Giáo án dạy học Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021

Giáo án dạy học Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021

3.2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân.

- Ghi lên bảng: 26 x 3 54 x 6

- Y/c HS tự thực hiện phép tính.

- Y/c 2 HS làm bảnh phụ đính bài lên bảng và nêu cách thực hiện.

- Nhận xét, nhắc lại cách thực hiện.

- Kiểm tra bài làm cả lớp.

3.3. Luyện tập thực hành:

* Bài 1: (cột: 1, 2, 4)

- Y/c HS tự làm bài trong SGK.

- Gọi HS nêu kết quả.

- Gọi HS nêu cách trình bày, cách tính một số phép tính.

- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.

* Bài 2:

- Gọi 1 HS đọc đề bài trong SGK.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Y/c HS tự làm bài.

- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.

* Bài 3:

- Bài tập y/c làm gì?

- Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?

 

docx 30 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 560Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày .. tháng.. năm .
TOÁN
Tiết 1: Nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ)
I. Mục tiêu: GHS
- Biết làm tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ).
- Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.
II. Đồ dùng dạy học: bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định.
2. Kiểm tra.
- Gọi HS đọc bảng nhân 6; hỏi kết quả các phép nhân bất kỳ.
- Nhận xét,.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân.
- Ghi lên bảng: 26 x 3 54 x 6
- Y/c HS tự thực hiện phép tính.
- Y/c 2 HS làm bảnh phụ đính bài lên bảng và nêu cách thực hiện.
- Nhận xét, nhắc lại cách thực hiện.
- Kiểm tra bài làm cả lớp.
3.3. Luyện tập thực hành:
* Bài 1: (cột: 1, 2, 4)
- Y/c HS tự làm bài trong SGK.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Gọi HS nêu cách trình bày, cách tính một số phép tính.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
* Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài trong SGK.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Y/c HS tự làm bài.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
* Bài 3:
- Bài tập y/c làm gì?
- Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
Y/c HS tự làm bài
- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
4. Củng cố - dặn dò:
- Trò chơi: AI NHANH HƠN (Nối phép tính với kết quả)
13 x 4 82 74 12 x 6
35 x 2 72 95 27 x 3
28 x 3 70 54 19 x 5
- Tiếp tục ôn tập các bảng nhân.
- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm nháp.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- 1 HS nhắc lại.
- Đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
- Có 2 tấm vải, mỗi tấm dài 35m.
- 2 tấm vải dài mấy mét.
- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- HS tự kiểm tra bài mình.
- Tìm số bị chia.
- Lấy thương nhân với số chia.
- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- HS chia thành 6 nhóm thực hiện theo y/c.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
ĐẠO ĐỨC
Tự làm lấy việc của mình. ( tiết 1)
I. MỤC TIÊU
 - Kể được một số việc mà học sinh lớp 3 có thể tự làm lấy.
 - Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
 - Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
 - Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày.
II . CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Kĩ năng tư duy phê phán 
- Kĩ năng ra quyết định
 - Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của mình.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ 
 - Thảo luận nhóm.
 - Đóng vai xử lí tình huống.
 VI . PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
 - Vở BT đạo đức
 - Tranh minh hoạ cho tình huống ở HĐ1 ( nếu có )
 - Phiếu thảo luận nhóm cho HĐ2.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
