Giáo án dạy học Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021

Giáo án dạy học Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021

3.2. Hướng dẫn thực hiện phép chia:

- Ghi lên bảng 236 : 5 = ? 648 : 3 = ?

- Y/c HS dựa vào cách thực hiện chia số có 2 chữ số cho số co 1 chữ số để tính.

- Y/c 2 HS làm bảng đính bài lên bảng và nêu cách thực hiện.

- Nhắc lại cách thực hiện.

- Khi thực hiện phép chia ta tiến hành theo mấy bước?

- Y/c cả lớp so sánh 2 phép chia trên.

- Để kiểm tra lại phép chia đúng hay sai ta làm thế nào?

- Y/c HS nhận xét về số dư của phép chia.

3.3. Luyện tập thực hành:

* Bài 1: (cột 1, 3, 4)

- Y/c HS tự làm bài.

- Y/c 2 HS trên bảng nêu cách thực hiện phép chia hết và phép chia có dư.

- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.

* Bài 2:

- Gọi HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Y/c HS tự làm bài.

 

docx 30 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 704Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày .. tháng.. năm .
TOÁN
 Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
I. Mục tiêu: 
- Biết đặt tính và tính số chia có 3 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết và chia dư).
II. Đồ dùng dạy học: bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định.
2. Kiểm tra.
- Ghi bảng và y/c HS tính 48 : 3 36 : 5 
- Nhận xét phần kiểm tra, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn thực hiện phép chia:
- Ghi lên bảng 236 : 5 = ? 648 : 3 = ?
- Y/c HS dựa vào cách thực hiện chia số có 2 chữ số cho số co 1 chữ số để tính.
- Y/c 2 HS làm bảng đính bài lên bảng và nêu cách thực hiện.
- Nhắc lại cách thực hiện.
- Khi thực hiện phép chia ta tiến hành theo mấy bước?
- Y/c cả lớp so sánh 2 phép chia trên.
- Để kiểm tra lại phép chia đúng hay sai ta làm thế nào?
- Y/c HS nhận xét về số dư của phép chia.
3.3. Luyện tập thực hành:
* Bài 1: (cột 1, 3, 4)
- Y/c HS tự làm bài.
- Y/c 2 HS trên bảng nêu cách thực hiện phép chia hết và phép chia có dư.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
* Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Y/c HS tự làm bài.
- Y/c HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
* Bài 3:
- Bài tập y/c gì?.
- Đính bảng phụ có mẫu và y/c HS đọc mẫu.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm của HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- Tiếp tục hoàn thành các bài tập. Nhận xét tiết học.
- 2 HS làm trên bảng và nêu cách thực hiện.
- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm nháp.
- Nhận xét và tự kiểm tra bài mình.
- 3 bước: đặt tính, tính, nêu kết quả.
- Cùng là phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số, nhưng một phép chia hết còn một phép chia có dư
- Lấy thương nhân với số chia được số bị chia (trong phép chia hết); lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư (phép chia có dư).
- Số dư luôn luôn nhỏ hơn số chia.
- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
- Lớp nhận xét bài làm của bạn và tự kiểm tra bài mình.
- 1 HS đọc đề trong SGK.
- Có 234 HS xếp hàng, mỗi hàng 9 HS
- Tất cả có bao nhiêu hàng.
- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
- Đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
- Viết theo mẫu.
- HS làm bài theo mẫu vào SGK.
- Tự chữa bài mình.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
ĐẠO ĐỨC
Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng ( tiết 2 )
I. MỤC TIÊU
 - Nêu được một số việc làm thể quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
 - Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
 * Không y/c HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm, có thể cho HS kể một số việc đã biết lien quan đến “ tình làng , nghĩa xóm”
II . CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm. 
 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, 
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠT HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG 
 - Kể chuyện. - Thảo luận nhóm.
VI . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
 - Phiếu giao việc.
 - Các câu ca dao, tục ngữ, tấm gương về chủ đề bài học.
 - Đồ dùng đề đóng vai.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
 1. Khám phá: GV nêu y/c bài học.
 2. Kết nối
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu thảo luận. Y/c các nhóm thảo luận đưa ra lời giải thích hợp lý cho mỗi ý kiến qua các tình huống sau :
 a) Bác Tư sống một mình, lúc bị ốm không có ai bên cạnh chăm sóc. Thương bác, Hằng nghỉ hẳn 1 buổi ở nhà để giúp bác làm công việc nhà. 
b) Thấy bà Ba vừa phải trông bé Bi vừa phải thổi cơm. Huy chạy lại xin được trông bé Bi giúp bà.
c) Chủ nhật nào Việt cũng giúp cu Tuấn con cô Hạnh ở nhà bên học thêm môn Toán.
d) Tùng nô đùa với các bạn trong khu tập thể, đá bóng vào cả quán nước nhà bác Lưu.
- GV cho các nhóm báo cáo.
- GVKL: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là việc làm tốt nhưng cần phải chú ý đến sức mình. Chỉ nên giúp những công việc hoàn toàn phù hợp và vừa sức với hoàn cảnh của mình.
* Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
- GV y/c : Em hãy nhận xét những hành vi, việc làm sau đây cho phù hợp đối với hàng xóm.
 a) Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm.
 .
- GV và cả lớp nhận xét, sửa sai.
- GVKL: 
3. Thực hành
Hoạt động 3: Tìm hiểu truyện “ Tình làng nghĩa xóm”
- GV kể chuyện cho HS nghe.
- Y/c cả lớp th luận : Trả lời các câu hỏi sau:
 + Em hiểu “ tình làng nghĩa xóm” được thể hiện trong câu chuyện này như thế nào ?
 + Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên ?
+ Ở khu phố, em đã làm gì để góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hàng xóm của mình ?
- GVKL: Mỗi người không thể sống xa gia đình, xa hàng xóm láng giềng. Cân quan tâm, giúp đỡ những người bên cạnh nhà đệ thắt chặt hơn mối quan hệ tốt đẹp này để có cuộc sống hoà thuận, yên vui, góp phần làm giàu đẹp cho đất nước.
4. Vận dụng
GV cho HS nhắc lại nội dung bài học.
-Về nhà các em thực hiện giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Chuẩn bị bài “Biết ơn thương binh, liệt sĩ.”
- Nhận xét tiết học.
-Nghe giới thiệu.
-HS chia nhóm và thảo luận theo y/c.
-Hằng làm thế là không đúng. Vì ta chỉ giúp hàng xóm trong điều kiện cho phép của mình. Hằng bỏ học để giúp bác là không nên mà hãy chọn cách tốt nhất cho thuận lợi hơn như Hằng có thể nhờ người lớn giúp đỡ.
-Huy làm như thế là đúng. Nhờ Huy giúp đỡ, bà Ba bớt vất vả hơn khi làm công việc của mình.
-Việc làm thế là đúng.. Cu Tuấn học giỏi Toán sẽ làm cho cả nhà vui., bố mẹ Việt cũng vui. Hai gia đình sẽ gắn bó hơn,.
-Tùng làm thế là sai. Tùng làm phiền lòng, thiệt hại tài sản của bác Lưu, sẽ làm mất tình làng xóm.
-Đại diện các nhóm báo cáo. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Nghe y/c. HS thảo luận nhóm đôi. Sau đó nêu ý kiến
-Việc làm đúng.
-Hành vi sai
-Nghe kể chuyện.
-HS cả lớp thảo luận.
-dù món quà cho bạn Vân rất nhỏ nhưng vì quý Vân mà mẹ chị Quỳnh vẫn mang cho.
-Em sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm của mình bằng những việc làm phù hợpnhư: trông giúp em, lấy hộ quần áo, chuyển thư,
-Đại diện các nhóm báo cáo. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Thực hiện theo y/c.
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Hũ bạc của người cha
I. MỤC TIÊU
 A/ Tập đọc:
