Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 2 (35)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 2 (35)

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

Bài: Ai có lỗi

I/ Yêu cầu cần đạt:

A Tập đọc:

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: phải bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư sử không tốt về bạn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Thể hiện sự cảm thông.

B Kể chuyện.

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

- Thể hiện sự cảm thông.

II/ Phương tiện dạy học:

 GV: Tranh minh họa bài học và truyện kể trong SGK.

 Bảng viết sẵn câu, đoạn văn dài cần hướng dẫn.

 HS: SGK, vở.

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 2 (35)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai, ngày 19 tháng 08 năm 2013
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Bài: Ai có lỗi
I/ Yêu cầu cần đạt:
A Tập đọc:
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: phải bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư sử không tốt về bạn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Thể hiện sự cảm thông.
B Kể chuyện.
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- Thể hiện sự cảm thông.
II/ Phương tiện dạy học:
 GV: Tranh minh họa bài học và truyện kể trong SGK.
 Bảng viết sẵn câu, đoạn văn dài cần hướng dẫn.
	 HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
 2.Bài cũ:
3.Giới thiệu bài – ghi tựa: 
Phát triển các hoạt động.
 Hoạt động 1: Luyện đọc.
Gv đọc mẫu bài văn
 - Đoạn 1: đọc chậm rãi, nhấn giọng các từ: nắn nót, nguệch ra, nổi giận, càng tức, kiêu căng.
 - Đoạn 2: Đọc nhanh, căng thẳng hơn, nhấn giọng: trả thù, đẩy, hỏng hết, giận đỏ mặt.
 - Đoạn 3: Đọc chận rãi, nhẹ nhàng, nhấn mạnh: lắng xuống, hối hận.
 - Đoạn 4, 5 nhấn giọng : ngạc nhiên, ngây ra, ôm chầm.
 - Gv cho Hs quan sát tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
 - Gv đọc từng câu.
 - Gv viết bảng: Cô-rét-ti, En-ri-cô.
- Gv mời Hs đọc từng đọan trước lớp.
 - Gv mời Hs giải thích từ mới: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây.
 - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Gv yêu cầu Hs luyện đọc theo cặp.
 - Gv theo dõi Hs, hướng dẫn Hs đọc đúng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Thể hiện sự cảm thông.
Mục tiêu: Giúp Hs hiểu nội dung của bài, trả lời đúng câu hỏi. 
- Gv đưa ra câu hỏi:
 + Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì?
 + Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?
+ Vì sao En-ri-cô hối hận, muốm xin lỗi Cô-rét-ti?
- Gv nhận xét.
+ Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
- Gv cho Hs thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Em đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn?
+ Bố đã trách mắng Em-ri-cô thế nào?
+ Lời trách mắng của bố có đúng không? Vì sao?
+ Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen?
- Gv chốt lại: 
 . Eân–ri-cô đáng khen vì cậu biết ân hận, thương bạn.
 . Cô-rét-ti đáng khen vì cậu biết quý trọng tình bạn và rất độ lượng.
 Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại bài học, qua việc các em sắm vai từng nhân vật. 
- GV chia Hs ra thành các nhóm. Mỗi nhóm 3 Hs đọc theo cách phân vai
- Gv nhận xét nhóm đọc hay nhất.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn Hs kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
Mục tiêu: Giúp cho Hs dựa vào những bức tranh để nhớ và kể lại nội dung câu chuyện.
- Gv treo 5 tranh minh hoạ 5 đoạn của câu chuyện.
- Thể hiện sự cảm thông.
