Giáo án Lớp 3 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Ialy

Giáo án Lớp 3 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Ialy

1. Đọc thành tiếng

• Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :

 - PB : đông nghịt người, rít rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làn mưa bụi, rung rinh,.

 - PN : đông nghịt, bỗng sững lại, sắp nhơ, gửi ra, cuồn cuộn, tủm tỉm cười, xoắn xuýt hỏi, sửng sốt, hớn hở,.

• Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

• Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật.

2. Đọc hiểu

• Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt,.

• Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện cho ta thấy tình đoàn kết của thiếu nhi hai miền Nam - Bắc.

 

doc 134 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Ialy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 
Thứ hai ngày tháng năm 20 
TẬP ĐỌC
NẮNG PHƯƠNG NAM
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :
	- PB : đông nghịt người, rít rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làn mưa bụi, rung rinh,...
	- PN : đông nghịt, bỗng sững lại, sắp nhơ, gửi ra, cuồn cuộn, tủm tỉm cười, xoắn xuýt hỏi, sửng sốt, hớn hở,...
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật.
2. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt,...
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện cho ta thấy tình đoàn kết của thiếu nhi hai miền Nam - Bắc.
B - Kể chuyện
Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
bài tập đọc (phóng to nếu có thể).
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Tập đọc
1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút )
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Chõ bánh khúc của dì tôi.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài ( 1 phút )
- Yêu cầu HS mở SGK trang 75 và đọc tên chủ điểm mới.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và giới thiệu : Tranh vẽ những cảnh đẹp nổi tiếng của ba miền Bắc - Trung - Nam, đó là lầu Khuê Năm Các ở Quốc Tử Giám, Hà Nội, là cố đô Huế, là cổng chính chợ Bến Thành ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong hai tuần 12 và 13, các bài đọc Tiếng Việt của chúng ta sẽ nói về chủ điểm Bắc - Trung - Nam.
- Bài tập đọc đầu tiên chúng ta học trong chủ điểm Bắc - Trung - Nam là bài Nắng phương Nam. Qua bài tập đọc này chúng ta sẽ thấy được tình bạn thân thiết, đẹp đẽ giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc.
* Hoạt động 1: Luyện đọc ( 30 phút)
 Mục tiêu
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :đông nghịt, bỗng sững lại, sắp nhơ, gửi ra, cuồn cuộn, tủm tỉm cười, xoắn xuýt hỏi, sửng sốt, hớn hở,...
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt,...
 Cách tiến hành
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. 
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt).
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- GV giảng thêm về hoa đào (hoa Tết của miền Bắc), hoa mai (hoa Tết của miền Nam). Nếu có tranh thì cho HS quan sát tranh vẽ hai loại hoa này.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (7 phút )
 Mục tiêu 
HS trả lời được câu hỏi
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện 
 Cách tiến hành
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.
- Uyên và các bạn đang đi đâu ? Vào dịp nào ?
- Uyên và các bạn cùng đi chợ hoa để làm gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 của bài.
- Uyên và các bạn ra chợ hoa ngày Tết để làm gì ? 
- Vân là ai ? Ở đâu ?
- Ba bạn nhỏ trong Nam, tìm quà để gửi cho bạn mình ở ngoài Bắc, điều đó cho thấy các bạn rất quý mến nhau.
- Vậy, các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân? - Vì sao các bạn lại gửi cho Vân một cành mai ?
- Hoa mai là một loài hoa tiêu biểu cho miền Nam vào ngày Tết. Hoa mai có màu vàng rực rỡ, tươi sáng như ánh nắng phương Nam mỗi độ xuân về. Các bạn Uyên, Phương, Huê gửi cho Vân một cành mai với mong ước cành mai sẽ chở nắng từ phương Nam ra và sưởi ấm cái lạnh của miền Bắc. Cành mai chở nắng sẽ giúp Vân thêm nhớ, thêm yêu các bạn miền Nam của mình và tình bạn của các bạn càng thắm thiết.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận với bạn bên cạnh để tìm tên khác cho câu chuyện trong các tên gọi : Câu chuyện cuối năm, Tình bạn, Cành mai Tết.
* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài ( 6 phút )
 Mục tiêu 
Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật.
 Cách tiến hành
- GV hoặc HS khá chọn đọc mẫu một đoạn trong bài.
- Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc theo vai.
- Gọi 2 nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
 - Đọc Bắc - Trung - Nam.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.
- Nè, / sắp nhỏ kia,/ đi đâu vậy ?//
- Tụi mình đi lòng vòng / tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân.//
- Những dòng suối hoa / trôi dưới bầu trời xám đục / và làn mưa bụi trắng xoá.//
- Một cành mai ? -// Tất cả sửng sốt,/ rồi cùng kêu lên -/ Đúng !/ Một cành mai chở nắng phương Nam.//
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Uyên và các bạn đang đi chợ hoa vào ngày 28 Tết.
- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Để chọn quà gửi cho Vân.
- Vân là bạn của Phương, Uyên, Huê, ở tận ngoài Bắc.
- Các bạn quyết định gửi cho Vân một cành mai.
- HS tự do phát biểu ý kiến : Vì theo các bạn, cành mai chở được nắng phương Nam ra Bắc, ngoài ấy đang có mùa đông lạnh và thiếu nắng ấm./ Vì mai là loài hoa đặc trưng cho Tết của miền Nam, giống như hoa đào đặc trưng cho Tết ở miền Bắc.
- HS thảo luận cặp đôi, sau đó phát biểu ý kiến, khi phát biểu ý kiến phải giải thích rõ vì sao em lại chọn tên gọi đó.
+ Chọn Câu chuyện cuối năm vì câu chuyện xảy ra vào cuối năm.
+ Chọn Tình bạn vì câu chuyện ca ngợi tình bạn gắn bó, thân thiết giữa các bạn thiếu nhi miền Nam với các bạn thiếu nhi miền Bắc.
+ Chọn Cành mai Tết vì các bạn Phương, Uyên, Huê quyết định gửi ra Bắc cho Vân một cành mai, đặc trưng của cái Tết phương Nam.
- Mỗi nhóm 4 HS luyện đọc bài theo vai : người dẫn chuyện, Uyên, Phương, Huê.
- 2 nhóm lần lượt đọc bài, cả lớp theo dõi để chọn nhóm đọc tốt.
Kể chuyện
Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu 
 Mục tiêu 
Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 Cách tiến hành
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các bức tranh minh hoạ.
- GV gọi 2 HS khá kể mẫu nội dung tranh 3, 1 trước lớp.
* Hoạt động 5 : Kể theo nhóm ( 9 phút ) 
 Mục tiêu 
Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 Cách tiến hành
- Yêu cầu HS kể theo nhóm
* Hoạt động 6 : Kể trước lớp ( 9 phút ) 
 Mục tiêu 
Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 Cách tiến hành
- Tuyên dương HS kể tốt.
- 2 HS đọc yêu cầu 1, 2 trang 86, SGK.
- HS phát biểu ý kiến về cách sắp xếp, cả lớp thống nhất sắp xếp theo thứ tự : 3 - 1 - 4- 2.
- Theo dõi và nhận xét phần kể của bạn.
- Mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt từng em kể về 1 bức tranh trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất
Củng cố, dặn dò ( 4 phút )
- Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện trên.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- HS tự do phát biểu ý kiến : 
Xúc động vì tình bạn thân thiết giữa ba bạn nhỏ miền Nam với một bạn nhỏ miền Bắc./ Xúc động vì các bạn nhỏ miền Nam thương miền Bắc đang chịu giá lạnh, muốn gửi ra Bắc một chút nắng ấm.
TOÁN : Tiết 56:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
* Giúp h/s:
- Biết thực hành nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.
- Áp dụng nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số để giải các bài toán có liên quan.
- Củng cố bài toán và gấp 1 số lên nhiều lần, giảm 1 số đi nhiều lần.
- Củng cố về tìm số bị chia chưa biết trong phép chia.
II. Đồ dùng dạy học.
- Phấn màu, bảng phụ.
III. Phương pháp.
- Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích giảng giải, thực hành luyện tập.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 4 học sinh lên bảng thực hiện phép tính.
