Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 13 (11)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 13 (11)

NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN

 Tập đọc (tiết 37 – 38 )

I.Mục đích yêu cầu:

1.Kiến thức: Gíup học sinh đọc đúng các từ ngữ có âm, vần do địa phương: Bok-pa, bẻ làng, mọc lên.

2.Kỹ năng: Đọc trôi chảy và đọc diễn cảm. Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện.

3.Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học.

II.Đồ dùng dạy học:

 -Ảnh anh hùng Núp trong SGK.

III.Các hoạt động dạy – học:

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1016Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 13 (11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 Thứ hai, ngày 16 tháng 11 năm 2009.
TẬP ĐỌC – TOÁN – KỂ CHUYỆN
----------------------
NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN 
 Tập đọc (tiết 37 – 38 )
I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức: Gíup học sinh đọc đúng các từ ngữ có âm, vần do địa phương: Bok-pa, bẻ làng, mọc lên.
2.Kỹ năng: Đọc trôi chảy và đọc diễn cảm. Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện.
3.Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Ảnh anh hùng Núp trong SGK.
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSø
1.Ổn định: 
2.KTBC: Cảnh đẹp non sông.
 -Cho học sinh đọc lại bài “Cảnh đẹp non sông và hỏi lại các câu hỏi.
 +Mỗi vùng có cảnh đẹp gì ?
 -Nhận xét.
3.Bài mới: 
 *Giới thiệu bài: Người con của Tây Nguyên.
 *Hoạt động 1: Luyện đọc.
 Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng và đọc diễn cảm.
 -Giáo viên đọc mẫu lần 1.
 -Cho học sinh đọc từng câu tiếp nối nhau cho đến hết bài.
 -Cho học sinh tìm từ khó đọc trong bài.
 *Đọc từng đoạn trước lớp.
 -Học sinh đọc tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
 -Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
 -Giáo viên gọi đại diện nhóm đọc.
 -Cho học sinh đọc lại toàn bài.
Củng cố: Hôm nay học tập đọc bài gì ?
 Cho học sinh đọc lại bài.
 Tiết 2:
 *Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 Mục tiêu: Học sinh trả lời được các câu hỏi.
 -Học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
 +Anh Núp được tỉnh cử đi đâu ? (Anh Núp được tỉnh cử đi dự đại hội)
 -Học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
 +Ở đại hội về anh Núp kể cho dân làng biết những gì ? (Đất nước mình bây giờ rất mạnh  làm rẩy giỏi)
 +Chi tiết nào cho thấy đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng kông hoa ? (Núp được mời lên kể chuyện làng kông hoa  cỗng kênh đi khắp nhà)
 -Học sinh đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
 +Đại hội tặng dân làng Kông hoa những gì ? (Đại hội tặng dân làng một cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy  một huân chương cho Núp).
 +Khi xem xong thái độ của mọi người ra sao ? (mọi người xem món quà ấy là những vật thiêng liêng nên rữa tay thật sạch trước khi xem)
 -Nội dung chính: Bài văn ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.
 *Luyện đọc lại:
 -Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn 3
 -Giáo viên gọi học sinh đọc.
 -Học sinh thi đua đọc.
 -Học sinh và giáo viên nhận xét.
*Hoạt động 3: KỂ CHUYỆN
 Mục tiêu: Giúp học sinh kể lại được câu chuyện.
 -Giáo viên nêu nhiệm vụ: Chọn kể lại một đoạn của câu chuyện “Người con của Tây Nguyên” theo lời nhân vật trong chuyện.
 -Một học sinh đọc yêu cầu của bài.
 -Giáo viên hỏi: Trong đoạn văn mẫu SGK, người kể nhập vai nhân vật nào ?
 +Có thể theo lời anh Núp, anh thế học sinh chọn vai suy nghĩ và lời kể.
 -Cho học sinh kể từng đoạn.
4.củng cố:
 -Hôm nay ta học tập đọc và kể chuyện bài gì ?
 -Cho học sinh đọc lại bài tập đọc.
 -Cho 1 học sinh kể lại câu chuyện.
