Giáo án Lớp 3 Tuần 30 - Giáo viên: Lê Văn Điền

Giáo án Lớp 3 Tuần 30 - Giáo viên: Lê Văn Điền

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN:

GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA

I/. Yêu cầu:

Đọc đúng:

 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẩn do phiên âm tiếng nước ngoài: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, in-tơ-nét, các từ ngữ HS địa phương dễ viết sai: lần lượt, tơ-rưng, xích lô, trò chơi, lưu luyến, hoa lệ,

 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 Đọc trôi chạy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.

Đọc hiểu:

 Hiểu nghĩa từ ngữ mới được chú giải Lúc-xăm-bua, lớp 6, đàn tơ rưng, tuyết, hoa lệ, .

 Nắm được cốt truyện: cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 30 - Giáo viên: Lê Văn Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ hai ngày tháng năm 2006 
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN: 
GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA 
I/. Yêu cầu: 
Đọc đúng: 
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẩn do phiên âm tiếng nước ngoài: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, in-tơ-nét, các từ ngữ HS địa phương dễ viết sai: lần lượt, tơ-rưng, xích lô, trò chơi, lưu luyến, hoa lệ,
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chạy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
Đọc hiểu:
Hiểu nghĩa từ ngữ mới được chú giải Lúc-xăm-bua, lớp 6, đàn tơ rưng, tuyết, hoa lệ, .... 
Nắm được cốt truyện: cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.
Kể chuyện: 
Rèn kĩ năng nói: HS dựa vào gợi ý, HS kể lại được câu chuyện bằng lời của mình. Lời kể tự nhiện sinh động, thể hiện đúng nôi dung.
Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn. Kể tiếp được lời bạn.
II/Chuẩn bị: 
Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
-YC HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”.
-Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người dân yêu nước?
-Sau khi đọc bài văn của Bác, em sẽ làm gì?
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3/ Bài mới: 
a.Giới thiệu: GV nêu gợi ý nội dung bài học dẫn vào câu chuyện. Ghi tựa.
b. Hướng dẫn luyện đọc: 
-Giáo viên đọc mẫu một lần. Giọng đọc cảm động, nhẹ nhàng. Cần nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
-GV treo tranh SGK hỏi: Tranh vẽ gì?
-GV: Tranh vẽ đoàn cán bộ VN đang thăm một lớp tiểu học ở đất nước Lúc-xăm- bua.
*Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. 
-Hướng dẫn phát âm từ khó.
-GV viết các từ phiên âm lên bảng hướng dẫn HS đọc.
-Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. 
-YC 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
-HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. 
-YC HS đặt câu với từ mới. (nếu cần)
-YC 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. 
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-YC lớp đồng thanh.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
-YC HS đọc đoạn 1.
-Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ, thú vị?
-YC HS đọc đoạn 2.
-Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam?
-Các bạn HS Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam?
-YC HS đọc đoạn 3.
-Tìm những từi ngữ thể hiện tình cảm của HS Lúc-xăm-bua đối với đoàn các bộ Việt Nam lúc chia tay?
-Các em muốn nói gì với các bạn HS trong câu chuyện này?(treo bảng phụ các ý cho HS chọn)
* Luyện đọc lại:
-GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp.
-Gọi HS đọc các đoạn còn lại.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn.
-Cho HS luyện đọc theo vai.
-Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 
* NGHỈ LAO 1 PHÚT.
* Kể chuyện:
