Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 12 (38)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 12 (38)

 TUẦN 12 : TOÁN: (56 ) LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

 - Biết đặt tính và tính nhaansoos có ba chữ số với số có một chữ số.

 - Biết giải toán có phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và bieeys thực hiện gấp lên,giảm đi một số lần

 -BT cần làm: Bái 1(cột 1,3,4)B2, B3,B4,B5.

 -HSKG ;cột 2,5

II. Đồ dùng dạy học:

 GV: Phấn màu, bảng phụ HS: Bảng con, vở bài tập

 

doc 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 635Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 12 (38)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011
 TUẦN 12 : TOÁN: (56 )	LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
	- Biết đặt tính và tính nhaansoos có ba chữ số với số có một chữ số.
	- Biết giải toán có phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và bieeys thực hiện gấp lên,giảm đi một số lần
	-BT cần làm: Bái 1(cột 1,3,4)B2, B3,B4,B5.
 -HSKG ;cột 2,5
II. Đồ dùng dạy học:
	GV: Phấn màu, bảng phụ HS: Bảng con, vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 4 học sinh lên bảng làm bài 2/55 
* Nhận xét cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Tiết luyện tập hôm nay giúp các em nắm vững hơn nữa cách nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.
2.2 Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Kẻ bảng nội dung bài tập 1 lên bảng
*Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn tính tích chúng ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh làm bài 
- Chữa bài và cho điểm học sinh
- Có thể hỏi thêm học sinh về cách thực hiện các phép nhân trong bài.
Bài 2
- Bài yêu cầu chúng ta tìm gì ?
- Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào ?
* Nhận xét chữa bài cho điểm học sinh
Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc lại đề bài
Hỏi: Bài toán yêu cầu tìm gì? Bài toán cho biết gì ? 
- Yêu cầu học sinh tự khai thác đề,làm bài
* Chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 4:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Muốn biết sau khi lấy ra 185lít dầu từ 3 thùng thì còn lại bao nhiêu lít dầu, ta phải biết được điều gì trước ?
- Yêu cầu học sinh tự khai thác đề và giải bài toán
Bài 5:Viết (theo mẫu)
-GV đính bài tập trên bảng 
-yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện 
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về bài toán có liên quan đến nhân số có ba chữ số với cố có một chữ số.
* Nhận xét tiết học:
* Bài sau: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- 4 học sinh lên bảng làm bài 2/55
- Cả lớp làm bảng con (chẳn –lẻ)
- Nghe giới thiệu
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính tích.
- Muốn tính tích chúng ta thực hiện phép nhân các thừa số với nhau.
- Học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bảng con.
- Tìm số bị chia - lấy thương nhân với số chia
- Cả lớp làm bảng con, 2 em lên bảng
a. X : 3 = 212 b. X : 5 = 141
 X = 212 x 3 X = 141 x 5 
 X = 636 X = 705
- Mõi hộp có 120 gói mì. Hỏi 4 hộp có bao nhiêu gói mì ?
- Học sinh tóm tắt và giải: 
+ 1 hộp: 120 cái
+ 4 hộp: ? cái
Bài giải
Cả 4 hộp có số gói mì là:
 120 x 4 = 480 ( gói mì )
 ĐS: 420 gói mì
- Có 3 thùng dầu mỗi thùng chứa 125lít dầu, người ta lấy ra 185 lít dầu từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu ?
-có 3 thùng –mỗi thùng chứa 125lit dầu-lấy ra185lit
- Bài toán yêu cầu tính số dầu còn lại sau khi lấy ra 185 lít dầu.
- Ta phải biết lúc đầu có tất cả bao nhiêu lít dầu.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số lít dầu có trong 3 thùng dầu là;
 125 x 3 = 375 ( lít )
Số lít dầu còn lại là:
 375 – 185 = 190 ( lít )
 ĐS: 180 lít dầu
-2HS lên bảng thực hiện điền kết quả vào bảng 
-ĐA: 12 x 3 = 36 24 x 3 = 72
 12 : 3 = 4 24 : 3 = 8
 TUẦN 12:
TOÁN: ( 57 ) SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ
I. Mục tiêu:
	- Biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé
	-Bài tập cần làm:B1,B2,B3,(B4HSKG)
II. Đồ dùng dạy học;
	GV:- Sơ đồ bài toán giải
	 -Hình bài 1/57 - Hình bài 4/57
	HS: Vở, bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
x : 3 = 210 x : 5 = 170
 * Nhận xét, ghi điểm học sinh
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Để biết số này gấp mấy lần số kia hay số lớn gấp mấy lần số bé, bài hôm nay các em sẽ học: “So sánh số lớn gấp mấy lần số bé ?