 -Giáo dục: Học qua bài này, các em cần đọc đúng và đọc diễn cảm. Cần cố gắng học tập để đáp lại công ơn của các anh hùng đã hy sinh để xây dựng Tổ quốc.
5.Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà xem lại bài.
 -Chuẩn bị tiết sau: “Cửa Tùng”
 -Hát vui.
 -Học sinh trả lời.
 -Chú ý nghe.
 -Học sinh nghe.
 -HS đọc nối tiếp đoạn.
 -HS đọc từng đoạn.
 -HS đọc nhóm.
 -Học sinh đọc.
 -Học sinh trả lời.
 -Học sinh trả lời.
 -Học sinh trả lời.
 -Học sinh trả lời.
 -Học sinh nhắc lại.
 -Học sinh đọc.
 -Thi đua đọc.
 -Học sinh trả lời.
 -Học sinh kể.
 -Học sinh trả lời.
 -Vài em đọc.
 -1 học sinh kể.
 -Học sinh nghe.
 -Học sinh nghe.
Tuần thứ 13 
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
Toán (tiết 61 )
I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức: Giúp học sinh biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
2.Kỹ năng: Học sinh tính được nhanh, chính xác.
3.Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ ghi nội dung bài tập.
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định: (1’)
2.KTBC: (5’) Luyện tập.
 -Cho học sinh giải bài tập 3
 Số con thỏ còn lại là.
 42 – 10 = 32 (con)
 Số con thỏ trong mỗi chuồng là.
 32 : 8 = 4 (con)
 Đáp số: 4 con
 -Nhận xét.
3.Bài mới: (25’)
 *Giới thiệu bài: So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
 *Hoạt động 1: Quan sát ví dụ.
 Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được ví dụ và nêu được bài toán.
 -Cho học sinh đọc ví dụ:
 Ví dụ: 
 6 : 2 = 3 (lần)
 -Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB.
 -Ta nói: Độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD.
 Ví dụ 2: Học sinh đọc đề toán.
 -Hướng dẫn học sinh giải.
Giải: Tuổi mẹ gấp tuổi con một số lần là 
 30 : 6 = 5 ( lần )
 Vậy tuổi con bằng tuổi mẹ.
 Đáp số: 
 *Hoạt động 2: Thực hành.
 Mục tiêu: Học sinh biết điền số vào ô trống theo mẫu.
 -Cho học sinh thực hiện theo mẫu,
Bài tập 1: Viết vào ô trống theo mẩu.
 -Hướng dẫn học sinh thực hiện.
Số lớn
Số bé
Số lớn gấp mấy lần số bé
Số bé bằng một phấn mấy số lớn
8
2
4
6
3
2
10
2
5
 -Gọi học sinh thực hiện trên bảng.
 -Học sinh và giáo viên nhận xét, tuyên dương.
 Bài tập 2: Gọi học sinh đọc đề toán.
 +Ngăn trên có mấy quyển ? (6 quyển)
 +Ngăn dưới có mấy quyển ? (24 quyển)
 +Đề toán hỏi gì ? (Số sánh ở ngăn trên bằng một phần mấy số sách ở ngăn dưới)
 -Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm 6 em cùng thảo luận (5’)
 -Gọi đại diện nhóm trình bày.
 -Giáo viên chốt ý đúng:
Giải: Số sách ngăn dưới gấp một số lần là:
 24 : 6 = 4 ( lần )
 Vậy số sánh ở ngăn trên bằng số sách ở ngăn dưới
 Bài tập 3: Làm bảng con.
a) b) c) 
4.củng cố: (4’)
 -Hôm nay ta học toán bài gì ?
 -Cho học sinh tính: 3 kém mấy lần 6
 12 gấp mấy lần 6
 -Giáo dục: Cần đọc kỹ đề và chú ý làm toán cho chính xác 
5.Dặn dò: (1’)
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà xem lại bài.
 -Chuẩn bị tiết sau: “Luyện tập.
 -Hát vui.
 -Học sinh giải.
 -Chú ý nghe.
 -Học sinh đọc.
 -Học sinh đọc.
 -Học sinh đọc.
 -Học sinh giải.
 -Học sinh làm vào vở.
 -Học sinh thực hiện.
