Tiết 2,3. Tập đọc - kể chuyện: GIỌNG QUÊ HƯƠNG
I/ Mục tiêu:
Đọc rành mạch, trôi chảy,giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.(trả lời được các CH 1,2,3,4)
HS khá giỏi trả lời được CH5.
Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
HS khá giỏi kể lại được cả câu chuyện.
II/Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ SGK phóng lớn, tranh minh hoạ nội dung câu chuyện. Chuẩn bị đoạn viết để hd đọc đúng.
Tuaàn 10 Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010 Tiết 2,3. Tập đọc - kể chuyện: GIỌNG QUÊ HƯƠNG I/ Mục tiêu: Đọc rành mạch, trôi chảy,giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện. Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.(trả lời được các CH 1,2,3,4) HS khá giỏi trả lời được CH5. Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. HS khá giỏi kể lại được cả câu chuyện. II/Chuẩn bị: Tranh minh hoạ SGK phóng lớn, tranh minh hoạ nội dung câu chuyện. Chuẩn bị đoạn viết để hd đọc đúng. III/Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra: 3/ Bài mới: a. Gtb: Giới thiệu chủ điểm – Giới thiệu. nội dung và yêu cầu bài – Ghi đề lên bảng “Giọng quê hương”. b. Luyện đọc: Đọc mẫu lần 1: Giọng thong thả, nhẹ nhàng. - Hướng dẫn luyện đọc. - Hướng dẫn học sinh đọc từng câu cả bài và luyện phát âm từ khó. - Giáo viên nhận xét từng học sinh, uốn nắn kịp thời các lỗi phát âm theo phương ngữ. - Đọc đoạn và giải nghĩa từ: - Luyện đọc câu dài/ câu khó: - Chú ý: Đọc đúng các câu hỏi - Kết hợp giải nghĩa từ mới: Þ đôn hậu: Þ thành thực: Þ bùi ngùi: - Đặt câu với từ ngắn ngủn? (Có thể đặt câu hỏi để rút từ). - Đọc lại bài 1 lượt: Nối tiếp nhau theo đoạn đến hết bài (2 nhóm). - Đọc theo nhóm đôi kiểm tra chéo lẫn nhau. - Y/C: Học sinh đọc đồng thanh theo nhóm theo đoạn (2 và 4) c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Y/c: Học sinh đọc thầm đoạn 1: - Thuyên và Đồng vào quán ăn để làm gì? - Hai người cùng ăn trong quán với những ai? Không khí trong quán ăn có gì đặc biệt? - Giáo viên củng cố chuyển ý tìm hiểu tiếp: Đoạn 2: - Đọc thầm và TLCH: - Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ? - Vì sao Thuyên bối rối? - Anh thanh niên trả lời hai người thế nào? - Củng cố lại nội dung + GD. - Chuyển ý đoạn 3: - Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng? - Những chi tiết nào nói lên tình thân thiết giữa các nhân vật với quê hương? - Giáo viên củng cố lại nội dung. - Qua bài đọc em có suy nghĩ gì về giọng quê hương? * Luyện đọc lại bài: - Luyện đọc đoạn thể hiện giọng nhân vật. - Nhận xét tuyên dương nhóm thực hiện tốt (Có thể cho học sinh sắm vai nhân vật) Mỗi nhóm đọc theo vai: Người dẫn truyện, anh thanh niên, Thuyên, KỂ CHUYỆN Định hướng: Gọi học sinh đọc yêu cầu phần kể chuyện: - Yêu cầu học sinh xác định nội dung từng bức tranh minh hoa.ï - Thực hành kể chuyện: - 3 học sinh khá kể nối tiếp nhau – kể mẫu cho cả lớp nghe. - Giáo viên nhận xét. - Kể theo nhóm: - Yêu cầu học sinh kể theo nhóm. - Kể trước lớp: - Nhận xét tuyên dương, bổ sung. Cần cho học sinh bổ sung hay kể lại những đoạn chưa tốt. 4. Củng cố: - Quê hương em có giọng đặc trưng không? Khi nghe giọng nói quê hương mình em cảm thấy thế nào? 5. Dặn dò - Nhận xét: - Về nhà đọc lại bài, TLCH và tập kể lại câu chuyện. - Xem trước bài “Quê hương” - Nhận xét chung tiết học. - Học sinh nhắc lại. - Mỗi học sinh đọc từng câu đến hết bài. - 3 học sinh đọc . - 5 học sinh luyện đọc (kết hợp giải nghĩa từ theo hướng dẫn của giáo viên). - Đọc