Giáo án dạy học tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 23

Giáo án dạy học tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 23

Gọi 2 Hs lên bảng thực hiện:

 1203 x 3 1071 x 5

- Quy trình thực hiện tính nhân dọc. Thực hiện lần lượt từ phải sang trái.

- HS đặt tính rồi tính, GV gọi 1 HS nêu miệng.

- GV nhắc lại:

 + Lần 1: Nhân ở hàng đơn vị có kết quả vượt qua 10, nhớ sang lần 2.

 + Lần 2: Nhân ở hàng chục rồi cộng thêm phần nhớ.

 + Lần 3: Nhân ở hàng trăm có kết quả vượt qua 10, nhớ sang lần 4.

 + Lần 4: Nhân ở hàng nghìn rồi cộng thêm phần nhớ.

 

doc 30 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 675Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:23
Lịch báo giảng (lớp 3A)
Từ ngày 14 tháng 2 đến ngày18 tháng 2 năm 2011
Buổi sáng
Thứ
ngày
ngày
Tiết
Môn
PP
CT
Tên bài dạy
Đồ dùng
2
14/2
1
Chào cờ
2
Toán
Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
3
T .Công
GV chuyên
4
TĐ
Nhà ảo thuật
Tranh SGK
5
TĐ-KC
Nhà ảo thuật
Tranh SGK
3
15/2
1
T D
TC : Chuyển bóng tiếp sức
Bóng
2
Toán
Luyện tập
3
TNXH
Lá cây.
Tranh SGK
4
C.Tả
Nghe viết : Nghe nhạc
Vở BT
4
16/2
1
T Đ
Chương trình xiếc đặc sắc.
Tranh SGK
2
Toán
Chia số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
3
TN XH
Khả năng kì diệu của lá cây.
Tranh SGK
4
T.Viết
Ôn chữ hoa Q
Bộ chữ
5
17/2
1
T D
TC: Chuyển bóng tiếp sức 
Bóng
2
Toán
Chia số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. tt
3
LTVC
Nhân hoá;Ôn cách đặt và TLCH như ...
Vở BT
4
C. Tả
Nghe viết: Người sáng tác Quốc ca VN
Vở BT
6
18/2
1
Toán
Chia số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. tt
2
M. T 
GV chuyên
3
TLV
Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
Tranh
4
Đ Đức
Tôn trọng đám tang.( T1)
HĐTT
Tuần: 23
buổi chiều
Thứ
ngày
ngày
Tiết
Môn
PP
CT
Tên bài dạy
Đồ dùng
2
14/2
1
2
Nghỉ
3
3
15/2
1
T .Học
2
T. Anh
GV chuyên
3
 T. Anh
4
16/2
1
L -Toán
Luyện tập.
2
L. TV
Ôn nói, viết về người lao động trí óc.
3
Tự học
Luyện chữ
5
17/2
1
L T
Ôn chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ
2
L. TV
Ôn nhân hoá, ôn cách đặt và TLCH như 
3
HĐTT
Vệ sinh cá nhân ( Bài 4)
6
18/2
1
T Học
2
L ÂN
GV chuyên
3
 nhạc
Những điều lưu ý trong tuần:
Tuần 23
Thứ 2 ngày 14 tháng 2 năm 2011
Toán
Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (tiếp)
I/ Mục tiêu: 
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần không liền nhau)
- Vận dụng trong giải toán có lời văn.
II/ Hoạt động dạy và học:
ND
HĐ của GV và HS
A/ Bài cũ: 
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn thực hiện phép nhân : 1427 x 3 = ?
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần không liền nhau)
3/ Thực hành: BT 1, 2, 3, 4 
* Chữa bài: 
*Củng cố, dặn dò: 
Gọi 2 Hs lên bảng thực hiện:
 1203 x 3 1071 x 5
- Quy trình thực hiện tính nhân dọc. Thực hiện lần lượt từ phải sang trái.