 -Học sinh đọc.
 -Học sinh trả lời.
 -Thảo luận nhóm và trình bày.
 -Tính trong bảng con.
 -Học sinh trả lời.
 -2 học sinh tính.
 -Học sinh nghe.
 -Học sinh nghe.
Tuần thứ 13 Thứ ba, ngày 17 tháng 11 năm 2009
CHÍNH TẢ – TOÁN – THỦ CÔNG – ĐẠO ĐỨC – TNXH
-------------------------
 ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY
Chính tả (tiết 25 )
I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức: Gíup học sinh nghe viết chính xác bài “Đêm trăng trên Hồ Tây”
2.Kỹ năng: Rèn cho học sinh viết nhanh, chính xác, sạch đẹp không bôi xoá.
3.Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ viết sẵn bài tập.
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định: (1’)
2.KTBC: (5’) Cảnh đẹp non sôn.
 -Cho học sinh viết vào bảng con: nghìn trùng, sừng sững, long lanh, nước biếc, hoạ đồ.
 -Nhận xét.
3.Bài mới: (25’)
 *Giới thiệu bài: Đêm trăng trên Hồ Tây.
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
 Mục tiêu: Gíup học sinh nghe viết và phân tích được từ.
 -Giáo viên đọc mẫu lần 1.
 -Gọi học sinh đọc lại.
 +Đêm trăng trên Hồ Tây đẹp như thế nào ? (trăng tỏa rọi vào các gợn sống lăn tăn)
 +Bài viết có mấy câu ? (6 câu)
 -Giáo viên cho học sinh tìm từ khó viết av2 phân tích: đêm trăng, nước trong vắt, rập rình, nở muộn, ngào ngạt 
 -Giáo viên cho học sinh viết vào bảng con các từ vừa được phân tích.
 *Hoạt động 2: Viết bài.
 Mục tiêu: Nghe viết đúng chính xác.
 -Giáo viên đọc cho học sinh viết.
 -Khi học sinh viết xong, giáo viên đọc lại cho học sinh soát lại bài.
 -Hướng dẫn học sinh bắt lỗi, tổng kết lỗ.
 -Giáo viên thu một số vở chấm.
 *Hoạt động 3: Luyện tập.
 Mục tiêu: Làm đúng bài tập theo yêu cầu.
 -Giáo viên cho học sinh điền vào vở: đường đi khúc khuỷu; gầy khẳng khiu, khuỷu tay.
 -Cho một học sinh điền trên bảng lớp.
 -Giáo viên cho học sinh đọc lại bài luyện tập.
4.củng cố: (4’)
 -Hôm nay ta viết chính tả bài gì ?
 -Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ thường viết sai.
 -Giáo dục: Học qua bài này, ta biết thưởng thức một số cảnh đẹp của đất nước. Rèn kỹ năng viết đúng chính xác, nhanh.
5.Dặn dò: (1’)
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà xem lại bài.
 -Chuẩn bị tiết sau: “Vàm Cỏ Đông”
 -Hát vui.
 -Học sinh viết bảng con.
 -Chú ý nghe.
 -Học sinh nghe.
 -Học sinh đọc.
 -Học sinh trả lời.
 -Viết bảng con.
 -Viết vào vở.
 -Học sinh soát bài.
 -Học sinh bắt lỗi.
 -Thực hiện.
 -Thực hiện.
 -Học sinh trả lời.
 -Viết bảng con.
 -Học sinh nghe.
 -Học sinh nghe.
Tuần thứ 13 
 LUYỆN TẬP 
 Toán (tiết 62 )
I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức: Sau bài học, học sinh biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
2.Kỹ năng: Rèn cho học sinh tính nhanh, chính xác.
3.Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học.
II.Đồ dùng dạy học:
 -SGK, bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định: (1’)
2.KTBC: (5’) So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
 -Cho học sinh giải bài tập 3.
 Số sách ngăn dưới gấp một số lần là :
 24 : 6 = 4 ( lần )
 Vậy số sách ngăn trên bằng số sa ... 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định: 
2.KTBC: Đêm trăng trên Hồ Tây.
 -Cho học sinh viết bảng con: lăn tăn, rậo rình, ngào ngạt.