nối tiếp theo nhóm - Kết hợp giải nghĩa từ. - 1 học sinh. - Hai nhóm thi đua: N 1-3. - HS đọc đồng thanh đoạn 2 hoặc 4. - 1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm. - Ăn cho đỡ đói và hỏi đường. - Cùng ăn với 3 thanh niên trong quán.. .vui vẻ lạ thường. - 1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm - Có 1 người đến gần xin được trả tiền cho hai người trong lúc họ quên mang tiền theo. . . Vì không nhớ người thanh niên này là ai. . . Bây giờ anh mới được biết - 1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm. - Vì giọng nói quê hương đã gợi lại nỗi nhớ mẹ anh . . lặng điđôi môi mím chặt bùi ngùiim lặng nhìn nhau, mắt rướm lệ. - Học sinh thảo luận và nêu: Giọng quê hương là đặc trưng của mỗi miền quê, gần gũi thân tiết với con người ở vùng đó-gợi cho con người nhớ đến nơi chôn rau, cắt rốn của mình-còn giúp những người cùng quê thêm gắn bó, gần gũi nhau hơn - Đoạn 3 - Nhóm 1 – 4 - Nhóm 2 – 3. T/c nhận xét, bổ sung, sửa sai. - 1 học sinh - Tranh 1: Thuyên và Đồng vào quán ăn. Trong quán có 3 thanh niên đang ăn uống vui vẻ. - Tranh 2: Anh thanh niên xin phép làm quen và trả tiền cho Thuyên và Đồng. - Tranh 3: Ba người trò chuyện, anh thanh niên nói rõ lí do muốn làm quen và nỗi xúc động nhớ thương về quê hương của ba người. - Học sinh 1 kể đoạn 1-2. Học sinh 2 kể đoạn 3. Học sinh 3 kể đoạn 4-5. Lớp theo dõi, nhận xét. - Mỗi nhóm cử 3 bạn kể lại nội dung câu chuyện cho các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - 2 học sinh kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét bình chọn nhóm kể hay nhất. - Xung phong lên bảng kể theo tranh minh hoạ. Nhận xét lời kể (không để lẫn lộn với lời của nhân vật). - HS tự nêu. - HS nghe và ghi nhận. ************************************************* Tiết 4. Toán: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI I/ Mục tiêu: Biết dùng thước và bút để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gấn gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học. Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác). II /Chuẩn bị: 1 học sinh 1 thước thẳng có độ dài 30cm. Thước mét của giáo viên. III/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: - Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. - Nhận xét chung. 3.Bài mới: a. Gtb: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng b. Luyện tập thực hành: Thực hành đo dộ dài. Bài 1: - Nêu yêu cầu bài toán. - Bài toán yêu cầu ta điều gì? - Giáo viên hướng dẫn: Chấm 1 đầu đoạn thẳng 1 chấm, ta đặt điểm 0 trùng với chỗ chấm, đo đúng số đo ta chấm thêm chấm nữa. Sau đó nối đoạn thẳng lại và viết tên hai đầu đoạn thẳng. - Nhận xét theo dõi . Nhận xét chung. Bài 2: Đọc yêu cầu: Bài tập 2 yêu cầu chúng ta gì? - Giáo viên đưa ra chiếc bút chì ước lượng, sau đó thực hành đo - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ. Bài3; hs nêu yêu cầu HDhs thực hành 4. Củng cố - Dặn dò: - Nêu lại trình tự tiến hành đo độ dài của 1 vật. - Chuẩn bị bài mới. Thực hiện các bài tập còn lại. Về nhà đo chiều dài 1 số vật dụng trong gia đình. - Nhận xét chung tiết học. - Học sinh nhắc lại. - 1 HS nêu. - Vẽ 3 đoạn thẳng tương ứng: AB: 7cm, CD: 12 cm, EG: 1dm2cm. - Lớp thực hiện vẽ vào vbt. - T/c kiểm tra chéo . - Ước lượng và đo thực tế bút chì, mép bàn học. - Học sinh quan sát và làm theo hướng dẫn của giáo viên. - cá nhân lên bảng a. Bức tường lớp em cao khoảng 5m. b. Chân tường dài khoảng 7m. ************************************************* Chiều thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010 Tiết 1. Chính tả: QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT I/ Mục tiêu: Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Tìm và viết được tiếng có vần oai/ oay (BT2). Làm được BT(3) a/b. HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT. II/Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn bài tập 3 III/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - 2 học sinh lên bảng viết – học sinh lớp viết bcon - N1: tuôn trào, buồng cau. - N2: buôn bán, luống rau. - Nhận xét chung. 3. Bài mới: a. Gtb: Giáo viên giới thiệu liên hệ các bài tập đọc trong chủ đề ghi bảng “ Quê hương ruột thịt”. b. Hướng dẫn viết chính tả: * Trao đổi về nội dung đoạn viết: - Giáo viên đọc mẫu lần 1. - Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình? * Hướng dẫn cách trình bày bài viết: - Bài văn có mấy câu? - Bài văn có những chữ nào viết hoa? Vì sao? - Trong bài văn những dấu câu nào được sử dụng? * Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi tìm các từ khó dễ lẫn theo phương ngữ. Yêu cầu học sinh phân biệt chỗ dễ sai và viết vào bảng con, học sinh lên bảng viết từ khó. - Đọc các từ khó, học sinh viết bảng con, 4 học sinh lên bảng viết. - Ruột thịt, biết bao, trái sai. - Hát ru, đầu tiên, ruột thịt. - Yêu cầu: Học sinh đọc lại các từ ngữ trên. * Viết chính tả: Giáo viên hướng dẫn trình bày bài viết và ghi bài vào vở. -Giáo viên đọc học sinh chép bài. * Soát lỗi: - Giáo viên treo bảng phụ, đọc lại từng câu: chậm, học sinh dò lỗi. - Thống kê lỗi: - Thu chấm 2 bàn học sinh vở viết. c. Luyện tập: Bài 2: - Đọc yêu cầu bài tập. - Giáo viên nhận xét, hướng dẫn học sinh thực hiện tương tự. Bài 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập theo phiếu, thảo luận theo nhóm thực hiện bài tập thi đua nhanh, dán bảng lớp. - Giáo viên + học sinh nhận xét, bổ sung. 4. Củng cố: - Chấm thêm 1 số VBT nhận xét chung bài làm của học sinh. - GDBVMT 5. Dặn dò, Nhận xét: - Giáo viên nhận xét chung giờ học. - 2 học sinh lên bảng. - Học sinh nhận xét, sửa sai. - Nhắc lại - 1 học sinh đọc to, cả lớp đọc thầm. - Nơi chị sinh ra và lớn lên, nơi có bài hát ru của mẹ chị và chị lại hát ru con bài hát ngày xưa. - 3 câu. - Sứ (tên riêng), Chỉ, Chính, Chị, Và (chữ cái đầu câu). - Dấu chấm, dấu phẩy, dấu ba chấm. - Học sinh viết b/con theo y/ c của giáo viên. - 2 học sinh lên bảng . - 3 - 4 học sinh . - Mở vở, trình bày bài và viết. - Đổi chéo vở, dò lỗi. - Cùng thống kê lỗi. - Tìm 3 từ chứa tiếng có vần oai: khoai, khoan khoái - Tìm 3 từ chứa tiếng có vần oay: gió xoáy, hí hoáy , ngoáy. - HS thi đọc , viết đúng, nhanh, đẹp câu văn trong sách. - Cả lớp cùng nhận xét, bổ sung. ************************************************* Tiết 2. Tập đọc: THƯ GỬI BÀ I/ Mục tiêu: Đọc rành mạch, trôi chảy.Bước đầu bộc lộ đượ tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với từng kiểu câu. Nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi. Hiểu ý nghĩa: Tình cảm gắn bó với quê hương và tấm lòng yêu quý bà của người cháu.