Giáo án dạy học tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 19

Giáo án dạy học tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 19

Toán

CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ

I/ MỤC TIÊU:

- Nhận biết các số có bốn chữ số ( trường hợp các chữ số đều khác o).

- Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của cácc chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.

- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số ( trường hợp đơn giản.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các tấm bìa, mỗi tấm có 100, 10, 1 ôvuông.

 

doc 24 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần:19
Lịch báo giảng (lớp 3A)
Từ ngày10 tháng 1 đến ngày 14 tháng 1 năm 2011
Buổi sáng
Thứ
ngày
ngày
Tiết
Môn
PP
CT
Tên bài dạy
Đồ dùng
2
10/1
1
Chào cờ
2
Toán
91
Các số có bốn chữ số.
Bộ học T
3
T .Công
GV chuyên
4
TĐ
37
Hai Bà Trưng
Tranh SGK
5
TĐ-KC
19
Hai Bà Trưng
Tranh SGK
3
11/1
1
T D
37
TC : Thỏ nhảy
2
Toán
92
Luyện tập
Bộ học T
3
TNXH
37
Vệ sinh môi trường( TT)
Tranh SGK
4
C.Tả
37
( N-V) Hai Bà Trưng.
Vở BT
4
12/1
1
T Đ
38
Báo cáo kết quả tháng thi đua: Noi 
2
Toán
93
Các số có bốn chữ số. ( TT )
Bộ học T
3
TN XH
38
Vệ sinh môi trường( TT)
Tranh SGK
4
T.Viết
19
Ôn chữ hoa N
Bộ chữ
5
13/1
1
T D
38
Ôn ĐHĐN; TC: Thỏ nhảy
2
Toán
94
Các số có bốn chữ số. ( TT )
Bộ học T
3
LTVC
19
Nhân hoá; Ôn đặt và TLCH Khi nào?
Vở BT
4
C. Tả
38
( N- V ) Trần Bình Trọng
Vở BT
6
14/1
1
Toán
95
Số 10 000. Luyện tập.
Bộ học T
2
M. T 
GV chuyên
3
TLV
19
Nghe kể: Chàng trai làng Phù ủng.
4
Đ Đức
19
Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
HĐTT
Tuần: 19
buổi chiều
Thứ
ngày
ngày
Tiết
Môn
PP
CT
Tên bài dạy
Đồ dùng
2
10/1
1
2
Nghỉ
3
3
11/1
1
T .Học
2
T. Anh
GV chuyên
3
 T. Anh
4
12/1
1
L -Toán
2
L. TV
3
Tự học
5
13/1
1
L T
2
L. TV
3
HĐTT
6
14/1
1
T Học
2
L ÂN
GV chuyên
3
 nhạc
Những điều lưu ý trong tuần:
.
.
.
.
Tuần 19
Thứ 2 ngày 10 tháng 1 năm 2011
Toán
Các số có bốn chữ số
I/ Mục tiêu: 
- Nhận biết các số có bốn chữ số ( trường hợp các chữ số đều khác o).
- Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của cácc chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số ( trường hợp đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các tấm bìa, mỗi tấm có 100, 10, 1 ôvuông.
III/ Hoạt động dạy và học:
ND
HĐ của GV và HS
1/ Giới thiệu bài:
2/ Giới thiệu số có 4 chữ số :
3/ Thực hành : BT 1, 2, 3 ,4 
*Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS lấy 1 tấm bìa ( như SGK) rồi quan sát, nhận xét để biết mỗi tấm bìa có 10 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, mỗi tấm bìa có 100 ô vuông. Nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa, vậy nhóm thứ nhất có 1000 ô vuông. Nhóm thứ 2 có bốn tấm bìa vậy nhóm thứ 2 có 400 ô vuông. Nhóm thứ 3 có 2 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, vậy nhóm thứ 3 có 20 ô vuông. Nhóm thứ 4 có 3 ô vuông. Như vậy trên hình vẽ có 1000 ô vuông, 400, 20 và 3 ô vuông.