 -Nhận xét.
3.Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Vàm Cỏ Đông.
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
 Mục tiêu: Giúp học sinh phân tích được các âm vần khó và cách trình bày khi viết.
 -Giáo viên đọc mẫu lần 1 hai khổ thơ.
 -Học sinh đọc lại.
 +Những chữ nào trong bài viết hoa ?
 -Giáo viên cho học sinh tìm từ khó viết: dòng sông, xuôi, tha thiết, phe phẩy.
 -Cho học sinh viết bảng bảng con các từ vừa tìm.
 *Hoạt động 2: Viết chính tả.
 Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chính tả.
 -Giáo viên đọc mẫu lần 2.
 -Giáo viên đọc cho học sinh viết.
 -Đọc lại cho học sinh soát bài.
 -Hướng dẫn bắt lỗi, tổng kết lỗi.
 -Chấm một số vở học sinh.
 *Hoạt động 3: Luyện tập.
 Mục tiêu: Học sinh làm đúng bài tập.
 -Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
 -Cho học sinh làm vào vở.
 -Sửa bài, học sinh nhận xét, giáo viên chốt ý đúng:
 huýt sáo; hít thở; suýt ngả, đứng sít vào nhau.
4.củng cố:
 -Hôm nay ta học viết chính bài gì ?
 -Cho học sinh viết bảng con những từ học sinh thường viết sai đa số.
 -Cho học sinh nêu lại phần bài tập.
 -Giáo dục: Học qua bài này, ta phải viết đúng chính tả. Cần nghe kỹ trước khi viết và nắm nghĩa của từ để viết đúng chính tả.
5.Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà xem lại bài.
 -Chuẩn bị tiết sau: “ Người liên lạc nhỏ”
 -Hát vui.
 -Học sinh viết bảng con.
 -Chú ý nghe.
 -Học sinh nghe.
 -2 em đọc.
 -Học sinh trả lời.
 -Học sinh nêu.
 -Viết bảng con.
 -Học sinh nghe.
 -Viết vào vở.
 -Soát bài.
 -Bắt lỗi.
 -1 em đọc.
 -Làm vào vở.
 -Theo dõi.
 -Học sinh trả lời.
 -Viết bảng con.
 -Thực hiện.
 -Học sinh nghe.
 -Học sinh nghe.
Tuần thứ 13 Thứ sáu, ngày 20 tháng 11 năm 2009
TẬP LÀM VĂN – TOÁN – TẬP VIẾT
---------------
 VIẾT THƯ
Tập làm văn (13 )
I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức: Biết viết một bức thư cho bạn cùng lứa tuổi thuộc một tỉnh miền Nam (miền Trung, Miền Bắc)
2.Kỹ năng: Biết cách trình bày đúng thể thức một bức thư. Biết dùng từ đặt câu đúng.
3.Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ viết sẵn đề bài và gợi ý viết thư.
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định: 
2.KTBC: Nói viết về cảnh đẹp đất nước.
 -Giáo viên nhận xét bài chấm.
 -Gọi học sinh đọc lại bài khá, tốt cho các bạn nghe.
 -Nhận xét.
3.Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Viết thư.
 *Hoạt động 1: Học sinh quan sát.
 Mục tiêu: Giúp học sinh theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên về việc phân tích đề bài.
 -Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
 +Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai ?
 +Nếu em là miền Bắc, em sẽ viết thư cho ai ?
 -Giáo viên nêu: việc đầu tiên, các em cần xác định rõ: 
 +Em viết thư cho bạn tên là gì ? ở tỉnh nào ? miền nào ?
 +Mục đích viết thư là gì ?
 +Hình thức của lá thư như thế nào ?
 -Gọi 3 – 4 em nói lên địa chỉ người mà các em muốn viết thư.
 -Giáo viên mời học sinh khá, giỏi nêu mẫu.
 *Hoạt động 2: Viết thư.
 Mục tiêu: Giúp học sinh dựa vào phần gợi ý viết lại một lá thư.
 -Giáo viên cho học sinh viết vào vở.
 -Giáo viên theo dõi, giúp đỡ những em còn yếu kém.