(trả lời được các CH trong SGK). II/ Chuẩn bị: Tranh SGK phóng lớn. 1 phong bì có ghi đầy đủ nội dung. Bảng phụ ghi câu văn cần rèn đọc. III/Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng kiểm tra bài đọc và TLCH bài: “Giọngquê hương”. - Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung phần kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới: a. Gtb: Mỗi bản thân chúng ta ai ai cũng có người thân. ... - Muốn biết cả hai anh em có bao nhiêu bưu ảnh chúng ta phải biết được điều gì ? - Chúng ta đã biết được số bưu ảnh của ai, chưa biết số bưu ảnh của ai ? -Vậy chúng ta phải đi tìm số bưu ảnh của em trước, sau đó mới tính xem cả hai anh em có tất cả bao nhiêu bưu ảnh. - Giáo viên sửa bài và cho điểm. Bài 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tương tự như bài 1. Tóm tắt như sgk - Yêu cầu học sinh đọc và tóm tắt đề sau đó tự giải. Giáo viên chữa bài và cho điểm học sinh 4/ Củng cố: - Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về giải tóan bằng hai phép tính. 5/ Dặn dò – Nhận xét: - Giáo viên nhận xét chung giờ học. - Học sinh nhắc lại - Hàng trên có 3 cái kèn - Có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn ? -Tự làm bài vào vở - Học sinh tự suy nghĩ và làm bài. - Hàng dưới có 3+3 = 5 cái kèn - Vì hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới nhiều hơn hàng trên 2 cái. Số kèn hàng dưới là số lớn, muốn tính số lớn ta lấy số nhỏ cộng với phần hơn. - Cả hai hàng có 3 + 5 = 8 (cái kèn) - 1 học sinh đọc lại đề bài - Có 4 con cá. - Nhiều hơn so với bể 1 là 3 con cá - Vẽ số cá của bể 2 là một đọan thẳng dài hơn đọan biểu diễn số cá ở bể 1, phần dài hơn tương ứng với 3 con cá. - Hỏi tổng số cá của hai bể? - Phải biết được số cá của mỗi bể. - Cá bể 1 là 4 con cá. - Chưa biết cá bể 2 - Số cá bể hai: 4 + 3 = 7 (con cá). - Số cá 2 bể: 4 + 7 = 11 (con cá). Đề: Anh có 15 tấm bưu ảnh, em có ít hơn anh 7 tấm bưu ảnh. Hỏi cả hai anh em có bao nhiêu tấm bưu ảnh? - Anh có 15 tấm bưu ảnh - Ít hơn số bưu ảnh của anh 7 cái - Hỏi tổng số bưu ảnh 2 anh em? - Biết được số bưu ảnh của mỗi người. - Biết anh có 15 bưu ảnh, chưa biết số bưu ảnh của em. - Học sinh vẽ sơ đồ rồi giải bài tóan: Bài giải Số bưu ảnh của em là: 15 – 7 = 8 (bưu ảnh) Số bưu ảnh của cả hai anh em là: 15 + 8 = 23 (bưu ảnh) Đáp số: 23 bưu ảnh. - Học sinh giải bài Bài giải Bao ngô cân nặng số kg là: 27 + 5 = 32 ( kg) Cả hai bao cân nặng số kg là: 27 + 32 = 59 (kg) Đáp số: 59 kg - Học sinh tự làm giáo viên theo dõi. ************************************************* Tiết 1. Thể dục: ĐỘNG TÁC CHÂN, LƯỜN CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi” I/ Mục tiêu: Biết cách thực hiện 2 động tác vươn thở, tác tay của bài thể dục phát triển chung. Chơi trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi”. Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II/ Chuẩn bị: Địa điểm + còi. Sân trường dọn vệ sinh sạch sẽ. III/ Các hoạt động trên lớp: Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định: 2/ KTBC: 3/ Bài mới: * Phần mở đầu: - Giáo viên tập trung học sinh thành 4 hàng dọc, sau đó cho học sinh quay traí, quay phải. - Giáo viên tổ chức học sinh giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp bài hát. - Trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”. - Giáo viên nhận xét * Phần cơ bản: - Phân công tổ nhóm luyện tập. - Cho học sinh ôn tập hợp hàng dọc, sau đó yêu cầu tập hợp hàng ngang. - Thực hiện lại 2 động tác vươn thở và tay (mỗi động tác 4 x 8 nhịp) - Nhận xét, sửa sai. Học động tác chân: - Giáo viên nêu tên động tác, sau đó cho học sinh nhắc lại. - Giáo viên tập mẫu lần 1, chậm. - Tập mẫu lần 2, kết hợp giảng giải: - TTCB: - N1: Chân đứng chữ V, hai tay dang ngang bàn tay úp. - N2: Hạ gót chân chạm đất và khuỵu gối, hai đầu gối sát nhau, thân người thẳng đồng thời vỗ hai tay vào nhau ở phía trước. - N3: Trở về