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải. ( trả lời được các CH 1, 2, 3, 4).
B/ Kể chuyện
 - Sắp xếp lại tranh theo (SGK) đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.
II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Tự nhận thức bản thân.
 - Xác định giá trị.
 - Lắng nghe tích cực.
 III.CÁCPHƯƠNG PHÁP 
- Đặt câu hỏi - Trình bày ý kiến cá nhân.
 IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
 - Đoạn văn cần HD luyện đọc.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
Tiết 1
1. KTBC: Nhớ Việt Bắc
- Gọi HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
- Nhận xét phần kiểm tra.
2. Bài mới:
 a. Khám phá: GV nêu y.c bài học
 b. Kết nối
 b.1. Luyện đọc:
* GV đọc mẫu toàn bài;
* HD luyện đọc + giải nghĩa từ.:
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp. HD luyện đọc:
Nhắc HS đọc phân biệt lời nhân vật ( ông lão ) với lời kể.
- Cho HS đọc chú giải trong SGK. Cho HS đặt câu với từ: dúi, thản nhiên, dành dụm .
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc.
- Cho HS đọc cả bài.
 b.2. HD tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc thầm từng đoạn đoạn , hỏi theo các câu hỏi trong sgk
 Tiết 2 
c. Thực hành
c.1. Luyện đọc lại:
- GV đọc lại đoạn 3 và 4. HD HS đọc đoạn văn theo y/c.
- Cho HS đọc cả truyện
 Kể chuyện
1/ GV nêu nhiệm vụ: 
2/ HD HS kể chuyện:
 * Bài tập 1:
Gọi HS đọc y/c
- GV cho HS quan sát tranh. Y/c sắp xếp cho đúng thứ tự câu chuyện.
* Bài tập 2:
- Cho HS nêu y/c
- GV nêu y/c : Các em dựa vào tranh đã được sắp xếp đúng để kể lại từng đoạn, cả truyện.
- Cho HS kể trước lớp.
- Cho HS kể toàn truyện.
GV nhận xét.
d. Áp dụng
- Em thích nhân vật nào trong truyện này ? 
Vì sao ?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài: Nhà rông ở Tây Nguyên. Đọc thêm bài: Nhà bố ở.
- Nhận xét tiết học.
-HS trả bài theo y/c
-Nghe giới thiệu
-Theo dõi và quan sát tranh trong SGK
-HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn văn.
-HS đọc chú giải theo y/c. 
-HS đọc đoạn trong nhóm.
-Các nhóm thi đọc.
HS và GV nhận xét, chọn cá nhân, nhóm kể hay.
-1 HS đọc cả bài.
- HS cá nhân theo dõi trả lời
-HS luyện đọc đoạn 4; 5
-1 HS đọc cả truyện.
-Nghe y/c
-1 HS đọc y/c
-Quan sát 5 trang minh hoạ, nghĩ về nội dung từng tranh, tự sắp xếp lại các tranh.
-1 HS lên bảng sắp xếp lại tranh:
3 – 5 – 4 -1 – 2
-HS nêu y/c
-Lắng nghe.
-HS tập kể câu chuyện theo nhóm 5 em 
Cả lớp nhận xét, chọn bạn kể hay.
-1;2 HS kể cả truyện.HS nhận xét.
-Thích người bố nghiêm khắc, thông minh, biết dạy con,
Rút kinh nghiệm tiết dạy
Thứ 3 ngày .. tháng.. năm .
TOÁN
 Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (tt).
I. Mục tiêu: 
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ơ3 hàng đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học: bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định.
2. Kiểm tra.
- Ghi bảng và y/c HS tính 234 : 2 123 : 4 
- Nhận xét phần kiểm tra, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn thực hiện phép chia:
- Ghi lên bảng 560 : 8 = ? ; 632 : 7 = ?
 - Y/c HS đặt tính rồi tính.
- Y/c 2 HS làm bảng đính bài lên bảng và nêu cách thực hiện.
- Nhắc lại cách thực hiện.
- Khi thực hiện phép chia ta tiến hành theo mấy bước?
- Y/c cả lớp so sánh 2 phép chia trên.
3.3. Luyện tập thực hành:
* Bài 1: (cột 1, 2, 4)
- Bài tập y/c gì?
- Y/c HS tự làm bài.
- Y/c 2 HS trên bảng nêu cách thực hiện phép chia.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
* Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Một năm có bao nhiêu ngày?
- Mỗi tuần có bao nhiêu ngày?
- Muốn tìm một năm có bao nhiêu tuần ta làm sao?
- Y/c HS tự làm bài.