- HS đặt tính rồi tính, GV gọi 1 HS nêu miệng.
- GV nhắc lại: 
 + Lần 1: Nhân ở hàng đơn vị có kết quả vượt qua 10, nhớ sang lần 2.
 + Lần 2: Nhân ở hàng chục rồi cộng thêm phần nhớ.
 + Lần 3: Nhân ở hàng trăm có kết quả vượt qua 10, nhớ sang lần 4.
 + Lần 4: Nhân ở hàng nghìn rồi cộng thêm phần nhớ.
- Gọi HS đọc yêu cầu từng BT.
- GV theo dõi , hướng dẫn thêm. HS làm bài.
a- Bài 1, 2: Luyện tập cách nhân. Mỗi phép nhân đều có 1-2 lần nhớ.
b- Bài 3: Rèn luyện kỹ năng giải toán đơn về phép nhân.
c- Bài 4: - 1 HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
 - 1 HS lên bảng giải.
GV nhận xét giờ học.
Thủ công
GV chuyên
--------------------------------------------------------
Tập đọc - Kể chuyện
Nhà ảo thuật
I/ Mục tiêu: 
 Tập đọc
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung: Khen ngợi hai chị em Xô - phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* GD kĩ năng sống: Thể hiện sự cảm thông ( HĐ Tìm hiểu bài)
Kể chuyện
Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ truyện.
III/ Hoạt động dạy và học:
ND
HĐ của GV và HS
A/ Bài cũ: 
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2/ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: 
- Hiểu nội dung: Khen ngợi hai chị em Xô - phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
4/ Luyện đọc lại:
Kể chuyện.
Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
*Củng cố, dặn dò: 
2 HS đọc bài Cái cầu và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
a- GV đọc toàn bài.
b- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
Hướng dẫn HS luyện đọc từng đoạn và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Vì sao chị em Xô- phi không đi xem ảo thuật?
- Hai chị em đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào?
- Vì sao 2 chị em không chờ chú Lý dẫn vào rạp.
- Vì sao chú Lý tìm đến nhà Xô- phi và Mác.
- Theo em, chi em Xô- phi đã được xem ảo thuật chưa?
 - 3 HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của truyện.
1/ Giáo viên nêu nhiệm vụ.
2/ Hướng dẫn HS kể lại từng đoạn của truyện theo tranh:
- HS quan sát tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh.
- GV nhắc lại HS: Khi nhập vai mình là Xô - phi (hay Mác) em phải tưởng tượng chính mình là bạn đó. Lời kể phải nhất quán từ đầu đến cuối. Từ xưng hô : Tôi hoặc em .
- 1 HS khá giỏi nhập vai kể mẫu 1 đoạn.
- 4 HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Các em học được ở Xô- phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào?
- Truyện khen ngợi 2 chi em. Truyện còn ca ngợi ai?
- Nhận xét giờ học.
Thứ ba, ngày 15 tháng 2 năm 2011
Thể dục 
Trò chơi: Chuyển bóng tiếp sức
I/ Mục tiêu: 
 - Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức
II/ Địa điểm- Phương tiện :
 - Còi, dây nhảy, bóng.
III/ Hoạt động dạy và học:
ND
HĐ của GV và HS
1/ Phần mở đầu :
Nhận lớp , khởi động
2/ Phần cơ bản :
Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
-ChơI trò chơi: Chuyển bóng tiếp sức
3/ Phần kết thúc :
 - GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu giờ học.
 - Tập bài thể dục phát triển chung 1 lần.
 - Chơi trò chơi : Đứng, ngồi theo lệnh.
 - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân:
 Chia học sinh trong lớp theo từng nhóm và cho HS tập luyện theo nhóm.