- Chữa bài, ghi điểm.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu giờ học, ghi tên bài lên bảng.
b. Hướng dẫn luyện tập.
* Bài 1:
- G/v kẻ nội dung bài 1 lên bảng.
- Bài y/c làm gì?
- Y/c h/s làm bài.
- Chữa bài ghi điểm.
* Bài 2:
- Nêu thành phần chưa biết trong phép tính.
- Nêu cách tình SBC?
- Y/c h/s làm bài.
- Chữa bài, ghi điểm.
* Bài 3:
- Y/c h/s thự làm bài.
Tóm tắt.
1 hộp: 120 cái kẹo.
4 hộp: ? cái kẹo.
- G/v nhận xét ghi điểm.
* Bài 4:
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết sau khi lấy 185 l dầu từ 3 thùng thì còn lại bao nhiêu lít dầu, ta phải biết điều gì trước?
- Y/c h/s tự làm bài tiếp.
- G/v theo dõi h/s làm bài, kèm h/s yếu.
- G/v nhận xét ghi điểm.
- Hát.
- 4 h/s lên bảng.
124
 X 2
248
218
X 3
654
105
X 5
525
102
X 8
816
- H/s nhận xét ghi điểm.
- H/s lắng nghe, nhắc lại đầu bài.
- H/s kẻ vào vở.
- Y/c tính tích của 2 thừa số đã cho.
- H/s làm vào vở, h/s nối tiếp đọc chữa bài.
Thừa số
Thừa số
Tích
423
2
846
210
3
630
105
8
840
241
4
964
170
5
850
234
3
702
- H/s nhận xét.
- 1 h/s đọc đề bài, lớp đọc thầm.
- X là số bị chia.
- H/s làm vào vở, 2 h/s lên bảng làm bài.
X : 3 = 213
 X = 213 x 3
 X = 639
X : 5 = 141
 X = 141 x 5
 X = 705
- Đổi vở kiểm tra chéo nhau, nhận xét bài trên bảng.
- 2 h/s đọc yêu cầu.
- H/s làm bài vào vở, 1 h/s lên bảng t2, 1 h/s giải.
Bài giải.
Cả 4 hộp có số kẹo là.
120 x 4 = 480 (cái kẹo)
Đáp số: 480 cái kẹo.
- H/s nhận xét.
- 2 h/s đọc đề bài.
- Tính số dầu còn lại sau khi lấy 185 l 
- Ta phải biết lúc đầu có bao nhiêu lít dầu
- Hs làm vào vở, 1 hs lên bảng giải
Bài giải
Số lít dầu có trong 3 thùng là:
125 x 3 = 375 (l )
Số lít dầu còn lại là:
375 – 185 = 190 ( l )
Đáp số: 190 l dầu
4. Củng cố, dặn dò.
- Y/c h/s về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày tháng năm 2011
T ... 
-cac khổ thơ viết cách nhâu 1 dòng .
-Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và lùi vào 2 ô
.
HS nêu :
Mỗi ngày ,dièu biếc ,êmđềm ,trăng tỏ,..
3 HS lên bảng viết cả lớp viết vào bảng con.
HS nghe đọc viết lại bài thơ .
HS đôir vở cho nhau và dùng viết chì để soát lỗi cho nhau.
1HS đọc.
3 HS lên bảng làm bài HS làm vào VBT
HS NX cả lớp theo dõi và tự sửa lỗi của mình.
1HS đọc 
 2HS thực hiện hỏi đáp .
thực hiện trên lớp
HS chỉ vào tranh và minh hoạ
HS theo dõi
************************************
TOÁN : $ 79
 TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC ( TIẾP )
I. Mục tiêu:
 Giúp hs:
- Biết cách tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
- Ap dụng cách tính giá trị của biểu thức để nhân xét giá trị đúng, sai của biểu thức
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ )
- Gọi hs lên bảng làm bài 1,2,3,4/86 VBT
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động : Hướng dẫn thực hiện tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia (13’)
 Mục tiêu:
 Biết cách tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
 Cách tiến hành:
- Viết lên bảng 60 + 35 : 5 và y/c hs đọc biểu thức này
- Y/c hs suy nghĩ để tính giá trị của biểu thức trên
- Nêu: Khi tính giá trị của các biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện thì ta thực hiện phép tính nhân chia trước, cộng trừ sau
- Vậy trong hai cách tính trên, cách thứ nhất làm các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải là sai, cách thứ hai thực hiện phép chia trước rồi mới thực hiện phép cộng là đúng
- Y/c hs nêu lại cách tính giá trị của biểu thức trên
- Y/c hs áp dụng quy tắc vừa học để tính giá trị của biểu thức 86 -10 x 4
- Y/c hs nhắc lại cách tính của mình
* Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành (13’)
 Mục tiêu:
 Cách tiến hành:
* Bài 1
- Nêu y/c của bài toán và y/c hs làm bài
- Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 2
- Hướng dẫn hs tính giá trị của biểu thức, sau đó mới đối chiếu với SGK để biết biểu thức đó được tính đúng hay sai rồi mới ghi Đ hay S vào ô trống
- Y/c hs tìm nguyên nhân của các biểu thức bị tính sai và tính lại cho đúng
* Bài 3
- Gọi 1hs đọc đề bài
- Y/c hs làm bài
- Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 4