- GV cho HS quan sát bảng các hàng, hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn.
- GV hướng dẫn HS nêu : Số gồm 1nghìn, 4 trăm, 2 chục và3 đơn vị viết là : 1423
Đọc là : Một nghìn bốn trăm hai mươi ba
- GV hướng dẫn HS quan sát rồi nêu :
 Số 1423 là số có 4 chữ số, HS chỉ vào từng chữ số rồi nêu:
- Chữ số 1 chỉ 1nghìn, chữ số 4 chỉ 4 trăm, chữ số 2 chỉ 2 chục, chữ số 3 chỉ 3 đơn vị
- HS đọc yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn và giải thích thêm
- HS làm bài vào vở- GV theo dõi, chấm bài .
* Chữa bài :
a- Bài 1 : HS nhìn vào các hàng để viết số và đọc số
b- Bài 2 : HS nhìn vào các số ở các hàng để đọc số, viết số
c- Bài 3 : HS viết số còn thiếu vào ô trống : củng cố thứ tự các số trong dãy số
d- Bài 4 : HS điền số thích hợp vào tia số ( củng cố các số tròn nghìn )
GV nhận xét giờ học .
Thủ công
( GV chuyên dạy )
Tập đọc - Kể chuyện
Hai Bà Trưng
I/ Mục tiêu: 
 A/ Tập đọc 
- Biết ngắt nghỉ đúng hơi sau mỗi dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.( trả lời được các câu hỏi)
B/ Kể chuyện
Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa thêm tranh minh hoạ.
* GD kĩ năng sống:
- Kiên định: (Hoạt động tìm hiểu bài.)
- Kĩ năng : Lắng nghe tích cực: ?(Hoạt động kể chuyện theo nhóm)
II/ Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ truyện.
III/ Hoạt động dạy và học:
ND
HĐ của GV và HS
1/ Giới thiệu chủ điểm và bài học.
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
3/ Luyện đọc lại :
B/ Kể chuyện :
*Củng cố, dặn dò: 
a- GV đọc diễn cảm toàn bài
b- Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu đoạn 1 :
- HS đọc nối tiếp câu- từng cặp luyện đọc đoạn 1.
 + Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm với nhân dân ta ?
b- Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu đoạn 2 :
- Đọc nối tiếp câu- 2 HS đọc trước lớp
 + Hai Bà Trưng có tài và chí lớn như thế nào ?
c- Đoạn 3, 4 : Đọc nối tiếp câu, đoạn.
 + Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa ?
 + Kết quả cuộc khởi nghĩa như thế nào ?
 + Vì sao bao đời nay nhân dân ta luôn tôn kính Hai Bà Trưng ?
- GV chọn1 đoạn để đọc diễn cảm.
- Một vài HS thi đọc đoạn văn.
- Một HS đọc lại bài văn.
1/ GV nêu nhiệm vụ :
2/ Hướng dẫn HS kể từng đoạn của truyện theo tranh :
- GV lưu ý HS :
 + Để kể đuợc ý chính mỗi đoạn, các em phải quan sát tranh kết hợp nhớ cốt truyện.
 + Kể chuyện sáng tạo .
- HS lần lượt quan sát từng bức tranh trong SGK
- 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của truyện theo tranh
- Cả lớp và GV theo dõi và nhận xét
- Câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì ?
Thứ 3 ngày 11 tháng 1 năm 2011
Thể dục
 Trò chơi: Thỏ nhảy
I/ Mục tiêu: 
 - Biết cách đi theo vạch kẻ thẳng, đi hai tay chống hông, đi kiễng gót, đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải, trái đúng cách.
Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: “ Thỏ nhảy”
II/ Địa điểm - Phương tiện :
Sân trường vệ sinh sạch sẽ
III/ Hoạt động dạy và học:
ND
HĐ của GV và HS
1/ Phần mở đầu ;
2/ Phần cơ bản :
3/ Phần kết thúc :
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Trò chơi : Bịt mắt, bắt dê.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
 - Ôn các động tác RLTTCB : Đi theo vạch thẳng, đi 2 tay chống hông, đi kiễng gót, đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng.
- HS ôn tập theo từng tổ theo khu vực qui định.
- Làm quen với trò chơi : Thỏ nhảy.
 + GV nêu tên trò chơi .
 + GV làm mẫu, rồi cho các em bật nhảy thử: lưu ý HS khi bật nhảy phải thẳnghướng, động tác nhanh , mạnh, khéo léo. Chân khi chạm đất phải nhẹ nhàng, hơi chùng gối.
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét giờ học.
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu: 
Biết đọc viết các số có bốn chữ số ( trường hợp các chữ số khác 0)
Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn ( từ 1000 đến 9000).
II/ Hoạt động dạy và học
ND
HD của GV và HS
A/ Bài cũ: 
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện tập: Bài 1, 2, 3, 4
2 HS lên bảng điền số.
 4881 -> .......-> 4883 -> .....4885 -> .........-> ........
GV giới thiệu và ghi tựa bài
- Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập. GV giải thích, hướng dẫn thêm.
* Chữa bài:
*Củng cố, dặn dò: 
- HS làm bài vào vở. GV theo dõi, chấm bài.
a- Bài 1: Gọi từng cặp HS: 1 em đọc số, 1 em viết số.
 Ví dụ: Ba nghìn năm trăm tám mươi sáu: 3586.
b- Bài 2: GV viết số lên bảng, gọi HS đọc số.
c- Bài 3: GV ghi sẵn bài tập lên bảng phụ, gọi HS lên bảng điền vào chổ.......
 Ví dụ: 4357, 5458, 4559, 4560, 4561, 4562.
d- Bài 4: Củng cố cho HS về số lớn nhất có 3 chữ số, số bé nhất có 4 chữ số, các số tròn nghìn.
Nhận xét giờ học.
Tự nhiên xã hội
Vệ sinh môi trường (tiếp)
I/ Mục tiêu: 
Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Các hình trang 70, 71 (sgk).
III/ Hoạt động dạy v
ND
HĐ của GV và HS
* Hoạt động 1: Qua sát nhanh. 
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
- Bước 1: Quan sát cá nhân.
- Bước 2: Yêu cầu 1 số em nêu nhận xét những gì quan sát thấy trong hình.
- Bước 3: Thảo luận nhóm: 
 + Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bữa bãi?
 + Cần làm gì để tránh các hiện tượng trên?
- Các nhóm trình bày, GV nhận xét và kết luận.
- Bước 1: GV chia nhóm Hs yêu cầu HS quan sát H3, 4 (tr 71).
 Chỉ và nói ra tên từng loại nhà tiêu có trong hình.
 - Bước 2: Thảo luận:
 + ở nơi em sống thường sử dụng loại nhà tiêu nào?
 + Bạn và người trong gia đình cần làm gì để gữi cho nhà tiêu luôn sạch sẽ.
* Kết luận: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh, xử lý phân người và động vật hợp lý sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường, không khí và nước.
Chính tả (Nghe - viết)
Hai Bà Trưng
I/ Mục tiêu: 
- Nghe viếtdúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Điền đúng BT2 a/b hoặc BT3 a/b
II/ Đồ dùng dạy học:
VBT
III/ Hoạt động dạy và học:
ND
HĐ của GV và HS
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe viết : 
a- Hướng dẫn HS nghe viết:
- Nghe viếtdúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : 
- Điền đúng BT2 a/b hoặc BT3 a/b
*Củng cố, dặn dò: 
- Gv đọc lần 1 đoạn 4 của bài. Một HS đọc lại.
 + Tìm các tên riêng có trong bài chính tả.
 + Các tên riêng đó viết như thế nào?
