CẬU BÉ THÔNG MINH
I. MỤC TIÊU
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: bình tĩnh, sữa, mâm cỗ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật (Cậu bé, Nhà vua).
- Rèn kỹ năng đọc hiểu, hiểu nghĩa các từ khó và nội dung của bài (Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé).
- Rèn kỹ năng nói, kỹ năng nghe: Biết dựa vào tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện. Biết đánh giá, nhận xét lời kể của bạn.
Tuần 1 Thứ 2 ngày tháng năm 2007 Buổi 1 Tiết 1,2: Tập đọc- kể chuyện Cậu bé thông minh I. Mục tiêu - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: bình tĩnh, sữa, mâm cỗ... Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật (Cậu bé, Nhà vua). - Rèn kỹ năng đọc hiểu, hiểu nghĩa các từ khó và nội dung của bài (Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé). - Rèn kỹ năng nói, kỹ năng nghe: Biết dựa vào tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện. Biết đánh giá, nhận xét lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học. Tranh minh hoạ III. Hoạt động dạy học Tập đọc A. Phần mở đầu Giới thiệu 8 chủ điểm của SGK B. Bài mới 1.HĐ1: Giới thiệu bài 2. HĐ2: Luyện đọc a. GV đọc bài - HS mở SGK theo dõi b. Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu - Đọc từng đoạn trước lớp - Kết hợp hướng dẫn tìm hiểu từ khó. - Đọc từng đoạn trong nhóm. 3. HĐ3: Tìm hiểu bài. Đoạn 1. Học sinh đọc thầm ? Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài. ? Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh nhà vua. Đoạn 2. HS đọc, thảo luận nhóm đôi ? Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua thấy lệnh của Ngài là vô lí. Đoạn 3. HS đọc ? Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé y/c điều gì. ? Vì sao cậu bé y/c như vậy. ? Câu chuyện này nói lên điều gì. 4. HĐ4: Luyện đọc lại GV đọc mẫu đoạn văn Tổ chức cho HS đọc theo vai ( Người dẫn chuyện, Nhà vua, Cậu bé ) Thi đọc giữa các nhóm, bình chọn nhóm, cá nhân đọc tốt nhất. Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ HS quan sát ba tranh minh hoạ và tập kể lại ba đoạn của chuỵên. 2. Hướng dẫn kể GV gợi ý: - Với tranh 1. ? Quân lính đang làm gì. ? Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này. - Với tranh 2. ? Trước mặt vua cậu bé đang làm gì. ? Thái độ của nhà vua ntn. - Với tranh 3. ? Cậu bé y/c sứ giả điều gì. ? Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao. HS tập kể theo nhóm đôi Thi kể từng đoạn, kể theo vai; Nhận xét, đánh giá IV. Tổng kết giờ học: Mĩ thuật Xem tranh thiếu nhi I. Mục tiêu - HS tiếp xúc, làm quen với tranh thiếu nhi về đề tài môi trường. - Biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc trong tranh. - HS có ý thức bảo vệ môi trường. II. Phương tiện Tranh thiếu nhi III. Hoạt động dạy học 1. HĐ1: Giới thiệu bài 2. HĐ2: Hướng dẫn xem tranh HS quan sát tranh - Thảo luận theo nhóm đôi ? Tranh vẽ hoạt động gì . Do ai vẽ ? ? Hình ảnh nào chính. Màu sắc trong tranh như thế nào? ? Những màu sắc nào có nhiều trong tranh. HS nêu các nhận xét về các tranh đã được quan sát. GV kết luận - Nhấn mạnh thêm: - Xem tranh là tiếp xúc với cái đẹp, để yêu thích cái đẹp. - Xem tranh cần có những nhận xét của riêng mình. IV. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS. Chính tả tập chép: cậu bé thông minh I. Mục tiêu: - Rèn kỷ năng viết chính tả: Chép lại chính xác đoạn văn 53 chữ trong bài Cậu bé thông minh, biết cách trình bày rõ ràng, đúng quy định. - Ôn bảng chữ cái: Làm đúng BT ở vở BT TV. II. Phương tiện: Bài viết mẫu ở bảng Bảng phụ ghi BT 3 III. Hoạt động dạy học A. Mở đầu GV nêu lại 1 số điểm cần lưu ý khi học Tập chép chính tả. B. Bài mới 1. HĐ1: Giới thiệu bài 2. HĐ2: Hướng dẫn tập chép a. Hướng dẫn HS chuẩn bị GV đọc bài trên bảng. Vài HS đọc lại ? Đoạn này chép từ bài tập đọc nào. ? Tên bài viết ở vị trí nào. ? Đoạn chép có mấy câu. Đó là những câu nào? ? Cuối mỗi câu có dấu gì. ? Chữ đầu câu viết như thế nào. GV hướng dẫn HS viết từ khó: chim sẻ, xẻ thịt, kim khâu, sắc, cỗ,... b. HS chép bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn và lưu ý các em về tư thế ngồi viết, cách trình bày bài... c. Chấm chữa bài GV chấm bài, nhận xét kết quả, tuyên dương những em có bài viết đẹp, sạch sẽ. 3. HĐ3: Hướng dẫn làm BT HS mở vở BTTV đọc y/c BT chính tả, tự làm bài. GV theo dõi HD thêm cho 1 số em còn lúng túng. Chữa BT số 3 trên bảng .Gọi 1 số em đọc kết quả. IV. Tổng kết - Dặn dò HS Tập đọc Hai bàn tay em I. Mục tiêu: - Rèn kỷ năng đọc to, đọc hiểu: Đọc đúng các từ khó, biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. - Nắm được nghĩa các từ mới và nội dung bài ( Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và đáng yêu ). - Học thuộc lòng bài thơ. II. Phương tiện: Bảng phụ III. Hoạt động dạy học A. Bài cũ ? Hãy kể lại nội dung 3 đoạn của câu chuyện Cậu bé thông minh. Gọi 3 HS mỗi em kể một đoạn. Nhận xét, ghi điểm B. Bài mới 1. HĐ1: Giới thiệu bài 2. HĐ2: Luyện đọc a. GV đọc bài - HS theo dõi b. Luyện đọc - Đọc nối tiếp . HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ - GV theo dõi sữa sai - Đọc từng khổ thơ trước lớp. Lưu ý các em cách ngắt nghỉ hơi và giải nghĩa từ khó: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ. - Đọc từng khổ thơ trong nhóm - Đọc đồng thanh cả bài 3. HĐ3. Tìm hiểu bài - HS đọc bài ? Hai bàn tay của bé được so sánh với gì. ? Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào. ? Em thích nhất khổ thơ nào. Vì sao? - GV giảng thêm 4. HĐ4: Học thuộc lòng bài thơ - GV treo bảng phụ - HDẫn HS đọc bài - Tổ chức thi đọc thuộc bài . ( Đối với những HS Trung bình, yếu chỉ Y/c đọc 1 hoặc 2 khổ thơ). IV. Tổng kết - Dặn dò HS. Buổi 2 Luyện toán Luyện cộng - trừ các số có 3 chữ số, giải toán. I Mục tiêu: - HS ôn luyện về cách cộng, trừ các số có 3 chữ số đã học (không nhớ) - Rèn kỷ năng tính toán và giải bài toán có lời văn II. Hoạt động dạy học: 1. HĐ1: Củng cố lý thuyết ? Nêu cách đặt tính và cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số. ? Khi thực hiện tính cộng hay trừ các số có 3 chữ số em cần tính như thế nào. Gọi 