Giáo án dạy Khối 5 - Tuần 11

Giáo án dạy Khối 5 - Tuần 11

Tập đọc:

CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I, MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: rủ rỉ, leo trèo, xoè ra, lá nâu, săm soi, líu ríu.

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.

- Đọc diễn cảm toàn bài văn, phân biệt lời của từng nhân vật.

2. Đọc hiểu

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Săm soi, cầu viện, .

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

 

doc 45 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1140Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Khối 5 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2007
Tập đọc:
Chuyện một khu vườn nhỏ
I, Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: rủ rỉ, leo trèo, xoè ra, lá nâu, săm soi, líu ríu...
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- Đọc diễn cảm toàn bài văn, phân biệt lời của từng nhân vật.
2. Đọc hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Săm soi, cầu viện, ...
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trang 102 (SGK)
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu chủ điểm
- Hỏi : Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì ?
 Tên chủ điểm nói lên là gì ?
+ Hãy mô tả những gì em thấy trong tranh minh hoạ chủ điểm.
- GV nêu : Chủ điểm Giữ lấy màu xanh muốn gửi tới mọi người thông điệp : Hãy bảo vệ môi trường sống xung quanh.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV giới thiệu: Bài học đầu tiên Chuyện một khu vườn nhỏ kể về một mảnh vườn trên tầng gác của một ngôi nhà giữa thành phố. Câu chuện cho chúng ta thấy tình yêu thiên nhiên của ông cháu bạn Thu.
2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Một học sinh đọc toàn bài.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt) GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- GV đọc toàn bài - chú ý cách đọc như sau:
+ Toàn bài đọc với giọng đọc nhẹ nhàng; giọng bé Thu: hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông: hiền từ, chậm rãi.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xíu, nhọn hoắt, đỏ hồng, không phải, săm soi, thản nhiên, líu ríu, vườn, đất lành chim đậu.....
b) Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho HS (hoạt động theo nhóm) cùng đọc thầm bài, trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV mời 1 HS lên điều khiển lớp trao đổi, tìm hiểu bài. GV chỉ kết luận hoặc bổ sung thêm câu hỏi, giảng giải thêm (nếu cần) câu hỏi tìm hiểu bài.
+ Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
+ Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
(GV ghi bảng các từ ngữ:
- Cây Quỳnh: là dày, giữ được nước.
- Cây hoa ti gôn: bị vòi ti-gôn quấn nhiều vòng.
+ Cây đa ấn Độ: bật ra những búp hồng nhọn hoắt, xoè những lá nâu rõ to).
+ Bạn Thu chưa vui vì điều gì?
+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
+ Em hiểu: "Đất lành chim đậu" là thế nào?
- Giảng: câu nói "Đất lành chim đậu"của ông bé Thu thật nhiều ý nghĩa. Loài chim chỉ bay đến sinh sống, làm tổ, hát ca ở những nơi thanh bình, có nhiều cây xanh, môi trường trong lành. Nơi chim sinh sống và làm tổ có thể là trong rừng, trên cánh đồng, một cái cây trong công viên, trong khu vườn hay mái nhà. Có khi đó chỉ là một mảnh vườn nhỏ trên ban công của một căn hộ tập thể.
+ Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu?
+ Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Hãy nêu nội dung chính của bài văn?
- Ghi nội dung chính của bài.
- Kết luận: Thiên nhiên mang lại rất nhiều ích lợi cho con người. Nếu mỗi gia đình đều biết yêu thiên nhiên, trồng cây xanh xung quanh nhà mình sẽ làm cho môi trường sống quanh mình trong lành, tươi đẹp hơn.
c) Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn, HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay (như đã hướng dẫn).
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
+ Treo bảng phụ có đoạn 3.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. 
Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống. Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin Thu cầu viện ông:
- Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!
Ông nói hiện hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:
- ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Tổ chức cho HS đọc theo vai
- Nhận xét, khen ngợi HS đọc đúng lời của nhân vật
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà có ý thức làm cho môi trường sống quanh gia đình mình luôn sạch, đẹp, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện; soạn bài Tiếng vọng.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
+ Chủ điểm : Giữ lấy bầu trời xanh.
+ Tên chủ điểm nói lên nhiệm vụ của chúng ta là bảo vệ môi trường sống xung quanh mình giữ lấy màu xanh cho môi trường.
+ Tranh minh hoạ vẽ cảnh các bạn nhỏ đang vui chơi ca hát dưới gốc cây to. Thiên nhiên ở đây thật đẹp, ánh mặt trời rực rỡ, chim hót líu lo trên cành.
- Lắng nghe.
- Bức tranh vẽ ba ông cháu đang trò chuyện trên một ban công có rất nhiều cây xanh.
Lắng nghe.
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS 1: Bé Thu rất khoái....từng loài cây.
+ HS 2: Cây Quỳnh lá dày....không phải là vườn.
+ HS 3:Một sớm chủ nhật....có gì lạ đâu hả cháu?
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bạn đọc tiếp nối từng đoạn của bài ((2 vòng).
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi
- Đọc thầm, trao đổi, trả lời từng câu hỏi trong SGK.
- 1 HS khá điều kiển HS cả lớp trả lời từng câu hỏi tìm trong SGK. (cách làm như đã giới thiệu ở tiết tập đọc Bài ca về trái đất )
+ Bé Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông giảng về từng loại cây ở ban công.
+ Cây Quỳnh lá dày, giữ được nước. Cây hoa ti gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi quấn nhiều vòng. Cây đa ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những cái lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra những búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng.
+ Thu chưa vui vì bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.
+ Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cùng là vườn.
+ Đất lành chim đậu có nghĩa là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống, làm ăn.
- Lắng nghe
+ Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên, cây cối, chim chóc. Hai ông cháu chăm sóc cho từng loài cây rất tỉ mỉ.
+ Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh mình. 
+ Bài văn nói lên tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu và muốn mọi người luôn làm đẹp môi trường xung quanh mình.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính, cả lớp ghi vào vở.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
+ Theo dõi GV đọc mẫu và tìm các từ cần nhấn giọng, chỗ ngắt giọng.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- 3 đến 5 HS thi đọc, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
+ HS 1: Người dẫn chuyện.
+ HS 2: bé Thu
+ HS 3: Ông
Toán: ( Tiết 51)
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố về :
+ Kĩ năng thực hiện tích cộng với các số thập phân.
+ Sử dụng các tính chất của phép cộng để tích theo cách thuận tiện.
+ So sánh các số thập phân.
+ Giải bài toán có phép cộng nhiều số thập phân.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
Gv gọi 2 HS lên bảng yêu cầu học sinh làm các bài tập thêm của tiết trước.
- GV nhận xét và ghi điểm cho HS
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài : Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về các phép cộng các số thập phân.
2.2 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tích cộng nhiều số thập phân
GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi : Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm của từng bước trên.
- GV nhận xét và cho điểm HS
 Bài 3
 - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài và nêu cách làm.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm của từng phép so sánh.
- GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi giải.
- GV gọi HS chữa bài làm của bạn trên bảng, Nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
- Hướng dẫn kĩ từng nội dung luyện tập
