Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 18 (1)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 18 (1)

TẬP ĐỌC :

ÔN TẬP ( TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng rành mạch đoạn văn ,bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng /phút) Trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn bài thược được. 2 đoạn thơ ở HK1

-Nghe - viết đúng ,trình bày sạch sẽ, đúng qui định bài CT.Tốc độ viết khoảng 60 chữ / 15 phút ,không mắc quá 5 lỗi trong bài

 - HSKT yêu cầu viết được một đoạn bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc .

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HOC:

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1037Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 18 (1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18 THỨ HAI NGÀY 20 THÁNG 12 NĂM 2010
TẬP ĐỌC :
ÔN TẬP ( TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng rành mạch đoạn văn ,bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng /phút) Trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn bài thược được. 2 đoạn thơ ở HK1 
-Nghe - viết đúng ,trình bày sạch sẽ, đúng qui định bài CT.Tốc độ viết khoảng 60 chữ / 15 phút ,không mắc quá 5 lỗi trong bài 
 - HSKT yêu cầu viết được một đoạn bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HOC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
 1) Giới thiệu bài :
2)Kiểm tra tập đọc: 
- Kiểm tra số học sinh cả lớp .
- YC từng HS lên bốc thăm để chọn bài đọc .
- Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập .
- Nêu câu hỏi về ND đoạn HS vừa đọc.
- Nhận xét ghi điểm.
- Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.
3) Bài tập 2: 
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Đọc đoạn văn “Rừng cây trong nắng" 
- Yêu cầu 2HS đọc lại, cả lớp theo dõi 
- Giải nghĩa một số từ khó: uy nghi , tráng lệ 
- Giúp học sinh nắm nội dung bài chính tả .
+ Đoạn văn tả cảnh gì ?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm bài phát hiện những từ dễ viết sai viết ra nháp để ghi nhớ .
b) Đọc cho học sinh viết bài.
c) Chấm, chữa bài. 
4) Củng cố, dặn dò : 
VN tiếp tục luyện đọc các bài TĐ, giờ sau KT
- Nghe giới thiệu
- Lần lượt từng em lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra.
- Chuẩn bị bài trong 2 phút
- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu. Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.
- Lắng nghe GV đọc bài.
- 2 em đọc lại bài chính tả, cả lớp đọc thầm.
- Tìm hiểu nghĩa của một số từ khó.
+ Tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng.
- Đọc thầm lại bài, viết những từ hay viết sai ra nháp để ghi nhớ: uy nghi, vươn thẳng, xanh thẳm, ...
- Nghe - viết bài vào vở .
- Dò bài ghi số lỗi ra ngoài lề vở.
- Nhắc nội dung bai học.
- Chuẩn bị bài sau.
KỂ CHUYỆN:
ÔN TẬP ( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc : Theo yêu cầu như tiết 1 .
 2. Ôn về so sánh.
 3. Hiểu nghĩa từ , mở rộng vốn từ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ đầu năm tới nay. Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn trong bài tập số 2. Bảng phụ ghi các câu văn trong bài tập 3 .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HOC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1) Giới thiệu bài :
2) Kiểm tra tập đọc : 
- Kiểm tra số HS trong lớp.
- Yêu cầu từng em lên bốc thăm để chọn bài đọc. 
- Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập .
- Nêu câu hỏi về nội dung đoạn HS vừa đọc .- Theo dõi và ghi điểm.
- Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại .
 Bài tập 2: 
- Yêu cầu một em đọc thành tiếng bài tập 2 .
- YC cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa 
- Giải nghĩa từ “ nến “
- Yêu cầu lớp làm vào vở bài tập.
- Gọi nhiều em tiếp nối nhau nêu lên các sự vật được so sánh .
- Cùng lớp bình chọn lời giải đúng 
- Yêu cầu học sinh chữa bài trong vở bài tập .
Bài tập 3:
- 1 em đọc yêu cầu BT 3.
- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và nêu nhanh cách hiểu của mình về các từ được nêu ra 
- Nhận xét bình chọn học sinh có lời giải thích đúng .