2 HS lên bảng tính - Cả lớp tính vào vở nháp 2 phép tính sau: 234 + 532 986 - 753 GV kết luận nêu lại cách làm tính. 2. HĐ2: Thực hành HS làm 1 số bài tập sau - Bài 1. Đặt tính và tính 106 + 342 215 + 403 876 - 425 968 - 746 - Bài 2. Nam có 26 hòn bi, Hoà có ít hơn Nam 5 hòn bi. Hỏi Hoà có bao nhiêu hòn bi? - Bài 3. Tính tổng của số lớn nhất có 2 chữ số và số bé nhất có 3 chữ số? GV theo dõi chung - Hướng dẫn thêm cho những HS còn yếu. 3. HĐ3: Chấm chữa bài III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS Tự học I. Mục tiêu: - HS tự học tự hoàn thành bài buổi 1: Môn Toán: Luyện cộng, trừ các số có 3 chữ số. Môn Tiếng Việt: Đọc thuộc lòng bài thơ Hai bàn tay em II. Hoạt động dạy học 1. HĐ1: Môn Toán - HS hoàn thành các bài tập ở vở bài tập Toán ( Đối với những HS chưa hoàn thành ) - Ôn luyện bảng cửu chương từ 2 - 5. 2. HĐ2: Môn Tiếng Việt - HS luyện đọc bài Hai bàn tay em - Đọc theo nhóm đôi - Đọc bài cá nhân ( Lưu ý những HS đọc chậm ) III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS Hoạt động ngoài giờ Hướng dẫn vệ sinh cá nhân I. Mục tiêu: - Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân - Tập thành thói quen giữ gìn thân thể sạch sẽ, áo quần gọn gàng tươm tất. II. Hoạt động dạy học 1. HĐ1: Liên hệ thực tế ? Em thấy trong lớp ta có bạn nào luôn mặc gọn gàng, sạch sẽ. ? Muốn cơ thể luôn sạch sẽ em phải làm gì. 2. HĐ2: Hướng dẫn vệ sinh cá nhân - HS thảo luận theo cặp nêu ra những việc cần làm để giữ vệ sinh cá nhân. - GV kết luận rút ra ý chính. Để cơ thể luôn sạch sẽ, gọn gàng em cần: + Thường xuyên tắm rửa,thay quần áo và giặt giũ bằng nước sạch. + Không đùa nghịch ở những nơi có nhiều bụi bẩn, ao hồ ... + Cắt gọn đầu tóc, móng tay, móng chân... + Đánh răng, súc miệng ít nhất mỗi ngày 2 lần. - Gọi 1 số học sinh nêu lại các ý trên III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS Thứ 4 ngày 13 tháng 9 năm 2006 Buổi 1 Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố kỷ năng tính cộng, trừ (không nhớ ) các số có 3 chữ số - Ôn tập bài toán về "Tìm X ", giải toán có lời văn và xếp ghép hình. II. Hoạt động dạy học 1. HĐ1: Củng cố lý thuyết ? Nêu cách đặt tính và tính cộng, trừ các số có 3 chữ số ? Cách trình bày bài toán giải. GV tổng kết lại. 2. HĐ2: Luyện tập HS mở vở BT T trang 5 Gọi 1 số em đọc yêu cầu bài tập HS thảo luận theo nhóm -Tự làm bài GV theo dõi chung hướng dẫn thêm cho những em yếu. Lưu ý các em dùng vở nháp, tính toán cẩn thận, trình bày sạch sẽ, rõ ràng. Đổi chéo vở KT lẫn nhau 3. HĐ3: Chấm, chữa bài Bài 1. Hai HS lên bảng đặt tính và tính- Cả lớp theo dõi nhận xét kết quả Bài 2. Tìm x. x - 322 = 415 204 + x = 355 x = 415 + 322 x =355 - 204 x =737 x = 151 Bài 3. 1HS lên giải Số HS khối lớp Hai có là: 468 -260 = 208 (em ) Đáp số : 208 em III. Tổng kết giờ học- Dặn dò HS Thể dục Ôn đội hình đội ngũ - T/C: Nhóm ba nhóm bảy ( Thầy Mạnh dạy ) Luyện từ và câu ôn về từ chỉ sự vật - so sánh I. Mục tiêu - Ôn về các từ chỉ sự vật - Bước đầu làm quen với biện pháp tu từ: So sánh II. Phương tiện Tranh minh hoạ Bảng phụ III. Hoạt động dạy học 1. HĐ1: Giới thiệu bài 2. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập - HS mở vở BT - Bài 1: HS đọc y/c ? BT 1 yêu cầu em điều gì. GV treo bảng phụ - HS trao đổi theo cặp Gạch dưới những từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ. - Bài 2: ? BT 2 yêu cầu em làm gì. ? Hai bàn tay của bé được so sánh với gì. HS tự làm bài - GV theo dõi chung - Bài 3. ? Trong các hình ảnh so sánh ở BT 2 em thích nhất hình ảnh nào.Vì sao? HS làm bài - GV theo dõi chung - HD thêm cho những HS còn yếu. 3. HĐ3: Chấm, chữa bài - GV chấm bài, chữa bài HS làm sai. Bài 1. Các từ ngữ chỉ sự vật là: Tay em, răng, hoa nhài, tóc, ánh mai. IV. Tổng kết giờ học- Dặn dò HS. Tuyên dương những HS có bài làm tốt, nhắc nhở các em xem lại bài ở nhà. Tập viết ôn chữ hoa: a I. Mục tiêu: - Củng cố cách viết chữ hoa A (viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định) thông qua bài tập ứng dụng. - Viết đúng tên riêng: Vừ A Dính và câu ứng dụng : Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần II. Phương tiện Mẫu chữ A,V, D, Vừ A Dính III. Hoạt động dạy học 1.HĐ1: Giới thiệu bài 2. HĐ2: Hướng dẫn viết a. Chữ A: HS mở vở tập viết ? Tìm các chữ hoa có trong bài. GV giới thiệu chữ mẫu Hướng dẫn HS nhận xét rồi viết mẫu - HS viết vào vở nháp A, V, D. b. Từ ứng dụng Cho HS quan sát từ, nêu nhận xét GV nói thêm về Vừ A Dính Viết mẫu ở bảng, hướng dẫn quy trình viết c. Câu ứng dụng HS đọc câu ứng dụng ? Nội dung câu tục ngữ này là gì. GV nói thêm về ý nghĩa của câu tục ngữ 3. HĐ3: Tập viết bài vào vở GV nêu yêu cầu, lưu ý các em về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày vở ... Nghe viết chính xác bài thơ "Chơi chuyền" - Củng cố cách trình bày một bài thơ - Phân biệt l/n, an/ang. II. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ. - Gọi 2 HS lên bảng viết: siêng năng, đàng hoàng. - Đọc thứ tự 10 chữ cái đã học ở bài trước. Nhận xét ghi điểm B. Bài mới 1. HĐ1: Giới thiệu bài 2. HĐ2: Hướng dẫn nghe viết - Hướng dẫn chuẩn bị GV đọc bài thơ- HS chú ý ? Khổ thơ 1 nói lên điều gì. (tả cảnh bạn đang chơi chuyền ) ? Khổ thơ 2 nói điều gì. ( Chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn...) ? Mỗi dòng thơ trong bài có mấy chữ. ? Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào. ? Những câu thơ nào đặt trong dấu ngoặc kép. Vì sao? ? Ta nên bắt đầu viết từ ô nào ở trang vở. GV tổng kết ý. Hướng dẫn HS viết từ khó - HS viết vào vở nháp Chuyền, hòn cuội, dẻo dai,... - Đọc bài cho HS viết GV đọc thong thả từng dòng thơ - HS nghe viết bài vào vở, lưu ý trình bày đúng, sạch đẹp. Viết xong khảo lại bài, sữa lỗi sai. 3. HĐ3: Chấm, chữa bài. 4. HĐ4: Hướng dẫn làm BT HS mở vở BT TV đọc kỹ y/ c và làm bài. GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho HS còn yếu. III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS. Âm nhạc ( GV chuyên dạy ) Toán T4: Cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần ) I. Mục tiêu: - HS biết cách thực hiện phép cộng các ssố có 3 chữ số ( có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc hàng trăm ) - Củng cố, ôn lại cách tính độ dài đường gấp khúc, đơn vị tiền VN (đồng) II. Phương tiện Thước, III. Hoạt động dạy học 1. HĐ1: Giới thiệu phép cộng 435 + 127 ? Nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính 1 em lên bảng đặt tính 435 127 ? 