 - Chơi trò chơi: Chuyển bóng tiếp sức
 GV tập hợp HS thành 2- 4 hàng dọc và có số người bằng nhau, em đầu hàng cầm bóng, mỗi hàng là một đội thi đấu. GV nêu tên trò chơi, cho 1 nhóm HS ra làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi. Cho HS chơi thử 1 lần, sau đó chơi chính thức và chọn đội vô địch.
* Cách chơi: Khi có lệnh bắt đầu, những em đứng trên cùng của mỗi hàng nhanh chóng đưa bóng bằng 2 tay qua trái và ra sau cho người thứ 2. Cứ tiếp tục như vậy cho đến người cuối cùng. Đọi nào chuyển bóng về đích sớm thì đội đó thắng cuộc.
 - Chạy chậm thả lỏng và hít thở sâu.
 - GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét giờ học.
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu: 
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần không liền nhau)
- Biết tìm số bị chia, giải bài toán có hai phép tính.
II/ Hoạt động dạy và học:
ND
HĐ của GV và HS
A/ Bài cũ: 
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện tập : BT 1, 2, 3, 4 
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần không liền nhau)
- Biết tìm số bị chia, giải bài toán có hai phép tính.
* Chữa bài 
*Củng cố, dặn dò: 
2 HS lên bảng đặt tính rồi tính :
 1425 x 2 1508 x 4
 - Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập - GV hướng dẫn và giải thích thêm.
 - HS làm bài tập vào vở, GV theo dỗi và chấm bài.
a- Bài 1 : Yêu cầu HS đặt tính rồi tính
 - 2 HS lên bảng chữa bài ( mỗi em thực hiện 2 phép tính )
b- Bài 2: Thực hiện theo 2 bước :
 + Tính số tiền mua 4 quyển vở
 + Tính số tiền còn lại
c- Bài 3: Củng cố cách tìm số bị chia
 Cho HS nhắc lại cách tìm ( Lấy thương nhân với số chia )
x : 5 = 1308 x : 6 = 1507
 x = 1507 x 6
 x = 1308 x 5
 x = 6540
 x = 9042
d- Bài 4 : Củng cố về hình vuông ( chuẩn bị cho học về diện tích )
GV nhận xét giờ học.
Tự nhiên xã hội
Lá cây
I/ Mục tiêu: 
- Biết được cấu tạo ngoài của lá cây.
- Biết đựơc sự đa dạng về hình dạng, độ lớn và màu sắc của lá cây.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Các hình trong sgk: Sưu tầm 1 số loại lá cây.
III/ Hoạt động dạy và học:
ND
HĐ của GV và HS
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Biết được cấu tạo ngoài của lá cây.
- Biết đựơc sự đa dạng về hình dạng, độ lớn và màu sắc của lá cây.
* Hoạt động 2: Làm việc với vật thật:
*Củng cố, dặn dò: 
- Bước 1: Làm việc theo cặp:
GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 (sgk) kết hợp quan sát những lá cây mang đến lớp.
 + Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được.
 + Hãy chỉ đâu là cuống lá, phân loại 1 số lá cây.
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận:
 Lá cây thường có màu xanh lục, 1 số lá cây có màu đỏ hoặc vàng, lá cây thường có hình dạng và độ lớn khác nhau.
- Gv phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ Ao và băng dính. Nhóm trưởng điầu khiển các bạn sắp xếp lá cây và đính vào giấy theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau.
- Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại lá cây của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đẹp.
GV nhận xét giờ học.
Chính tả ( nghe viết )
Nghe nhạc
I/ Mục tiêu: 
- Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
- Làm đúng BT2 a/b
II/ Đồ dùng dạy học:
 3 tờ phiếu khổ to
III/ Hoạt động dạy và học:
ND
HĐ của GV và HS
A/ Bài cũ: 
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe viết :
- Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : HS làm bài 1a, 2a.
- Làm đúng BT2 a/b
*Củng cố, dặn dò:
2 HS lên bảng lớp viết :
 rầu rĩ, giục giã, dồn dập, dễ dàng
 - HS cả lớp viết vào nháp.
a- Hướng dẫn HS chuẩn bị :
 - GV đọc 1 lần bài chính tả ; 2- 3 HS đọc lại.
 + Bài thơ kể chuyện gì ?
 + Các chữ nào trong bài cần viết hoa ?
 - HS viết chữ khó vào nháp :
 mải miết, bỗng, giẫm, vút, réo rắt.
b- GV đọc bài cho HS viết.
c- Chấm, chữa bài.
 - GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
* Chữa bài tập :
a- Bài 1a : Mời 2 HS lên bảng thi làm bài nhanh. Sau đó đọc kết quả.
 - Lời giải : náo động, hỗn láo ; béo núc ních, lúc đó.
 b- Bài 2 : GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, 3 nhóm thi làm bài tiếp sức
 - HS nhận xét kết quả- GV kết luận nhóm thắng cuộc.
 GV nhận xét giờ học.
Buổi chiều
Tin hoc
( GV chuyên )
----------------------------------------------------
T. Anh( 2 tiết)
( GV chuyên )
---------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 16 tháng 2 năm 2011
Tập đọc 
Chương trình xiếc đặc sắc
I/ Mục tiêu: 
- ... i cõu cỏ , đi vắng nhà... tựy ý mà chế ra). Đoàn người lại đi và hỏt tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: - Cú ! Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi: 
- Rồng rắn đi đõu? 
Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời: 
- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con. 
- Con lờn mấy ? 
- Con lờn một 
- Thuốc chẳng hay 
- Con lờn hai. 
- Thuốc chẳng hay. 
...................................................... 
Cứ thế cho đến khi: 
- Con lờn mười. 
- Thuốc hay vậy. 
Kế đú, thỡ thầy thuốc đũi hỏi: 
+ Xin khúc đầu. 
- Những xương cựng xẩu. 
+ Xin khúc giữa. 
+ Xin khúc giữa
- Tha hồ mà đuụi. 
Lúc này thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng. 
Ngược lại người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản khung cho người thầy thuốc bắt được cỏi đuụi của mỡnh, trong lỳc đú cỏi đuụi phải chạy và tỡm cỏch nộ trỏnh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cựng thỡ người đú phải ra thay làm thầy thuốc. 
Nếu đang chơi dằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thỡ tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trũ chơi.
3/ Củng cố dặn dò
--------------------------------------------------------------
Luyện toán
ôn tập 
I/ Mục tiêu : Giúp HS:
HS biết vẽ một số hình tròn và trang trí hình tròn.
Biết làm các bài tập liên quan đến thời gian.
II/ Hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài 
 2- Luyện tập, thực hành : HS mở VBT trang24
 Bài 1 : GV hướng dẫn HS vẽ hình tròn.
- HS quan sát hình vẽ ở SGK và thực hành vẽ ,GV giúp đỡ những học sinh còn lúng túng .
- HS nêu lại cách vẽ hình tròn có bán kính cho trước .
- GV chọn một số bài mẫu để HS quan sát .
- Chấm chữa bài .
- GV nhận xét ,tuyên dương những HS vẽ đẹp .
 Bài 2 : HS nêu Y/C – Tô màu hình đã vẽ ở bài 1 
 - HD HD tự chọn màu và tô 
- GV chấm 1 số bài
3/ Bài tập làm thêm:	
a/ Dành cho HS yếu- trung bình	
Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S
- Các bán kính có độ dài bằng nhau
- Các đường kính có độ dài bằng nhau
- Độ dài bán kính bằng độ dài đường kính
- Độ dài bán kính bé hơn độ dài đường kính
- Độ dài bán kính lớn hơn độ dài đường kính
- Độ dài đường kính gấp 2 độ dài bán kính
- Độ dài bán kính bằng 1/2 độ dài đường kính
Bài 2: Vẽ đường tròn tâm O, bán kính 3cm 
Bài 3: Ngày 8 tháng 4 là ngày thứ 5. Hỏi ngày 12 tháng 5 là ngày thứ mấy? 