3) Củng cố dặn dò : 
- Nhắc HS VN tiếp tục đọc lại các bài TĐ đã học từ tuần 1 đến tuần 18 để tiết sau tiếp tục kiểm tra.
 Nhận xét đánh giá tiết học 
- Lớp theo dõi lắng nghe để nắm về yêu cầu của tiết học .
- Lần lượt từng em khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra .
- Về chỗ mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút và gấp sách giáo khoa lại 
- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu .
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc .
- HS đọc yêu cầu bài tập 2 
- Cả lớp đọc thầm trong SGK
- Cả lớp thực hiện làm bài vào vở bài tập .
- Nhiều em nối tiếp phát biểu ý kiến .
- Lớp nhận xét chọn lời giải đúng và chữa bài vào vở .
 Các sự vật so sánh là :
 a/ Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ .
 b/ Đước mọc san sát thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù cắm trên bãi.
- Một em đọc thành tiếng yêu cầu BT 3
- Lớp đọc thầm theo trong SGK
- Cả lớp suy nghĩ và nêu cách hiểu nghĩa của từng từ : “ Biển “ trong câu : Từ trong biển lá xanh rờn không phải là vùng nước mặn mà “ biển “ lá ý nói lá rừng rất nhiều trên vùng đất rất rộng lớn ...
- Lớp lắng nghe bình chọn câu giải thích đúng nhất.
- Chuẩn bị bài sau.
TOÁN:
CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật . vận dụng để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài và chiều rộng)
 -Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.
 -HSKT yêu cầu làm được bài một a.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HOC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1.Bài cũ :
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác :
*Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật: 
- Vẽ tứ giác MNPQ lên bảng:
 2dm
 4dm 3dm
 5dm
- YC HS tính chu vi hình tứ giác MNPQ.
- Treo tiếp hình chữ nhật có số đo 4 dm và 3 dm vẽ sẵn lên bảng. 
 4dm
 3dm
- Yêu cầu HS tính chu vi của HCN.
- Gọi HS nêu miệng kết quả, GV ghi bảng.
- Từ đó hướng dẫn HS đưa về phép tính
 (4 + 3) x 2 = 14 (dm)
+ Muốn tính chu vi HCN ta làm thế nào?
- Ghi quy tắ lên bảng.
- Cho HS học thuộc quy tắc.
b) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài toán.
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật rồi tự làm bài.
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để KT bài nhau.
- Mời 1HS trình bày bài trên bảng lớp.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2: - Gọi học sinh nêu bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở. 
- Mời một em làm vào bảng phụ 
- Yêu cầu một số HS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: - Gọi học sinh đọc bài 3.
- Gọi một em nêu dự kiện và yêu cầu đề bài. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi một học sinh lên bảng giải.
-Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
c) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- Nêu đặc điểm của hình chữu nhật
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Quan sát hình vẽ.
- HS tự tính chu vi hình tứ giác MNPQ.
- HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.
 2 + 3 + 5 + 4 = 14 ( dm )
- Tiếp tục quan sát và tìm cách tính chu vi hình chữ nhật.
- 2 em nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
 4 + 3 + 4 + 3 = 14 ( dm ) 
- Theo dõi GV hướng dẫn để đưa về phép tính: ( 4 + 3 ) x 2 = 14 ( dm )
+ Muốn tính chu vi HCN ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo ) rồi nhân với 2
- Học thuộc QT.
- 1HS đọc yêu càu BT.
- 1 em nêu cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Làm bài vào vở rồi đổi vở để KT bài nhau.
-1 em lên bảng trình bày bài làm,lớp bổ sung 
- Một em đọc đề bài 2.
- Cả lớp làm vào vở - 1 HS làm vào bảng phụ
Giải :
Chu vi mảnh đất hình chữ nhật :
( 35 + 20 ) x 2 = 110 (m) Đ/S: 110 m
- Nêu miệng kết quả - Nhận xét bài làm của bạn 
- Một HS nêu yêu cầu bài 3.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp nhận xét bổ sung: 
Giải :
Chu vi HCN ABCD là :
( 63 + 31 ) x 2 = 188 (m
Chu vi hình chữ nhật MNPQ là :
( 54 + 40 ) x 2 = 188 ( m )
 Vậy chu vi hai hình chữ nhật đó bằng nhau . 