 1. Khám phá: GV nêu y/c bài học.
 2. Kết nối
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
-GV nêu tình huống: Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà vẫn không giải được. Thấy vậy, An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép. Nếu là Đại, em sẽ làm gì khi đó ? Vì sao ?
-GVKL: Trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình. Vì thế mọi người cần phải tự làm lấy công việc của mình, có như thế thì cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GVcho HS chia thành 6 nhóm và phát phiếu thảo luận.
Nội dung phiếu:
Điền những từ: tiến bộ, bản thân, cố gắng, làm phiền, dựa dẫm vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp?
 a) Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.
 b) Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau tiến bộ và không làm phiền người khác.
- GV cho các nhóm báo cáo.
- GVKL: Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác. Tự làm lấy việc của mình giúp em mau tiến bộ và không làm phiền người khác.
3. Thực hành
* Hoạt động 3: Xử lý tình huống.
- GV nêu tình huống:
Khi Việt đang cắt hoa giấy chuẩn bị cho cuộc thi “Hái hoa dân chủ” tuần tới của lớp thì Dũng đến chơi. Dũng bảo Việt: “Tớ khéo tay, cậu để tớ làm thay cho. Còn cậu giỏi toán thì làm thay tớ. Nếu em là Việt, em có đồng ý với lời đề nghị của Dũng không ? Vì sao ?
- GV và cả lớp nhận xét, đưa ra cách xử lý tốt nhất.
- GVKL: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn phải tự làm lấy công việc của mình. VÌ như thế sẽ giúp cho hai bạn mau chóng tiến bộ.
4. Vận dụng
GV y/c cả lớp viết ra giấy những công việc mà bản thân các em đã tự làm lấy. ( ở nhà hay ở trường ).
- Khen những HS biết tự làm lấy việc của mình.
- Dặn HS thực hiện tự làm lấy việc của mình.Chuẩn bị bài “ Tự làm lấy việc của mình.”( tiết 2 )
- Nhận xét tiết học.
-Nghe giới thiệu.
-HS giải quyết tình huống theo y/c.
HS trao đổi theo cặp sau đó nêu cách xử lý của nhóm mình: Đại cần tự suy nghĩ và làm bài, không nên chép bài của bạn.
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS chia nhóm theo y/c. Thảo luận với TG 5’.
-Đại điện các nhóm báo cáo kq. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
-Lắng nghe, suy nghĩ và nêu cách giải quyết: Dũng không nên đề nghi như vậy. Hai bạn tự làm lấy công việc của mình thì sẽ tốt hơn. Vì công việc mà mình tự làm lấy được sẽ giúp bản thân mình tiến bộ.
-HS nhận xét.
-HS thực hiện theo y/c. Như giữ em giúp mẹ, giặt quần áo,
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Người lính dũng cảm
I. MỤC TIÊU
 A/ Tập đọc:
 - Bước đầu biết đọc phân biệt người dẫn chuyện với lười các nhân vật.
 - Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lổi phải dám nhận lỗi; người dám nhận lỗi và sữa lỗi là người dũng cảm.(trả lời được cac CH trong SGK)
 B/ Kể chuyện:
 - Biết kể lại từng đoạn văn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân.
 - Ra quyết định.
 - Đảm nhận trách nhiệm.
III.CÁCPHƯƠNG PHÁP/
- Trình bày ý kiến cá nhân. - Đóng vai.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
Bảng phụ viết đoạn văn cần HD luyện đọc.
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
Tiết
1. KTBC: Ông ngoại
Gọi HS đọc từng đoạn và trả lời các câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc
GV nhận xét việc kiểm tra.
2. Bài mới:
a. Khám phá: Gv nêu y/c bài học
b. Kết nối
1.b. Luyện đọc:
* GV đọc mẫu toàn bài:
( Giọng gọn, rõ, nhanh. Nhấn giọng tự nnhiên ở những từ ngữ: hạ lệnh, ngập ngừng, chui, chói tai,Giọng viên tướng tự tin,ra lệnh. Giọng chú lính nhỏ rụt rè, bối rối ở phần đầu truyện. Chuyển thành quả quyết trong lời đáp ở cuối truyện. Giọng thầy giáo lúc nghiêm khăc, lúc dịu dàng, buồn bã.)
* HD luyện đọc + giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Cho HS đọc chú giải trong SGK