 -Học sinh viết xong, giáo viên mời học sinh đọc lại bài của mình.
 -Cả lớp và giáo viên nhận xét, tuyên dương những em viết hay.
 -Giáo viên ghi điểm một số bài.
4.củng cố:
 -Hôm nay ta học tập làm văn bài gì ?
 -Giáo viên nhận xét bài chấm.
 -Cho học sinh khá, giỏi đọc lại bức thư cho cả lớp nghe.
 -Giáo dục: Học qua bài này, ta biết cách viết thư để có thể viết thư cho người thân, bạn bè đang ở xa. Bài thư muốn hay, ta phải thể hiện được tình cảm của mình.
5.Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà xem lại bài.
 -Chuẩn bị tiết sau: “Nghe kể, tôi cũng như Bác”
 -Hát vui.
 -Học sinh nghe.
 -2 em đọc.
 -Chú ý nghe.
 -1 em đọc.
 -Học sinh trả lời.
 -Học sinh nghe.
 -Thực hiện.
 -2 em nêu mẫu.
 -Học sinh viết vào vở.
 -Vài em đọc.
 -Theo dõi.
 -Học sinh trả lời.
 -Học sinh nghe.
 -2 em đọc.
 -Học sinh nghe.
 -Học sinh nghe.
GAM
Toán (tiết 65 )
I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết về Gam (một đơn vị đo khối lượng) và sữ liên hệ giữa ki-lô-gam và gam.
2.Kỹ năng: Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân hai đĩa và cân đồng hồ.
3.Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Cân đĩa cùng các quả cân.; cân đồng hồ.
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định: 
2.KTBC: Luyện tập bảng nhân 9.
 -Gọi học sinh thực hiện bài tạp 2.
 9 x 3 + 9 = 9 x 8 + 9 =
 9 x 4 + 9 = 9 x 9 + 9 =
 -Nhận xét.
3.Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Gam.
 *Hoạt động 1: Tìm hiểu về Gam.
 Mục tiêu: Nắm được quan hệ đơn vị đo khối lượng.
 -Giáo viên cho học sinh nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học: kilôgam.
 -Giáo viên nêu: để cân các vật nhẹ hơn 1 kg, ta còn có các đơn vị cân nhỏ hơn kg. Đó là gam. Gam viết tắt là: g
 1000 g = 1 kg
 -Giáo viên cho học sinh nhắc lại các đơn vị đo.
 -Giáo viên giới thiệu các quả cân thường dùng: 1g; 2g; 5g; 10g; 50g;  
 -Giáo viên giới thiệu cân đĩa và cân đồng hồ.
 -Giáo viên cân mẫu xem gói hàng nhỏ bằng hai loại cân đều ra cùng kết quả.
 -Giáo viên cho học sinh quan sát.
 *Hoạt động 2: Thực hành.
 Mục tiêu: Giúp học sinh biết cân và biết nhìn kết quả trên cân đồng hồ.
 Bài tập 1: Cho học sinh quan sát tranh vẽ
 +Cân hộp đường và hỏi: hộp đường nặng bao nhiêu gam
 +Cân quả táo ?
 +Cân quả lê ?
 Bài tập 2: Học sinh quan sát (hình a, b, c ) trên đồng hồ.
 +Qủa đu đủ cân năng bao nhiêu gam ?
 +Cải bắp cân năng bao nhiêu gam ?
 Bài tập 3: Tính theo mẫu.
22 g + 47 g = 69 g
 Mẫu : 
 -Cho học sinh làm vào bảng con.
 163 + 28 = 191 g 430 x 2 = 860 g
 42 – 25 = 17 g 96 : 3 = 32 g
 1000 + 45 – 26 
 145 – 26 = 119
 Bài tập 4: Bài toán.
 -Gọi học sinh đọc yêu cầu bài toán.
 +Cả hộp sửa cân năng bao nhiêu gam ?
 +Vỏ hộp cân năng bao nhiêu gam ?
 +Đề toán hỏi gì ?
 -Học sinh giải vào vở.
 -Gọi 1 học sinh lên bảng giải.
 -Cả lớp nhận xét, giáo viên chốt ý đúng:
 Tong hộp có số gam sửa là:
 455 – 58 = 397 (gam)
 Đáp số : 397 gam.