 + HS viết từ khó vào nháp:- Lần lượt, sụp đổ, khởi nghĩa, lịch sự.
b- GV đọc bài cho HS viết bài vào vở.
c- Chấm, chữa bài.
- HS làm bài 1a vào vở BT. 1 HS chữa bài ở bảng phụ: 
 Lành lặn nao núng lanh lảnh.
* Bài tập 2: Cả lớp chơi trò chơi: Tiếp sức.
Chia lớp thành 3 nhóm, chia bảng thành 6 cột, HS lần lượt lên viết nhanh, viết nhanh xong trao phấn cho bạn tiếp theo. Nhóm nào xong nhanh nhất, có kết quả đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
nhận xét giờ học.
Thứ 4 ngày 12 tháng 1 năm 2011
Tập đọc
Báo cáo kết quả tháng thi đua. Noi gương chú Bộ đội.
I/ Mục tiêu: 
Bước đầu biết đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo.
Hiểu ND: một báo cáo hoặt động của tổ ( trả lời các câu hỏi SGK)
* GD kĩ năng sống: Lắng nghe tích cực : ( Hoạt động Tìm hiểu bài )
II/ Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ, 4 băng giấy.
III/ Hoạt động dạy và học:
ND
HĐ của GV và HS
A/ Bài cũ: 
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc: 
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
4/ Luyện đọc lại:
3 HS đọc thuộc lòng bài: Bộ đội về làng.
a- GV đọc toàn bài.
b- hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng đoạn trước lớp: HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
 + Đoạn 1: 3 dòng đầu.
 + Đoạn 2: Nhận xét các mặt.
 + Đoạn 3: Đề nghị khen thưởng.
- GV theo dõi Hs đọc, sữa lỗi phát âm.
- Giúp HS hiểu nghĩa từ khó.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- 2 HS thi đọc cả bài.
- Theo em, báo cáo trên của ai?
- Bản báo cáo gồm những nội dung nào?
- Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?
GV tổ chức cho HS thi đọc bằng các hình thức:
- Trò chơi: Gắn đúng vào nội dung báo cáo.
- M ... bịn rịn, hớn hở, xôn xao. Ngắt nghỉ đúng giữa các dòng thơ.
 2. Rèn kỹ năng đọc-hiểu:
- Từ ngữ: Bịn rịn, đơn sơ. 
- Nội dung :Ca ngợi tình cảm quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến chống Pháp. 
 II )Đồ dùng dạy- học
-Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa . 
-Bảng viết sẵn câu cần hướng dẫn HS luyện đoc.
III ) Các hoạt động dạy học: 
1) Giới thiệu bài
2) Hoạt động 1: Luyện đọc
a) GV đọc toàn bài .HS theo dõi đọc thầm
b) HS đọc nối tiếp từng dòng thơ .GV chỉnh sửa cho những HS đọc sai
c) HS đọc nối tiếp từng khổ: 
- HD ngắt nghỉ một số câu
- Kết hợp giải nghĩa 1 số từ khó: rộn ràng, bịn rịn, hớn hở, xôn xao.
d) Chia nhóm luyện đọc: 4 em 1 nhóm
- Gọi các nhóm luyện đọc
- Cho HS đọc cả bài 
3) Hoạt động 2:Tìm hiểu bài
? Tìm những hình ảnh thể hiện không khí vui tươi của xóm nhỏ khi bộ đội về làng
? Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu thương của dân làng đối với bộ đội.
? Theo em vì sao dân làng yêu thương bộ đội như vậy
? Bài thơ giúp em hiểu điều gì
4) Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- Cho HS xung phong đọc thuộc bài thơ .
- HS nhận xét
5) Cũng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
---------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 19 tháng 1 năm 2010
-------------------------------------------------
Luyện toán
Luyện tập 
I) Mục tiêu: 
- Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó từng hàng.
- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong 1 nhóm các số có bốn chữ số, số lớn nhất bé nhất có bốn chữ số.
