Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 11 (21)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 11 (21)

ĐẠO ĐỨC

THỰC HÀNH GIỮA KÌ I

I-MỤC TIÊU:

 HS thực hành các kĩ năng:

- Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.

- Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.

- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định về thực hiện quyết định của mình.

- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.

- Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân.

- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội.

 

doc 41 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 11 (21)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 11
THỨ
Tiết
MÔN
TÊN BÀI DẠY
HAI
26/10
1
2
3
4
5
6
Chào cờ
Anh văn
Đạo đức
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Thực hành giữa kì I
Chuyện một khu vườn nhỏ
Luyện tập
Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 – 1945)
BA
27/10
1
2
3
4
5
Chính tả
LT&C
Anh văn
Toán
Khoa học
Nghe - viết: Luật Bảo vệ môi trường
Đại từ xưng hô
Trừ hai số thập phân
Ôn tập: Con người và sức khỏe
TƯ
28/10
1
2
3
4
5
Mĩ thuật
KC
Toán
Địa lí
Tập đọc
Người đi săn và con nai
Luyện tập
Lâm nghiệp và thủy sản
Tiếng vọng
NĂM
29/10
1
2
3
4
5
Thể dục
TLV
Âm nhạc
Toán
LTVC
Trả bài văn tả cảnh
Tập đọc nhạc: TĐN số 3. Nghe nhạc
Luyện tập chung
Quan hệ từ
SÁU
30/10
1
2
3
4
5
6
Khoa học
TLV
Thể dục
Kĩ thuật
Toán
SHTT
Tre, mây, song
Luyện tập làm đơn 
Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
THỨ
Tiết
MÔN
TÊN BÀI DẠY
HAI
23/10
1
2
3
4
5
6
Chào cờ
Đạo đức
Thể dục
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện ... nói về lòng biết ơn tổ tiên, bè bạn, ...
Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
Bảng lớp
Bản đồ VN
BA
24/10
1
2
3
4
5
Chính tả
Anh văn
Toán
LT & câu
Khoa học
Bút dạ, giấy khổ to, một số phiếu nhỏ
Bảng lớp
Bảng phụ
Thông tin và hình trang 42, 43 SGK
TƯ
25/10
1
2
3
4
5
K. chuyện
Thể dục
Toán
Địa lí
Tập đọc
Tranh minh họa trong SGK
Bảng lớp
Bản đồ VN
Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK
NĂM
26/10
1
2
3
4
5
TLV
Toán
Anh văn
Nhạc
LT & câu
Bảng phụ
Bảng lớp
Bảng phụ, giấy khổ to.
SÁU
27/10
1
2
3
4
5
6
Mĩ thuật
Khoa học
TLV
Toán
Kĩ thuật
SHTT
Thông tin và hình trang 46, 47 SGK, phiếu học tập
Bảng lớp
Bảng lớp
Mẫu thêu dấu nhân, một số sản phẩm may mặc được thêu dấu nhân, vật liệu và dụng cụ cần thiết
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH GIỮA KÌ I
I-MỤC TIÊU:
	HS thực hành các kĩ năng:
Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.
Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
Bước đầu có kĩ năng ra quyết định về thực hiện quyết định của mình.
Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân.
Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội.
Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
Biết ơn tổ tiên; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Khởi động: 
-Hát đầu giờ.
Chú ý: Nếu không đủ thời gian, có thể chọn hoạt động 2, 3, 4.
Hoạt động 1: Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề Trường em.
*Mục tiêu: Giáo dục HS tình yêu và trách nhiệm đối với trường, lớp.
*Cách tiến hành:
HS giới thiệu tranh vẽ của mình với cả lớp.
HS múa, hát, đọc thơ về chủ đề Trường em.
GV nhận xét và kết luận:
Chúng ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5; rất yêu quí và tự hào về trường mình, lớp mình. Đồng thời, chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm phải học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là HS lớp 5; xây dựng lớp ta trở thành lớp tốt, trường ta trở thành trường tốt.
Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân.
*Mục tiêu: Mỗi HS có thể tự liên hệ, kể một việc làm của mình (dù rất nhỏ) và tự rút ra bài học.
*Cách tiến hành:
1.GV gợi ý để mỗi HS nhớ lại một việc làm chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm:
-Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì?
-Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
2.HS trao đổi với bạn bên cạnh về câu chuyện của mình.
3.GV mời một số HS trình bày trước lớp.
4.Sau phần trình bày của mỗi HS, GV gợi ý cho các em tự rút ra bài học.
5.GV kết luận:
Khi giải quyết công việc hay xử lí tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản. Ngược lại, khi làm một việc thiếu trách nhiệm, dù không ai biết, tự chúng ta cũng thấy áy náy trong lòng.
Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp và với cách thức phù hợp; khi làm hỏng việc hoặc có lỗi, họ dám nhận trách nhiệm và sẵn sàng làm lại cho tốt.
Hoạt động 3: Tự liên hệ 
