Giáo án Lớp 3 Tuần 16 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng

Giáo án Lớp 3 Tuần 16 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng

TOÁN

Tiết 76: Luyện tập chung

I - Mục tiêu.

 - Củng cố kĩ năng tính vào giải toán có lời văn.

- Rèn kĩ năng tính và giải toán bằng 2 phép tính.

 - Tự tin, hứng thú trong học toán.

II- Đồ dùng.

 - Đồng hồ.

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 16 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010
toán
Tiết 76: Luyện tập chung
I - Mục tiêu.
	- Củng cố kĩ năng tính vào giải toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng tính và giải toán bằng 2 phép tính.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng.
	- Đồng hồ.
III - Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A - Kiểm tra bài cũ.
	- Yêu cầu HS đọc các bảng chia.
B- Bài mới.
1- Giới thiệu bài.
2- Hướng dẫn học sinh làm bài.
 Bài 1.
 + Nêu yêu cầu của bài?
- Quan sát các dữ kiện đã cho trong bài.
- Cột 1 và cột 3: Yêu cầu học sinh đặt đề toán theo tóm tắt => làm bài.
- Tương tự yêu cầu HS làm cột 2 và 4.
- Bài này giúp các em ôn tập gì?
+ Muốn tìm thừa số chưa biết làm như thế nào?
 Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Hướng dẫn học sinh làm bài vào bảng con và nêu cách thực hiện.
 Bài 3: Yêu cầu HS làm vở.
Đề bài cho biết gì?
Đề bài hỏi gì?
 Bài 4: 
- GV kẻ sẵn các ô trên bảng, hướng dẫn 1 cột, các cột còn lại cho HS tự điền kết quả bằng bút chì vào SGK
- GV nhận xét chữa bài
Bài 5: Đồng hồ nào có hai kim tạo thành: góc vuông? Góc không vuông?
- Gọi HS đọc YC
- YC học sinh dùng eke và kiểm tra và nêu
- Nhận xét, chốt KQ đúng: 
 + Đồng hồ A có 2 kim tạo thành góc vuông.
 + Đồng hồ B, C có hai kim tạo thành góc không vuông.
C - Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài sau: Làm quen với biểu thức
- 3 HS đọc.
- Điền số vào ô trống 
- Học sinh đặt đề toán => tìm hiểu đề toán => làm bài.
- Học sinh làm bài.
- Tìm thừa số chưa biết và tích.
- HS trả lời.
- 4 HS lần lượt lên bảng, lớp làm bài vào bảng con.
- HS đoc bài toán. 
- HS nêu.
- HS trả lời
- Học sinh làm bài vào vở.
Bài giải
Cửa hàng đã bán số máy bơm là:
36 : 9 = 4 (máy bơm)
Cửa hàng còn lại số máy bơm là:
36 - 4 = 32 (máy bơm)
Đáp số : 32 máy bơm.
- HS theo dõi GV làm mẫu.
- 3 HS làn lượt lên đền kết quả từng cột.
- 1 HS đọc YC
- Cả lớp kiểm tra
- 1 HS nêu miệng, HS khác nhận xét
Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010
toán
Tiết 77: Làm quen với biểu thức
I- Mục tiêu.
	- Bước đầu làm quen với biểu thức và tính giá trị biểu thức.
	- Biết tính giá trị của các biểu thức đơn giản.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng:
Bảng phụ, phấn màu.
Viết sẵn bài tập 2 
III- Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ: 
 Tự nghĩ một phép tính gồm 2 dấu tính? Tính kết quả?
B- Bài mới.
1- Giới thiệu bài.
2- Giới thiệu về biểu thức.
GV đưa ra các biểu thức như trong SGK
Kết luận: Biểu thức là một dãy các số, dấu tính viết xen kẽ với nhau.
3- Giới thiệu về giá trị của biểu thức.
- Tính kết quả của biểu thức 126 + 51. Giá trị của biểu thức126 + 51 là 177
- Tương tự yêu cầu học sinh nêu giá trị của những bài tập còn lại.
4- Thực hành.