- Giáo viên ghi đề
2.2 Hướng dẫn thực hiện so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
Bài toán: 
* Nêu bài toán: (SGK)
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Giáo viên dán sơ đồ lên bảng và dùng đoạn thẳng 2cm đặt lên đoạn thẳng 6 cm để chia thành 3 phần bằng nhau.
- Sau khi cô chia, em thấy đoạn thẳng AB gấp mấy lần đoạn thẳng CD ?
- Muốn tìm đoạn thẳng AB gấp 3 lần đoạn thẳng CD bằng cách nào ? 
- yêu cầu bạn giải bài toán ?
- Hướng dẫn cách trình bày bài giải
- Bài toán trên được gọi là bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. Vậy khi muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào ?
2.3 Luyện tập - thực hành:
Bài 1:
- Gọi 1 học sinh đọc lại đề bài
- Giáo viên lần lượt dán phần a, b, c lên bảng hướng dẫn.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình a và nêu số hình tròn màu xanh và số hình tròn màu trắng có trong hình này.
- Muốn biết số hình tròn màu xanh gấp mấy lần số hình tròn màu trắng ta làm thế nào ?
- Vậy trong hình a, số hình tròn màu xanh gấp mấy lần số hình tròn màu trắng ?
- Yêu cầu học sinh tự làm các phần còn lại.
* Chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 2:(HStự khai thác đề và giải bài toán)
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
* Chấm 10 bài
* Chữa bài và nhận xét
Bài 3: thực hiện tương tự các bài tập trên
-yêu cầu 1 bạn lên bảng giải
Bài 4: HSKG 
- Giáo viên dán hình lên bảng
- Yêu cầu học sinh nêu đó là hình gì ?
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi của một hình rồi tự làm bài
* Chữa bài và cho điểm học sinh
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về phép trừ các số có 3 chữ số 
( có nhớ một lần )
* Nhận xét tiết học
Bài sau: Luyện tập
- 2 học sinh làm bài trên bảng
- Nghe giới thiệu
- 2 HS đọc đề toán
- Đoạn thẳng AB = 6 cm, CD = 2cm
- AB = mấy lần CD?
- Đoạn thẳng AB gấp 3 lần đoạn thẳng CD.
- Chia đoạn thẳng AB thành các đoạn thẳng 2 cm.
- Học sinh lên bảng giải cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Độ dài đoạn thẳng AB gấp độ dài đoạn thẳngCD số lần là: 6 : 2 = 3 ( lần )
 ĐS: 3 lần
- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, ta lấy số lớn chia số bé.
- Trong mỗi hình dưới đây, số hình tròn màu xanh gấp mấy lần số hình tròn mà trắng ?
- Hình a: Có 6 hình tròn màu xanh và 2 hình tròn màu trắng.
- Ta lấy số hình tròn màu xanh chia cho số hình tròn màu trắng.
- Số hình tròn màu xanh gấp số hình tròn màu trắng số lần là: 6 : 2 = 3 ( lần)
- Làm bài và trả lời câu hỏi
- Trong vườn có 5 cây cau và 20 cây cam. 
- Hỏi số cây cam gấp mấy lần số cây cau.
- Bài toán thuộc dạng so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- Ta lấy số lớn chia cho số bé.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số cây cam gấp số cây cau số lần là;
20 : 5 = 4 ( lần )
 ĐS: 4 lần
-Hs khai thác đề tương tự 
Giải : Con lợn gấp con ngỗng số lần là :
 42 : 6 = 7 (lần)
 Đáp số: 7 lần
-Hình vuông và hình tứ giác 
- Muốn tính chu vi của một hình ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
a. Chu vi của hình vuông MNPQ là:
 3 + 3 + 3 + 3 = 12 ( cm )
 Hay 3 x 4 = 12 ( cm )
b. Chu vi của hình tứ giác ABCD là:
 3 + 4 + 5 + 6 = 18 ( cm )
 Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm 2009
TUẦN 12:
 TOÁN: ( 58 ) LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Biết thực hành gấp một số lên nhiều và vận dụng giải bài toán có lời văn. 