*Mục tiêu: HS biết cách liên hệ bản thân, nêu được những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập và đề ra được cách vượt qua khó khăn.
*Cách tiến hành:
1.HS tự phân tích những khó khăn của bản thân theo mẫu sau:
STT
Khó khăn
Những biện pháp khắc phục
1
2
3
4
2.HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm.
3.Mỗi nhóm chọn 1 – 2 bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trước lớp.
4.Cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ những bạn có nhiều khó khăn ở trong lớp.
5.GV kết luận:
-Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng và đều cần phải có ý chí để vượt lên.
-Sự cảm thông, động viên, giúp đỡ của bạn bè, tập thể là hết sức cần thiết để giúp chúng ta vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Hoạt động 4: HS đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề Biết ơn tổ tiên.
*Mục tiêu: Giúp HS củng cố bài học.
*Cách tiến hành:
Một số HS hoặc nhóm HS trình bày.
Cả lớp trao đổi, nhận xét
Hoạt động 5: HS hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn (bài tập 3, SGK).
*Mục tiêu: Củng cố bài.
*Cách tiến hành:
HS làm bài tập 2 (làm việc cá nhân).
HS trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
GV mời một số HS trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống
Hoạt động tiếp nối
1.Sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát ... về các chủ đề chúng ta vừa ôn lại.
2.Chuẩn bị bài sau
.
-HS trình bày và giới thiệu.
-HS tổ chức múa, hát và đọc thơ theo yêu cầu.
-1 - 2 HS nhắc lại.
-Lắng nghe và nhắc lại yêu cầu của bài tập.
-1 - 2 HS nhắc lại.
-Lắng nghe, suy nghĩ.
-HS thảo luận theo nhóm đôi.
-HS trình bày.
-HS tự rút ra bài học.
-Lắng nghe và nhắc lại kết luận.
-1 - 2 HS nhắc lại
-Lắng nghe và nhắc lại yêu cầu của bài tập.
-1 - 2 HS nhắc lại.
-Lắng nghe, suy nghĩ.
-HS thảo luận theo nhóm.
-HS trình bày.
-HS tìm cách giúp đỡ.
-Lắng nghe và nhắc lại kết luận.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-HS trình bày.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-Một số HS trình bày.
-Lớp nhận xét.
TẬP ĐỌC
CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Yêu cầu cần đạt
Đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông)
Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
Ghi chú
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
 -GV giới thiệu tranh minh họa và chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
-Bài đọc đầu tiên – Chuyện một khu vườn nhỏ – kể về một mảnh vườn trên tầng gác (lầu) của một ngôi nhà giữa phố.
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc:
-GV yêu cầu 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài.
-GV giới thiệu tranh minh họa khu vườn nhỏ của bé Thu (trong SGK).
-Yêu cầu từng tốp 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
-Nghe HS đọc, sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS; giúp các em hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài (săm soi, cầu viện)
-GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ dễ tả; đọc rõ giọng hồn nhiên, nhí nhảnh của bé Thu; giọng hiền từ chậm rãi của người ông.
b)Tìm hiểu bài:
-HS đọc thầm, đọc lướt từng đoạn, cả bài, trao đổi, thảo luận về các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV.
-Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
- Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
-GV kết hợp ghi bảng những từ ngữ gợi tả.
-Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
-Em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào?
c)Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
-GV mời HS đọc lại bài văn theo cách phân vai giúp HS thể hiện đúng giọng đọc của từng nhân vật.
-GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 3 trong bài theo cách phân vai. 
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
-Một HS nhắc lại nội dung bài văn.
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe
-HS thực hiện yêu cầu.
+Đoạn 1: Câu đầu.
+Đoạn 2: từ Quý và Nam đến “không phải là vườn!”.
+Đoạn 3: Phần còn lại.
-HS luyện đọc theo cặp, 1 – 2 HS đọc cả bài trước lớp.
-Lắng nghe.
-Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công.
-HS nói về đặc điểm của từng loài cây
-Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công của nhà mình cũng là vườn.
-Nơi tố ... i thì tìm được số thứ nhất.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
QUAN HỆ TỪ
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Yêu cầu cần đạt
Bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ (ND ghi nhớ) ; nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn (BT1, mục III) ; xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nĩ trong câu (BT2) ; biết đặt câu với quan hệ từ (BT3).