a.Xác định yêu cầu:
-Gọi 1 HS đọc YC SGK.
-Câu chuyện được kể theo lời của ai?
-GV: Bây giờ các em dựa vào trí nhớ và các gợi ý SGK, kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình. Các em cần kể tự nhiện, sinh động, thể hiện đúng nội dung.
-Kể bằng lời của em là thế nào?
b. Kể mẫu:
-GV cho HS kể lại câu chuyện theo lời của mình. 
-GV nhận xét nhanh phần kể của HS.
c. Kể theo nhóm:
-YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
d. Kể trước lớp:
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét và cho điểm HS. 
4.Củng cố-Dặn dò: 
-Hỏi: Câu chuyện trên có ý nghĩa gì?
-Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. Về nhà học bài. 
-2 học sinh lên bảng trả bài cũ. 
+Vì mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh khoẻ. 
+Em sẽ siêng năng luyện tập thể dục thể thao
-HS lắng nghe và nhắc tựa.
-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. 
-Quan sát và trả lời: Vẽ cô giáo và HS của Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam.
-Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài.(2 vòng)
-HS đọc theo HD của GV: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, in-tơ-nét, lần lượt, tơ-rưng, xích lô, trò chơi, lưu luyến, hoa lệ,
-3 HD đọc, mỗi em đọc một đọan trong bài theo hướng dẫn của giáo viên. 
-Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu câu.
VD: Đã đến lúc chia tay. / Dưới làn tuyết bay mù mịt, / các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến, / hoa lệ, / mến khách.//
-HS trả lời theo phần chú giải SGK. 
-HS đặt câu với từ: sưu tầm, hoa lệ.
-Mỗi học sinh đọc 1 đọan thực hiện đúng theo yêu cầu của giáo viên: 
-Mỗi nhóm 3 học sinh, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc nối tiếp.
-HS đồng thanh đoạn 1. (giọng vừa phải).
-1 HS đọc đoạn 1.
-Tất cả HS lớp 6A đều tự giới thiệu bằng Tiếng Việt, hát bài hát tặng đoàn bằng Tiếng Việt, giới thiệu những vật đặc trưng của Việt Nam và Quốc kì Việt Nam, nói bằng Tiếng Việt “Việt Nam, Hồ Chí Minh”.
-1 HS đọc đoạn 2.
-Vì cô giáo của các em đã từng ở Việt Nam. Cô thích Việt Nam nên dạy cho học trò của mình nói Tiếng Việt, kể cho các em biết những điều tốt đẹp về Việt Nam trên in-tơ-nét.
-Muốn biết HS Việt Nam học những môn gì, thích những bài hát nào, chơi những trò chơi gì.
-1 HS đọc đoạn 3.
-Các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến dưới làm tuyết bay mù mịt.
-HS phát biểu: Chúng tôi rất cám ơn các bạn vì các bạn đã yêu quí Viết Nam. / Cám ơn tình thân ái hữu nghị của các bạn
-HS theo dõi GV đọc.
-2 HS đọc.
-HS xung phong thi đọc.
-3-4 HS tạo thành 1 nhóm đọc theo vai.
- HS hát tập thể 1 bài.
-1 HS đọc YC SGK.
-Câu chuyện được kể theo lời của một thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam.
-Lắng nghe.
-Là kể khách quan, như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại.
-2 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1. 
-HS kể theo YC. Từng cặp HS kể.
-HS nhận xét cách kể của bạn.
-3 HS thi kể trước lớp.
-Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng, kể hay nhất.
- 2 – 3 HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
-Câu chuyện nói về cuộc gặp gỡ thú vị đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua. Câu chuyện thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
-Lắng nghe.
ĐẠO ĐỨC
Bài 14: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI (tiết 1)
I.Yêu cầu:Giúp HS hiểu:
Cây trồng, vật nuôi cung cấp lương thực, thực phẩm và tạo niềm vui cho con người, vì vây cần được chăm sóc, bảo vệ.