4.củng cố:
 -Hôm nay ta học toán bài gì ?
 -Cho học sinh lên bảng cân một cuốn sách và nêu kết quả
 -Giáo dục: Học qua bài này, các em biết cách cân và đọc được các số trên cân.
5.Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà xem lại bài.
 -Chuẩn bị tiết sau: “Luyện tập”
 -Hát vui.
 -4 Học sinh tính.
 -Chú ý nghe.
 -Vài học sinh nêu.
 -Học sinh nghe.
 -2 em nhắc lại.
 -Học sinh quan sát.
 -Học sinh quan sát.
 -Học sinh quan sát.
 -Học sinh trả lời.
 -Học sinh trả lời.
 -Làm bảng con.
 -Học sinh trả lời.
 -Làm vào vở.
 -1 em giải.
 -Theo dõi.
 -Học sinh trả lời.
 -Vài em thực hiện.
 -Học sinh nghe.
 -Học sinh nghe.
I – Ông Ích Khiêm
Tập viết (tiết 13)
I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức: Củng cố cách viết chữ viết hoa I thông qua bài tập ứng dụng
2.Kỹ năng: Rèn cho học sinh viết nhanh, đúng, chính xác độ cao của chữ.
3.Thái độ: Viết sạch, đẹp không bôi xoá. Nghiêm túc trong giờ học.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Mẫu chữ I - câu ứng dụng.
 -Học sinh: vở tập viết, bảng con.
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định: 
2.KTBC: H – Hàm Nghi.
 -Giáo viên nhận xét bài chấm.
 -Cho học sinh viết vào bảng con H
 -Nhận xét.
3.Bài mới:
 *Giới thiệu bài: I – Ông Ích Khiêm 
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn viết
 Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được độ cao của chữ và cách viết.
 -Giáo viên giới thiệu mẫu chữ và nêu cấu tạo mẫu chữ.
 -Học sinh nhắc lại cấu tạo chữ.
 -Giáo viên viết mẫu chữ trên bảng lớp I
 -Cho học sinh viết vào bảng con I
 *Luyện viết từ ứng dụng.
 -Học sinh đọc câu ứng dụng: Ông Ích Khiêm
 -Học sinh tập viết trên bảng con Ông Ích Khiêm
 -Học sinh đọc câu ứng dụng: Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí (khuyên mọi người cần phải biết tiết kiệm)
 -Giáo viên viết mẫu chữ trên bảng lớp.
 -Cho học sinh viết vào bảng con : Ít, phung phí.
*Hoạt động 2: Viết vào vở.
 Mục tiêu: Gíup học sinh nắm được cách viết, độ cao và viết theo yêu cầu của giáo viên.
 -Giáo viên nêu yêu cầu:
 +Viết chữ I: 1 dòng.
 +Viết chữ Ô và K: 1 dòng.
 +Viết tên riêng Ông Ích Khiêm: 2 lần.
 +Viết câu tục ngữ 5 lần.
 -Học sinh viết vào vở.
 -Khi học sinh viết bài, giáo viên theo dõi và uốn nắn sửa sai.
 -Học sinh viết xong, giáo viên thu vở chấm bài.
4.củng cố:
 -Hôm nay ta học tập viết bài gì ?
 -Nhận xét bài chấm học sinh.
 -Cho học sinh viết bảng con I
 -Cho 2 học sinh thi đua viết.
-Giáo dục: Học qua bài này, ta biết cách viết chữ hoa I
5.Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà xem lại bài.
 -Chuẩn bị tiết sau: “Ôn chữ hoa K”
 -Hát vui.
 -Học sinh viết bảng con.
 -Chú ý nghe.
 -Học sinh theo dõi.
 -Vài học sinh nhắc.
 -HS quan sát.
 -Viết bảng con.
 -Thực hiện.
 -Viết bảng con.
 -Học sinh đọc.
 -Viết bảng con.
 -Học sinh nghe.
 -Viết vào vở.
 -Học sinh trả lời.
 -Viết bảng con.
 -Thi đua viết.
 -Học sinh nghe.
 -Học sinh nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13(4).doc