Ghi chú
HS khá, giỏi đặt câu được với các quan hệ từ nêu ở BT3.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng lớp.
Vài tờ giấy khổ to.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
A-KIỂM TRA BÀI CŨ:
-GV cho HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về đại từ xưng hô.
-GV nhận xét, cho điểm
B-DẠY HỌC BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2.Phần nhận xét:
Bài tập 1:
-Yêu cầu HS đọc các câu văn, làm bài, phát biểu ý kiến.
-GV dán lên bảng tờ phiếu, ghi nhanh ý kiến đúng của HS vào bảng, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
-Cách thực hiện tương tự như BT1.
-GV mở bảng phụ, mời HS gạch chân những cặp từ thể hiện quan hệ giữa các ý ở mỗi câu.
-GV: Nhiều khi, các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải bằng một quan hệ từ mà bằng một cặp quan hệ từ nhằm diễn tả những quan hệ nhất định về nghĩa của các bộ phận của câu.
3.Phần Ghi nhớ
HS đọc và nhắc lại nội dung ghi nhớ trong SGK.
4.Phần Luyện tập
Bài tập 1
-Yêu cầu HS đọc nội dung, yêu cầu BT.
-Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
-GV ghi nhanh ý kiến đúng vào bảng kết quả.
Bài tập 2
-Yêu cầu HS đọc nội dung, yêu cầu BT.
-Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
-GV ghi nhanh ý kiến đúng vào bảng kết quả.
Bài tập 3
-GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc những câu văn có từ nối vừa đặt.
-GV nhận xét, cho điểm.
3. CỦNG CỐ , DẶN DÒ:
-HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
-GV nhận xét tiết học
-Chuẩn bị tiết sau.
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
-2 HS thực hiện yêu cầu.
-Lớp nhận xét.
-Lắng nghe.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
và nối say ngày với ấm nóng.
của nối tiếng hót dìu dặt với Họa Mi.
như nối không đơm đặc với hoa đào
nhưng nối 2 câu trong đoạn văn.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-nếu ... thì. (biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết ... kết quả).
-tuy ... nhưng. (biểu thị quan hệ tương phản).
-Lắng nghe.
-Vài HS đọc.
-HS tìm các quan hệ từ trong mỗi câu văn và nêu tác dụng của chúng.
-HS phát biểu ý kiến.
-HS tìm các cặp quan hệ từ trong mỗi câu văn và nêu tác dụng của chúng.
-HS phát biểu ý kiến.
-HS đọc tiếp nối nhau.
-Lớp nhận xét.
KHOA HỌC
TRE, MÂY, SONG
I/MỤC TIÊU: 
Yêu cầu cần đạt
Kể được tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song.
Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song.
Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng.
Ghi chú
Tùy theo điệu kiện địa phương mà GV có thể không cần dạy một số vật liệu ít gặp, chưa thực sự thiết thực với HS.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Thông tin và hình trang 46, 47 SGK.
Phiếu học tập.
Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được làm từ tre, mây, song.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Kiểm tra bài cũ:
+Gọi 2 HS trả lời câu hỏi nội dung bài học trước.
+GV nhận xét, cho điểm.
-Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
HĐ 1: Làm việc với SGK
*Mục tiêu: HS lập được bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song.
*Cách tiến hành: 
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV phát cho các nhóm phiếu học tập và yêu cầu HS có thể đọc các thông tin trong SGK và kết hợp với kinh nghiệm vá nhân để hoàn thành phiếu học tập.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
HS quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích và thảo luận rồi điền vào phiếu học tập.
Phiếu học tập
Hãy hoàn thành bảng sau:
Tre
Mây, song
Đặc điểm
Công dụng
Bước 3: Làm việc cả lớp
Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: 
-HS nhận ra được một số đồ dùng hàng ngày làm bằng tre, mây, song.
-HS nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 4, 5, 6, 7 trang 47 SGK và nói tên từng đồ dùng có trong mỗi hình, đồng thời xác định xem đồ dùng đó được làm từ vật liệu tre hay song, mây.
-Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm vào bảng sau:
Hình
Tên sản phẩm
Tên vật liệu
Bước 2: Làm việc cả lớp
-Từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
-Cho cả lớp thảo luận câu hỏi: 
+Kể tên một số đồ dùng bằng tre, mây, song mà bạn biết.
+Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song có trong nhà bạn.
-GV nhận xét, kết luận.
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
-Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS hăng hái xây dựng bài.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-HS thực hiện yêu cầu.