- Dùng bảng phụ có bài giải sẵn cho HS chữa bài.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
* Bài 3:
- Đính bảng phụ có 2 phép tính như SGK lên bảng.
- Hướng dẫn HS kiểm tra phép chia bằng cách thực hành chia.
- Y/c HS trả lời và cho biết đúng sai ở chỗ nào.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm của HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- Y/c HS nêu cách thực hiện phép chia và thử lại phép chia.
- Tiếp tục hoàn thành các bài tập. Nhận xét tiết học.
- 2 HS làm trên bảng, lớp làm nháp.
HÌNH ĐẶT TÍNH
- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm  ... c và nêu các chữ L.
- Chữ L gồm hai nét: nét 1 kết hợp của hai nét cơ bản (cong trái và lượn ngang), nét 2 là nét móc ngược trái.
- 1 HS đọc.
- Quan sát, nhận xét.
- Chữ L cao hai li rưỡi; các chữ còn lại cao một li.
- Bằng một con chữ o.
- Viết: Lê Lợi.
- 1 HS đọc.
- L.
- Chữ L, l, g, h cao hai li rưỡi; chữ t cao một li rưỡi; các con chữ còn lại cao một li.
- Viết trên bảng lớp, bảng con.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
***
I. MỤC TIÊU
 - Kể tên một số hoạt động nông nghiệp
 - Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp
 - Giới thiệu một hoạt đông nông nghiệp cụ thể.
 * Biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp lợi ích và một số tác hại ( nếu thực hiện sai) của các hoạt động đó.
 II . CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí các thông tin: 
- Tổng hợp các thông tin về các hoạt động nông nghiệp nơi mình sống.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠT HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG 
 - Hoạt động nhóm. - Thảo luận theo cặp. - Trưng bày triển lãm.
VI . PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
 - Các hình trang 58; 59 SGK.
 - Tranh ảnh về các hoạt động nông nghiệp.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
 1. Khám phá : GV nêu y/c bài học.
 2. Kết nối
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoạt động nông nghiệp.
-GV cho HS thảo luận theo 5 nhóm, quan sát 5 bức ảnh,và cho biết:
 N1: Ảnh chụp cảnh gì ?
 N2: Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình ?
 N3: Những hoạt động đó gọi chung là gì ?
 N4: Hoạt động trong hình mang lại lợi ích gì ?
 N5: Thế nào là hoạt động nông nghiệp ?
 -Cho các nhóm báo cáo.
- GVKL: Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, trồng lúa,được gọi là các hoạt động nông nghiệp. Hoạt động nông nghiệp rất quan trọng, cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, làm giàu cho đất nước.
3. Thực hành
 * Hoạt động 2: Hoạt động nông nghiệp ở địa phương em.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, với y/c : Các em hoàn thành phiếu sau:
Phiếu bài tập
Em hãy kể tên các hoạt động nông nghiệp nơi em đang sống ? ( hoặc em biết ) và các sản phẩm của hoạt động đó ?
Hãy dán những tranh ảnh về hoạt động nông nghiệp mà nhóm em sưu tầm được cho phù hợp với từng hoạt động (nếu có ) ?
- Mời đại diện các nhóm báo cáo.
- GV tổng kết các ý kiến của HS.
 + Vậy hoạt động nông nghiệp chính ở địa phương ta là gì ?
- GVKL: Những sản phẩm nông nghiệp đó không chỉ sử dụng phục vụ cho người dân địa phương mà còn trao đổi với những địa phươngg khác, có thể xuất khẩu ra ngoài nước như lúa, gạo, tôm cá,Làm tăng thu nhập kinh tế cho mỗi gia đình, cho đất nước.
4. Vận dụng
GV cho HS trưng bày các tranh ảnh về các hoạt động nông nghiệp cho cả lớp xem.( hoặc GV cho HS xem )
- Dặn HS về nhà xem lại bài . Chuẩn bị bài: Hoạt động công nghiệp, thương mại.
- Nhận xét tiết học.
-Nghe giới thiệu.
-HS chia nhóm và thảo luận theo y/c.
-
-Hoạt động nông nghiệp là các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng,