 -BTcần Bài 1,2,3,4 
II. Đồ dùng dạy học:
	GV: Bảng phụ bài 4/58
	HS: Vở làm bài, vở nháp,bcon 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Sửa bài 3/57
* Nhận xét, chữa bài cho điểm h s
Hỏi: Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào ?
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- Cho HS phân tích đề
* Giáo viên ghi bảng
- Gọi học sinh nhận xét bài làm
Bài 2 : 
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh tự tiến hành theo các bước đã học- 1hs nêu bài giải ( miệng) – cả lớp làm bài vào vở
* Chữa bài cho điểm học sinh
Bài 3:
-yêu cầu HS đọc đề 
-HStự khai thác tương tự như các tiết đã học 
Bài 4:
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung của cột đầu tiên trên bảng.
- Muốn tính số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta làm thế nào ?
- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào ?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở 
- 5 học sinh nối tiếp nhau lên bảng làm
* Chữa bài và cho điểm học sinh
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện thêm về gấp một số lên nhiều lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
* Nhận xét tiết học
* Bài sau: Bảng chia 8
- học sinh làm bài trên bảng
-HS trả lời: Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta lấy số lớn chia số bé.
- Nghe giới thiệu
- học sinh trả lời, cả lớp làm bcon.
a. Sợi dây 18m dài gấp sợi dây 6m số lần là: 18 : 6 = 3 ( lần )
b. Bao gạo 35 kg cân nặng gấp 5 kg số lần là: 35 : 5 = 7 ( lần )
- Có 4 con trâu và 20 con bò. Hỏi số con bò gấp mấy lần số con trâu ?
- Cả lớp làm bài vào vở
- 1 em làm miệng 
Bài giải
Số con bò gấp số con trâu là;
20 : 4 = 5 ( lần )
 ĐS: 5 lần
-Đọc đề 
-Hs khai thác - 1 hs lên bảng giải
 Giai : 
 Số kg cà chua thửa ruộng thứ hai thu hoạch được là:
 127 x 3 =382(kg)
 Số kg cà cha cả 2 thửa ruộng thu hoạch được là:
 127 + 382 = 509(kg)
 Đáp số: 509 kg 
- Đọc: Số lớn, số bé, số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị, số lớn gấp số bé mấy lần.
- Ta lấy số lớn trừ đi số bé
- Ta lấy số lớn chia cho số bé.
- Làm bài, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài cho nhau.
TUẦN 12 : TOÁN: ( 59 )	BẢNG CHIA 8
I. Mục tiêu:
 - Bước đầu thuộc bảng chia 8 vận dụng được trong giải bài toán (có một phép chia 8).
 -BTcần làm :Bài1(cột 1,2,3,cột 4 về nhà),Bài 2(cột 1,2,3,cột 4 về nhà),Bài 3,4
II. Đồ dùng dạy học: - đồ dùng 8 chấm tròn của GV và HS 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 8.
- Gọi 1 học sinh khác lên bảng làm bài 3/58
* Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: 
2.2 Lập bảng chia 8:
- Gắn lên bảng 1 tấm bìa có 8 chấm tròn và hỏi: Lấy một tấm bìa có 8 chấm tròn. Vậy 8 lấy 1 được mấy ?
- Hãy viết phép tương ứng với “ 8 được lấy 1 lần bằng 8”.
- Trên tất cả các tấm bìa có 8 chấm tròn, biết mỗi tấm có 8 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa ?
- Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa.
- Vậy 8 chia 8 được mấy ?
- Viết lên bảng 8 : 8 =1 và yêu c ... ên hỏi thêm:
- Ngoài bếp củi như hình 1,2. Em hãy kể các loại bếp hiện nay mà các gia đình đang sử dụng.
* Giáo viên nói thêm: Mỗi gia đình sử dụng mỗi loại bếp khác nhau, bất kì nấu loại bếp nào, khi nấu xong, phải tắt bếp cẩn thận, trước khi ra khỏi nhà.
* Chuyển ý: Em đã biết gì về những thiệt hại do cháy gây ra. Hãy nói cho cô và các bạn cùng nghe.