Học sinh có ý thức chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Đồng tình, ủng hộ việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Phê bình, không tán thành những hành động không chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Thực hiện chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Tham gia tích cực các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
II Chuẩn bị:
Vở BT ĐĐ 3, bảng từ, phiều bài tập.
Tranh ảnh cho HĐ 1 tiết 1.
III. Lên lớp:
	Hoạt động của giáo viên	
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: 
-Tại sao ta phải tiết kiệm và bảo vệ nguốn nước?
-Nhận xét chung.
3.Bài mới:
a.GTB: Nêu mục tiêu yêu cầu .- Ghi tựa.
b.Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-Yêu cầu HS chia thành các nhóm thảo luận về các bức tranh và trả lời các câu hỏi sau:
+Trong tranh các bạn đang làm gì?
+Làm như vậy có tác dụng gì?
+Cây trồng, vật nuôi có ích lợi gì đối với con người?
+Với cây trồng, vật nuôi ta phải làm gì?
-GV rút ra kết luận: 
+Các tranh đều cho ta thấy các bạn nhỏ đang chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong gia đình.
+Cây trồng, vật nuôi cung cấp cho con người thức ăn, lương thực, thực phẩm cần thiết với sức khoẻ.
+Để cây trồng, vật nuôi mau lớn, khoẻ mạnh chúng ta phải chăm sóc chu đáo cây trồng, vật nuôi.
 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
-Yêu cầu HS chia thành nhóm, mỗi thành viên nhóm sẽ kể tên một vật nuôi, một cây trồng trong gia đình mình rồi nêu những việc mình đã làm để chăm sóc con vật / cây trồng đó và nêu những việc nên tránh đối với vật nuôi cây trồng.
-Ý kiến của các thành viên được ghi lại vào báo cáo:
Tên vật nuôi
Những việc em làm để chăm sóc
Những việc nên tránh để bảo vệ
-Yêu cầu các nhóm dán báo cáo của nhóm mình lên bảng theo hai nhóm.
-Nhóm 1: Cây trồng.
-Nhóm 2: Vật nuôi.
-Yêu cầu các nhóm trình bày báo cáo của nhóm mình.
-Rút ra các kết luận:
+Chúng ta có thể chăm sóc cây trồng, vật nuôi bằng cách bón phân, chăm sóc, bắt sâu, bỏ là già, cho con vật ăn, làm sạch chỗ ở, tiêm thuốc phòng bệnh.
+Được chăm sóc chu đáo, cây trồng, vật nuôi sẽ phát triển nhanh. Ngược lại cây sẽ khô héo dễ chết, vật nuôi gầy gò dễ bị bệnh tật.
4. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Qua bài học em rút ra được điều gì cho bản thân?
-GDTT cho HS và HD HS thực hiện như những gì các em đã học được. Chuẩn bị cho tiết sau.
-2 HS nêu, lớp lắ ...  9 chục nghìn.
Vậy: 40 000 + 30 000 +20 000 = 90 000
-HS làm bài vào VBT.
-1 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lên bảng, lớp làm bài vào VBT.
 35820 72436 92684 57370
 25079 9508 45326 6821
 60899 81944 47358 50549
-1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-BT yêu cầu chúng ta tính số cây ăn quả của xả Xuân Mai.
-Xã Xuân Mai có ít hơn xã Xuân Hoà 4500cây.
-Chưa biết.
-Nhiều hơn 5200 cây.
-1 HS lên bảng, lớp làm VBT.
Bài giải:
Số cây ăn qủa xã Xuân Hoà là:
68 700 + 5200 =73900 (cây)
 Số cây xã Xuân Mai là:
73900 - 4500 = 69400 (cây)
 Đáp số: 69400 cây.
-Mua 5cái com pa phải trả 10000 đồng. Hỏi mua 3 cái com pa cùng loại phải trả bao nhiêu tiền?
-Bài toán thuộc dạng rút về đơn vị. 
-Một HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Trình bày bài giải như sau : 
Bài giải:
Số tiền một chiếc com pa là :
10000 : 5 = 2000 (đồng )
 Số tiền phải trả 3 chiếc com pa là:
2000 x 3 = 6000 (đồng)
 Đáp số : 6000 đồng
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT 
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
Nhận biết được hướng chuyển động của Trái Đất quay quanh mình nó và quanh Mặt Trời trong không gian.
Thực hiện quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.
II. Chuẩn bị: 
Quả địa cầu, bảng phụ, phiếu thảo luận, thẻ chữ: Mặt Trời, Trái Đất.
III. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: KT sự chuẩn bị bài của HS.
-Yêu cầu 2 học sinh lên bảng nói rõ cấu tạo của quả địa cầu.