- Đọc từng đoạn trong nhóm
b.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Y/c HS đọc thầm từng đoạn đoạn , hỏi:
 + Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì ?
- 
Tiết 2
c. Thực hành
c.1. Luyện đọc lại.
- GV chọn đọc mẫu 1 đoạn trong bài:
- Cho 4,5 HS thi đọc đoạn văn.
- Cho HS đọc theo vai
Kể chuyện
1/GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện trong SGK, tập kể kại câu chuyện
2/ DH HS kể chuyện theo tranh: 
-Y/c HS quan sát lần lượt 4 tranh minh hoạ trong SGK
- GV treo tranh minh hoạ cỡ to, mời 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.
 GV gợi ý:
- GV động viên HS kể tốt 
- Cho HS kể toàn truyện
d. Áp dụng
- Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì ?
Y/c HS về tập kể lại câu chuyện cho bạn bè và người thân nghe. Chuẩn bị bài sau: Cuộc họp của chữ viết.
-Nhận xét tiết học
-Thực hiện theo y/c
-Nghe giới thiệu
-Theo dõi
-HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
-HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
-HS đọc chú giải. Tập đặt câu với từ ( thủ lĩnh, quả quyết ).
-HS đọc trong nhóm.
-4 nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT 4 đoạn của truyện.
-1 HS đọc toàn truyện
HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong sgk
-HS tự ý kiến.
- 4 hoặc 5 HS thi đọc
-Nhóm 4 HS tự phân vai và đọc
-Nghe nhiệm vụ
-HS quan sát 4 tranh nhận ra chú lình nhỏ mặc áo xanh nhạt, viên tưóng mặc áo xanh sẫm.
4 HS kể nối tiếp
-Nhận xét bạn kể
-2,3 HS xung phong kể toàn truyện
-Leo qua hàng rào không có nghĩa là dũng cảm./ Chú lính nhỏ bị coi là hèn vì đã chui qua lỗ hổng dưới chân rào lại là người dũng cảm vì dám nhận lỗi và sửa lỗi./ 
Rút kinh nghiệm tiết dạy
Thứ 3 ngày .. tháng.. năm .
TOÁN
Tiết 2:Luyện tập
I. Mục tiêu: GHS
- Biết nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ)
- Biết xem đồng hồ chính xác 5 phút
II. Đồ dùng dạy học: Mô hình đồng hồ quay được kim giờ, kim phút.
III. Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định.
2. Kiểm tra.
- Ghi bảng: 42 x 5 72 x 4
- Y/c 2 HS lên bảng làm và nêu cách thực hiện phép nhân.
- Nhận xét phần kiểm tra.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Luyện tập, thực hành:
* Bài 1: 
- Bài tập y/c làm gì?
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
* Bài 2: (a, b)
- Gọi HS đọc y/c bài toán.
- Y/c HS tự làm bài.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
* Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Y/c HS tự làm bài.
- Đính bảng phụ có bài giải sẵn lên bảng.
- Nhận xét , kiểm tra bài làm của HS.
* Bài 4:
- Y/c HS tự đọc đề và làm bài.
- Chữa bài: đọc từng giờ và y/c HS sử dụng mô hình đồng hồ để quay kim đến đúng giờ.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Gọi HS nêu cách thực hiện phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
- Hoàn thành tiếp các bài tập.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo y/c của GV.
- Tính.
- HS làm bài vào SGK.
- Đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
- Đặt tính rồi tính.
- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- Tự kiểm tra bài mình.
- Mỗi ngày có 24 giờ.
- 6 ngày có bao nhiêu giờ.
- HS làm bài vào vở.
- Nhìn bài trên bảng để sửa bài mình.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Chia thành 6 nhóm làm trên bảng phụ.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
Chính Tả tuần 5 tiết 1
Nghe - Viết : Người Lính Dũng Cảm
Phân biệt en/ng; bảng chữ
(HCM)
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. 
 	2. Kĩ năng - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thừc bài văn xuôi; không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng bài tập 2 b. Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng.( BT3).
 	3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt .
* HCM: Bài tập 2 giáo dục niềm tự hào về phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ qua 2 câu thơ trong bài học: " Tháp mười đẹp nhất .......... có tên Bác Hồ"
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. G viên: Bảng lớp viết nội dung BT 2 b.Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở BT 3.
	2. Học si ... ái.
-HS chỉ và nêu. Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS thảo luận theo nhóm đôi- Trả lời câu hỏi trong phiếu.
a) Là nơi chứa nước tiểu trước khi thải ra ngoài.
b) Dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang.
c) Nước tiểu theo ống đái thải ra ngoài.
d) Là chất độc hại có trong máu được thận lọc ra.
e) Lọc máu lấy ra các chất thải độc hại tạo thành nước tiểu.
-Đại diện nhóm trình bày: 1 – e; 2 – d; 3- b; 4 – a; 5 – c.
Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
-HS tự nêu.
-HS chơi tiếp sức giữa 2 đội.
-Thực hiện theo y/c.
-Lọc máu, làm cho máu sạch, thải chất độc hại trong cơ thể ra ngoài, giúp cơ thể khoẻ mạnh.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
TẬP VIẾT
Ôn chữ hoa C (tt)
I. Mục tiêu: GHS
- Viết đúng chữ hoa C(1 dòng Ch), V, A (1 dòng); viết đúng tên riêng Chu Văn An (1 dòng) và câu ứng dụng: Chim khôn..dễ nghe (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu chữ hoa C, V, A, N và tên riêng Chu Văn An.
- Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn như VTV trên bảng lớp.
- HS chuẩn bị vở TV, bảng con, phấn.
III. Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định.
2. Kiểm tra.
- Gọi HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của bài trước.
- Y/c HS viết: Cửu Long, Công cha.
- Nhận xét phần KT.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn viết trên bảng con:
* Luyện viết chữ hoa A:
- Y/c HS đọc (tên riêng và câu ứng dụng), tìm và nêu các chữ viết hoa có trong bài.
- Đính bìa chữ hoa C lên bảng.
- Chữ C được viết mấy nét, đó là những nét nào?
- Viết mẫu: vừa viết vừa nêu quy trình viết.
- Chữ C gồm hai nét: Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới, rồi chuyển hướng bút, viết tiếp nét cong trái tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái lượn vào trong, dừng bút trên đường kẻ hai.
- Tương tự với các chữ còn lại.
- Y/c HS viết bảng con chữ C.
* Luyện viết từ ứng dụng:
- Gọi HS đọc từ ứng dụng: Chu Văn An.
- Giới thiệu: Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng thời Trần, ông được gọi là ông Tổ của nghề dạy học, ông có nhiều trò giỏi đã trở thành nhân tài của đất nước.
- Đính bìa chữ tên riêng lên bảng.
- Các con chữ trong từ ứng dụng được viết như thế nào?
- Khoảng cách giữa các con chữ được viết như thế nào.
- Viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ.
- Y/c HS viết bảng con.
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
- Gọi HS đọc câu ứng dụng trong SGK.
- Y/c HS viết bảng con: Chim, Người.
3.3. Hướng dẫn viết bài vào VTV:
3.4. Chữa bài:
- Nhận xét từng bài viết trong VTV.
4. Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS viết lại chữ hoa C.
- Dặn về nhà tiếp tục hoành thành bài viết trong VTV.
- Học thuộc câu ứng dụng.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo y/c của GV.
- Đọc và nêu các chữ C, V, A, N.
- Chữ C gồm một nét kết hợp của hai nét cơ bản, cong dưới và cong trái nối liền nhau.
- 1 HS đọc.
- Quan sát, nhận xét.
- Chữ C, H, V, A cao hai li rưỡi; các chữ còn lại cao một li.
- Bằng một con chữ o.
- Viết: Chu Văn An.
- 1 HS đọc.
- Chữ Công, Thái Sơn, Nghĩa.
- Chữ C, N,  cao hai li rưỡi; chữ t cao một li rưỡi; các con chữ còn lại cao một li.
- Viết trên bảng lớp, bảng con.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
Thứ 6 ngày .. tháng.. năm .
TOÁN
Tiết 5: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
I. Mục tiêu: GHS
- Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. 
- Vận dụng để giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, 12 hình cái kẹo.
III. Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định.
2. Kiểm tra.
- Đính lên bảng một số hình y/c HS đánh dấu vào 1/2; 1/3:
- Nhận xét phần kiểm tra.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn tìm 1 trong các phần bằng nhau của một số:
- Nêu bài toán (như SGK).
+ Chị có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
+ Muốn lấy được 1/3 của 12 ta làm thế nào?
+ 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần được mấy cái?
+ Ta làm thế nào để tìm được 4 cái kẹo?
+ 4 cái kẹo chính là 1/3 của 12 cái kẹo.
+ Muốn tìm 1/3 của 12 cái kẹo ta làm thế nào?
+ Thương tìm được trong phép chia chính là 1/3 của 12.
- Y/c HS tự giải bài toán.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng (như SGK).
- Nếu chị cho em ½ số kẹo thì em được mấy cái kẹo? Vì sao?
- Nếu chị cho em ¼ số kẹo thì em được mấy cái kẹo? Vì sao?
- Vậy muốn tìm một phần mấy của một số ta làm thế nào?
3.3. Luyện tập, thực hành:
* Bài 1: 
- Bài tập y/c làm gì?
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả và giải thích vì sao chọn số đó.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
* Bài 2:
- Gọi HS đọc đề trong SGK.
+ Cửa hàng có bao nhiêu mét vải?
+ Đã bán được bao nhiêu phần số vải đó?
+ Bài toán hỏi gì?
- Y/c HS tóm tắt bài toán bằng đoạn thẳng rồi giải.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng, kiểm tra bài làm của HS. 
4. Củng cố - dặn dò: 
- Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào?
- Tiếp tục hoàn thành các bài tập. Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo y/c của GV.
- 1 HS đọc lại đề.
- Có 12 cái kẹo.
- Ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau, sau đó lấy đi một phần.
- Được 4 cái kẹo.
- Thực hiện phép chia 12 : 3 = 4.
- 12 : 3
- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm nháp.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- Em được 6 cái kẹo, vì 12 : 2 = 6.
- Em được 3 cái kẹo, vì 12 : 4 = 3
- Ta lấy số đó chia cho số phần.
- Điền số.
- HS làm bài vào SGK.
- ½ của 8kg là 4kg vì 8 : 2 = 4 (kg).
- 1 HS đọc.
- Có 40m vải.
- Bán được 1/5 số vải.
- Số mét vài cửa hàng đã bán.
- 1HS làm trên bảng, lớp làm vào vở.
- Tự kiểm tra bài mình.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
Chính Tả tuần 5 tiết 2
Tập chép : Mùa Thu Của Em
Phân biệt en/eng
 I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn thơ : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. 
 	2. Kĩ năng - Chép và trình bày đúng bài CT. Không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng BT điền tiếng có vần oam( BT2). Làm đúng BT 3b.
 	3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng lớp chép sẵn bài thơ "Mùa thu của em".Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
	2. Học sinh : Bảng con, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Hoạt động khởi động (5 phút) 
- Kiểm tra bài cũ : Kiểm một số từ hs viết sai nhiều ở tiết trước.
- Giới thiệu bài : Viết tựa,
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn chính tả (8 phút)
* Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu về đoạn viết.
* Cách tiến hành:
Hướng dẫn chuẩn bị :
Nội dung :Đọc bài thơ.
Vào mùa thu có gì đẹp ?
Nhận xét chính tả :
Mỗi dòng thơ có mấy chữ ?
Tên bài viết ở viết ở vị trí nào ?
Những chữ nào được viết hoa ?
Nên viết bắt đầu từ ô nào trong vở ?
Luyện viết từ khó :
Mời HS viết một số từ vào bảng con.
Đọc cho HS viết :
Nêu lại cách trình bày.
Mời HS nhìn sách chép bài.
Theo dõi, uốn nắn.
Đọc từng câu cho HS nghe. Yêu cầu chữa lỗi ra lề.
nhận xét; yêu cầu các HS khác đổi vở kiểm lại.
b. Hoạt động 2: Bài tập (10 phút)
* Mục tiêu : Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập chính tả theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
Bài 2 – tr 45 :
Gắn bảng phụ đã ghi sẵn bài tập 2b. Mời HS nêu yêu cầu BT.
Mời làm bài.
Mời sửa trên bảng & làm vào vở bài tập Tiếng Việt.
Bài 3b – tr 45:
Ghi sẵn trong bảng phụ.
Nhắc lại yêu cầu bài tập.
Cho HS làm bài.
Mời lên bảng điền.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút) :
Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
Nhắc cách trình bày & phải chú ý viết đúng chính tả. Xem lại các bài tập.
Viết bảng con. 
Dò bài trong sách : tựa & bài thơ Mùa thu của em.
 hoa cúc nở như nghìn con mắt mở nhìn trời êm.
 4 chữ.
cách lề đỏ 6 ô.
 các chữ đầu dòng & từ Chị Hằng.
 cách lề kẻ 1 ô.
viết bảng con các từ khó. 
Ngồi đúng tư thế, trình bày đẹp tựa & 4 khổ thơ.
Dò trong sách – bắt lỗi – chữa lỗi.
Nộp một số vở theo yêu cầu của GV. Một số em còn lại đổi vở kiểm chéo lại lần nữa.
Đọc yêu cầu. 
Làm bài – lên bảng chữa – tự làm lại vào vở bài tập.
Tìm tiếng có vần oam thích hợp với chỗ trống 
Đọc yêu cầu. 
Làm vào Vở Bài Tập – lên bảng chữa.
Tìm các từ chứa tiếng có vần en / eng
HS thực hiện
Rút kinh nghiệm tiết dạy
THỦ CÔNG
Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh 
và lá cờ đỏ sao vàng ( tiết 1 )
I Mục tiêu:
- HS biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.
- Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng bằng giấy đúng quy trình kĩ thuật.
- Yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán.
II/ Chuẩn bị:
-Mẫu lá cờ đỏ sao vàng làm bằng giấy thủ công.
- Tranh quy trình gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng. 
- Giấy nháp, giấy thủ công màu đỏ, màu vàng.
- Bút chì, hồ dán, thước kẻ.
III/ Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1/ Ổn định.
2/ KTBC: GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
3/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu: GV nêu yêu cầu bài học.
 b/ Quan sát, nhận xét:
- GV cho HS xem mẫu lá cờ đỏ sao vàng và gợi ý, HD HS quan sát, nhận xét.
 + Lá cờ có dạng hình nào ? Màu gì ?
 + Trên nền đỏ có gì ? mấy cánh?
- GV: Ngôi sao được dán ở chính giữa hình chữ nhật màu đỏ, một cánh của ngôi sao hướng thẳng lên cạnh dài phía trên của hình chữ nhật. Lá cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước VN. Mọi người dân VN đều tự hào, trân trọng lá cờ đỏ sao vàng.
 c/ GV hướng dẫn mẫu:
- GV cho HS quan sát tranh quy trình. ( GV vừa thao tác gấp cắt vừa chỉ trên tranh quy trình.)
 + Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng 5 cánh. ( GV HD HS gấp hình vuông màu vàng để cắt ngôi sao )
 + Bước 2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh
 + Bước 3: Dán ngôi sao vàng vào tờ giấy màu đỏ.
- GV y/c HS nhắc lại cách thực hiện các thao tác gấp cắt ngôi sao 5 cánh.
- GV cho HS tập gấp ngôi sao 5 cánh và lá cờ. bằng giấy.
- GV và cả lớp nhận xét, chọn sản phẩm gấp đẹp.
4/ Củng cố:
Y/c HS nhắc lại các bước gấp ngôi sao.
5/ Dặn dò:
-Về nhà các em tập gấp, cắt ngôi sao vàng 5 cánh. Chuẩn bị dụng cụ để tiết sau thực hành gấp, cắt cho đẹp.
- Nhận xét tiết học.
-HS đưa đồ dùng cho GV kiểm tra.
-Nghe giới thiệu.
-HS quan sát mẫu và nhận xét.
-Có dạng hình chữ nhật, màu đỏ.
-Có ngôi sao vàng 5 cánh bằng nhau.
-HS quan sát tranh quy trình cách làm ngôi sao
-Quan sát GV làm mẫu.
-HS thao tác cách gấp ngôi sao 5 cánh. Lấy tờ giấy màu đỏ có chiều dài 21 ô, rộng 14 ô để làm lá cờ, đặt điểm giữa của ngôi sao vào đúng điểm giữa hình chữ nhật.
-HS tập gấp ngôi sao vàng 5 cánh.
-Nhận xét, trưng bày sản phẩm gấp đẹp.
-Thực hiện theo y/c.
Rút kinh nghiệm tiết dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_hoc_tong_hop_lop_3_tuan_5_nam_hoc_2020_2021.docx