- 2HS nhắc lại QT tính chu vi HCN.
- Chuẩn bị bài sau.
THỨ BA NGÀY 24 THÁNG O9 NĂM 2010
TOÁN:
CHU VI HÌNH VUÔNG
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh nhân 4).
-Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải toán củng cố nội dung liên quan đến chu vi hình vuơng.
-HSKT yêu cầu làm được bài 1
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HOC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1.Bài cũ :
- Gọi 2 em lên bảng làm lại BT2 tiết trước, mỗi em làm 1 câu.
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác :
* Xây dựng quy tắc: 
- Vẽ hình vuông ABCD cạnh 3dm.
- Yêu cầu tính chu vi hình vuông đó.
- HS nêu miệng kết quả,GV ghi bảng SGK
 3dm
- Yêu cầu HS viết sang phép nhân.
 3 x 4 = 12 (dm)
- Muốn tính chu vi hình vuông ta làm như thế nào ? 
- Ghi QT lên bảng. 
- Yêu cầu học thuộc QT tính chu vi HV.
c) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- YC nêu lại cách tính chu vi hình vuông. 
- Yêu cầu tự làm vào vở. 
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở và chữa bài.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 2 - Gọi học sinh nêu bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở. 
- Mời một em làm vào bảng phụ 
-Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3 - Gọi học sinh đọc bài 3
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở
- Gọi một học sinh lên bảng giải .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 4: - Gọi học sinh nêu bài tập 4.
- Yêu cầu đo độ dài cạnh hình vuông rồi tính chu vi hình vuông .
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở. 
- Mời một em lên bảng giải bài. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
d) Củng cố - Dặn dò:
-Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào?
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 2HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Quan sát.
- Tự tính chu vi hình vuông
- Nêu kết quả:
 3 + 3 + 3 + 3 = 12 ( dm )
- Viết thành phép nhân: 
 3 x 4 = 12 (dm)
- Lấy số đo của 1 cạnh nhân với 4.
- Nhắc lại quy tắc về tính chu vi hình vuông 
- 1HS nêu yêu cầu BT.
- Nêu cách tính chu vi hình vuông.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
-HSKT yêu cầu làm được bài một. 
- Một em lên bảng tính kết quả, lớp bổ sung.
Cạnh
 8 cm
 12 cm 
 31 cm
Chu vi 
 32 cm
 48 cm
 124 cm
- Đổi chéo vở để KT bài bạn .
- Một em đọc đề bài 2.
- Cả lớp làm vào vở.
- Một HS làm vào bảng phụ, cả lớp nhận xét bổ sung:.
Giải :
Độ dài đoạn dây là:
10 x 4 = 40 (cm)
 Đ/S: 40 cm
- Một HS đọc bài toán.
- Nêu dự kiện và yêu cầu của bài toán.
- Tự làm bài vào vở. 
- 1HS lên bảng giải bài, lớp nhận xét bổ sung
Giải :
Chiều dài hình chữ nhật là :
20 x 3 = 60 (cm )
Chu vi hình chữ nhật là :
( 60 + 20 ) x 2 = 160 ( cm )
 Đ/S 160 cm 
- Một em đọc đề bài 4 .
- Thực hiện đo độ dài cạnh hình vuông(3 cm) rồi tính chu vi hình vuông.
- Cả lớp làm vào vở.
- Một học sinh lên bảng trình bày bài giải.
Giải :
Chu vi hình vuông MNPQ là
3 x 4 = 12 (cm)
 Đ/S: 12 cm
- Vài học sinh nhắc lại QT tính chu vi hình vuông.
- Chuẩn bị bài sau.
LUYỆN TOÁN:
ÔN : CHU VI HÌNH HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU:
-Giúp HS củng cố về cách tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng qui tắc để tính chu vi hình chữ nhật (biết chiều dà ... Nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- YC HS làm bài đổi chéo vở kiểm tra.
- Yêu cầu lớp giải vào vở .
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 4: - Gọi học sinh nêu bài tập 4.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu 1 HS làm vào bảng phụ
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
 c) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học bài chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
- 2HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp theo dõi GV giới thiệu bài
- Một em nêu yêu cầu bài tập 1.
- HS tự làm bài.
- 3HS nêu miệng kết quả, nhận xét bổ sung.
 9 x 5 = 45 7 x 8 = 56 6 x 8 = 48 
 9 x 7 = 63 56 : 8 = 7 64 : 8 = 8 
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 
- Cả lớp thực hiện vào vở.
-HSY yêu cầu làm được 1/2 
- 2HS lên bảng thực hiện, lớp theo dõi bổ sung. 
 419 872 2
 x 2 07 436
 838 12
 0
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 
- Cả lớp thực hiện vào vở - Đổi chéo KT
- Nhận xét chữa bài. 
Giải:
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là :
( 100 +60 ) x 2 = 320 (m)
 Đ/S: 320 m
- Một học sinh nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp thực hiện vào vở. 
- Một học sinh làm vào bảng phụ. 
Giải :
Số mét vải đã bán là :
81 : 3 27 (m)
Số mét vải còn lại :
81 - 27 = 54 (m)
 Đ/S: 54 m vải
- Nhắc nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài sau.
LUYỆN TOÁN:
ÔN : LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố thực hiện tính nhân, chia trong bảng ; nhân (chia) số có hai, ba chữ số với (cho) số cú một chữ số. 
 - Tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông; giải toán về tìm một trong các phần bằng nhau của một số. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- VBT; Bảng phụ; Bảng con
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HOC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1.HDHS ôn luyện:
Bài 1: Đặt tính rồi tính theo mẫu
 38 x 6 105 x 5 372 x 4 96 x 6
- GV nêu từng phép tính YC HS làm vào bảng con.
- Nhận xét 
Bài 2: Một hình chữ nhật có chiều dài 25 cm,chiều rộng 15 cm.một hình vuông có cạnh 21 cm.
a)Tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông?
- HD HS yếu làm bài.
- Nhận xét chung bài làm của HS.
Bài 3: Một cử hàng có 87 xe đạp,đã bán 1/3 số xe đạp đó.Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu xe đạp?
* Gợi ý: B1: Tìm số xe đã bán.
 B2: Tìm số xe còn lại.
 - Nhận xét bài làm của HS. 
Bài4: Tính giá trị của biểu thức.
 a) 15 + 15 x 5 b) 60 + 60 : 6 
 c) ( 60 + 60) : 6 
* Lưu ý HS cách trình bày.
2.Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Đọc yêu cầu theo dòi mẫu làm vào bảng con.
- Một số HS nêu cách thực hiện ( Ưu tiên HS yếu)
- Đọc yêu cầu - Tự làm vào VBT.
- 1 HS làm vào bảng phụ.
- Chữa bài, nhận xét bổ sung.
- Đọc yêu cầu - PT đề toán.
- Làm bài vào VBT - Đổi chéo vở KT
- Nhận xét và bổ sung.
- Một số HS trình bày miệng bài giải.
- Đọc yêu cầu – Nêu cách thực hiện của 3 dạng BT đã học.
- Làm bài vào VBT - 3 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét bài làm của bạn
- Nhắc nội dung ôn luyện.
- Chuẩn bị bài sau.
THỨ SÁU NGÀY 24 THÁNG 12 NĂM 2010
TOÁN:
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ ( CUỐI HỌC KỲ 1 )
I. MỤC TIÊU:
-Tập trung vào việc đánh giá :
 -Biết nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính đã học ; bảng chia 6, 7.
 -Biết nhân số có hai, ba chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần), chia số có hai chữ số, ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư). 
 -Biết tính giá trị của biểu thức số có đến 2 dấu phép tính. 
 -Tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông. 
 -Giải bài toán hai phép tính 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giấy kiểm tra
III.ĐỀ BÀI:
Bài 1) (2đ) Đặt tính rồi tính:	
 	24 3 	 48 2 	78 : 3 	 185 : 4
Bài 2) (2đ) Tính giá trị biểu thức:
	232 x (61 - 57) 	 457 + 165 : 5
Bài 3) (2đ) Tìm X
 	a/ X 8 = 80 b/ ( 42 + 75 ) : X = 3 
Bài 4) (2đ)
 Một cửa hàng có 49 kg táo và đã bán được số táo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki - lô - gam táo ?
Bài 5 (1đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp áp đúng.
a/ Cho 4m5dm = 450.
	A. cm	B. mm	C. dm
b/ Cho 3kg6g =g
 A. 36	B. 306	C. 3006
Bài 6: (1đ) Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là:
 a)Hình chữ nhật có chiều dài 6 cm; chiếu rộng là 3 cm. Chu vi là: ....cm
 A. 18	B. 3	 C. 18 
 b)Hình vuông có cạnh 12cm. Chu vi là: ....cm
 A. 24	B. 48	 C. 3 
 -----------------------------------------------
LUYỆN TOÁN:
CHỮA BÀI KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS chữa đối chiếu, so sánh bài KT với bài chữa để HS so sánh tự chấm điểm cho bài kiểm tra và rút kinh nghiệm những thiếu sót trong bài kiểm tra và phát huy áp dụng những cách làm hay cho các bài sau.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HOC:
1. Tổ chức cho HS chữa bài:
- Lần lượt cho HS chữa tưng bài, đối chiếu với bài mình đã làm để rút kinh nghiệm.
Bài 1) (2đ) Đặt tính rồi tính:	
 	24 3 	 48 2 	78 : 3 	 185 : 4
 24 48 78 3 185 4 
 x 3 x 2 18 29 25 46
 72 96 0 1
Bài 2) (2đ) Tính giá trị biểu thức:
	232 x (61 - 57) = 231 x 4 	 457 + 165 : 5 = 457 + 33
 = 924 = 490
Bài 3) (2đ) Tìm X
 	a/ X 8 = 80 b/ ( 42 + 75 ) : X = 3 
 X = 80 : 8 117 : X = 3
 X = 10 X = 117 : 3 
 X = 39
Bài 4) (2đ)
 Một cửa hàng có 49 kg táo và đã bán được số táo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki - lô - gam táo ?
Bài giải:
Cửa hàng đã bán số kg táo là:
49 : 7 = 7 (kg)
Cửa hàng còn lại số kg táo là:
49 – 7 = 42 ( kg)
Đáp số: 42kg táo
Bài 5 (1đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp áp đúng.
a/ Cho 4m5dm = 450.
	A. cm	B. mm	C. dm
b/ Cho 3kg6g =g
 A. 36	B. 306	C. 3006
Bài 6: (1đ) Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là:
 a)Hình chữ nhật có chiều dài 6 cm; chiếu rộng là 3 cm. Chu vi là: ....cm
 A. 18	B. 3	 C. 18 
 b)Hình vuông có cạnh 12cm. Chu vi là: ....cm
 A. 24	B. 48	 C. 3 
- Nhận xét chung bài làm cảu HS
 ---------------------------------------------
CHÍNH TẢ:
KIỂM TRA ( ĐỌC )
I. MỤC TIÊU:
-Kiểm tra (đọc) theo yêu cầu cần đạt nên ở Tiêu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 3, học kì I (Bộ GD và ĐT – đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học, lớp 3, NXB Giáo dục 2008). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HOC:
 I/ Đọc hiểu: Đọc thầm bài “Người liên lạc nhỏ” (TV3/ Tập 1 - trang 112) và trả lời các câu hỏi sau: 
Câu 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì ? 
 ............
.............
Câu 2: Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào ? 
 ............
.........................
Câu 3: Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch?
.............
.............
Câu 4: a) Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai? (cái gì? con gì?), gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì ? 
 Tây Nguyên là quê hương của tôi.
b) Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong mỗi câu sau: 
 Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.
.................................................
 Đàn sếu đang sải cách trên cao.
.................................................
 Tuấn là anh của Lan.
............................................
Câu 5: Đặt 1 câu theo mẫu Ai thế nào? 
.................
Câu 6: Tìm hình ảnh được so sánh trong câu thơ sau: 
 Trẻ em như búp trên cành 
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
.........................................................................................................................................................
Câu 7: Tìm 2 từ chỉ đặc điểm: 
.........................................................................................................................................................
- HS làm bài vào giấy. Nhận xét chung tiết kiểm tra.
 -----------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN:
KIỂM TRA ( VIẾT )
I. MỤC TIÊU:
- HS nghe - viết lại được một đoạn văn ( thơ ) trong thời gian 15 phút. 
- Viết được đoạn văn ngắn ( 7-10 câu ) theo chủ điểm đã học.
- Biết trình bày đúng, rõ ràng, sạch sẽ.
II. ĐỀ BÀI:
A. Chính tả:
 Nghe - viết Anh Đom Đóm từ đầu đến ngon giấc )
B. Tập làm văn.
 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở theo gợi ý sau: 
1. Quê em ở đâu? 
2. Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương?
3. Cảnh vật đó có gì đáng nhớ ?
4. Tình cảm của em với quê hương như thế nào ?
- HS làm bài 
- Nhận xét tiết kiểm tra.
 -----------------------------------------------------
CHIỀU
LUYỆN TIẾNG VIỆT:
ÔN : VIẾT ĐOẠN VĂN VỀ CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn nói về quê hương nơi em đang ở.Dùng từ đặt câu đúng,biết dùng một số từ ngữ gợi tả hoặc hình ảnh so sánh để bộc lộ tình cảm về quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HOC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1.HDHS ôn luyện:
- GV ghi yêu cầu bài tập lên bảng: Em hãy viết một đoạn vă ngắn kể về quê hương em(hoặc nơi em đang ở).
- GV HD HS nắm yêu cầu của đề bài.
- Quê em ở đâu (hoặc nơi em đang ở ,ở đâu? Là nông thôn hay thành phố,là vùng núi hay vùng biển?
- Em yêu nhất cảnh vật ở quê hương là gì? (nơi em ở có sông ,suối không? có núi không?có cây cối đồng ruộng không ? nhà cửa như thế nào? 
- Cảnh vật ở đó có gì đáng nhớ? Nó đẹp như thế nào?
2. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS trả lời 
- HS làm bài vào vở - Một HS làm vào bảng phụ.
- Một số HS trình bày bài làm 
- Nhận xét bổ sung bài làm của bạn
- Nhắc nội dung bài học . 
SINH HOẠT:
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CUỐI TUẦN
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS rèn luyện tốt nề nếp ra vào lớp,nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.
- Phát huy được những ưu điểm và khắc phục những tồn tại trong tuần.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm, tính tự giác và tính kỉ luật ở hS 
II. NỘI DUNG SINH HOẠT:
1. Nhận xét đánh giá hoạt động trong tuần:
*Ưu điểm:
- Đi học tương đối đầy đủ và đúng giờ. 
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc.
- Vệ sinh cá nhân tương đối tốt, Vệ sinh trưòng lớp đúng giờ
- Sách vở, đồ dùng học tập tương đối đầy đủ, một số em có ý thức tự học.
- Một số em đã có nhiều tiến bộ về chữ viết 
* Tồn tại: 
- Một số em chữ viết cẩu thả : Dương, Hậu, Trâm, Hiếu, Hoa...Víêt chậm Dương,Hậu
- Một số HS về nhà chưa học bài cũ ( Hải, Trường , Hậu, Hương, Nam , Hiếu)
- Một số HS chưa có ý thức rèn luyện chữ viết thường xuyên.
2. Triển khai kế hoạch tuần 19.
- Duy trì tốt nề nếp và sĩ số;Tổ chức tốt việc ôn tập chuẩn bị thi định kỳ lần 2
- Khắc phục những tồn tại đã mắc ở tuần 18. 
- Thi đua giữa các tổ về nề nếp, học tập vệ sinh.
- Thực hiện tốt việc giữ vở sạch viết chữ đẹp. 
 - Chăm sóc tốt bồn hoa, cây cảnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18.doc