II) Các hoạt động dạy – học:
1) Giới thiệu bài
2) Hướng dẫn bài tập
Bài 1 Viết theo mẫu
- Gọi 1 em đọc bài mẫu
- HS làm bài, 1 em đọckết quả
VD: Ba nghìn năm trăm tám mươi sáu: 3586
 Bài 3: Điền số
-- HS làm bài, 1 em lên bảng
- HS nhận xét và đọc các dãy số
VD: a/ 4557, 4558, 4559,4560,4561,4561
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a/ Số lớn nhất có ba chữ số là: 999
b/ Số bé nhất có bốn chữ số là: 1000
c/ Các số tròn nghì từ 4000 dến 9000 là: 5000, 6000, 7000, 8000
- HS nhận xét và đọc các số
4)Hoạt động 3: Chấm bài – Nhận xét , dặn dò.
	- GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
-----------------------------------------------------
Tự học
Luyện viết: Âm thanh thành phố
I) Mục tiêu
- Nghe viết chính xác cả bài: Âm thanh thành phố
- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần khó.
II) Các hoạt động dạy học
1) Giới thiệu bài 
2) Hoạt động 1: HD HS viết 
GV đọc bài viết 
 2 HS đọc lại 
- Hằng ngày anh Hải nghe thấy những âm thanh nào?
- Tìm những từ ngữ tả âm thanh ấy?
 HS viết bảng con một số từ khó: rền rĩ, lách cách, vi- ô- lông, pi -a -nô , bét - tô - ven.
3) Hoạt động 2 HS viết bài 
- GV đọc cho HS viết và soát lỗi 
HS viết ,soát lỗi 
- GV chấm bài 
4) Cũng cố : Bình chọn bài viết đẹp 
 Nhận xét 
--------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 20 tháng 1 năm 2011
Tiếng anh
( GV chuyên dạy)
--------------------------------------------------------------
Tiếng anh
( GV chuyên dạy)
--------------------------------------------------------------
Âm nhạc
( GV chuyên dạy)
------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 21 tháng 1 năm 2010
Luyện toán bồi dưỡng
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS củng có một số dạng toán ( đại lượng và đo đại lượng) thông qua làm một số bài tập
II/ Các hoạt động dạy học:
GV: Ghi một số bài toán yêu cầu HS làm bài sau hướng dẫn đó chữa bài
Bài 1: Người ta cắt một thanh sắt dài 8m4dm thành 6 khúc sắt ngắn. Hỏi mỗi khúc sắt dài bao nhiêu dm? phải cắt mấy lần?
Bài giải
8m4dm = 84dm
Mỗi đoạn dài số dm là
84 : 6 = 14 ( dm)
Cắt 4 lần đầu mỗi lần được 1 đoạn, cắt lần thứ 5 được 2 đoạn
Vậy cắt tất cả số lần là
4 + 1 = 5 ( lần)
GV: Giới thiệu tổng quát Lấy số đoạn cần cắt trừ đi 1 ta được số lần cần cắt
Bài 2: Một khúc gỗ dài 2m 4dm, người ta cắt ra thành các chân ghế, mỗi chân ghế dài 4dm. Hỏi cắt được bao nhiêu chân ghế? Cắt mấy lần?
HS: Tương tự làm bài
Bài 3: Dũng cắt một sợi dây thành các đoạn dây ngắn hơn, mỗi đoạn dây cắt ra dài 3dm 5cm, Dũng cắt 5 lần thì hết đoạn dây. Hỏi đoạn dây lúc chưa cắt dài bao nhiêu xăngtimét?
GV: Hướng dẫn
5 lần cắt thì Dũng được bao nhiêu đoạn dây?
Vậy để tìm độ dài đoạn dây lúc chưa cắt ta làm cách nào?