-Nhận xét tuyên dương.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
-Hỏi: Trái Đất có mấy cực? Kể tên?
-Có mấy phương chính? Hãy kể tên các phương đó?
-Nhận xét.
-GV: Các em biết Trái Đất không hề đứng yên mà luôn luôn chuyển động không ngừng theo một chiều nhất định. Bài học hôm nay các em sẽ hiểu rõ thêm về sự chuyển động đó của Trái Đất trong vũ trụ. Ghi tựa.
Hoạt động 1: Trái Đất tự quay quanh trục của nó.
+GV treo hình vẽ lên bảng và hỏi HS về cách vẽ trục (nghiêng hay thẳng), vẽ hai cực (vị trí)
+GV vẽ và ghi các dữ kiện mà HS trả lời.
-Thảo luận luận nhóm.
+Yêu cầu các nhóm HS thảo luận, đọc và làm theo yêu cầu như SGK/Thảo luận 114.
+Nhận xét hoạt động thực hành của HS.
+Quay mẫu và làm mẫu 1 lần trên mô hình quả địa cầu để HS cả lớp quan sát.
+Hỏi: Nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?
+Hướng đó đi từ phương nào sang phương nào?
+Bạn nào có thể lên bảng vẽ chiều quay của Trái Đất trên hình vẽ?
+Nhận xét, chỉnh sửa hình vẽ của HS cho đúng.
+Kết luận: Trái Đất không đứng yên mà luôn luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (nếu nhìn từ cực Bắc xuống) hay theo hướng từ Tây sang Đông.
-HS báo cáo trước lớp.
-2 HS thực hiện, lớp nhận xét bổ sung.
-Trái Đất có 2 cực. Đó là cực Bắc và cực Nam.
-Có 4 phương chính. Đó là các phương: Đông, Nam, Tây, Bắc.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Lằng nghe.
-Quan sát và trả lời.
+HS cùng tham gia với GV tạo nên hình vẽ giống hình 1 SGK.
-Tiến hành thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận bằng cách lên thực hành trước lớp. (4 HS )
-Cả lớp quan sát.
+ Nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
+ Hướng đó đi từ phương Tây sang Đông.
+1 HS lên bảng vẽ.
+HS lớp nhận xét bổ sung.
+Lắng nghe và 3 HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
+Yêu cầu các nhóm quan sát hình 3 SGK và thảo luận theo 2 câu hỏi sau:
1.Hãy mô tả những gì em quan sát được ở hình 3.
2.Theo nhóm em. Trái đất tham gia vào mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào?
3.Hướng của các chuyển động đó đi từ phương nào sang phương nào?
-Hoạt động cả lớp.
+Yêu cầu HS nêu ýkiến.
+Kết luận: Trái Đất đồng thời tham gia vào hai chuyển động: chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động tự quay quanh Mặt Trời. Hướng của cả hai chuyển động trên đều là từ Tây sang Động.
+Yêu cầu HS lên vẽ thể hiện hai chuyển động trên của Trái Đất.
+Nhận xét, chỉnh sửa (nếu sai)
+Yêu cầu HS lên thuyềt trình về hình vẽ. Nhận xét và sửa lỗi cho HS.
Hoạt động 3: Trò chơi củng cố Trái Đất quay.
-GV chia lớp thành các nhóm yêu cầu quan sát hình minh hoạ trò chơi trang 115 SGK sau đó hướng dẫn các nhóm HS chơi.
+GV tổ chức cho các nhóm HS chơi.
+GV yêu cầu một vài cặp HS lên biểu diễn trước lớp (biểu diễn và thuyết minh).
+GV nhận xét, khen, phê bình các nhóm.
4/ Củng cố – dặn dò: 
-YC HS đọc mục bạn cần biết.
-Dặn dò HS về nhà học bài.
-Giáo dục tư tưởng cho HS.
-Nhận xét tiết học. 
-Tiến hành thảo luận nhóm.
-Quan sát và thảo luận và trả lời:
1.Quan sát hình 3 em thấy: Trái Đất đang vừa tự quay quanh mình nó theo hướng từ Tây sang Đông; đồng thời Trái Đất cũng quay quanh Mặt Trời.
2.Theo nhóm em Trái Đất tham gia vào hai chuyển động: chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động tự quay quanh Mặt Trời.
3.Hướng tự chuyển động quay quanh trục và chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất đều theo hướng từ Tây sang Đông.
-Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
-2 HS lên bảng vẽ.
-HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
-2 đến 3 HS lên thực hiện trước lớp. HS dưới lớp nhận xét.
-Hình thức chơi:
-Mỗi nhóm sẽ cử ra 2 bạn: một bạn gắn thẻ chữ Mặt Trời, một bạn gắn thẻ chữ Trái Đất.