- Y/c hs thảo luận cặp đôi để xếp hình
* Hoạt động cuối : Củng cố,dặn dò ( 5’) 
- Cô vừa dạy bài gì ?
- Về nhà làm bài 1, 2, 3/87
- Hs có thể tính
 60 + 35 : 5 = 95 : 5
 = 19
hoặc
 60 + 35 : 5 = 60 + 7
 = 67
- Nhắc lại quy tắc
- Hs cả lớp làm bảng con
 86 – 10 x 4 = 86 – 40
 = 46
- Hs làm vào vở, 6 hs lên bảng làm bài
- Làm bài
- Các biểu thức tính đúng là:
 37 – 5 x 5 =12
 180 : 6 + 30 = 60
 282 – 100 : 2 =232
 30 + 60 x 2 = 150
- Các biểu thức tính sai là:
 30 + 60 x 2 = 180
 282 -100 : 2 = 91
 13 x 3 – 2 = 13
 180 + 30 : 6 = 35
- Do thực hiện sai quy tắc (tính từ phải sang trái mà không thực hiện phép nhân, chia trước, cộng trừ sau). Sau đó hs tính lại
- Hs làm vào vở,hs lên bảng làm bài
 Giải:
Cả mẹ và chị hái được số táo là:
 60 + 35 = 95 (quả)
Mỗi hộp có số táo là:
 95 : 5 = 19 (quả)
 Đáp số:19 quả
====================================
Thứ sáu ngày tháng năm 20 
BÀI 15: TẬP LÀM VĂN
NGHE KỂ: KÉO CÂY LÚA LÊN – TỪ NGỮ NÓI VỀ THÀNH THỊ
I. MỤC TIÊU
Nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên. Biết nghe và nhận xét lời bạn kể.
Kể được những điều em biết về nông thôn và thành thị dựa theo gợi ý. Nói thành câu, dùng từ đúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Nội dung gợi ý của câu chuyện và của bài tập 2 viết sẵn trên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện Giấu cày, 1 HS đọc đoạn văn kể về tổ của em.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
Trong giờ Tập làm văn này các em sẽ nghe và kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên. Sau đó dựa vào gợi ý kể lại những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
2.2. Hướng dẫn kể chuyện
- GV kể câu chuyện 2 lần, sau đó nêu các câu hỏi gợi ý cho HS trả lời để nhớ nội dung truyện.
- Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu: chàng ngốc đã làm gì?
- Về nhà, anh chàng nói gì với vợ?
- Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo?
- Câu chuyện này đáng cười ở điểm nào?
- Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu HS thực hành kể chuyện theo cặp.
- Gọi 2 đến 3 HS kể lại câu chuyện.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2.3. Kể về thành thị hoặc nông thôn
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó gọi HS khác đọc gợi ý.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và lựa chọn đề tài viết về nông thôn hay thành thị.
- Gọi 1 HS khá dựa theo gợi ý kể mẫu trước lớp.
- Yêu cầu HS kể theo cặp.
- Gọi 5 HS kể trước lớp, theo dõi và nhận xét cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên, viết lại những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn thành một đoạn văn ngắn.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Theo dõi câu chuyện.
- Chàng ta lấy tay kéo cây lúa nhà mình lên cao hơn cây lúa nhà người.
- Anh ta nói: “Lúa của nhà ta xấu quá. Nhưng hôm nay tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa ở ruộng bên rồi.”
- Vì chàng ngốc kéo cây lúa lên làm rễ cây bị đứt và cây chết héo.
- Chàng ngốc thấy lúa nhà mình xấu hơn lúa nhà người đã kéo cây lúa lên vì chàng tưởng làm như thế giúp cây lúa mọc nhanh hơn, ai ngờ cây lúa lại chết héo.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Kể chuyện theo cặp.
- 2 HS đọc bài theo yêu cầu.
- Đọc thầm gợi ý và nêu đề tài mình chọn.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Kể cho bạn bên cạnh nghe những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
Ví dụ về bài tập 2:
Nghỉ hè, em được bố mẹ cho về quê chơi. Quê em có cánh đồng rộng mênh mông cò bay thẳng cánh. Dòng sông Nhuệ bốn mùa xanh mát chảy ven làng em. Nhà cửa ở quê không cao và san sát như nhà thành phố. Nhà nào cũng có vườn cây. Không khí ở quê thật trông lành và mát mẻ. Khi về thành phố, em cứ nhớ mãi những buổi chiều được cùng các bạn cưỡi trâu, thả diều trên đê.
TOÁN: Tiết 80 
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 Giúp hs: củng cố và rèn luyện kĩ năng tính giá trị của các biểu thức có dạng: chỉ có phép tính cộng, trừ; chỉ có phép tính nhân, chia; có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Kiểm tra các bài 1,2,3/87 VBT