HS: Làm bài
Bài giải
3dm 5cm= 35cm
Số đoạn Dũng đã cắt là
5 + 1 = 6 ( đoạm)
Đoạn dây lúc chưa cắt dài là
6 X 35 = 210 ( cm)
Đáp số: 210cm
Bài 4: Một tấm vải dài 2m 4dm. Muốn cắt lấy 6dm vải mà không dùng thước để đo thì làm thế để cắt cho đúng.
Bài giải
Ta có 3m 2dm = 24dm
24 : 6 = 4
Ta xếp tấm vải theo chiều dài thành 4 phần bằng nhâu( gấp đôi lại gấp đôi) cắt lấy 1 phần , ta được 6dm mét vải
Bài 5: Có một sợi dây dài 3m 2dm. Muốn cắt lấy một đoạn dài 4dm mà không dùng thước đo thì làm thế nào cắt cho đúng.
HS: Tương tự làm bài
Bài 6: Rùa và Thỏ cùng chạy đua trên một đoạn đường dài 120m. Thỏ chạy được 3m thì Rùa chạy được 1m nên thỏ chấp rùa chạy trước 80m. Hỏi ai đến đích trước?
GV: Hướng dẫn
Khi Thỏ bắt đầu chạy thì Rùa chạy bao nhiêu mét nũa dên đích?
Khi rùa chạy thêm 1m thì thỏ chạy thêm được bao nhiêu mét?
HS: Làm bài
Bài 7: cáo rượt thỏ, hai con cách nhau 6m. Thỏ nhảy một bước thì cáo cũng nhảy một bước, mỗi bước của thỏ dài 6dm, mỗi bước của cáo dài 8dm. Hỏi cáo phải nhảy bao nhiêu bước mới bắt đựơc thỏ?
Bài giải
6m = 6dm
Mỗi bước cáo nhảy hơn thỏ là
8 - 6 = 2 (dm)
Để bắt được thỏ cáo phải nhảy
60 : 2 = 30 ( bước)
Đáp số: 30 bước
GV: Nhận xét tiết học
--------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 22 tháng 1 năm 2010
Luyện tiếng việt
ôn Nhân hoá .Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi. Khi nào?
A) Mục đích, yêu cầu:
1. Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá.
2. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào
B) Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết ND BT2; Bảng lớp viết ND BT1, BT3.
C) Các hoạt động dạy - học:
1)Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
	-GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2)Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
a. Bài tập 1: 
	- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. HS làm việc cá nhân 
- Gọi 3 em lên bảng đọc bài làm của mình, HS nhận xét
GV kết luận: Con Đom Đóm trong bài thơ được gọi bằng anh là từ dùng để gọi người , tính nết và hoạt động của đom đóm được tả bằng những từ ngữ	 chỉ tính nết và hoạt động của con người. Như vậy là con đom đóm đã được nhân hoá.
b. Bài tập 2:
	HS nêu yêu cầu của bài; Tìm hình ảnh nhân hoá.
VD: Cò Bợ được gọi bằng chị, được tả như tả người ru con
c. Bài tập 3 Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi: Khi nào
d. Bài tập 4: Trả lời câu hỏi
- GV các câu hỏi lên bảng
- Gọi HS đọc câu hỏi
- HS làm vào vở, GV chấm	
3) Bài tập làm thêm:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
 Con cò già ngước cặp mắt đầy nhẫn nhục và sầu não lên nhìn lão Khúng.Lão cũng chả biết nói gì với con vật, lại càng không thể trách móc, lão chỉ đưa mắt nhìn người bạn làm ăn thân thiết bằng cái nhìn cuãng đầy sầu não và phiền muộn.
Câu 1: Gạch dưới câu văn sử dụng phép nhân hoá
Câu 2: Tại sao con bò già lại có cử chỉ như người vậy?
A. Vì con vật đã ở với lão Khúng từ lâu nên lão Khúng coi như bạn.
B. Vì tác giả muốn nó giống người.
C. Vì tác giả nhầm nó là người.
4)Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
	GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà tập đặt và trả lời câu hỏi : Khi nào
--------------------------------------------------------
Luyện Toán
ôn Số 10 000. Luyện tập
I) Mục tiêu: Giúp HS
- Nhận biết số 10000 (hoặc 1vạn)
- Cũng cố về các số tròn nghìn, tròn trăn, tròn chục và thớ tự các số có bốn chữ số.
II) Các hoạt động dạy - học:
1/ Giới thiệu bài
2/ Thực hành. 
a) HS nêu y/c BT1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
HS làm bài - 1 em lên bảng
HS nhận xét và đọc số 
b) HS nêu y/c BT2 : Viết số thích hợp vào mỗi vạch
HS làm bài - 1 em lên bảng
HS nhận xét và đọc số
c) HS nêu y/c BT3 : Viết sốthích hợp vào chỗ chấm 
Muốn tìm số liền trước ta làm thế nào?
Muốn tìm số liền sau ta làm thế nào?
VD: Số liền trước của số 4528 là 4527
Số liền sau của số 4528 là 4529 
d) HS nêu y/c BT4 : Điền số
3/ Bài tập làm thêm
a/ Dành cho HS trung bình – yếu
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a/ Các số tròn chục từ 9975 đến 9999 là : ..
b/ Các số tròn trăm từ 9700 đến 10 000 là: 
c/ Các số tròn nghìn từ 7000 đến 10 000 là: ..
Bài 2: Viết theo mẫu
4578 = 4000 + 500 + 70 + 8
2350 , 5689, 2091 , 4889, 3456 
b/ Dành cho HS khá giỏi
Bài 1: Số?
a/ Viết số lớn nhất có bốn chữ số
b/ Viết số lớn nhất có bốn chữ số khác nhau 
c/ Viết số bé nhất có bốn chữ số
d/ Viết số bé nhất có bốn chữ số khác nhau 
Bài 2: Tìm một số biết rằng lấy 1008 chia cho 4 lần số đó thì được thương bằng 7
Bài giải
4 lần số cần tìm là
1008 : 4 = 252 ( đơn vị)
Số cần tìm là
252 : 4 = 63 ( đơn vị)
Đáp số: 63
4) Cũng cố dặn dò:
- Gọi 1 em đọc số 10000
- Nhận xét tiết học
----------------------------------------------------
Tự học ( VSCN - VSMT)
Tác hại của phân, rác thải và một số việc làm có liên quan đến phân, rác trong cuộc sống hàng ngày
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Sự ô nhiễm môi trường do rác thải, phân và tác hại của rác thải, phân không được xử ký đung đối với sức khoẻ con người.
Kĩ năng: Những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải và phân ra đối với môi trường sống.
Thái độ: Có ý thức vứt rác và đi đại tiện đúng nơi quy định.
II/ Đồ dùng dạy học
Bộ tranh VSMT số 6 ( 8 tranh), số 7 ( 2 tranh), giấy Ao
III/ Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Tác hại của phân, rác
Cách tiến hành:
Bước 1: chia nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi
- Hãy nói cảm giác khi đi qua bãi rác, bãi phân? Phân rác có tác hại như thế nào?
Những sinh vật nào thường sống ở nơi có phân, rác chúng coá ảnh hưởng gì đối với sức khoẻ?
Bước 2: Các nhóm thảo luận và trình bày
GV - HS: Chốt ý
Hoạt động 2: NHững việc làm đúng và sai có liên quan đến phân, rác thải
Đồ dùng: Bộ tranh VSMT số 6 ( 8 tranh), số 7 ( 2 tranh), giấy Ao
Cách tiến hành:
Bước1: GV: Phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh VSMT số 6 ( 8 tranh), số 7 ( 2 tranh), giấy Ao. Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành theo phiếu sau
Việc làm đúng
Việc làm sai
Bước 2: Các nhóm tiến hành theo hướng dẫn của GV
Bước 3: Các nhóm đại diện trình bày và bổ sung
GV: Nhận xét tiết học
-------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_3_tuan_19.doc