 Bài 1: 
GV hướng dãn bài mẫu như SGK
 - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở (trình bày đúng theo mẫu)
 Bài 2: Mỗi biểu thức có giá trị là số nào?
a) 52 + 23 (75)
b) 84 – 32 ( 52)
c) 169 – 20 + 1 (150)
d) 86 : 2 ( 43)
e) 120 x 3 ( 360)
g) 45 + 5 + 3 ( 53)
- GV nhận xét 
C- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị tiết sau: Tính giá trị của biểu thức.
- 2 HS lên bảng.
- HS theo dõi.
- Học sinh tự nêu ví dụ.
- Nêu yêu cầu của bài.
- HS lắng nghe
- Học sinh làm bài => đổi vở kiểm tra chéo bài làm.
- HS nêu yêu càu của bài.
- HS làm bài bằng bút chì vào SGK, 1 HS lên bảng chữa bài.
Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2010 
toán
Tiết 78: Tính giá trị của biểu thức
 I. Mục tiêu:
 Giúp HS: 
- Biết tính nhẩm giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ phép tính nhân, chia.
- Biết áp dụng tính giá trị của biểu thức vào điền dấu ; =.
II. Đồ dùng dạy học:.
- Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
* Tính và đọc giá trị của mỗi biểu thức sau:
123 – 21 = 102
Giá trị của biểu thức 123 – 21 là 102.
45 x 3 = 135
Giá trị của biểu thức 45 x 3 là 135.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu quy tắc tính giá trị của các biểu thức: 
- GV nêu vấn đề , ghi ví dụ lên bảng . 
- GV tiếp tục giới thiệu quy tắc thứ 2, đưa ví dụ, 
* Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ người ta thực hiện các phép tính đó theo thứ tự từ trái sang phải.
 * Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia người ta cũng quy ước thực hiện các phép tính đó theo thứ tự từ trái sang phải.
 2.Thực hành.
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức
- YC cả lớp làm bài và chữa bài
a) 205 + 60 + 3 = 265 + 3
 = 268
 268 – 68 + 17 = 200 + 3
 = 203
b) 462 – 40 + 7 = 422 + 7
 = 429
 387 – 7 – 80 = 380 – 80 
 = 300
- Nếu biểu thức chỉ có cộng, trừ thì thực hiện theo thứ tự nào?
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức
- Gọi HS đọc YC 
- Nếu biểu thức chỉ có phép nhân, chia thì thực hiện theo thứ tự nào?
- Yêu cầu cả lớp làm bài
 15 x 3 x 2
 48 : 2 : 6
 8 x5 x 2
 81 : 8 x 7
Bài 3: ?
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV giúp HS khắc sâu cách làm: 
+ Tính giá trị của biểu thức để rồi đưa về số sánh hai số tự nhiên.
- Yêu cầu cả lớp làm bài
Nêu cách so sánh.
C.Củng cố, dặn dò.
- Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ.
- Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức chỉ có phép nhân và phép chia
- GV nhận xét tiết học.
2 HS lên bảng làm bài
- Quan sát và theo dõi
HS nêu thứ tự làm các phép tính đó rồi nêu quy tắc (trong SGK) nhiều lần.
- HS nêu cách làm, HS nhắc lại quy tắc nhiều lần
VD: 60 + 20 – 5 = 80 – 5
 = 75
VD: 49 : 7 5 = 7 5
 = 35
- 4 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở nháp.
+ Từ trái sang phải.
+ Từ trái sang phải.
 - HS rút ra kết luận
- 4 HS làm bài trên bảng, HS dưới lớp làm bài vào vở, nhận xét bài trên bảng, đổi vở chữa bài.
- 1 HS đọc đề bài. 2 HS lên bảng giải. HS dưới lớp làm bài rồi nhận xét, rút ra kết luận
+ Thực hiện từ trái sang phải.
+ Thực hiện từ trái sang phải.
- Lắng nghe
Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2010 
toán
Tiết 79:Tính giá trị biểu thức (tiếp)
I) Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết cách tính giá trị của biếu thức có phép tính cộng, trừ và nhân chia.
- áp dụng để giải các bài toán có liên quan đến tính giá trị của biểu thức.
- Xếp hình tam giác hình tứ giác theo mẫu 
II) Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng tính giá trị của biểu thức:
325 – 25 + 87 =
7 x 9 : 3 =
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính giá trị của 2 biểu thức trên
- GV nhận xét.