nhịp 1. - N4: Về TTCB. - N5, 6, 7, 8: Như N1, 2, 3, 4. - Tập mẫu lần 3.. - Giáo viên nhận xét, sửa sai. Học động tác lườn: Trình tự hướng dẫn như động tác chân. - TTCB. - N1: Chân bước sang trái rộng bằng hơn vai, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa. - N2: Nghiêng lườn sang trái, tay trái chống hông, tay phải áp sát mang tai, hai bàn chân giữ nguyên. - N3: Về N1. - N4: Về TTCB. - N5, 6, 7, 8 như N1, 2, 3, 4 nhưng đổi bên (phải). - Tổ chức trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi” - Giáo viên theo dõi, nhắc nhở. Phần kết thúc: - Tập hợp lớp. - Giáo viên và học sinh cùng hệ thống lại bài, nhận xét, tuyên dương những học sinh có ý thức học tốt, nhắc nhở 1 số học sinh chưa ngoan hay chưa thực hiện tốt yêu cầu bài học. - Rút kinh nghiệm giờ học. - Nhận xét tiết học. 5 phút 25 phút 5-7 phút - Hs tập trung 4 hàng dọc, điểm số báo cáo. - Học sinh khởi động cổ tay cổ, chân, - Cả lớp cùng chơi theo yêu cầu. - Cả lớp cùng thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Đội hình hàng ngang: óóóóóóóó óóóóóóóó óóóóóóóó óóóóóóóó J - Nhắc tên động tác. - Theo dõi. - Theo dõi, chú ý quan sát. - Học sinh tập theo. - Học sinh tập 1 lần. - Cả lớp tập lại 4 x8 nhịp. - Thực hiện tương tự yêu cầu của giáo viên theo từng bước như động tác chân. - Chia cả lớp thành 2 đội. Tổ chức chơi thi đua. - Lớp tập lại 4 động tác đã học (mỗi động tác 2x 8 nhịp). - Học sinh tham gia chơi tích cực. - Lớp theo dõi. Tiết 4. Thủ công : Ôn tập Chương I: GẤP, CẮT, DÁN HÌNH (t2) I/ Mục tiêu: Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp,cắt, dán để làm đồ chơi. Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học. Với HS khéo tay: Làm được ít nhất ba đồ chơi đã học. Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo. II/ Chuẩn bị: - Mẫu của các bài 1, 2, 3, 4. III/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1Ổn định: 2/ KTBC: - Kiểm tra đồ dùng. - Giáo viên nhận xét. 3/ Bài mới: - GV giới thiệu – ghi đề bài * Tiết kiểm tra: - Giáo viên ghi đề lên bảng: Em hãy gấp, hoặc phối hợp cắt, gấp, 1 trong những hình đã học ở chương I. Þ Giáo viên hướng dẫn - Chọn hình rồi thực hiện các thao tác theo tưng hướng dẫn để hoàn thành đề yêu cầu - Giáo viên cho học sinh xem lại các bài mẫu vàquan sát lại các bước tiến hành. Thực hành: - Giáo viên theo dõi nhận xét, giúp đỡ học sinh yếu. 4/ Củng cố: - Giáo viên thu sản phẩm. 5/ Nhận xét – dặn dò: - Nhận xét chung giờ kiểm tra. Nêu tên các sản phẩm đã thực hành gấp ở tiết 1, 2, 3, 4 - Tàu thủy - Con ếch - Ngôi sao 5 cánh - Những bông hoa - Học sinh tự chọn mẫu bài thực hành. - Học sinh thực hành gấp theo nhóm, bà, cá nhân. - Chuẩn bị bài sau “Cắt, dán chữ I, T” Tiết 1. Thể dục: ÔN BỐN ĐỘNG TÁC ĐÃ HỌC Trò chơi: “ Chạy tiếp sức” I/ Mục tiêu : Bước đầu biết cách thực hiện động tác chân, lườn của bài thể dục phát triển chung. Tiếp tục ôn chơi trò chơi “ Chạy tiếp sức”. Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II/ Chuẩn bị: - Địa điểm + còi. - Sân trường- dọn sệ sinh sạch sẽ. III/ Các hoạt động trên lớp: Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh 1. Gtb: Phần mở đầu - Phổ biến nội dung và Yêu cầu bài học - Giáo viên tập trung Học sinh thành 4 hàng dọc, sau đó cho học sinh quay traí quay phải. - Giáo viên phổ biến tổ chức học sinh giậm chân tại chỗ vỗ tay theo đếm theo nhịp. Tổ chức trò chơi “Đứng ngồi theo lệnh” 1 phút - Giáo viên nhận xét 2. Phần cơ bản: - Ôn 4 động tác: -Yêu cầu học sinh nhắc lại tân gọi 4 động tác đã học Vươn thở; Tay; Chân ; Lườn. - Tập liên hoàn 2 động tác / một lần Giáo viên nhận xét và hô chậm - Tập 4 động tác (mỗi động tác 2 x 8 nhịp) - Lớp tập theo đội hình hành ngang - Tập theo nhóm. - Thi đua các nhóm. Giáo viên chú ý sửa sai. - Lưu ý với học sinh những chỗ thường sai và sửa sai từng cá nhân cụ thể * Tổ chức trò chơi “ Chạy tiếp sức” - Hướng dẫn chơi thử và t/ c cho cả lớp chơi theo đội hình hàng dọc - Giáo viên nhận xét chung 3. Phần kết thúc: - Đi thường theo nhịp hát. - Giáo viên- học sinh cùng hệ thống lại bài - Nhận xét tiết học 5 phút 25 phút 5 phút - HS khởi động cổ tay cổ chân - Tổ trưởng điều khiển tập bài thể dục chung của lớp 2 (mỗi động tác 2 lần 8 nhịp. - Đội hình vòng tròn - Cả lớp thực hiện đội hình hàng ngang, dóng hàng theo yêu cầu của giáo viên - Học sinh lần lượt đi theo từng nhóm - Chuyển đội hình hàng dọc, chơi cả lớp, thi đua nhóm nhanh. - Nhắc lai nội dung bài Tiết 4. Mỹ thuật: THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT XEM TRANH TĨNH VẬT I/ Mục tiêu: - Hiểu biết thêm cách sắp xếp hình,cách vẽ màu ở tranh tĩnh vật. - Cảm nhận vẻ đẹp của tranh tĩnh vật. - HS khá giỏi chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích. II/ Chuẩn bị: Giáo viên: - Sưu tầm 1 số tranh tĩnh vật hoa quả của hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh và các hoạ sĩ khác - Tranh tĩnh vật của HS các lớp trước. Học Sinh : vở tập vẽ - Sưu tầm tranh tĩnh vật của các hoạ sĩ,của thiếu nhi (nếu có) III/ Các hoạt động dạy - Học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh KTBC: - Nêu cách vẽ màu vào hình có sẵn - GV nhận xét bổ sung. GT bài mới: Thiên nhiên tươi đep luôn là cảm hứng sáng tác của các họa sĩ. Qua vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc phong phú của hoa, quả các họa sĩ muốn gửi gắm vào tranh tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của mình. Trên thế giới nhiều họa sĩ nổi tiếng đã vẽ tranh tĩnh vật. Ở Việt Nam họa sĩ Đường Ngọc Cảnh cũng dành nhiều tình cảm, công sức để sáng tác ra nhiều bức tranh về hoa và quả *Hoạt động 1: Xem tranh - GV yêu cầu HS quan sát các tranh ở vở tập vẽ 3, hoặc tranh đã chuẩn bị và nêu ra các câu hỏi gợi ý để các em suy nghĩ và trả lời : + Tác giả bức tranh là ai? + Tranh vẽ những loại hoa quả nào? + Hình dáng của các loại hoa quả đó. + Màu sắc của các loại hoa, quả trong tranh. + Những hình chính của bức tranh được đặt ở vị trí nào? Tỉ lệ của các hình chính so với hình phụ? + Em thích bức tranh nào nhất? - Sau khi xem tranh GV giới thiệu vài nét về tác giả: - Hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh đã nhiều năm tham gia giảng dạy tại trường ĐH MTCN ông rất thành công về đề tài: Phong cảnh, tĩnh vật ( hoa,quả) ông đã có nhiều tác phẩm đoạt giải trong các cuộc triển lãm trong nước và quốc tế. *Hoạt động2: Nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét chung về tiết học. - Khen ngợi một số HS phát biểu xây dựng bài. - Dặn dò: Sưu tầm tranh tĩnh vật và tập nhận xét. - Quan sát cành,lá cây( hình dáng và màu sắc) - Chuẩn đị đaầy đủ đồ dùng học tập cho bài sau - Tiết học sau mỗi bạn mang theo một cành lá mà mình thích. - Tìm màu vẽ hình - Tìm màu nền - Các màu vẽ đặt cạnh nhau - Vẽ màu cần có đậm và nhạt . => HS nhắc đề bài. - HS quan sát tranh,theo nhóm. - Đại diện nhóm lên trả lời các câu hỏi - Họa sĩ Đường Ngọc Cảnh - Sầu riêng, măng cụt . - Đa số các quả có dáng tròn - 3- 5 HS Nêu lên nhận xét cá nhân
Tài liệu đính kèm: