Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 16 (4)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 16 (4)

Tập đọc

KÉO CO

 I. MỤC TIÊU:

- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

- Đọc đúng các tiếng, từ: đấu sức, hội làng, khuyến khích, thượng võ, giữa, hữu trấp.

- Hiểu nghĩa các từ: Thượng võ, đấu tài, đấu sức/ Hữu Trấp, ganh đua, khuyến khích, xem hội/ Tích Sơn, trai tráng, chuyển bại thành thắng.

- Hiểu nội dung bài: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn và phát huy.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 16 (4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ 2 ngày 14 tháng 12 năm 2009
Tập đọc
Kéo co
 I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- Đọc đúng các tiếng, từ: đấu sức, hội làng, khuyến khích, thượng võ, giữa, hữu trấp.
- Hiểu nghĩa các từ: Thượng võ, đấu tài, đấu sức/ Hữu Trấp, ganh đua, khuyến khích, xem hội/ Tích Sơn, trai tráng, chuyển bại thành thắng.
- Hiểu nội dung bài: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn và phát huy.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc tr.154 .
- sgk, bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi ngựa và trả lời câu hỏi nội dung bài
B. Bài mới:
*: Giới thiệu bài
*:Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm
+ GV nhận xét cách đọc: Chú ý các từ khó: đấu sức, hội làng, khuyến khích, thượng võ, giữa, hữu trấp.
- GV chia các đoạn (hoặc HS chia đoạn)
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp
- GV hướng dẫn HS sửa phát âm, ngắt dọng cho HS
+ Hội làng HữuTrấp/ thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường t/c thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm/bên nam thắng, có năm/ bên nữ thắng.
- Gọi HS đọc chú giải
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu (chú ý nhấn giọng ở các từ: Thượng võ, nam, nữ đấu tài, đấu sức, rất là vui, ganh đua, hò reo, khuyến khích, chuyển bại thành thắng, nổi tiếng, không ngớt lời
b. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi sgk.
+ GV chia ra 2 câu hỏi: Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
+ Dựa vào phần mở đầu bài văn và tranh để tìm hiểu cách kéo co?
+ ý chính đoạn 1 nêu lên ý gì? (Cách thức chơi kéo co ).
+ Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2 sgk.
+ Đoạn 2 nói lên điều gì? yêu cầu HS giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trao đổi trả lời câu hỏi.
+ ý đoạn 3 nói lên điều gì?
-Nội dung chính của bài nói lên điều gì?( Giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta)
c. Đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn trong bài
- GV giới thiệu HS đọc đoạn cần luyện đọc
- Yêu cầu HS thi đọc
- GV nhận xét - ghi điểm
* Củng cố, dặn dò
- Trò chơi kéo co có gì vui?
- Về nhà luyện đọc và kể lại cách chơi kéo co cho người thân.
 ________________________________
Toán
Luyện tập
 I. Mục tiêu:
- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
- áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan.
 II. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên bảng làm bài tập luyện thêm .
B. Dạy bài mới 
* Giới thiệu bài
*Hướng dẫn luyện tập
- Yêu cầu HS làm bài tập 1,2,3 VBT
- GV giúp đỡ HS yếu và chấm 1 số bài
Bài 1: Yêu cầu HS đăt tính rồi tính
 380 : 76 = 5 495 : 15 =33
 765 : 27 = 28 dư 9 9954 : 42 =237
 2466: 59 = 418 34290:16=2143 (dư 2)
Bài 2: HS thực hiện giải bài toán có lời văn.
 Xe thứ nhất chở được số lít dầu là: 27 x 20 = 540 (l )
Số thùng xe thứ 2 chở đượclà :(540+90) : 45 =14 thùng
 ĐS: 14 thùng
Bài 3: ( HS khá, giỏi )Yêu cầu HS nối phép tính với kết quả
 123 x 57 = 7011 11376:48=237
 72431-25846 = 46585 3358:23 = 146
- Yêu cầu HS chữa bài
*Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm: 78942:76; 34561:85; 478x 63
- Một đội 18 xe ô tô như nhau chở được 630 tấn hàng. Một đội khác gồm 12 xe ô tô như thế chở được bao nhiêu tấn hàng?
--------------------------------
Đạo đức
 Yêu lao động (t1)
 I. Mục tiêu:
- Hiểu được ý nghĩa của lao động: Giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnhphúc cho bản thân và mọi người xung quanh.
- Yêu lao động
- Yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn, không đồng tình với những bạn lười lao động.
- Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng của mình.
- Tự giác làm tốt các việc tự phục vụ bản thân
-Lấy chứng cứ nx:
 II. Đồ dùng dạy học:
- Nội dung bài “Làm việc thật là vui” stv2
 III. Hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Liên hệ bản thân
+ Yêu cầu HS nêu những công việc mà ngày hôm qua các em đã làm.
*Hoạt động 2: Phân tích truyện “Một ngày của Pê Chi A”
+ Yêu cầu HS đọc chuyện
+ Mỗi người trong cuộc sống và xã hội đều có công việc của mình, đều phải lao động.
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
+Thảo luận nhóm và xử lý hình huống
+ Phải tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường vànơi ở phù hợp với sức khoẻ và hoàn cảnh của bản thân.
* Hướng dẫn thực hành
+ Về nhà sưu tầm các câu chuyện về gương lao động của Bác Hồ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động.
 ____________________________
Thể dục
BT Rèn luyện tư thế cơ bản và kĩ năngvận động cơ bản - trò chơi “lò cò tiếp sức”
 I. Mục tiêu
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ 2 tay dang ngang. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
	- Trò chơi “lò cò tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
 II. Phương tiện - địa điểm
	- Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
	- Phương tiện: Còi, kẻ sẵn vạch thẳng.
 III. Hoạt động dạy - học
1. Phần mở đầu:
	- GVphổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học
	- Khởi động xoay các khớp cổ tay, cố chân, đầu gối, vai, hông
	- T/c “Tìm người chỉ huy”
2. Phần cơ bản:
a. Bài tập RLTTCB:
	+ Ôn: đi theo vạch kẻ ngang, hai tay chống hông
	+ Thi biểu diễn giữa các tổ 
b. Trò chơi vận động
	+ Yêu cầu HS chơi trò chơi “lò cò tiếp sức”
3. Phần kết thúc:
 - GV hệ thống lại toàn bài - giao bài tập về nhà
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 15 tháng 12 năm 200
Khoa học
Không khí có những tính chất gì?
 I. Mục tiêu:
- HS làm thí nghiệm và phát hiện ra một số tính chất của không khí: Trong suốt, không cómàu, không có mùi, không có vị, không có hình dạng nhất định, không khí bị nén lại hoặc dãn ra.
- Biết được ứng dụng tính chất của không khí và đời sống.
- Có ý thức giữ sạch bầu không khí chung
 II. Đồ dùng dạy học:
- HS chuẩn bị bóng bay, dây chun.
- Bơm tiêm, bơm xe đạp, quả bóng đá, 1 lọ nước hoa hoặc xà phòng thơm
 III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: + K2 lấy ở đâu? HS lấy ví dụ
B. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Không khí trong suốt không có màu, không có màu, không có vị
- GV yêu cầu HS quan sát chiếc cốc thuỷ tinh rỗng để phát hiện không khí có T/c gì?
(Không khí trong suốt không có màu, không có mùi, không có vị)
- GV: Khi ta ngửi thấy một mùi thơm hay mùi khó chịu, đấy không phải là mùi của không khí mà là mùi của những chất khác có trong không khí như là: Mùi nước mưa, mùi thức ăn, mùi hôi thối của rác thải
*Hoạt động 2: Trò chơi thi thổi bóng
+ HS thi thổi bóng theo nhóm
+ Kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định mà nó có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó.
*Hoạt động 3: Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra
- HS quan sát hình minh hoạ và dùng kim tiêm thật để mô tả lại thí nghiệm
+ Kết luận: Không khí trong suốt không có màu, không có mùi, không có vị, không có hình dạng nhất định, không có thể bị bị nén lại hoặc giãn ra.
C.Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS học thuộc mục bạn cần biết.
- Về nhà chuẩn bị: 2 cây nến nhỏ, 2 chiếc cốc thuỷ tinh, 2 chiếc đĩa nhỏ.
 _________________________
Toán
Thương có chữ số 0
 I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện các phép chia cho số có 2chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
- áp dụng để giải các bài toán có liên quan.
 II. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm bài tập luyện thêm tiết 76
B. Dạy - học bài mới:
* Giới thiệu bài
* Hường dẫn thực hiện phép chia:
. Phép chia 9450 : 35 (trường hợp có chữ số 0 ở hàng đơn vị của thương)
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- GV hướng dẫn thực hiện đặt tính- tính như sgk.
- Phép chia 9450 : 35 là phép chia hết hay phép chia có dư.
- Khi chia chúng ta cần chú ý: Lần chia cuối cùng 0 chia 35 được0, viết 0 vào thương ở bên phải của 7.
- yêu cầu HS thực hiện phép chia:
2448 : 24 (trường hợp theo nd có chữ số 0 ở hàng chục của thương)
- Yêu cầu HS nêu cách tính.
- GV hướng dẫn HS thực hiện đặt tính – tính.
-Phép chia 2448 :24 là phép chi hết hay phép chia có dư.( Đây là phép chia hết và trong lần chia cuối cùng chúng ta tìm được số dư là 0.)
- GV lần chia thứ 24 chia cho 24 được 0, viết 0 vào thương ở bên phải.
- Gv thực hiện phép chia.
C. Luyện tập thực hành. 
Bài 1: Yêu cầu HS đặt tính rồi tính
 5974 : 58 =103; 31902 : 78 = 409
 28350:47 =603 (dư9)
Bài 2: ( HS khá giỏi) Giải bài toán có lời văn
 Mỗi bút khi giảm giá có số tiền là: ( 78000 : 52 ) - 300 = 1200 (đồng)
 78000 đồng mua được số bút sau khi giảm giá là:78000 : 1200 = 65 (bút)
 Đáp số: 65 bút
Bài 3: (HS khá giỏi)HS nối phép tính với kết quả:
7350 : 35 = 210	25200 : 72 = 350
4066 : 38 =107	34638 : 69 = 502
* Nhận xét, dặn dò:
 _________________________
Kĩ thuật
cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn( tt)
I. Mục tiêu:
- Đánh giá kiến thức, kỹ năng thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS
-Lấy chứng cứ nx:
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh quy trình các bài trong chương
-Mẫu khâu, thêu đã học
III. Hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới :
-GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong1 chương I
- Yêu cầu HS nêu các loại mũi khâu, thuê đã học.
- 2HS nêu: Khâu thường, khâu đột, khâu thưa, khâu đột mau, thêu lướt vặn, thuê móc xích.
- Yêu cầu HS nêu qui trình và cắt vải theo đường vạch dấu; khâu thường; khâu ghép 2mép vải bằng mũi khâu thường;
- GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình
3. Củng cố , dặn dò: Yêu cầu HS nêu kiến thức cơ bản của các bài đã học.
- Chuẩn bị cho tiết thực hành
 _______________________________
Chính tả
Kéo co
 I. Mục tiêu:
- Nghe ,viết chính xác, đẹp đoạn từ “Hội hàng Hữu Trấp” chuyển bại thành thắng”; sai không quá 5 lỗi trong bài. 
- Tìm và viết đúng các từ ngữ theo nghĩa cho trước có âm đầu d/gi hoặc ât/â.
II. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng viết, cả lớp viết vào giấy nháp: Trốn tìm, nơi chốn, châu chấu, tàu thuỷ, thả diều, ngả ngữa, ngật ngưỡng
B. Dạy bài mới
 ... . Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể.
- Tìm được câu kể trong đoạn văn.
- Đặt câu kể để tả, trình bày ý kiến, nội dung câu đúng, từ ngữ trong sáng, câu văn giàu hình ảnh, sáng tạo.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy, bút dạ
 III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS lên bảng viết 2câu thành ngữ, tực ngữ mà em biết.
-Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ trong bài . 
- GV nhận xét- Ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài.
* Tìm hiểu bài.
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung BT 1
- Yêu cầu HS đọc to các câu được in đậm trong đoạn văn, đó là kiểu câu gì? và dùng để làm gì?( Là kiểu câu hỏi, dùng để hỏi những điều mà mình chưa biết.)
- Cuối câu ấy có dấu gì? (Cuối câu ấy có dấu chấm hỏi.)
Bài 2:
- Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để làm gì? ( Giới thiệu, miêu tả, kể lại sự việc liên quan đến Bu - ra - ti - nô)
- Cuối câu ấy có dấu gì? (Cuối câu ấy có dấu chấm .)
Bài 3:
- Gọi HS đọc nội dung, yêu cầu BT3.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi Ba - ra - ba uống rượu đã say, vừa hơ bộ râu lão vừa nói: Bắt được ... là đuổi mày.
- Câu kể dùng để làm gì? (Câu dùng để kể: kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc, nói lên ý kiến hoặc tâm sự, tình cảm của mọi người)
- Dấu hiệu nào cho biết câu kể? (Cuối câu có dấu chấm.)
* Ghi nhớ:
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Yêu cầu HS đặt câu kể.
* Luyện tập thực hành
Bài 1,2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Nêu được các câu kể, tả, nêu ý kiến của bài “Cánh diều tuổi thơ”
:Củng cố – dặn dò
- Về nhà làm bài tập 3 – Viết một đoạn văn ngắn tả một thứ đồ chơi mà em thích.
 ____________________________________
Thể dục
 Bt Rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản - trò chơi Nhảy lướt sóng
 I. Mục tiêu:
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kể hai tay dang ngang. Yêu cầu HS thực hiện đúng động tác.
- Trò chơi “lò cò tiếp sức”. Yêu cầu HS chơi và tham gia chơi nhiệt tình
 _Lấy chứng cứ nx :
 II. Luyện tập:
1. Phần mở đầu:
	- GV phổ biến nội dung, yêu cầu của bài học - cho HS khởi động
2. Phần cơ bản
a) Rèn luyện tư thế cơ bản
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kể hai tay dang ngang.
- Yêu cầu HS tập cả lớp, theo nhóm, thi biểu diễn theo nhóm
b) Trò chơi “Nhảy lướt sóng”. Yêu cầu HS thực hiện đúng y/c trò chơi
3. Phần kết thúc:
- GV hệ thống lại toàn bài - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
 Tuần 16
Luyện Tiếng Việt:
Luyện tập câu kể
 I. mục tiêu:
- Rèn luyện cách tìm câu kể trong đoạn văn
- Biết đặt câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến
 II. hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: 
Câu kể được dùng để làm gì?
Kết thúc câu kể bằng dấu gì? cho ví dụ?
*Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Tìm câu kể trong đoạn văn sau:
“ Những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trảI ra mênh mông trên khắp các sườn đồi. Nhẫn lùa đàn bò ra đi. Cả đàn rống lên sung sướng. Nhẫn cắp hèo vào nách, bắc loa lên miệng hô.
Dừng lại ! Dừng !
 Con nâu đứng lại , cả đàn đứng theo. Tiếng gặm cỏ bắt đầu tràolênnhư một nong tằm ăn rỗi khổng lồ.
Bài 2: Trong các câu trên: Câu nào dùng để kể, câu nào dùng để tả, câu nào nói lên tình cảm
Bài 3( khá, giỏi ): Đặt 3 câu kể ( nội dung tự chọn)
*Hoạt động 3: Gọi HS chữa bài
GV chấm bài, nhận xét giờ học.
-----------------------------------
Luyện Toán
Luyện tập chia cho số có 3 chữ số
 I. mục tiêu:
- Giúp HS thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số
 II. hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm VBT
Bài 1: HS thực hiện tính, gọi 4 HS lên bảng
Bài 2: Gọi HS nhắc lại cách tìm thừa số, số bị chia chưa biết
Bài 3: HS lên bảng giải
*Hoạt động 2: Luyện tập thêm
Bài1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
A. 12340 : 500 = 24 dư 34 C. 12340 : 500 = 240 dư 34
B. 12340 : 500 = 24 dư 340 D. 12340 : 500 = 240 dư 340
Bài 2( khá, giỏi ): Tìm 1 số tự nhiên biết rằng nếu viết thêm 1 chữ số 6 vào bên phải nó thì số dó tăng 3228 đơn vị
 Giải:
Khi viết thêmchữ số 6 vào bên phải số đó thì được gấp 10 lần và thêm 6 đơn vị
Số cũ:	3228
Số mới: 6
Số cần tìm là: ( 3228 – 6 ) : ( 10 -1 ) = 358
 Đáp số : 358
Bài 3( khá, giỏi ): Tìm X là số tròn chục có 2 chữ số sao cho 240 : X < 6
GV hướng dẫn: 240 : 40 = 6 vì vậy X > 40
X là những số tròn chục: 60, 80 , 120
* Hoạt động 3: Gọi HS chữa bài
 GV nhận xét giờ học
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện Toán
 luyện tập thương có chữ số 0
 I. mục tiêu:
- Củng cố cách thực hiện phép chia số có 2 chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương
- Giải toán trồng cây
 II. hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS làm VBT
Gọi HS lên bảng làm GV chữa bài
Hoạt động 2: Luyện tập thêm
Bài 1:Đặt tính rồi tính
10278 : 94 36570 : 49 22622 : 58
Bài 2( khá, giỏi ): Tính
 5 + 10 + ..+ 200 + 205
Giải:
 Hai số hạng liên tiếp của dãy số hơn kém nhau 5 đơn vị
 Số số hạng của dãy số: ( 205 – 5 ) : 5 + 1 = 41 ( số hạng )
Nếu bớt 1 số hạng 5 thì có số cặp số hạng: ( 41 – 1 ) : 2 = 20 ( cặp )
 Tổng 1 cặp là: 10 + 205 = 215
 Tổng của dãy số trên là: 5 + 215 x 20 = 4305
 Đáp số: 4305
Bài 3:Tìm số nhỏ nhất có bốn chữ số sao cho số đó đem chia cho 732 thì số dư là số dư lớn nhất.
Giải
Số dư lớn nhất của phép chia cho 732 là:732 - 1 = 731
Số nhỏ nhất có 4 chữ số chia cho 732 được số dư lớn nhất là 731 là:
 732 x 1 + 731 = 1463
Đáp số: 1463
Hoạt động 3: Gọi HS chữa bài.
	Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc: trong quán ăn “ ba cá bống”
I. mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả
- Hiểu nội dung bài học
II. hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Luyện đọc
-3 HS đọc nối tiếp nhau đọc 3 đoạn
- HS luyện đọc toàn bài
- 4 Hs đọc phân vai ( người dẫn chuyện, Ba- ra – ba, Bu – ra- ti –nô, cáo A – li – xa )
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung
1.Bu – ra – ti – nô làm thế nào để tiếp cận với những kẻ độc ác đang tìm bắt chú?
 Núp dưới gầm bàn, nơI bọn chúng ngồi uống rượu
 Chui vào cái bình bằng đát trên bàn ăn 
 Chui vào lò sưởi trong quán ăn “ Ba cá bống”
2. Vì sao Bu – ra – ti nô bị lộ tung tích của mình?
3 . Ba- ra- ba có bắt được Bu-ra – ti – nô không ? Vì sao?
Hoạt động 3: GV nhận xét giơg học 
 ______________________________________________
Luyện Toán:
Luyện tập chia cho số có 3 chữ số
I. mục tiêu:
- Củng cố thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số
II. hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập VBT
Bài 1: 4 HS lên bảng làm
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài
HS lên bảng làm
GV chữa bài
Bài 3: HS lên bảng giải
Hoạt động 2: Luyện tập thêm
Bài 1: Tính bằng 2 cách
a, ( 5544 + 3780 ) : 252
b, 2555 : 365 + 1825 : 365
__________________________________________ 
Luyện viết
Bài : kéo co
 I. mục tiêu:
- HS nghe – viết và trình bày đúng, đẹp bài : kéo co
 II. hoạt động dạy học:
 - Gọi HS đọc bài.
 - Tìm các từ trong bài dễ viết sai.
 - Hướng dẫn HS viết vào vở nháp.
 - GV đọc từng câu cho HS chép vào vở.
 - Đổi chéo vở kiểm tra bài.
 - GV chấm 1 số bài.
 - Nhận xét giờ học.
 ____________________________________________
	 Luyện toán
	ôn tập phép chia
I. mục tiêu:
- Giúp HS thực hiện chia cho số có 2, 3 chữ số thành thạo
- Giải toán có liên quan
II. hoạt động dạy học:
Bài 1: đặt tính rồi tính
13104 : 56 25500 : 72 60780 : 135 48450 : 234
Gọi 4 HS lên bảng làm
GV chữa bài
Bài 2: Tính giá trị biểu thức:
a, 34 : 5 + 66 :5 b, 3500 : 123 + 2035 : 123
= ( 34 + 66 ) : 5 = ( 3500 + 2035 ) : 123
= 100 : 5 = 20 = 5535 : 123 = 45
Bài 3: Một phân xưởng làm 23 ngày 10350 cáI áo . Hỏi trung bình mỗi ngày phân xưởng làm được bao nhiêu cái áo?
- Gọi HS lên bảng làm, GV hướng dẫn HS yếu
 Luyện Tiếng Việt
Luyện tập kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
 I. mục tiêu:
- Hs biết cách kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia
- Nêu ý nghĩa câu chuyện, trao đổi với bạn về tính cách của nhân vật
 II. hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: HS nhắc lại đề bài kể chuyện ở tiết buổi sáng
Hoạt động 2: Thực hành
HS kể trong nhóm: HS ngồi cùng bàn kể chuyện , trao đổi ý nghĩa câu truyện, sửa chữa cho nhau
Kể trước lớp: HS thi kể trươc lớp, GV khuyến khích HS lớp theo dõi, hỏi lại bạn về nội dung , các sự việc, ý nghĩa câu truyện
Gọi HS nhận xét từng bạn kể
Hoạt động 3: GV nhận xét chung và cho điểm.
 ---------------------------------------------- 
 Luyện Tiếng Việt
Luyện tập giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
 I- mục tiêu:
- Rèn kĩ năng HS biết giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác
- Biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị
 II. hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: 
- Khi hỏi chuyện người khác , muốn giữ phép lịch sự chúng ta phải làm gì?
*Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Em muốn biết sở thích của mọi người về ăn uống vui chơi.Hãy đặt câu hỏi thích hợp:
a, Với bố, mẹ
b, Với anh , chị
VD: Bố ơi, bố có thích ăn canh cá không?
Bài 2: Câu hỏi và đáp trong mỗi đoạn văn dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào?
 Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con Thỏ thấy thế liền mỉa mai:
Mày mà cũng đòi tập chạy à?
Rùa đáp:
- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn!
 Thỏ ngạc nhiên:
Mày dám chạy thi với tao sao? Ta chấp mày nữa đường đó!
Bài 3( khá, giỏi ): Em hãy xây dựng một đoạn văn đối thoại có 2 nhân vật và trong đoạn văn đó có dùng câu hỏi( thể hiện phép lịch sự ).
HS thảo luận nhóm 2.
Gọi 2 HS trình bày.
*Hoạt động 3: GV nhận xét giờ học.
 ---------------------------------------------------------- 
 Luyện Toán
Luyện tập chia cho số có 2 chữ số
 I. Mục tiêu:
- Củng cố về chia cho số có 2 chữ số.
- Giải toán dãy số.
 II. hoạt động dạy học:
* Hướng dẫn HS làm VBT
Bài1: 3 HS lên bảng làm
Bài 2: 1 HS giải, GV chữa bài
* Luyện tập 
Bài 1: Đặt tính rồi tính
 3978 : 17 4480 : 32
 3080 : 25 5050 : 49
Bài 2: Một Khu đất hình chữ nhật có chu vi là 410m, chiều rộng ngắn hơn chiều dài 35m. Tính diện tích khu vườn đó.
Giải
Nửa chu vi khu vườn đó là: 410 : 2 = 205 (m)
Chiều rộng khu vườn là: (205 - 35): 2 = 85 (m)
 Chiều dài khu vườn là: 85 +35 = 120 (m)
 Diện tích khu vườn là: 120 x 85 = 10200 (m2)
Đáp số: 10200 m2

Tài liệu đính kèm:

  • docG.AN 4 TUAN 16- Theo chuan KT-KN.doc