- Nhận xét cho điểm
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành (12’)
Mục tiêu:
Củng cố và rèn luyện kĩ năng tính giá trị của các biểu thức có dạng :chỉ có phép tính cộng , trư ; chỉ có phép tính nhân, chia; có các phép tính cộng, trừ, nhân , chia
Cách tiến hành:
* Bài 1
- 1hs nêu y/c 
- Hướng dẫn :Khi thực hiện tính giá trị của mỗi biểu thức, em cần đọc kĩ biểu thức để xem biểu thức có những dấu tính nào phải áp dụng vào quy tắc nào để tính cho đúng 
- Y/c hs nhắc lại cách tính 2 biểu thức trong phần a)
- Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 2
- Y/c hs nêu y/c của bài
- Hs làm bài vào vở
- Y/c hs nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức khi có các phép tính cộng trừ nhân chia
* Bài 3
- 1hs nêu y/c 
- Y/c hs làm bài
- Cho hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- Chữa bài
* Bài 4
- 1hs nêu y/c 
- Hướng dẫn : đọc biểu thức , tính giá trị của biểu thức ra giấy nháp,tìm số chỉ giá trị của biểu thức có trong bài, sau đó nối biểu thức với số đó
 * Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’) 
- Cô vừa dạy bài gì ?
- Về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức 
- Về nhà làm bài 1, 2, 3/85 
- Hs làm vào vở, 4hs lên bảng làm bài
a) 125 – 85 + 80 = 40 + 80 
 = 120
 21 x 2 x 4 = 42 x 4 
 = 168
b) 68 + 2 – 10 = 100 – 10 
 = 98
 147 : 7 x 6 = 21 x 6
 = 126
- Hs làm vào vở, 4hs lên bảng làm bài
 a) 81 : 9 + 10 = 9 + 10 
 = 19
 20 x 9 : 2 = 180 : 2
 = 28
 11 x 8 – 60 = 88 – 60
 = 28
 12 + 7 x 9 = 12 + 6 
 = 75
- Hs tự làm bài
- Luyện tập
***************************************
THỂ DỤC: $ 32
 ÔN BÀI TẬP RLTT VÀ KNVĐCB - ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ 
 I / MỤC TIÊU : 
	- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải, trái. Chơi trò chơi “Con cóc là cậu ông Trời”. 
 - Thực hiện động tác tương đối chính xác. Biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
	- Trật tự, kỷ luật, tích cực tập luyện. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
	- Giáo viên : Chuẩn bị 1 còi. 
	- Học sinh : Trang phục gọn gàng. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Khởi động : Xoay các khớp cơ bản. (2 phút) 
Kiểm tra bài cũ : Tập 2 động tác đã học. (1 phút) 
Bài mới : 
Giới thiệu bài : ÔN BÀI TẬP RLTT VÀ KNVĐCB - ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ (1 phút)
Các hoạt động :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
* Hoạt động 1 : Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải, trái. 
* Mục tiêu : Thực hiện động tác tương đối chính xác. 
* Cách tiến hành :
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số: 
+ Tập từ 3 lần liên hoàn các động tác, Mỗi lần tập CS chọn các vị trí đứng khác nhau để tập hợp. Chia tổ tập luyện. 
- Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải, trái: 
Cả lớp cùng thực hiện dưới sự điều khiển của CS. Khi HS tập GV chú ý sửa chữa động tác chưa chính xác và hướng dẫn cách khắc phục. 
* Mỗi tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải, trái. HS nhận xét.
- Nhận xét : GV nhận xét.
* Hoạt động 2 : Chơi trò chơi “Con cóc là cậu ông Trời”.
* Mục tiêu : Biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
* Cách tiến hành :
- GV nêu tên trò chơi, rồi giải thích cách chơi. Cho chơi thử, chơi chính thức có phân thắng thua. 
- Nhận xét : GV nhận xét.
4 hàng ngang 
Tổ trưởng điều khiển 
4 hàng dọc.
 4. Củng cố : (4 phút) 
	- Thả lỏng. 
	- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài. 
IV/ Hoạt động nối tiếp : (2 phút) 
	- Biểu dương học sinh học tốt, giao bài về nhà. 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 SINH HOẠT TUẦN 16
I/ MỤC TIÊU
	Nhận xét công tác trong tuần. Rút ra ưu, nhược để phát huy điểm tốt, khắc phục điểmn yếu.
	Giáo dục HS tính tự quản phát huy tính tự giác, làm chủ tập thể.
I/ LÊN LỚP
 1. Nhận xét các hoạt động trong tuần.
	Ưu điểm:	
	Nhược điểm:	
 2. Kế hoạch tuần tới
	 Ký duyệt giáo án tuần 
	Ngàythángnăm 20 
	 Khối trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 12.doc