- 2 HS lên bảng làm, mỗi em 1 biểu thức
- HS nhận xét
B. Bài mới.
1. HD tính giá trị của biểu thức
* Viết bảng: 60 + 35 : 5
- Yêu cầu học sinh tính giá trị của biểu thức này và biểu thức
86 – 10 x 4
- Yêu cầu học sinh nhận xét và nêu cách thực hiện 2 biểu thức này?
- GV chốt ý
- HS đọc: biểu thức 60 cộng 35 chia 5
- HS nháp vào nháp, 2 học sinh nêu
60 + 35 : 5 = 60 + 7
= 67
- HS nhận xét và nêu: Trong biểu thức có các phép tính cộng trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhận chia trước, cộng trừ sau
- Vài học sinh nhắc lại .
2. Luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh làm bài
- GV theo dõi học sinh làm bài, kèm học sinh yếu.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện các biểu thức.
- GV nhận xét, ghi điểm
- HS nêu yêu cầu: Tính giá trị của biểu thức.
- 3 HS lên bảng lớp làm vào vở
- HS nhắc lại
Bài 2:
- Muốn nhận xét Đ, S vào ô trống chính xác ta phải làm gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài
37 - 5 x 5 = 12 Đ
180 :6 + 30 = 60 Đ
30+ 60 x 2 =150 Đ
282 -100 : 2 =9 S
13 x 3 - 2 = 12 S
180 + 30 : 6 = 3 S
30 + 60 x 2=180 Đ 
282 -100 : 2=232 Đ 
- GV nhận xét
- 1 học sinh đọc yêu cầu:
- Tính giá trị của biểu thức ra nháp xem kết quả có giống như kết quả đã cho hay không rồi mới nhận xét Đ, S.
- HS làm vào vở, 8 học sinh nối tiếp nhận xét từng biểu thức.
- HS nhận xét
Bài 3:
- Bài toán hỏi gì?
- Để biết được mỗi hộp có bao nhiêu táo ta phải biết gì?
- Sau đó làm thế nào?
- Yêu cầu học sinh tóm tắt và giải bài toán
Tóm tắt
- GV theo dõi HS làm bài, kèm học sinh yếu.
- Chữa bài, ghi điểm
- HS trả lời
- HS nêu.
- Lấy tổng số táo chia cho số hộp
- HS làm bài vào vở, 1 HS tóm tắt, 1 HS giải
Bài giải
Cả mẹ và chị hái được số quả táo là: 60 + 35 = 95 ( quả )
Mỗi hộp có số quả táo là
95 : 5 = 19 ( quả )
Đáp số: 19 quả táo
- HS nhận xét
C. Củng cố dặn dò
- Trong biểu thức chỉ có phép tính cộng trừ nhân chia thì ta thực hiện như thế nào?
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập
Nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 26 tháng 12 năm 2010
toán
Tiết 80: Luyện tập 
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về tính giá trị của các biểu thức có dạng: Chỉ có phép tính cộng, trừ; chỉ có phép tính nhân, chia; có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
	- Rèn kỹ năng về tính giá trị của các biểu thức.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng:
III- Hoạt động dạy và học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KT bài cũ
- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện biểu thức
24 + 12 : 2 =
75 – 15 x 3 =
- Yêu cầu mỗi HS nhắc lại cách thực hiện biểu thức của mình.
- GV nhận xét
- 2 HS lên bảng, mỗi em làm 1 biếu thức
- HS nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. HD luyện tập
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức.
- Yêu cầu HS đọc biểu thức, nhận xét biểu thức sau đó vận dụng quy tắc để thực hiện.
- Đá áp dụng quy tắc nào để tính giá trị biểu thức ở bài tập này?
- GV nhận xét
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- HS làm vào vở, 4 HS lên bảng
125 - 85 + 80 = 40 + 80
= 120
68 + 32 - 10 = 100 - 10
= 90
21 x 2 x 4 = 42 x 4
= 168
147 : 7 x 6 = 21 x 6
= 126
- HS nêu
- HS nhận xét bài làm của bạn
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh tự làm
- GV theo dõi học sinh làm bài
- Yêu cầu nhắc lại cách thực hiện các biểu thức.
- GV nhận xét, ghi điểm
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- GV theo dõi học sinh làm bài, kèm HS yếu.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- HS làm vào vở, 4 học sinh lên bảng làm
a) 375 - 10 x 3 = 375 - 30
= 345
64 : 8 + 30 = 8 + 30
= 38
b) 306 + 93 : 3 = 306 + 31
= 337
5 x 11 - 20 = 55 - 20 
= 35
HS nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm vào vở, 4 HS lên bảng.
a) 81 : 9 + 10 = 9 + 10 
= 19
20 x 9 : 2 = 180 : 2 
= 90
b) 11 x 8 - 60 = 88 - 60
= 28
12 + 7 x 9 = 12 + 63 
= 75
- HS nhận xét và nêu cách thực hiện
Bài 4:
- Bài toán cho biết gì? yêu cầu làm gì?
- Nêu cách thực hiện?
- Yêu cầu học sinh làm  ... Học sinh làm việc theo nhóm => báo cáo kết quả thảo luận.
- Kể tên các sự vật, công việc ở nông thôn và thành phố.
- 2 nhóm thảo luận => ghi vào giấy.
- Học sinh nêu học sinh khác bổ sung, nhận xét.
-Học sinh đọc yêu cầu của bài 3.
- Học sinh làm bài.
-...giữa câu, giữa các từ, cụm từ để ngăn cách các bộ phận giống nhau trong câu.
-...ngắt giọng bằng thời gian đọc một tiếng.
tự nhiên xã hội
Tiết 32: Làng quê và đô thị
I - Mục tiêu.
	- Phân biệt được sự khác nhau giữa làng quê và đô thị về các mặt: phong cảnh, nhà cửa,hoạt động sống chủ yếu của nhân dân, đường xá và hoạt động giao thông.
	- Biết liên hệ với cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân ở địa phương mình.Kể tên được một số phong cảnh, công việc, đặc trưng của địa phương mình.
	- Mở rộng sự hiểu biết về những nơi chưa biết.Thêm yêu quý và gắn bó với nơi mình đang sống.
 - Nhận ra sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và môi trường sống ở đô thị.
II. Đồ dùng: Tranh vẽ trong SGK
III - Các hoạt động dạy và học. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các hoạt động nông nghiệp mà em biết?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị.
 + Em đang sống ở đâu? Hãy miêu tả cuộc sống xung quanh em bằng 2 - 4 câu?
- Em thấy môi trường sống ở làng quê như thế nào?
 - Em thấy môi trường sống ở đo thị như thế nào?
- Yêu cầu HS thảo theo nhóm nội dung: Phân biệt sự khác biệt nổi bật giữa làng quê và thành phố?
 Kết luận: ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới hoặc các nghề thủ công....; xung quanh nhà thường có vườn cây chuồng trại...; đường làng nhỏ,ít người và xe cộ đi lại. ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng nhà máy ....: nhà ở san sát nhau.....
3. Các hoạt động chính ở địa phương em đang sống.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm nội dung: Dựa vào hiểu biết của em , hãy kể tên những công việc mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm?
Kết luận: ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới, và các nghề thủ công,...ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy,...
4.Vẽ tranh.
- GV nêu chủ đề: hãy vẽ làng quê thân yêu của chúng ta
C - Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
- 2 HS nêu
- HS ghi bài
- Một số HS trình bày trước lớp.
- HS nêu: Nhà cửa rộng rãi, thoáng mát, ít khói bụi và tiếng ồn.
- HS nêu: Nhà cửa chật hẹp, đông người không khí oi bức khó chịu, ồn ào.
- HS thảo luận theo nhóm đôi sự khác biệt giữa làng quê và đô thị về: phong cảnh, nhà cửa đường xá, hoạt động giao thông và hoạt động của người dân.
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- HS nghe.
- Các nhóm thảo luận . Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
Mỗi HS vẽ 1tranh - nếu xong lên trình bày về bức tranh của mình.
Tập làm văn
Tiết 16: Kéo cây lúa lên. 
Nói về thành thị, nông thôn
I - Mục tiêu.
	- Nghe - nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung truyện "Kéo cây lúa lên". Kể được những điều em biết về nông thôn (thành thị) theo gợi ý trong sách giáo khoa.
 - Kể lại câu chuyện với lời kể vui, khôi hài. Bài nói đủ ý. Dùng từ đặt câu đúng.
	- Trau dồi vốn Tiếng Việt.
II- Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
	- HS kể lại truyện "Giấu cày" và đọc bài giới thiệu về tổ em.
 - GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài 1:
 + Nêu yêu cầu của bài? Đọc gợi ý?
- Giáo viên kể câu chuyện. Giáo viên hỏi theo các câu hỏi gợi ý.
- Yêu cầu 1 học sinh kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu học sinh kể lại truyện theo nhóm.
+ Câu chuyện đáng cười ở điểm nào?
 Bài 2: 
 + Nêu yêu cầu của bài.
 + Em chọn về đề tài gì?
- Yêu cầu học sinh đọc câu gợi ý?
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng dựa vào câu hỏi gợi ý lên nói trước lớp.
- Yêu cầu cả lớp làm việc theo nhóm đôi.
- Yêu cầu các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
3- Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
- 1 HS kể.
- Học sinh nêu.
- HS nghe và trả lời câu hỏi.
- Các nhóm kể =>trình bàytrước lớp (kể theo vai).
-...chàng ngốc kéo lúa lên làm lúa chết hết, lại tưởng mình làm cho lúa mọc.
- Kể những điều em biết về nông thôn( hoặc thành thị).
- HS nêu.
- 1 học sinh khá lên bảng trình bày.
- Các nhóm đôi kể cho nhau nghe => trình bày trước lớp.
- Các nhóm theo dõi nhận xét và bổ sung.
Chính tả (Nghe viết)
Tiết 31: Đôi bạn
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Nghe- viết chính xác, trình bày đúng đoạn 3 của truyện Đôi bạn
2. Làm đúng các bài tập phân biệt âm đầu, dấu thanh dễ lẫn: tr/ ch.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở chính tả, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét, đánh giá bài viết của tuần 15
B- Bài mới
1) Giới thiệu bài
2) Hướng dẫn viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung bài
- GV đọc bài 1 lượt sau đó yêu cầu đọc lại.
Đoạn văn cho chúng ta biết điều gì?
b) HD cách trình bày
- Nêu câu hỏi và gọi HS trả lời
+ Đoạn viết có mấy câu ?
(Lưu ý: "Bố bảo:" là một câu )
+ Những chữ nào trong đoạn viết hoa? 
+ Lời của bố viết thế nào?
- Trong bài có những chữ nào phải viết hoa?
c) HD viết từ khó
- Yêu cầu HS viết một số từ dễ lẫn khi viết chính tả vào bảng
d) Viết bài
- GV đọc cho HS viết bài và chỉnh sửa lỗi cho từng HS
e) Chấm chữa bài
- HS nhìn đọc lại bài soát lỗi và chữa lỗi bằng bút chì
- Chấm 5 đến 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
3) Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
Bài 2: Em chọn từ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.
- Bạn em đi chăn trâu, bắt được nhiều châu chấu.
- Phòng họp chật chội và nóng bức 
nhưng mọi người vẫn rất trật tự.
- Bọn trẻ ngồi chầu hẫu, chờ bà ăn trầu rồi kể chuyện cổ tích.
* Chầu hẫu: ngồi trực sẵn bên cạnh ( để nghe bà kể chuyện)
- GV chỉnh sửa chốt lời giải đúng .
C- Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học, chữ viết của HS. 
- Dặn về nhà luyện viết lại các từ khó
- Nhận xét bài của HS
Lắng nghe, ghi bài
- HS theo dõi sau đó 2 HS đọc lại
1 HS trả lời
 - 6 câu
- Chữ đầu câu, đầu đoạn và tên riêng chỉ người.
 - Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, lùi vào một ô, gạch đầu dòng
- HS nêu
- HS theo dõi
- HS nghe và chép bài vào vở
- Yêu cầu HS đổi chéo vở và chữa lỗi
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- YC HS làm 
- Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng.
- 3HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- HS nhận xét
- Lắng nghe
tập viết
Tiết 16: Ôn chữ hoa M
I- Mục tiêu.
	- Củng cố cách viết chữ hoa M thông qua bài tập ứng dụng.
Mạc Thị Bưởi
Một cõy làm chẳng nờn non
Ba cõy chụm lại nờn hũn nỳi cao.
	- Viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định.
	- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng.
	Mẫu chữ viết hoa: M.
III- Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ:
	- Học sinh viết: Lê Lợi, lựa lời.
B- Bài mới.
1- Giới thiệu bài.
2- Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
* Luyện viết chữ hoa.
- Tìm các các chữ hoa có trong bài?
 + Nêu quy trình trình viết từng chữ?
- Giáo viên viết mẫu và nêu lại quy trình viết các chữ hoa.
- Yêu cầu học sinh luyện viết 3 chữ hoa vào bảng con.
* Luyện viết từ ứng dụng.
- Yêu cầu học sinh nhận xét về số chữ, độ cao và khoảng cách các chữ của từ ứng dụng.
- Yêu cầu học sinh luyện viết từ ứng dụng vào bảng con.
* Luyện viết câu ứng dụng.
- Câu tục ngữ khuyên can con người phải đoàn kết. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
- Yêu cầu học sinh viết vào bảng con: Một, Ba.
3- Hướng dẫn học sinh viết vào vở Tập viết.
- Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
4- Chấm, chữa bài.
C - Củng cố - Dặn dò : Nhận xét giờ học.
- M, T, B
- Học sinh nêu qui trình viết từng chữ.
- HS luyện viết trên bảng con.
- Học sinh đọc câu ứng dụng và nhận xét về độ cao, khoảng cách giữa các chữ trong câu ứng dụng.
- Học sinh luyện viết trên bảng con.
- HS nghe.
- HS viết bảng con.
- Học sinh luyện viết trong vở.
- Đổi vở, kiểm tra chéo.
Thủ công
Bài 9 : Cắt, dán chữ E
I. Mục tiêu: - Học sinh biết kẻ, cắt, dán đúng chữ E 
 - Kẻ cắt được chữ E đúng qui trình kỹ thuật
 - HS hứng thú cắt chữ
II. Đồ dùng:- Mẫu chữ E đã cắt, dán. Mẫu chữ E đã cắt từ một tờ giấy màu có kích thước đủ lớn chưa dán.- Tranh qui trình kỹ thuật kẻ cắt, dán chữ E
 - Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh
B- Bài mới
1) Giới thiệu bài
- Giáo viên nêu yêu cầu và ghi đầu bài lên bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét
- Giới thiệu mẫu chữ E và hướng dẫn học sinh quan sát
- Yêu cầu hs quan sát.
H: Nét chữ rộng mấy ô?
Chữ E có nửa phía trên và nửa phía dưới ntn?
GV: + Nếu gấp đôi chữ E theo chiều ngang thì hai nửa trùng khít nhau. Vậy muốn cắt được chữ E thì chỉ cần kẻ chữ E rồi gấp theo chiều ngang và cắt theo đường kẻ.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Nét chữ rộng 1 ô
- Nửa phía trên và nửa phía dưới giống nhau
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Bước 1:Kẻ chữ E
- Hướng dẫn kẻ chữ E theo thứ tự sau:
+ Lật mặt sau tờ giấy cắt hình chữ nhật chiều dài 5 ô, chiều rộng 3 ô. + Chấm các điểm đánh dấu hình chữ E vào hcn, sau đó kẻ chữ E theo các điểm đã đánh dấu.
Bước 2: Cắt chữ E
- Hướng dẫn HS gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ E theo đường dấu giữa, cắt theo đường kẻ nửa chữ E, bỏ phần gạch chéo, mở ra được chữ E
- Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn.
Bước 3: Dán chữ E
- Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán vào vị trí đã định.
- Đặt tờ giấy nháp lên chữ vừa dán để miết phẳng.
- 1 – 2 HS lên thao tác.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành cắt dán chữ E
- yêu cầu hs nhắc lại qui trình 
- Giáo viên treo tranh qui trình, HS nhắc lại các bước:
- Yêu cầu học sinh thực hành
(Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng để hoàn thành sản phẩm)
- Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS
- 1 đến 2 hs nhắc lại và thực hiện các bước theo qui trình
+ B1: Kẻ chữ E
+ B2: Cắt chữ E
+ B3: Dán chữ E
- HS thực hành theo nhóm và chọn sản phẩm đẹp lên trình bày.
- Các nhóm lên trình bày sản phẩm, lớp nhận xét, chọn sản phẩm đẹp.
C- Củng cố - Dặn dò
- GVNX tiết học
- Dặn giờ sau mang giấy màu, đồ dùng học tập .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 16(3).doc