 A	 N
b/ Dành cho HS khá - giỏi
Bài 1: Đây là hình tròn tâm O 
 a/ Nêu tên các bán kính có trong hình? A B
b/ Nêu tên các đường kính có trong hình?
Bài 2: Vẽ đường tròn tâm O, bán kính 3cm 
Bài 3: Ngày 8 tháng 4 năm 2008 là ngày thứ 5. Hỏi ngày 12 tháng 5 là ngày thứ mấy?
4/ Củng cố – dặn dò
- Dặn HS về nhà tập vẽ hình tròn	
-------------------------------------------------------
Luyện tiếng việt
 Luyện đọc: Chiếc máy bơm
I/ Mục tiêu:
1) Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ địa phương dễ sai,các từ khó: ác - si- mét, ruộng nương, trục xoắn, cánh xoắn . Ngắt nghỉ đúng các câu. Đọc giọng nhẹ nhàng
 2. Rèn kỹ năng đọc-hiểu:
- Từ ngữ: Tính tới, tính lui, đinh vít. 
- Nội dung : Ca ngợi ác - si - mét nhà biết học biết cảm thông với lao đôn gj vất vả của những người nông dân. Bằng óc sáng tạo và lao động cần cù ông đã phát minh ra chiếc máy bơm đầu tiên. 
 II/ Đồ dùng dạy- học
-Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa . 
-Bảng viết sẵn câu cần hướng dẫn HS luyện đoc.
III/ Các hoạt động dạy học: 
1) Giới thiệu bài
2) Hoạt động 1: Luyện đọc
a) GV đọc toàn bài .HS theo dõi đọc thầm
b) HS đọc nối tiếp từng câu. GV chỉnh sửa cho những HS đọc sai
c) HS đọc nối tiếp từng đoạn 
- HD ngắt nghỉ một số câu.
- Kết hợp giải nghĩa 1 số từ khó: Tính tới, tính lui, đinh vít. 
 d) Chia nhóm luyện đọc: 3 em 1 nhóm
- Gọi các nhóm luyện đọc
- Cho HS đọc cả bài 
3) Hoạt động 2:Tìm hiểu bài
- Nông dân tưới nước cho ruộng nương vất vả như thế nào?
- ác - si - mét nghĩ gì khi thấy cảnh tượng đó?
- ác - si - mét nghĩ ra cách gì khi thấy cảnh tượng đó?
- Hãy tả lại chiếc máy bơm của ác - si - mét ?
- Đến nay chiếc máy bơm cổ xưa của ông còn được sử dụng như thế nào?
- Nhờ đâu chiếc máy bơm đầu tiên được ra đời?
4) Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- Cho HS xung phong đọc bài .
- HS nhận xét
5) Cũng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
-------------------------------------------------------------------
Luyện toán bồi dưỡng
I . Mục tiêu:
Củng cố các bài toán liên quan đơn vị đo thời gian
II . Bài tập:
GV ghi một số bài tập yêu cầu HS giải sau đó chữa bài.
Bài 1: Ngày mồng 2 tháng bảy là ngày thứ năm. Hỏi ngày cuối cùng của tháng bảy là ngày thứ mấy?
GV: Hướng dẫn 
- Tháng bảy có bao nhiêu ngày? ( 31 ngày)
- Từ ngày mồng 2 đến ngày 31 có bao nhiêu ngày?
HS: Làm bài
Bài giải
Tháng bảy có 31 ngày
Từ ngày mồng 2 đến ngày 31 có số ngày là
31 - 2 = 29 ( ngày)
Ta có 29 = 4 x 7 + 1
Ngày mồng 2 là ngày thứ năm nên ngày 31 là ngày thư sáu
Bài 2: Ngày thứ ba đầu tiên của một tháng là ngày 5. Hỏi ngày thứ thứ 3 cuối cùng của tháng đó là ngày mấy?