5 cộng 7 bằng mấy.( 12 ) GV hướng dẫn: 5 cộng 7 bằng 12 ( qua 10 ), ta viết 2 ở dưới thẳng hàng đơn vị và nhớ 1 chục sang hàng chục. ? 3 cộng 2 bằng mấy. ( 5 ) GV hướng dẫn: 5 nhớ 1 nữa là 6, viết 6 ở hàng chục. ? 4 cộng 1 bằng mấy. ( 5 ) Viết 5 ở hàng trăm. ? Phép cộng này khác các phép cộng đã học ở chỗ nào. ( Có nhớ sang hàng chục ) 2. HĐ2: Giới thiệu phép cộng 256 +162 Hướng dẫn HS đặt tính và tính tương tự như bài trên. 3. HĐ3: Thực hành HS mở vở BT, Đọc kỹ yêu cầu các BT, Tự làm bài GV theo dõi chung hướng dẫn thêm cho những HS còn yếu. 4. HĐ4: Chấm - Chữa bài HS đổi chéo vở KT lẫn nhau GV chấm 1 số bài Chữa bài - Bài1 : HS nêu miệng kết quả - Bài 2 : 2 HS lên đặt tính - Bài 3 : 1 em lên giải Độ dài đường gấp khúc NOP là: 215 + 205 = 420 (cm ) Đáp số: 420 cm. IV. Tổng kết giờ học- Dặn dò HS. Đạo đức Bài 1: kính yêu bác hồ I. Mục tiêu HS biết: - Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc. - Tình cảm giữa thiếu nhi đối với Bác Hồ. - Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ. - Hiểu, ghi nhớ và làm theo 5điều Bác Hồ dạy. Có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ. II. Phương tiện Tranh ảnh về Bác Hồ Vở BT III. Hoạt động dạy học A. Khởi động Cả lớp hát bài: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. B. Bài mới 1. HĐ1: Thảo luận nhóm Chia lớp thành 6 nhóm- Giao nhiệm vụ: HS quan sát tranh tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng tranh ảnh Đại diện từng nhóm lên giới thiệu về một ảnh. Cả lớp trao đổi ? Em còn biết gì thêm về Bác Hồ. ? Bác Hồ sinh ngày, tháng, năm nào. ? Quê Bác Hồ ở đâu. ? Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác. ? Tình cảm giữa Bác Hồ đối với thiếu nhi như thế nào. ? Bác đã có công lao to lớn như thế nào đối với dân tộc ta, đất nước ta. GV tổng kết các ý. 2. HĐ2: K/c: Các cháu vào đây với Bác a. GV kể chuyện b. HS thảo luận ? Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào. ? Thiếu nhi cần làm những gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ. GV kết luận - HS đọc phần ghi nhớ ở vở BT 3. HĐ3: Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi Gọi HS đọc nối tiếp 5 điều Bác Hồ dạy. Thảo luận ghi lại những biểu hiện cụ thể của mỗi điều. Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung. Cả lớp đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy. 4. HĐ4: Hướng dẫn làm BT và thực hành HS làm BT ở vở, đọc ghi nhớ và thực hành 5 điều Bác Hồ dạy. Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh... nói về Bác Hồ. IV. Tổng kết giờ học- Dặn dò HS Buổi 2 Luyện Tiếng Việt luyện về từ chỉ sự vật - so sánh I. Mục tiêu - HS ôn luyện về các từ chỉ sự vật - So sánh - Làm thêm 1 số bài tập thuộc các nội dung trên. II. Hoạt động dạy học 1. HĐ1. Củng cố lý thuyết ? Em hiểu như thế nào là So sánh. Đặt một câu có sử dụng so sánh? ? Từ dùng để so sánh giữa các sự vật với nhau thường là những từ nào. GV kết luận bổ sung thêm 2. HĐ2.Luyện làm thêm bài tập - Bài 1. Gạch chân dưới các hình ảnh so sánh trong các câu sau. a. Mặt trăng tròn như cái đĩa. b.Cô giáo là mẹ hiền. - Bài 2. Hãy đặt 3 câu có sử dụng so sánh. 3. HĐ3. Chấm - Chữa bài Tuyên dương những em có bài làm tốt, nhắc nhở HS chưa đạt. III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS Tự học I. Mục tiêu - HS tự học tự hoàn thành bài buổi 1: + Môn Toán: Luyện cộng các số có 3 chữ số, giải toán + Môn Tiếng Việt: Luyện đọc bài Đơn xin vào Đội, Hoàn thành bài tập chính tả ở vở bài tập. II. Hoạt động dạy học 1. HĐ1. Môn Toán - Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập số 3,4 ở vở BT Toán ( Đối với những em còn yếu ) - Bài tập làm thêm ( Dành cho HS khá giỏi ) Bài 1. Đặt tính và tính 135 + 642 302 + 597 214 + 583 Bài 2. Khối lớp Hai có 102 học sinh, Khối lớp Ba có 70 học sinh. Hỏi cả 2 khối có tất cả bao nhiêu học sinh? 2. Môn Tiếng Việt - HS hoạt động nhóm đôi - Luyện đọc lại bài Đơn xin vào Đội - Thi đọc bài cá nhân - HS tự hoàn thành bài tập ở vở BT TV, phần Chính tả. III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS. HƯớNG DẫN THựC HàNH Kiểm tra đồ dùng học môn Thủ công I. Mục tiêu - HS biết chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để học môn thủ công. - Có ý thức học tập và yêu thích môn học. II. Phương tiện Một số đồ dùng phục vụ cho dạy học môn Thủ công III. Hoạt động dạy học 1. HĐ1. HS trưng bày các đồ dùng học môn thủ công của mình lên bàn. Từng đôi một tự kiểm tra lẫn nhau GV đánh giá kết quả chuẩn bị của HS 2. HĐ2. Hướng dẫn cách sử dụng đồ dùng học tập GV nêu ra một số quy định chung - HS nêu lại. III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS Chuẩn bị đồ dùng để học Gấp tàu thuỷ 2 ống khói. Thứ 6 ngày 15 tháng 9 năm 2006 BUổI 1 TậP LàM VĂN Nói về Đội TNTP - Điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục tiêu: - Rèn kỷ năng nói: Trình bày những hiểu biết của mình về tổ chức Đội TNTP HCM. - Rèn kỷ năng viết: Biết điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách. II. Hoạt động dạy học: 1. HĐ1: Giới thiệu bài 2. HĐ2: Hướng dẫn làm BT a. Bài 1. HS đọc yêu cầu bài- Thảo luận nhóm GV nói thêm: Tổ chức Đội Thiếu niên TP HCM là tập hợp trẻ thuộc độ tuổi nhi đồng và thiếu nhi. ? Đội thành lập ngày, tháng, năm nào, ở đâu? ( 15/5/1941-Tại Pắc Bó, Cao Bằng ) ? Em có biết tên lúc đầu của Đội là gì. ( Đội Nhi Đồng cứu quốc ) ? Những đội viên đầu tiên của Đội là ai. ? Đội được mang tên Bác Hồ khi nào. GV giảng thêm: Đội được thành lập ngày 15/5/1941. Lúc đầu Đội chỉ có 5 người với đội trưởng là Nông Văn Dền ( bí danh Kim Đồng ) và 4 đội viên khác. Tên gọi lúc đầu của Đội là Đội Nhi Đồng cứu quốc ( 15/5/1941 ). Đội Thiếu nhi Tháng Tám ( 15/5/1951 ). Đội TNTP ( 2/1956 ). Đội TNTP HCM ( 30/1/1970 ). b. Bài 2. GV hướng dẫn cách trình bày để hoàn thiện mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. Gọi 1 số em đọc đơn - Cả lớp chú ý. GV nhận xét kết quả. III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS. THủ CÔNG Gấp tàu thuỷ 2 ống khói ( T1 ) I. Mục tiêu - HS học cách gấp tàu thuỷ 2 ống khói - Yêu thích môn học và có ý thức học bài. II. Phương tiện Mô hình tàu thuỷ 2 ống khói do GV gấp Tranh quy trình gấp, giấy thủ công III. Hoạt động dạy học 1. HĐ1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét - GV giới thiệu mẫu tàu thuỷ 2 ống khói ? Hình dáng của tàu thuỷ như thế nào. 2. HĐ2. Hướng dẫn cách gấp - Bước 1. Gấp cắt tờ giấy hình vuông - Bước 2. Gấp lấy điểm giữa và đường dấu gấp giữa hình vuông - Bước 3. Gấp tàu thuỷ 2 ống khói GV hướng dẫn qua tranh quy trình gấp đã chuẩn bị và hướng dẫn qua thực hành trên giấy. HS tiến hành gấp tàu thuỷ GV theo dõi chung, uốn nắn sửa sai cho những HS còn lúng túng. 3. HĐ3. Trưng bày sản phẩm - HS đặt các sản phẩm đã làm lên bàn, tự đánh giá lẫn nhau - GV nhận xét kết quả giờ học TOáN T6: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số ( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm ) II. Hoạt động dạy học: A. Bài củ Gọi 2 HS lên bảng tính: 325 + 437 672 + 128 Nhận xét kết quả B. Luyện tập 1. HĐ1: Củng cố lý thuyết ? Nêu cách đặt tính và cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số. GV củng cố thêm để HS nắm chắc. 2. HĐ2: Luyện tập HS mở vở BT Toán trang 7 Đọc kỹ yêu cầu các BT- Suy nghĩ và làm bài GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho những HS còn yếu. 3. HĐ3: Chấm, chữa bài - Bài 1. HS nêu nối tiếp kết quả. Cả lớp chú ý theo dõi, bổ sung. - Bài 2. Gọi 2 HS lên bảng làm - Bài 3. Giải Số lít xăng bán trong hai buổi là: 315 + 458 = 773 ( Lít ) Đáp số: 773 lít III. Tổng kết giờ học- Dặn dò HS SINH HOạT LớP I. Mục tiêu - HS biết được những ưu điểm và những tồn tại của lớp, của tổ , cá nhân trong tuần vừa qua. - Phát huy những mặt tốt, khắc phục những yếu kém trong tuần tới. II. Hoạt động dạy học - GV đánh giá các mặt hoạt động của HS trong tuần, triển khai kế hoạch tuần tới. BUổI 2 LUYệN TOáN Luyện cộng, trừ các số có 3 chữ số I. Mục tiêu - Củng cố cho HS về cộng , trừ các số có 3 chữ số. - Giải toán " Tìm X " và giải toán có lời văn. II. Hoạt động dạy học 1. HĐ1. Củng cố lý thuyết ? Hãy nêu cách đặt tính và cách thực hiện tính cộng - trừ các số có 3 chữ số. ? Muốn tìm số hạng chưa biết trong phép cộng em làm như thế nào. ? Muốn tìm số bị trừ chưa biết em làm như thế nào. 2. HĐ2. Luyện tập HS làm các bài tập sau - Bài 1. Đặt tính rồi tính 231 + 423 502 + 367 987 - 526 - Bài 2. Tìm x x - 324 = 210 351 + x = 895 x + 230 = 870 - Bài 3. Một đội đồng diễn thể dục gồm 285 người trong đó có 140 nữ. Hỏi đội đồng diễn đó có bao nhiêu nam? GV theo dõi HS làm bài, hướng dẫn thêm cho những em còn yếu. Chấm - Chữa bài. III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS LUYệN ÂM NHạC ( GV chuyên dạy ) HOạT ĐộNG NGOàI GIờ ( Tổng phụ trách dạy )
Tài liệu đính kèm: