ô-pi-a với quê hương như thế nào ?
* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài ( 6 phút )
 Mục tiêu
Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết phân biệt giọng của các nhân vật khi đọc bài.
 Cách tiến hành
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm lời của viên quan trong đoạn 2.
 - Tranh vẽ cảnh chia tay bên bờ biển. Đặc biệt có một người đang cạo đế giày của một người khách chuẩn bị lên tàu.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Dùng bút chì đánh dấu phân cách giữa 2 phần.
- Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.
- Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách/ Rồi mới để họ xuống tàu trở về nước.// 
- Tại sao các ông lại phải làm như vậy? (giọng ngạc nhiên)
- Nghe những lời nói chân tình của viên quan,/ hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê-pi-ô-pi-a.// 
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối.
- Đọc đồng thanh theo nhóm.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Hai người khách du lịch đến thăm đất nước Ê-pi-ô-pi-a.
- Nhà vua mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi, tặng cho họ nhiều sản vật quý để tỏ lòng hiếu khách.
- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- Khi hai người khách chuẩn bị xuống tàu, viên quan bảo họ dừng lại, cởi giày ra và sai người cạo sạch đế giày của hai người khách rồi mới để họ xuống tàu.
- Vì đó là mảnh đất yêu quý của Ê-pi-ô-pi-a. Người Ê-pi-ô-pi-a sinh ra và chết đi cũng ở đây. Trên mảnh đất ấy họ trồng trọt, chăn nuôi. Đất là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của người Ê-pi-ô-pi-a và là thứ thiêng liêng nhất, cao quý nhất của họ.
- Người Ê-pi-ô-pi-a rất yêu quý, trân trọng mảnh đất quê hương mình. Với họ, đất đai là thứ quý giá và thiêng liêng nhất.
- HS thi đọc trong nhóm, mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia thi đọc trước lớp.
Kể chuyện
* Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu (1 phút)
 Mục tiêu
Sắp xếp thứ tự các tranh minh hoạ, theo đúng trình tự nội dung truyện. Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được nội dung câu chuyện.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 Cách tiến hành
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các bức tranh minh hoạ.
- GV gọi 2 HS khá kể mẫu nội dung tranh 3, 1 trước lớp.
* Hoạt động 5 : Kể theo nhóm ( 9 phút )
 Mục tiêu
 Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được nội dung câu chuyện.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 Cách tiến hành
- Yêu cầu HS kể theo nhóm 4
* Hoạt động 6 : Kể trước lớp ( 9 phút )
 Mục tiêu
 Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được nội dung câu chuyện.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 Cách tiến hành
- Tuyên dương HS kể tốt.
- 2 HS đọc yêu cầu 1, 2 trang 86, SGK.
- HS phát biểu ý kiến về cách sắp xếp, cả lớp thống nhất sắp xếp theo thứ tự : 3 - 1 - 4 - 2.
- Theo dõi và nhận xét phần kể của bạn.
- Mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt từng em kể về 1 bức tranh trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
Củng cố, dặn dò ( 4 phút )
- GV : Câu chuyện độc đáo về Ê-pi-ô-pi-a đã cho chúng ta thấy được tình yêu đất nước sâu sắc của họ. Không chỉ In reply to: Ê-pi-ô-pi-a mà mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới đều yêu quý đất nước mình, trân trọng đất đai, Tổ quốc mình. Người Việt Nam cũng vậy.
- Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu đất của người Việt Nam.
TOÁN
Tiết 51 BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH
(TIẾP THEO)
I.Mục tiêu:
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
II/ chuẩn bị : SGK - Bài tập ghi sẵn
III.Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
- Gọi HS lên bảng làm bài 3/50
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn giải bài toán thực hiện bằng hai phép tính ( 12 phút )
Mục tiêu:
- HS biết thực hiện giải bài toán bằng hai phép tính.
Cách tiếùn hành:
- Gv nêu bài toán 
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ và phân tích 
- Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được bao nhiêu chiếc xe đạp?
- Số xe đạp bán được ngày chủ nhật như thế nào so với ngày thứ bảy?
- Bài toán y/c ta tính gì ?
- Muốn tìm số xe đạp trong cả hai ngày, ta phải biết những gì ?
- Đã biết số xe của ngày nào? Chưa biết số xe của ngày nào?
- Vậy ta phải đi tìm số xe của ngày chủ nhật 
Kết luận : 
 Muốn giải bài toán có hai phép tính, ta cần phải thực hiện qua hai bước tính.
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành (13 phút)
Mục tiêu: 
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải
Cách tiếùn hành:
* Bài 1- Gọi 1HS đọc đề bài 
- Y/c HS quan sát sơ đồ bài toán
- Hỏi : Bài toán y/c ta tìm gì ?
- Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh có quan hệ như thế nào với quãng đường từ nhà đến chợ huyện và từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh?
 - Vậy muốn tính quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh ta phải làm thế nào ?
- Quảng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh đã biết chưa ?
- Y/c HS tự làm tiếp bài tập
- Chữa bài và cho điểm HS
* Bài 2
- Gọi 1HS đọc đề bài
- Y/c HS tự sơ đồ và giải bài toán
* Bài 3
- Gọi 1HS nêu y/c của bài
- Y/c HS nêu cách thực hiện gấp một số lên nhiều lần, sau đó làm mẫu 1 phầp rồi y/c hs tự làm 
Kết luận : Lưu ý thực hiên qua hai bước.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò ( 5 phút )
- Thầy vừa dạy bài gì?
- Về nhà làm bài
- Nhận xét tiết học
- HS đọc lại đề bài
- 6 chiếc xe đạp
- Gấp đôi số xe đạp của ngày thứ bảy
- Số xe đạp cửa hàng bán được trong cả hai ngày?
- Biết được số xe đạp bán được của mỗi ngày
- Biết số xe của ngày thứ bảy, chưa biết số xe của ngày chủ nhật 
- 1HS lên bảng, lớp làm vào vở
- Tìm quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh
- Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh bằng tổng quãng đường từ nhà đến chợ huyêïn và từ ... T .
Giáo viên hướng dẫn học sinh gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ T ( Hình 2b ) theo đường dấu giữa ( mặt trái ra ngoài ). Cắt theo đường kẻ nữa chữ T, bỏ phần gạch chéo (Hình 3a ). Mở ra được chữ T như chữ mẫu (Hình 3b)
a)
b)
Hình 3
Bước 3 : Dán chữ I, T .
Giáo viên hướng dẫn học sinh dán chữ I, T theo các bước sau :
+ Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ cho cân đối trên đường chuẩn
+ Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định
+ Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng ( Hình 4 ) 
Hình 4
Giáo viên vừa hướng dẫn cách dán, vừa thực hiện thao tác dán.
 Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T và nhận xét
Giáo viên uốn nắn những thao tác chưa đúng của học sinh.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ I, T theo nhóm.
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp, cắt chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Hát
Học sinh quan sát, nhận xét và trả lời câu hỏi. 
Các chữ I, T rộng 1 ô.
Chữ I và chữ T có nữa bên trái và nữa bên phải giống nhau.
Học sinh quan sát
Học sinh lắng nghe Giáo viên hướng dẫn.
HS nêu 
Thực hành 
trình bày sản phẩm 
Nhận xét, dặn dò: ( 1’ )
Chuẩn bị : kẻ, cắt, dán chữ I, T ( tiếp theo )
Nhận xét tiết học
-----------------------------------------------------------------------
 Ví dụ về đoạn văn: Kể về quê hương
 Ví dụ 1:
 Em thích nhất là mỗi lần hè đến lại được về thăm quê. Quê em là một làng chài ven biển. Vào mỗi buổi bình minh, mặt trời hồng từ từ nhô lên trên mặt biển xanh mênh mông. Từng đoàn thuyền nặng cá dong buồm trở về sau một đêm lao động giữa biển khơi. Các bạn nhỏ quê em nhanh nhẹn và vui tính lắm, mỗi lần về chơi, các bạn lại bắt cho em bao nhiêu là còng còng, sao biển. Em rất yêu quê, vì đó là nơi đã ghi dấu những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ em.
 Ví dụ 2:
 Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Đó là một thành phố đẹp nằm bên bờ sông Hồng. Hà nội có rất nhiều thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hồ Tây, Lăng Bác Hồ, đền Quan Thánh, chùa Trấn Quốc, Nếu đến Hà Nội, các bạn không chỉ được xem nhiều phong cảnh đẹp mà còn được thưởng thức nhiều món ăn ngon như cốm làng Vòng, ô mai Hàng Đường, kem Tràng Tiền, Hiện nay, cả Hà Nội trong đó có cả thiếu nhi chúng em đang náo nức thi đua chào mừng kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Chúng em làm theo lời cô giáo dạy, cố gắng học tốt để trở thành chủ nhân tương lai của Thăng Long ngàn năm văn hiến.
 Ví dụ 3:
 Quê em là một làng nhỏ ở tỉnh Thanh Hóa. Từ nhỏ em đã gắn bó với cây đa, giếng nước, với cánh đồng thẳng cánh cò bay, với những chiều thả diều trên con đê đầu làng. Ở làng em vui lắm, nhưng vui nhất là những ngày mùa. Trong những ngày ấy, từ sáng sớm tinh mơ đã thấy đường làng rộn rã tiếng cười, tiếng nói rủ nhau ra đồng để đón những hạt lúa vàng về làng. Em mong lớn lên sẽ được giống như bố em, trở thành một kĩ sư nông nghiệp giúp bà con nông dân quê em gặt những mùa bội thu.
( khơng phải)
ĐẠO ĐỨC
TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (TIẾT 1)
I/ Mục tiêu :
 -Biết: HS có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường. 
 -Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.	-
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : vở bài tập đạo đức.
Học sinh : vở bài tập đạo đức, thẻ Đ – S.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : chia sẻ vui buồn cùng bạn (tiết1) (4’)
Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ
Cho học sinh nhận xét tình huống đúng thì vỗ tay, không đúng thì không vỗ
Hỏi thăm, an ủi khi có chuyện buồn
Động viên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém
Chúc mừng khi bạn được điểm 10
Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn học kém
Tham gia cùng các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ để giúp các bạn nghèo trong lớp
Thờ ơ cười nói khi bạn đang có chuyện buồn
Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nhà nghèo.
Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình.
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : tích cực tham gia việc lớp, việc trường ( tiết 1 ) ( 1’ )
Hoạt động 1: phân tích tình huống ( 8’ ) 
Mục tiêu : học sinh biết được một biểu hiện của sự tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não. 
Cách tiến hành :
Giáo viên treo tranh, yêu cầu học sinh quan sát tranh tình huống và cho biết nội dung tranh
Giáo viên giới thiệu tình huống : trong khi cả lớp đang tổng vệ sinh sân trường : bạn cuốc đất, bạn thì trồng hoa,  riêng Thu lại ghé tai rủ Huyền bỏ đi chơi nhảy dây. Theo em, bạn Huyền có thể làm gì ? Vì sao ? 
Giáo viên cho học sinh nêu cách giải quyết, kết hợp ghi lên bảng.
Huyền đồng ý đi chơi với bạn
Huyền từ chối không đi và để mặc bạn đi chơi một mình
Huyền doạ sẽ mách cô giáo
Huyền khuyên ngăn Thu tổng vệ sinh xong rồi mới đi chơi.
Giáo viên hỏi : nếu là bạn Huyền, ai sẽ chọn cách giải quyết a ? b ? c ? d ?
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận vì sao chọn cách giải quyết đó.
Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày
Giáo viên kết luận :
Cách giải quyết d là phù hợp nhất vì thể hiện ý thức tích cực tham gia việc lớp, việc trường và biết khuyên nhủ các bạn khác cùng làm.
Hoạt động 2 : đánh giá hành vi ( 9’ )
Mục tiêu : học sinh biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai trong những tình huống có liên quan đến việc lớp, việc trường.
Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não. 
Cách tiến hành :
Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh làm bài
Nội dung bài tập :
Em hãy viết vào ô chữ Đ trước cách ứng xử đúng và chữ S trước cách ứng xử sai : 
Trực nhật vườn trường, mỗi tổ được giao một công việc khác nhau. Khi làm xong công việc của tổ mình, Trang chạy sang tổ khác, cùng giúp các bạn một tay
Dù bị mệt nhưng Thơ vẫn cố gắng cùng các bạn làm báo tường cho lớp để tham dự cuộc thi Báo tường ngày 8/3 ở trường
Để ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt, mỗi bạn trong lớp mang vật phẩm đi ủng hộ. Riêng Nam, cô giáo nhắc nhở mấy lần mà vẫn quên
Cả lớp đang thảo luận nhóm về bài giảng của cô giáo. Hùng và Tuấn ngồi nói chuyện riêng
Các bạn trong lớp 3B hăng say học tập, dành nhiều điểm 9, 10 để kính tặng các thầy nhân ngày 20/11
Giáo viên kết luận :
+ Các việc a, b, e là việc làm đúng.
+ Các việc c, d là việc làm sai.
Hoạt động 3 : bày tỏ ý kiến ( 8’ )
Mục tiêu : học sinh biết bày tỏ thái độ trước các ý kiến có liên quan đến nội dung bài học. 
Phương pháp : thảo luận nhóm, đàm thoại, động não 
Cách tiến hành :
Giáo viên lần lượt đưa ra từng ý kiến :
Trẻ em có quyền được tham gia những công việc của trường mình, lớp mình.
Tham gia việc lớp, việc trường mang lại niềm vui cho em
Chỉ nên làm những việc lớp, việc trường đã được phân công, còn những việc khác không cần biết
Tích cực tham gia việc lớp, việc trường là tự giác làm và làm tốt các công việc của lớp, của trường phù hợp với khả năng.
Cho học sinh suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ các tấm bìa :
Màu đỏ : tán thành
Màu xanh : không tán thành
Màu trắng : lưỡng lự
Giáo viên cho học sinh thảo luận về lí do học sinh có thái độ tán thành và không tán thành hoặc lưỡng lự
Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Giáo viên cho lớp nhận xét.
Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm
Giáo viên kết luận : 
Các ý kiến a, b, d là đúng
Ý kiến c là sai
Hát
Học sinh đọc
Học sinh thực hành cả lớp
Học sinh làm bài.
Học sinh quan sát và trả lời
Học sinh nêu cách giải quyết
Cả lớp chia nhóm, mỗi nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai một cách ứng xử.
Đại diện các nhóm lên trình bày. Cả lớp thảo luận, phân tích mặt hay, mặt tốt và mặt chưa hay, chưa tốt của mỗi cách giải quyết.
Học sinh làm bài tình huống giáo viên nêu về cách ứng xử và phân tích kết quả của mỗi cách ứng xử 
Đúng. Không chỉ hoàn thành các công việc của mình, Trang còn biết giúp các bạn khác để nhanh chóng hoàn thành công việc.
Đúng. Tuy bị mệt, Thơ vẫn cố gắng tham gia để lớp hoàn thành tốt công việc
Sai. Nam vừa không có ý thức giúp đỡ các bạn vùng lũ, vừa không có ý thức tham gia vào việc làm chung mà lớp, trường phát động
Sai. Đang là giờ học, lại là yêu cầu thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến cho bài học mà Hùng và Tuấn lại không tham gia
Đúng. Các bạn làm thế sẽ làm cho thầy cô vui lòng, phong trào học tập của lớp sẽ phát triển tốt
Học sinh suy nghĩ và bày tỏ thái độ bằng cách giơ các tấm bìa
Các nhóm thảo luận
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Cả lớp nhận xét và đặt câu hỏi cho nhóm bạn
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài : Tích cực tham gia việc lớp, việc trường ( tiết 2 )

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_cac_mon_khoi_3_tuan_11.doc