Bài giải
Ngày thứ ba đầu tiên của tháng đã cho là ngày thứ 5, nên ngày thứ 3 cuối cùng của tháng đó cách ngày thứ 3 đầu tiên 3 tuần ( Nếu cách 4 tuần sẽ rơi vào tháng sau)
Vậy ngày thứ ba cuối cùng của tháng đã cho là ngày:
3 + 7 x 3 + 26
Bài 3:ở một tháng hai có năm ngày thứ sáu. Hỏi ngày 28 tháng hai đó là ngày thứ mấy trong tuần?
Bài 4: Bạn Lan đúng 4 năm mới có một lần kỷ niện ngày sinh của mình. Đố em biết bạn Lan sinh ngày nào? tháng nào?
GV: Hướng dẫn
Bài giải
Ta biết cứ 4 năm mới có một năm nhuận, năm nhuận mới có 29 ngày tháng hai
Bạn Lan cứ 4 năm mới kỷ niệm sinh nhật của mình nên sinh nhật của bạn Lan là ngày 29 tháng hai
Bài 5: Từ ngày 12 tháng ba đến ngày 12 tháng tư có bao nhiêu ngày? Từ ngày 12 tháng tư đến ngày 12 tháng năm có bao nhiêu ngày?
GV: Hướng dẫn
- Tháng ba có bao nhiêu ngày?
- Tháng tư có bao nhiêu ngày?
Bài giải
Từ ngày 12 tháng ba đến ngày 12 tháng tư là một tháng mà tháng ba có 31 ngày nên từ 12 tháng ba đến ngày 12 tháng tư có 31 ngày
Từ ngày 12 tháng tư đến ngày 12 tháng năm là một tháng mà tháng ba có 30 ngày nên từ 12 tháng tư đến ngày 12 tháng năm có 30 ngày
Bài 6: Hùng đố Dũng " Thời gian từ bây giờ đến 3 giờ chiều bằng thời gian từ đầu ngày đến bây giờ. Đố bạn biết bây giờ là mấy giờ?Em hãy giúp bạn Dũng trả lời câu đố đó?
GV: Hướng dẫn 
- Một ngày có bao nhiêu giờ?
- 3 giờ chiều hay mấy giờ?
HS: Làm bài
Bài 7: Từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều cùng ngày thì kim giờ và kim phúp gặp nhau bao nhiêu lần?
Bài giải
Trong một giờ thì kim phút và kim giờ gặp nhau một lần, nhưng khoảng 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều thì kim giờ và kim phúp không gặp nhau
Thời gian từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều là
18 - 9 = 9 ( giờ)
Trong thời gian đó kim giờ và kim phút gặp nhau là
9 - 1 = 8 ( lần)
GV: Nhận xét tiết học
----------------------------------------------
Buổi chiều
Tin học
Phần 4:em tập vẽ
Bài 1: Tập tô màu.
A. Mục tiêu
	- Học sinh nhận biết được biểu tượng phần mềm đồ hoạ Paint trên màn hình.
	- Nhận biết hộp công cụ hộp màu
	- Thực hành tô màu theo mẫu
	- Rèn tính cẩn thận, yêu thích môn học.
B. Đồ dùng
	Giáo viên: Giáo án, tài liệu liờn quan, phũng mỏy.
	Học sinh: Kiến thức.
C. Các hoạt động dạy học trên lớp 
 Bài mới
Paint (đọc là pên) là phần mềm vẽ hình đơn giản.
Paint giúp ta tập tô màu, tập vẽ mà không cần giấy mực. 
Khởi động paint:
Nháy đúp chuột lên biểu tượng (hộp bút) trên màn hình nền.
Làm quen với hộp màu
Hộp màu nằm ở phía dưới màn hình của paint.
Hai ô bên trái hộp màu cho ta biết màu vẽ và màu nền.
Màu vẽ thường được dùng để vẽ các đường như: đường thẳng, đường cong.
Màu nền thường được dùng để tô màu cho phần bên trong của một hình.
Để chọn màu vẽ ta nháy nút trái chuột lên một ô màu trong hộp màu.
Để chọn màu nền em nháy nút phải chuột lên một ô màu trong hộp màu.
Tô màu
Để tô màu ta dùng công cụ: Tô màu 
Các bước thực hiện
B1: Nháy chuột chọn công cụ Tô màu trong hộp công cụ
B2: Nháy chuột chọn màu tô
B3: Nháy chuột vào vùng muốn tô màu.
Chú ý: Nếu tô nhầm, hãy nhấn giữ tổ hợp phím Ctrl + Z để lấy lại hình trước đó và tô lại.
Thực hành:
TH1: chọn các màu vẽ, màu nền khác nhau và quan sát sự thay đổi trong hộp màu.
TH2: Mở tệp Tomau1.bmp để tô màu đỏ cho phần bên trong của hình tròn.
TH3: Mở tệp Tomau2.bmp để tô màu cho ngôi nhà theo mẫu.
TH4: Mở tệp Tomau3.bmp để tô màu theo mẫu.
TH5: Mở tệp Tomau4.bmp để tô màu theo mẫu.
4/ Củng cố
	Nhận xét ưu, nhược điểm. 
5/ Hướng dẫn về nhà
	 	Xem kĩ lại các bài đã học
------------------------------------------------------------------
Tự học ( Học An toàn giao thông)
Bài 2: Giao thông đường sắt
I/ Mục tiêu:
HS nắm được đặc điển của giao thông đường sắt, những quy định bảo đảm an toàn GTĐS
HS thực hiện các quy định khi đi đường sắt cắt ngang đường bộ( có rào chắn và không có rào chắn)
Có ý thức không đi bộ hoặc chơi trên đường sắt, không ném đất đá hay vật cứng lên tàu
II/ Chuẩn bị:
Tranh ảnh, biển báo hiệu, bản đồ đường sắt
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Đặc điểm của giao thông đường sắt.
Để vận chuyển người và hàng hoá, ngoài các phương tiện ô tô, xe máy em nào biết còn có loại phương tiện nào?
Tàu hoả đi trên loại đường sắt:
Em nào đã đi được đi tàu hoả, em hãy nói sự khác nhau giữa tàu hoả và ô tô?
HS: Quan sát tranh ảnh
GV: - Vì sao tàu hoả phải có đường riêng?
Khi gặp nguy hiểm, tàu hoả có thể dừng ngay được không? vì sao?
GV: Chốt ý
Hoạt động 2: Giới thiệu hệ thống đường sắt nước ta
Em nào biết nước ta có đường sắt đi tới những đâu, từ Hà Nội đi được những tỉnh nào?
GV: Xem lược đồ và giới thiệu 6 tuyến đương sắt
Hoặt động 3: Những quy định đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang
GV:- Các em thấy đường sắt cắt ngang đường bộ chưa? ở đâu?
Khi tàu đến có chuông báo và rào chắn không?
Khi đi đường gặp tàu hoả chạy cắt ngang đường bộ thì em cần phải tránh thế nào?
GV: Giới thiệu biển báo GTĐS số 210 và 211
Khi tàu chạy qua, nếu đùa nghịch ném đất đá lên tàu sẽ như thế nào?
GV: Kết luận: Không đi bộ, ngồi chơi lên đường sắt. Không ném đá, đất vào đoàn tàu gây tai nạn cho người trên tàu
Hoạt động 4: Luyện tập
GV: Nêu một số câu hỏi HS trả lời
Củng cố
HS: Nhắc lại nội dung bài học
GV: Tổng kết, dặn dò
----------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_3_tuan_23.doc