-Lắng nghe.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-HS hoàn thành phiếu.
-HS trình bày và bổ sung.
-HS làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
-HS trình bày và bổ sung.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I/MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Viết được lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lí do kiến nghị, thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết.
II/ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Bảng lớp.
Phiếu khổ to.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG - DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
A- KIỂM TRA BÀI CŨ:
-Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn, bài văn về nhà các em đã viết lại.
-GV nhận xét, kết luận.
B- DẠY HỌC BÀI MỚI: 
1.Giới thiệu bài:
Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2.Hướng dẫn HS viết đơn
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập.
-GV mở bảng phụ đã trình bày mẫu đơn.
-GV cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn.
-GV nhắc HS trình bày lí do viết đơn (tình hình thực tế, những tác động xấu đã xảy ra và có thể xảy ra) sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục để các cấp thấy rõ tác động, nguy hiểm của tình hình đã nêu, tìm ngay biện pháp khắc phục hoặc ngăn chặn.
-Cả lớp và GV nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn.
3.CỦNG CỐ , DẶN DÒ
-GV nhận xét tiết học. Dặn một số HS viết chưa đạt yêu cầu về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh lá đơn.
-Yêu cầu HS quan sát một người trong gia đình, chuẩn bị cho tiết sau (lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân).
-Chuẩn bị tiết sau.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.
-1 – 2 HS đọc lại.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-Lắng nghe, ghi nhớ.
-Một vài HS nói đề bài các em đã chọn.
-HS viết đơn vào vở.
-HS tiếp nối nhau đọc lá đơn.
-Lớp nhận xét.
TOÁN
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I/MỤC TIÊU:
Yêu cầu cần đạt
Biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
Biết giải bài toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
Ghi chú, bài tập cần làm
Bài 1 
Bài 3 
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn, để trống một số ô.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/KIỂM TRA BÀI CŨ:
-Gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu làm một số bài tập tiết trước
-Nhận xét và cho điểm học sinh
2/DẠY HỌC BÀI MỚI:
2.1.Giới thiệu bài mới: Nêu mục tiêu bài học
2.2.Dạy học bài mới:
1.Hình thành qui tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên
a)Yêu cầu HS nêu tóm tắt bài toán ở ví dụ 1, sau đó nêu hướng giải: “Chu vi hình tam giác bằng tổng độ dài của ba cạnh”, từ đó nêu phép tính giải bài toán để có phép nhân: 1,2 x 3 = ? (m)
-Gợi ý để HS đổi đơn vị đo (1,2m = 12 dm) để phép tính giải bài toán trở thành phép nhân hai số tự nhiên: 12 x 3 = 36 (dm); rồi chuyển 36dm = 3,6m để tìm được kết quả phép nhân: 1,2 x 3 = 3,6 (m).
-HS tự đối chiếu kết quả của phép nhân 12 x 3 = 36 (dm) với kết quả của phép nhân 1,2 x 3 = 3,6 (m), từ đó thấy được cách thực hiện phép nhân 1,2 x 3.
b)GV nêu ví dụ 2 và yêu cầu HS vận dụng nhận xét trên để thực hiện phép nhân 0,46 x 12.
c)GV nêu qui tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
-Yêu cầu một vài HS nhắc lại qui tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
Bài 1: 
-HS lần lượt thực hiện các phép nhân cho trong bài tập.
-Gọi một HS đọc kết quả và GV xác nhận kết quả đúng để chữa chung cho cả lớp.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2:
-HS tự tính các phép tính nêu trong bảng. GV cùng HS xác nhận kết quả đúng.
-Yêu cầu một vài HS phát biểu lại qui tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3:
-Hướng dẫn HS đọc để toán, giải toán vào vở rồi GV cùng HS chữa bài.
-GV nhận xét, cho điểm.
3/Củng cố, dặn dò:
-GV tổng kết giờ học
-Chuẩn bị bài sau
-HS thực hiện theo yêu cầu
-Lắng nghe.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-HS tự đổi đơn vị đo.
-HS tự rút ra nhận xét cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
-Yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
-Lắng nghe.
-HS nhắc lại.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-Lớp nhận xét.
-HS lần lượt thực hiện các phép nhân cho trong bài tập và đọc kết quả.
-HS phát biểu qui tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
-Lớp nhận xét.
Bài giải
Trong 4 giờ ô tô đi được quãng đường là:
42,6 x 4 = 170,4 (km)
Đáp số: 170,4km.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(103).doc