-Hai bạn trong nhóm sẽ đóng vai thể hiện hai chuyển động của Trái Đất: tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời.
-Các bạn trong nhóm quan sát và nhận xét.
-Hai bạn trong nhóm đóng vai xong sẽ được lựa chọn hai bạn khác bất kì trong nhóm để thay thế.
TẬP LÀM VĂN 
VIẾT THƯ 
I . Mục tiêu:
Rèn kĩ năng viết: Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
Lá thư trình bày đúng thể thức; đủ ý; dùng từ đặt câu đúng; thể hiện tình cảm với người nhận thư.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng lớp viết các gợi ý viết thư (SGK)
Bảng phụ viết trình tự lá thư.
Phong bì thư, tem thư, giấy rời để viết thư.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. KTBC:
-Cho HS kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem Tuần 29.
-Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ở tiết TLV trước, các em đã được học nói, viết về một người lao động trí óc, kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật, kể về lễ hội, viết về một trận thi đấu thể thaoTrong tiết TLV hôm nay, các em sẽ viết thêm về văn viết thư. Đó là viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái. Ghi tựa.
b. Hướng dẫn làm bài tập:
-Gọi HS đọc YC BT và các gợi ý.
-GV: Nhắc lại yêu cầu: BT yêu cầu các em viết một bức thư ngắn khoảng 10 câu cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái. Bạn nước ngoài đó có thể em biết qua đọc báo, xem đài, xem truyền hình, phim ảnh,  Người bạn này cũng có thể là người bạn trong tưởng tượng của em. Các em cần nói rõ bạn đó là người nước nào?
-Nội dung thư phải thể hiện được:
*Mong muốn được làm quen với bạn (Để làm quen với bạn, khi viết các em cần tự giới thiệu tên mình, mình là người Việt Nam)
*Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới được sống trong hạnh phúc
*Cho HS đọc lại hình thức trình bày một lá thư:
-GV mở bảng phụ (đã trình bày sẵn bố cục chung của một lá thư).
*GV chốt lại: Khi viết các em nhớ viết theo trình tự.
+Dòng đầu thư: các em phải ghi rõ địa điểm thời gian viết thư.
+Lời xưng hô: viết cho bạn nên xưng bạn thân mến
+Nội dung thư: làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái, lời chúc, hứa hẹn
+Cuối thư: lời cháo, chữ kí và kí tên.
-Các em cần viết vào giấy rời đã chuẩn bị.
-Cho HS trình bày bài viết.
-GV nhận xét.
-GV chấm nhanh một số bài, nhận xét cho điểm.
-GV nhận xét chung về bài làm của HS.
4.Củng cố, dặn dò: 
-Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu những HS viết bài chưa xong, chưa đạt yêu cầu về nhà viết cho xong, viết lại.
-Dặn dò HS nào đã viết xong, viết hay về nhà viết lại để gửi đi (qua đường bưu điện hoặc gửi qua báo thiếu niên Tiền Phong).
-2 HS kể lại trước lớp, lớp lắng nghe và nhận xét.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc YC SGK.
-Lắng nghe GV hướng dẫn, sau đó thực hiện theo YC của GV.
-1 HS đọc cả lớp lắng nghe.
-HS viết thư , viết phong bì
-3 – 4 HS nối tiếp nhau trình bày bài viết của mình. Lớp nhận xét.
-Lắng nghe và ghi nhận.
-Lắng nghe và về nhà thực hiện.
SINH HOẠT LỚP
 I/ Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần. 
Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua. 
Tổ 1 - Tổ 2 - Tổ 3 - Tổ 4.
Giáo viên nhận xét chung lớp. 
Về nề nếp tương đối tốt.
Về học tập: Có tiến bộ, đa số các em biết đọc viết các số có nhiều chữ dó (5 chữ số), giải được bài toán về tìm diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
 II/ Phương hướng tuần tới:
Tiếp tục giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể. 
Hướng tuần tới:........
Tăng cường khâu truy bài đầu giờ, BTT lớp kiểm tra chặt chẽ hơn.
______________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 5 tuan 30 CKT KNS.doc