-Đại diện các nhóm báo cáo. Cac nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS thảo luận theo y/c, hoàn thành phiếu. TG 5’.
-Các nhóm báo cáo. Lớp nhận xét, bổ sung.
-Trồng trọt: trồng lúa, xoài.
-Thực hiện theo y/c
Rút kinh nghiệm tiết dạy
Thứ 6 ngày .. tháng.. năm .
TOÁN
 Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Biết làm tính nhân, tính chia (bước đầu làm quen với cách viết gọn) và giải toán có hai phép tính.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định.
2. Kiểm tra.
- Kiểm tra việc thực hành bảng chia.
- Nhận xét phần kiểm tra.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Luyện tập, thực hành:
* Bài 1: (a,c)
- Gọi HS đọc y/c bài tập trong SGK.
- Y/c HS nhắc lại cách thực hiện phép tính nhân.
- Y/c HS tự làm bài.
- 3 HS trên bảng vừa làm vừa nêu cách thực hiện.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
* Bài 2: (a,b,c)
- Bài tập y/c gì?
- Gọi 1 HS đọc mẫu.
- Y/c HS tự làm bài. 
- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
* Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài trong SGK.
- Vẽ sơ đồ đoạn thẳng lên bảng, hướng dẫn HS quan sát. 
HÌNH TRANG 76
- Bài toán y/c tìm gì?
- Quãng đường AC có mối quan hệ như thế nào với quãng đường AB & BC?
- Quãng đường AB dài bao nhiêu?
- Quãng đường BC dài bao nhiêu?
- Tính quãng đường BC.
- Y/c HS tự làm bài bằng nhiều cách khác nhau.
- Đính bảng phụ có 2 cách giải cho HS chữa bài.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm của HS.
* Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Y/c HS tự làm bài.
- Y/c HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm HS.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào?
- Khi thực hiện các phép tính nhân, chia ta làm theo mấy bước.
- Hoàn thành các bài tập còn lại.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo y/c của GV.
- Đặt tính rồi tính.
- 1 HS nêu.
- 3 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài của bạn.
- Đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
- Đặt tính rồi tính theo mẫu.
- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Tự kiểm tra bài mính.
- 1 HS đọc.
- Xác định quãng dường AB, BC, AC.
- Tìm quãng đường AC.
- Quãng đường AC chính là tổng của quãng đường AB & BC.
- AB dài 172m.
- BC gấp 4 lần AB.
- Lấy độ dài AB nhân 4.
- Tự chữa bài mình.
- 1 HS đọc.
- Dạng giải bằng 2 phép tính có liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
- Đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
- Tính độ dài mõi đường gấp khúc.
- Ta tính độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
Chính Tả tuần 15 tiết 2
Nghe - Viết : Nhà Rông Ở Tây Nguyên 
Phân biệt ưi/ươi; s/x; ât/âc
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức : Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày bài sạch sẽ, đúng qui định.
 	2. Kĩ năng: Làm đúng BT điền tiếng có vần ưi/ươi (điền 4 trong 6 tiếng). Làm đúng BT (3) a/b hoặc Bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.
 	3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh : Bảng con, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ.
- Nhận xét, đánh giá chung.
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
2. Các họat động chính :
a. Hđộng 1: Hướng dẫn HS chuẩn bị (15 phút)
* M tiêu: Giúp HS nghe vàviết đúng bài vào vở.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- Đọc một lần đoạn viết của bài: Nhà rông ở Tây Nguyên.
- Mời 1HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài thơ bằng hệ thống câu hỏi: 
+ Đoạn văn gồm mấy câu?
+ Những từ nào trong đoạn văn dễ viết sai chính tả?
- Cho HS tìm từ dễ viết sai và viết vào bảng con
- Đọc cho HS viết bài vào vở.
- Cho HS đổi vở bắt lỗi chéo 
- nhận xét bài viết của HS.
- HD HS chữa lỗi 
b. H động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (12 p)
* Mục tiêu: Giúp HS làm đúng bài tập trong SGK
* Cách tiến hành
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống ưi hay ươi
- Cho 1 HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS học nhóm đôi
- Dán 2 băng giấy, mời 2 nhóm (mỗi nhóm 4 HS) tiếp nối nhau lên bảng điền đủ từ
tưới cây cưởi ngựa
- Nhận xét, chốt lời giải đúng	
- YC HS chữa bài vào vở
Bài tập 3: Chọn phần b: Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau: bật, bậc; nhất, nhấc
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm vào vở.
- Cho 2 HS lên bảng thi làm nhanh
- Nhận xét, chốt lại.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Nhà Rông
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc lại.
- Học cá nhân
- Viết bảng con từ dễ sai
- Viết bài vào vở.
- Đổi vở bắt lỗi chéo
- Chữa lỗi chính tả
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Học nhóm đôi
- 2 nhóm tiếp nối nhau lên bảng làm.
- HS đọc lại kết quả theo lời giải đúng.
khung cửi
- Cả lớp chữa bài vào vở.
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS suy nghĩ làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng thi làm nhanh
- HS nhận xét.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
TẬP LÀM VĂN
Nghe - kể: Giấu cày. Giới thiệu về tổ em 
I. MỤC TIÊU
 - Nghe và kể lại được câu chuyện “Giấu cày”. ( không y/c HS làm BT1)
 - Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ mình ( BT2).
II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Tự nhận thức xác định giá trị cá nhân.
 - Lắng nghe tích cực.
III.CÁCPHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
 - Kể chuyện. - Thảo luận cặp đôi – chia sẻ.
- Trình bày ý kiến cá nhân.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
 - Bảng phụ viết sẵn các nội dung gợi ý của giờ TLV tuần 14.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra
- Y/c HS kể lại câu chuyện “Tôi cũng như bác” và giới thiệu về tổ của em.
- Nhận xét HS.
2. Bài mới:
a. Khám phá
- GV nêu y/c bài học.
b. Kết nối
b.1. Hướng dẫn kể chuyện:
- GV kể chuyện 2 lần. 
+ Hỏi: Khi được gọi về ăn cơm, bác nông dân nói thế nào?
+ Vì sao bác bị vợ trách?
+ Khi thấy mất cày bác làm gì?
+ Vì sao câu chuyện đáng cười?
- Y/c 1 HS kể lại câu chuyện.
- Y/c HS thực hành kể theo cặp.
- Gọi HS kể lại trước lớp.
- Nhận xét HS.
c. Thực hành
c.1.Viết đoạn văn kể về tổ của em:
- Gọi HS đọc phần gợi ý cùa bài TLV tuần 14.
- Gọi HS kể mẫu về tổ mình.
- Y/c HS dựa vào gợi ý và phần kể đã trình bày ở tiết trước và viết đoạn văn ngắn vào vở.
- Gọi HS đọc bài trước lớp.
d. Vận dụng
- Hỏi khi viết 1 đoạn văn các em phải dựa vào đâu?
- Dặn về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nhge và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng thực hiện theo y/c. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Nghe giới thiệu
- Nghe kể và ghi nhớ.
- Bác nói to:Để tôi giấu cày vào bụi đã.
- Vợ bác trách vì bác giấu cày mà lại la to như thế thì kẻ gian biết lấy mất.
- Bác chạy về nhà thì thào vào tai vợ” nó lấy mất cày rồi”
- Vì bác nông dân ngốc nghếch, khi giấu cày bác lại la to cho kẻ gian nghe, khi mất cày thì lại chạy về thì thào vào tai vợ.
- 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
- 2 HS kể trước lớp.
- 2 HS đọc.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Viết bài theo y/c.
- 6 HS lần lượt đọc bài viết của mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Dựa vào y/c của đề bài, dựa vào các gợi ý đã cho.
Rút kinh nghiệm tiết dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_hoc_tong_hop_lop_3_tuan_15_nam_hoc_2020_2021.docx