 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét
HS lắng nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
1 HS nêu, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.	
a b
- HSnhận xét bài làm của bạn cả về đặt tính và thực hiện tính.
 - Bài toán yêu cầu chúng ta làm bằng cách thuận tiện nhất.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a. 4,68 + 6,03 
 = 4,68 + 10
 = 14,68
c, 3,49 + 5,7 + 1,51
 = 3,49 + 1,51 + 5,7
 = 5 + 5,7
 = 10,7
b, 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2 =(6,9 +3,1) +(8,4 +0,2 )
= 10 + 8,6
= 18,6
d, 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8
=(4,2 + 6,8) + (3,5 + 4,5)
= 11 + 8
= 19
HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nếu sai sửa lại cho đúng
- 4 HS lần lượt giải thích:
HS đọc thầmyêu cầu đề bài trong SGK.
- 1 HS nêu cách làm bài trước lớp : Tính tổng các số thập phân rồi so sánh và điền vào dấu so sánh và điền vào dấu so sánh thích hợp và chỗ chấm.
- 2 Hs lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở bài tập
3,6 + 5,8 > 8,9
 7,56 + < 4,2 + 3,4
5,7 + 8,9 > 14,5
0,5 > 0,08 + 0,4
- 4 HS lần lượt giải thích:
- Lớp đổi chéo vở kiểm tra bài lẫn nhau
- 1 HS nêu cách làm bài trước lớp, Hs cả lớp đọc thầm trong SGK
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Ngày thứ hai dệt được số mét vải là :
28,4 + 2,2 = 30,6 (m)
Ngày thứ ba dệt được số mét vải là :
30,6 + 1,5 = 32,1(m)
Cả ba ngày dệt được số mét vải là :
28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1(m)
 Đáp số : 91,1m
- 1 HS chữa bài làm của bạn trên bảng. HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình
Hs chuẩn bị giờ sau.
Khoa học:
Bài 22: Ôn tập : Con người và sức khoẻ
I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Xác định được giai đoạn tuổi dậy thì ở con trai và con gái trê ... x 8 = 2,048
d, 6,8 x 15 = 102,0
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 4 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tích.
- HS tự làm bài vào vở bài tập.
Thừa số
3,18
8,07
2,389
Thừa số
3
5
10
Tích
9,54
40,35
23,890
- GV gọi HS đọc kết quả tính của mình
- GV nhận xét ghi điểm HS.
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài toán
- GV yêu cầu HS tự làm.
- GV nhận xét ghi điểm HS.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- GV hướng dẫn bài tập về nhà
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Trong 4 giờ ô tô đi được quãng đường là :
42,6 x 4 = 170,4 (km)
Đáp số : 170,4km
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn:
Luyện tập làm đơn
I. Mục tiêu
- Biết cách trình bày một lá đơn kiến nghị đúng quy định, nội dung
- Thực hành viết đơn kiến nghị về nội dung cho trước. Yêu cầu: Viết đúng hình thức, nội dung, câu văn ngắn gọn, rõ ràng, có sức thuyết phục.
Ii. đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ viết sẵn các yêu cầu trong mẫu đơn 
- Phiếu học tập có in sẵn mẫu đơn đủ dùng cho HS (nếu có) 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra, chấm bài của những HS viết bài tả cảnh chưa đạt phải về nhà viết lại.
- Nhận xét bài làm của HS.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu : Trong cuộc sống, có những việc xảy ra mà với khả năng của bản thân chúng ta không thể tự mình giải quyết được. Vì vậy, chúng ta phải làm đơn kiến nghị lên cơ quan có chức năng để giải quyết. Trong tiết học hôm nay, chúng em cùng thực hành làm đơn kiến nghị.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
a) tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ 2 đề bài và mô tả lại những gì vẽ trong tranh.
- Trước tình trạng mà hai bức tranh mô tả, em hãy giúp bá trưởng thôn (tổ trưởng dân phố) làm đơn kiến nghị để các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.
b) Xây dựng mẫu đơn
+ Hãy nêu những quy định bắt buộc khi viết đơn.
GV ghi bảng nhanh những ý HS phát biểu.
+ Theo em, tên của đơn là gì ?
+ Nơi nhận đơn em viết những gì ?
- Người viết đơn ở đây là ai?
+ Em là người viết đơn, tại sao không viết tên em?
+ Phần lí do viết đơn em nên viết những gì?
- Em hãy nêu lý do viết đơn cho 1 trong 2 đề bài trên.
Ví dụ:
Làm việc theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe
- 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đề bài. Cả lớp đọc thầm.
- 2 HS phát biểu :
+Tranh 1 : Tranh vẽ cảnh gió báo ở một khu phố. Có rât nhiều cành cây to gãy, gần sát vào đường dây điện, rất nguy hiểm.
+ Tranh 2 : Vẽ cảnh bà con đang rất sợ hãi khi chứng kiến cảnh dùng thuốc nổ đánh cá con và ô nhiễm môi trường.
- Lắng nghe
+ Khi viết đơn phải trình bày đúng quy định : quốc hiệu, tiêu ngữ, tên của đơn, nơi nhận đơn, tên của người viết, chúc vụ, lý do viết đơn, chữ ký của người viết đơn.
+ Đơn kiến nghị / Đơn đề nghị.
+ HS tiếp nối nhau nêu. Ví dụ : Kính gửi :
* Công ty cây xanh phường Đội ấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
*Uỷ ban nhân dân phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
*Uỷ ban nhân dân xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
* Công an xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
+ Người viết đơn phải là bác tổ trưởng dân phố hoặc bác trưởng thôn
+ Em chỉ là người viết hộ cho bác tổ trưởng hoặc bác trưởng thôn.
+ Phần lý do viết đơn phải viết đầy đủ, rõ ràng về tình hình thực tế, những tác động xấu đã, đang, sẽ xẩy ra đối với con người và môi trường sống ở đây và hướng giải quyết.
- 2 HS tiếp nối nhau trình bày
+ Hiện nay ở phố Đội Cấn, đoạn đường, đoạn đường từ dân phố cụm 1 đến cụm 9 có rất nhiều cành cây vướng vào đường dây điện, một số cành xà xuống thấp, gây ảnh hướng đến môi trường và cảnh quan đô thị. Đặc biệt là mùa mưa báo sắp đến sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người và tài sản nếu cành cây gẫy vào đường dây điện. Chúng tôi đề nghị cơ quan cây xanh cần cho tỉa cành sớm để đề phòng xảy ra tai nạn đáng tiếc.
+ Gần đây trên đoạn sông lớn chảy qua xóm 16, 17, 18 có một số người dùng thuốc nổ đánh bắt cá. Việc làm này không chỉ làm hại cho môi trường sinh thái như : chết cá con, cua, ốc,...mọi sinh vật ở đoạn sông này mà còn gây nguy hiểm cho người qua lại. Chúng tôi đề ngị Uỷ ban nhân dân xã Thống nhất cần có biện pháp nghiêm cấm việc đánh bắt cá bằng thuốc nổ, đảm bảo cho người qua lại và môi trường sinh thái ở đây.
c) Thực hành viết đơn
- Treo bảng phụ có ghi sẵn mẫu đơn hoặc phát mẫu đơn in sẵn (nếu có) cho HS.
- Gợi ý ; Các em có thể chọn một trong hai đề. Khi viết đơn ngoài phần phải viết dúng quy định, phần lý do viết đơn em phải viết ngắn gọn, rõ ý, có sức thuyết phục về vấn đề đang xảy ra để các cấp thấy tác động xấu, nguy hiểm của tình hình và có hướng giải quyết ngay.
- Gọi HS trình bày đơn vừa viết
- Nhận xét sửa chữa, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
Ví dụ :
-Làm bài
- 3 đến 5 HS đọc đơn của mình.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Móng Cái, ngày 23 tháng 11 năm 2007
Đơn Kiến nghị
	Kính gửi : Uỷ ban nhân dân phường Đội Cấn, quận Ba Đình, TP.Hà Nội
	Tên tôi là : 
	Hiện đang là : Tổ trưởng tổ dân phố cụm 8.
	Xin được trình bày với Uỷ ban một việc sau :Hiện nay ở Đội Cấn, đoạn đường từ tổ dân phố cum 1 đến cum 9 có rất nhiều cành cây vướng vào dây điện, một số cành sà xuống thấp gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan đô thị . Đặc biệt là mùa mưa báo sắp đến sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người và tài sản nếu cành cây gẫy vào đường dây điện.
	Chúng tôi đề nghị Uỷ ban nhân dân phường cần cho tỉa cành sớm trước khi mùa mưa báo đến để đề phòng tai nạn đáng tiếc xảy ra.
	Tôi xin chân thành cảm ơn ! 
 Người làm đơn
 (kí tên)
3. Củng cố - dặn do
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà đọc đơn cho bố mẹ nghe. Hs nào viết chưa đạt về nhà làm lại và chuẩn bị giờ sau.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
Khoa học:
TRe, mây, song
I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Nêu được đặc điểm và ứng dụng của tre, mây, song trong cuộc sống
- Nhận ra một số đồ dùng là bằng tre, mây, song.
- Nêu được cách bảo quản đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học
- Cây tre, mây, song 
- Hình minh hoạ trang 46, 47 SGK.
- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
+ Chủ đề của phần 3 chương trình khoa học có tên là gì ?
- Giới thiệu : chủ đề này giúp các em tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng : tre, mây, song, sắt, đồng, nhôm, gang, thép, đá vôi, gốm ... Bài học đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về tre, mây, song.
Hoạt động 1 : Đặc điểm và công dụng của tre, mây, song trong thực tiễn.
- Cho HS quan sát mẫu
+ Đây là cây gì ? Hãy nói những điều em biết về loài cây này.
- Nhận xét biểu dương.
- Chia nhóm, phát phiếu học tập cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS đọc thông tin.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
+ Theo em, cây tre, mây, song có đặc điểm chung là gì ?
+ Ngoài những ứng dụng như làm nhà, nông cụ, dụng cụ đánh cá, đồ dùng trong gia đình, em có biết cây tre còn được dùng vào những việc gì khác ?
- Kết luận: tre, mây, song là những loại cây rất quen thuộc với làng quê Viẹt Nam..
Hoạt động 2 : Một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song.
- Quan sát hình 47 . Tổ chức theo cặp
+ Đó là đồ dùng nào ?
+ Đồ dùng đó làm từ vật liệu nào?
- Gọi HS trình bày ý kiến.
+ Em có biết những đồ dùng nào làm từ mây, tre, song ?
- GV kết luận : 
Hoạt động 3 : Cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song.
- Nhà em có những đồ dùng nào làm từ tre, mây, song. Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gia đình mình.
- Nhận xét, khen ngơi, những gia đình HS có cách bảo quản đồ dùng bằng tre, mây, song.
- Kết luận:
Hoạt động kết thúc
- Nêu đặc điểm và ứng dụng của tre ?
- Nêu đặc điểm và ứng dụng của mây, song ?
+ Nhận xét câu trả lời của HS.
+ Nhận xét giờ học
+ Hướng dẫn HS về nhà
- Vật chất và năng lượng.
- Lắng nghe.
- Đây là cây tre . Cây tre ở quê em rất nhiều. Chúng mọc thành bụi lớn, gióng dài hơi giống cây mía. Cây tre dùng để làm rất nhiều đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, chạn...
+ Đây là cây mây. Cây mây thân leo, hoá gỗ, có nhiều gai, mọc thành bụi lớn. Cây mây ở quê em dùng làm ghế, cạp rổ rá...
+ Đây là cây song. Cây mây thân leo, hoá gỗ, cây to và dài hơn cây mây, mọc thành bụi lớn. Cây song có nhiều ở vùng núi.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Trao đổi để hoàn thành phiếu.
- 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất.
- Là mọc thành bụi, có đốt, lá nhỏ, được dùng làm đồ dùng trong gia đình.
+ Tre được trồng thành nhiều bụi lớn ở chân đê chống xói mòn.
+ Tre dùng làm cọc đóng móng nhà.
+ Tre còn dùng làm cung tên để giết giặc.
- Lắng nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, tim hiểu về từng hình theo yêu cầu.
- 3 HS trình bày.
+ Hình 4 : Đòn gánh, ống đựng nước được làm từ tre.
+ Hình 5 : Bộ bàn ghế sa lông được làm từ cây mây (hoặc song)
+ Hình 6 : Các loại rổ rá được làm từ tre.
+ Hình 7 : Ghế tủ đựng đồ nhỏ được làm từ mây (hoặc song) 
+ Tre : Chõng tre, ghế, sọt, cần câu, thuyền nan, bè, thang, cối xay, lồng bàn...
+ Mây, song : làn, giỏ hoa, lạt để cạp rổ..
- Tiếp nối nhau trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lần lượt trả lời.
+ HS chuẩn bị bài sau.
Âm nhạc:
( Giáo viện chuyên soạn và giảng )
Sinh hoạt:
NHận xét tuần 11
 I. Mục tiêu
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 11.
- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 12.
II. Lên lớp
	1. Các tổ trưởng báo cáo.
	2. Lớp trưởng sinh hoạt.
	3. GV chủ nhiệm nhận xét
- Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, nhưng còn một số em chưa chịu khó học bài, làm bài ở nhà.
- Một số HS còn nghỉ học không lý do.
- Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
- Ngoan ngoãn lễ phép. Bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói tục chửi bậy : Dung, Tiến,
- Vệ sinh : + Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
 + Vệ sinh sân trường chưa sạch, thiếu ý thức, ăn quà còn vứt rác bừa bãi.
- Hoạt động đội : Chưa nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ còn lề mề, chưa nghiêm túc, trong hàng còn đùa nhau.
4. Phương hướng:
- Phát huy ưu điểm.
- Khắc phục tồn tại.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11.doc