* Bước 3: Nói về những thiệt hại do cháy gây ra.
* Giáo viên minh hoạ thêm:
- Ngày 30/10/2003 tại TP Hồ Chí Minh đã xảy ra vụ thảm hoạ ở ITC làm chết 60 người, bị thương hơn 100 người, thiệt hại hàng chục tỉ đồng của nhà nước.
- Ngày 28/10/2004 tại Phường 1, thị xã Cao Bằng, Tỉnh Đồng Tháp xảy ra vụ cháy làm 3 người bị bỏng nặng, 6 ngôi nhà bị thiêu rụi hàng toàn, thiệt hại về tài sản hơn 500 triệu đồng.
* Tiểu kết: Như vậy các vụ cháy gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản của gia đình và xã hội.
- Theo em, nguyên nhân nào đã gây ra các vụ cháy kể trên ?
* Giáo viên kết luận: Cháy có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi và có rất nhiều nguyên nhân gây ra cháy. Phần lớn các vụ cháy đó có thể tránh được nếu mọi người có ý thức phòng cháy.
* Chuyển ý: Để các em hiểu rõ hơn về cách phòng cháy khi đun nấu ở nhà, cô cùng các em tìm hiểu tiếp.
* Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
* Mục tiêu: 
- Nêu được những vật có thể gây ra cháy bất ngờ ở nhà mình.
- Nêu được những nguyên nhân gây cháy bất ngờ ở địa phương.
* Tiến hành:
* Bước 1: Động não
- Ghi những vật có thể gây cháy bất ngờ ở nhà em ?
- Ghi lại những nguyên nhân nào có thể gây cháy bất ngờ ở địa phương em? 
* Bước 2: Gọi 1 số học sinh trình bày.
* Giáo viên hỏi:
- Tại sao tàn hương có thể gây cháy nhà ?
- Đốt vàng mã tại sao gây cháy nhà ?
- Tại sao đốt rác có thể gây cháy nhà ?
* Kết luận: Những vật mà các em vừa nêu như: Bật lửa, diêm, dầu hoả, ga, xăng đều có thể gây cháy bất ngờ nếu để gần lửa.
* Chuyển ý: Vậy chúng ta phải làm gì để phòng cháy ở nhà. Cô mời các nhóm cùng thảo luận và đóng vai.
* Hoạt động 3: Thảo luận và đóng vai.
* Mục tiêu:
- Nêu được những việc cần làm khi phòng cháy ở nhà ?
- Biết cất diêm, bật lửa cẩn thận xa tầm với của em nhỏ.
* Tiến hành:
* Bước 1: Thảo luận, đóng vai, xử lý tình huống.
- Giáo viên lần lượt nêu từng tình huống ( 4 tình huống )
- Mỗi dãy các em thảo luận 1 tình huống và tự phân công nhau đóng vai để xử lý tình huống của dãy mình. Các em thảo luận nhóm 6 trong thời gian 3 phút.
* Tình huống 1: Một em bé đang ngồi tay cầm bật lửa châm vào diêm chơi trò chơi đốt pháo hoa ?
* Tình huống 2: Hai bạn đi mua dầu hoả về, bạn Khánh lấy can dầu hoả châm thêm vào bếp dầu đang cháy ?
* Tình huống 3: Oanh đi học về thấy ông đang nấu nước. Bên cạnh ông có một đèn dầu hoả và bó củi để gần bếp lửa.
* Tình huống 4: Hùng chuẩn bị đi sinh nhật, nhà bạn quá xa muốn nhờ chị chở đi. Lúc đó chị Hằng đang nấu cơm, nồi cơm đang sôi ?
* Bước 2: Các nhóm trình bày
- Giáo viên mời đại diện các nhóm lên trình bày
- Giáo viên nhận xét
* Kết luận: Các em ạ ! Cách tốt nhất để phòng cháy là khi đun nấu không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong. Các em không được nghịch với lửa.
* Chuyển ý: Vừa rồi cô thấy lớp mình biết phòng cháy khi ở nhà. Nếu gặp trường hợp cháy, các em sẽ xử lý ra sao ? Cô mời cả lớp mình tham gia trò chơi: ” Phản ứng nhanh ” nhé !
* Mục tiêu: Học sinh biết phản ứng về “ cháy ” “ chữa cháy ”
* Tiến hành:
* Bước 1: Giáo viên hướng dẫn cách chơi: Thực hiện nhóm đôi
- Cô cung cấp một số thông tin: Bình chữa lửa, cát, xăng, gọi 114.và một số câu lệnh như: “Cháy”, “ an toàn”, 
“ Chữa cháy”
- Cô gọi: “ Duyên” thì Duyên và người bạn cùng bàn sẽ đứng lên cô hô to
” Cháy” hai bạn sẽ lần lượt nêu nhanh những vật gây cháy như: “ Lửa xăng”. Nếu nói đúng, hai bạn sẽ đưa một câu lệnh khác. Ví dụ ” an toàn ” Hằng thì Hằng và người bạn cùng bàn đứng lên hô to “ Lửa nước” trò chơi cứ tiếp tục như thế. Nếu cặp nào nói sai thì sẽ hát một bài cho cả lớp cùng nghe.
* Giáo viên có thể đổi ngược tình huống cho trò chơi thêm sinh động.
* Bước 2: Mời học sinh tham gia chơi
* Giáo viên nhận xét tuyên dương
* Giáo viên hướng dẫn cách thoát hiểm khi gặp cháy.
- Khi ở nhà một mình, nếu phát hiện có cháy các em phải chạy thật nhanh ra khỏi nhà, vừa chạy vừa la to” Cháy” để người lớn đến giúp. Khi có cháy to phải gọi ngay số 114 là số điện thoại của đội PCCC theo quy ước trên toàn quốc tế để kịp thời cứu chữa.
- Trường hợp khi mắc kẹt trong một căn phòng đang cháy phải nhúng khăn vào nước đưa lên mũi để thở rồi tìm cách bò bằng đầu gối dưới đám khói để ra ngoài càng nhanh càng tốt
* Tổng kết: Hôm nay các em được học cách phòng cháy khi ở nhà. Các em phải luôn luôn ghi nhớ không được nghịch diêm, nghịch lửa. Các vật dễ cháy để xa bếp. Đun nấu xong phải tắt bếp cẩn thận.
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại mục” Bóng đén toả sáng” trang 45
3. Nhận xét - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
* Dặn: Học sinh về nhà đọc lại mục ” Bóng đèn toả sáng” trang 45
* Bài sau: Một số hoạt động ở trường
- Lớp lắng nghe
- 2 học sinh nhắc lại
- Học sinh thảo luận nhóm đôi
- 4 học sinh đọc
- 4 học sinh lên trình bày trên bảng
- Diêm, đèn dầu, can dầu hỏa, củi, thùng cót.
- Bị bỏng vì đã nghịch với lửa, có thể gây cháy nhà.
- Em bé nghịch với đèn dầu có thể làm ngã đèn dầu lửa cháy lan ra xung quanh gây ra cháy nhà.
- Em sẽ tắt đèn, cất đèn, để đèn xa tầm của em bé.
- Em sẽ khuyên nhủ em bé không nên nghịch với lửa.
- Nếu can dầu hoả hoặc đống củi khô bắt lửa thì sẽ gây cháy cả căn nhà.
- Vì khi củi cháy sẽ nổ bén tàn lửa ra xung quanh, tàn lửa sẽ dính vào củi, nếu không có người, củi sẽ bốc lửa và gây ra cháy nhà.
- Bếp ở hình 2 an toàn hơn vì mọi đồ dùng được xếp gọn gàng, ngăn nắp, các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hoả được để xa bếp.
- Bếp hình 2
- Cả lớp lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Bếp than, bếp dầu, bếp ga, bếp điện,..
- Học sinh lắng nghe
- 4 – 5 học sinh nói về những thiệt hại do cháy gây ra:
+ Cháy làm chết rất nhiều người.
+ Cháy làm nhiều người bị thương, bị bỏng.
+ Cháy làm thiệt hại tài sản của nhân dân, xã hội.
+ Cháy làm tắc nghẽn giao thông.
- Do sự bất cẩn của mọi người.
- Do con người không cẩn thận khi đun nấu.
- Các vật dễ cháy như: Xăng, dầu hoả, ga, củi khô để gần lửa.
- Do con người sử dụng các thiệt bị về điện không an toàn.
- Học sinh ghi những vật dễ cháy
- Bật lửa, diêm, can dầu hoả, xăng, củi khô, tàn thuốc, tàn hương.
- Đốt: Kiến, chuột, rác, giấy vàng mã.
- Chế thêm dầu vào bếp lửa khi chưa tắt bếp.
- Nổ bình ga.
- Trong tàn hương có lửa rơi xuống tủ gỗ hoặc bàn gỗ gây bén lửa sẽ gây ra cháy.
- Tàn lửa cuốn theo chiều gió bén vào phên, củi khô có thể gây cháy.
- Khi đốt rác lửa cháy to, gió thổi vào tàn lửa bay ra xung quanh để gây cháy nhà, cháy xóm.
- Đại diện các nhóm nhận nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận phân vai và đóng vai để xử lý các tình huống được giao.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh chú ý lắng nghe.
 TUẦN 12:
TẬP VIẾT: ( 12 )	ÔN CHỮ HOA H
I. Mục tiêu:
 - Viết đúng chữ hoa H(1dong), N, V(1dong).
 - Viết đúng bằng cỡ chữ nhỏ tên riêng Hàm Nghi(1dong) và câu ứng dụng 1 lần
 Hải Vân bát ngát nghìn trùng
 Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn.
-HSK,G viết từ ứng dụng 2 dòng và câu ứng dụng 4 dòng.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Mẫu chữ viết hoa H, N, V.
	- Tên riêng và cụm từ ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp
	- Vở tập viết 3, tập một
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thu chấm một số vở của học sinh
- Gọi học sinh đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- Gọi học sinh lên bảng viết từ ngữ: Ghềnh Ráng, Ghé, Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương.
* Nhận xét cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài: Giờ học hôm nay, các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa H, N, V có trong từ và câu ứng dụng.
2.2 Hướng dẫn viết hoa
a, Quan sát và nêu quy trình viết chữ H, N, V
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ viết hoa nào ?
- Treo bảng các chữ viết hoa và gọi học sinh nhắc lại quy trình viết.
- Viết lại mẫu chữ cho học sinh quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
b. Viết bảng
- Yêu cầu học sinh viết các chữ hoa. Giáo viên đi chỉnh sửa lỗi cho từng học sinh.
2.3 Hướng dẫn viết từ ứng dụng:
a. Giới thiệu từ ứng dụng:
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng
* Giới thiệu: Đây là tên một ông vua nước ta, ông làm vua khi 12 tuổi, ông có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp và bị đưa đi đầy ở An – giê – ri rồi mất ở đó.
b. Quan sát và nhận xét
- Các chữ trong từ ứng dụng có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
c. Viết bảng
- Yêu cầu học sinh viết từ ứng dụng: Hàm Nghi. Giáo viên đi chỉnh sữa lỗi cho học sinh.
2.4 Hướng dẫn viết câu ứng dụng
a. Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng
* Giáo viên giới thiệu: Câu ca dao tả cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở đèo Hải Vân và vịnh Sơn Trà.
b. Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
c. Viết bảng
- Yêu cầu học sinh viết: Hải Vân, Hòn Hồng, Hàn. Giáo viên đi chỉnh sữa lỗi cho học sinh.
2.5 Hướng dẫn viết vào vở tập viết
- Giáo viên chỉnh sữa lỗi
- Thu và chấm 8 – 10 bài
3. Củng cố - dặn dò:
* Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh.
* Dặn: Học sinh về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau.
- 1 học sinh đọc: Ghềnh Ráng
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
- 4 học sinh lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết vào bc.
- Có các chữ viết hoa H, N, V
- 3 học sinh nhắc lại quy trình viết. Cả lớp theo dõi.
- 4 học sinh lên bảng viết, học sinh cả lớp viết bảng con.
- 2 học sinh đọc: Hàm Nghi
- Chữ H, N, g, h cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ o
- 3 học sinh lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 học sinh đọc:
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn.
- Các chữ H,V,b,g, h cao 2 li rưỡi, các chữ t, s cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 3 học sinh lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết vào vở nháp.
- Học sinh viết:
+ 1 dòng chữ H, cỡ nhỏ
+ 1 dòng chữ V, N, cỡ nhỏ
+ 2 dòng Hàm Nghi, cỡ nhỏ
+ 4 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 3 TUAN 12 CKT.doc