- Gv mời 5 Hs quan sát tranh và kể năm đoạn của câu chuyện.
Tranh 1:
Tranh 2:
Tranh 3:
Tranh 4:
Tranh 5:
- Gv và Hs nhận xét
- Tuyên dương những em Hs có lời kể đủ ý, đúng trình tự, lời kể sáng tạo.
Nêu lên những điểm các thể hiện chưa tốt cần điều chỉnh. Khi kể không nhìn sách mà kể theo trí nhớ.
 - Gv hỏi: Em học được điều gì qua câu chuyện này?
 - Gv chia lớp thành 4 nhóm.
 - Cho Hs thi đua kể tiếp nói câu chuyện
 - Gv và Hs nhận xét.
 - Gv tuyên dương nhóm kể hay nhất.
 5. Củng cố – dặn dò.
 - Chuẩn bị bài: Cô giáo tí hon.
Nhận xét tiết học.
Hs đọc thầm theo Gv.
Hs quan sát
Hs đọc nối tiếp nhau từng câu, mỗi Hs đọc từng câu dưới dạng nối tiếp nhau.
2, 3 Hs nhìn bảng đọc, cả lớp đọc ĐT.
Hs tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài.
Hs giải nghĩa từ.
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Hs luyện đọc theo cặp.
Ba nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT đoạn 1,2,3.
Hs đọc thầm đoạn 1,2:
Em-ri-cô và Cô-rét-ti.
Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷa tay vào En-ri-co làm En-ri-cô viết hỏng. En-ti-cô giận bạn để trả thù đã đẩy Cô-Rét-ti, làm hỏng trang viết của Cô-rét-ti.
Hs đọc thầm đoạn 3:
Sau cơn giận En-ri-cô nghĩ lại, Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷa tay mình. Nhìn thấy áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn nhưng không đủ can đảm.
Hs đọc thầm đoạn 4:
Tan học, Cô-rét-ti đi theo, En-ti-cô nghĩ là bạn định đánh mình nên rút thước cầm tay.Cô-rét-ti cười hiền hậu đề nghị “ Ta lại thân nhau như trước đi”.
Hs phát biểu tự do theo suy nghĩ của mình.
Hs đọc thầm đoạn 5:
Em-ri-cô là người có lỗi, đã không chủ động xin lỗi bạn laị giơ thước đánh bạn.
Rất đúng, vì người có lỗi phải xin lỗi trước.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Đại diện nhóm lên trình bày.
Hs nhận xét.
Hs tiến hành đọc.
Hs nhận xét.
Hs quan sát.
Hs kể.
1 Hs kể đoạn 1.
1 hs kể đoạn 2.
1 Hs kể đoạn 3.
1 Hs kể đoạn 4. 
1 Hs kể đoạn 5.
Hs nhận xét.
Bạn bè phải nhường nhịn lẫn nhau..
Phải can đảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với nhau.
RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................
TOÁN
TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ.
I/ Yêu cầu cần đạt:
	- Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần ở hàng chục hoặc ở hàng trăm).
	- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có 1 phép trừ).
	- Làm các bài tập: 1, 2, 3.
	II/ Phương tiện dạy học:
	 GV: Bảng phụ.
	 HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: 
3.Bài mới:
Giới thiệu bài – ghi tựa.
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ.
Mục tiêu: Giúp Hs biết được cách đặt tính dọc trừ các số có ba chữ số có nhớ. 
432 - 215 
- Gv giới thiệu phép tính: 432 - 215 = ?
- Gv hướng dẫn học sinh thực hiện.
 432
- 215
 217
 2 trừ không được 5, lấy 12 trừ 5 bằng 7, viết 7 nhớ 1.
thêm 1 bằng 2 ; 3 trừ 2 bằng 1, viết 1.
4 trừ 2 bằng 2, viết 2.
- Gv mờt 1 Hs đọc lại cách tính các phép tính trừ.
- Gv giới thiệu phép tính : 627 - 143
 627
 - 143
 484
 7 trừ 3 được 4, viết 4.
 2 không trừ được 4 ; lấy 12 trừ 4 được 8, viết 8 nhớ 1.
 1 thêm 1 bằng 2 ; 6 trừ 2 bằng 4, viết 4.
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2
- Mục tiêu: Giúp Hs tính chính xác các phép tính trừ.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu các em tự đặt tính dọc, rồi tính.
- Gv mời 5 Hs lên bảng sữa bài, nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình.
- Gv nhận xét.
 Bài 2: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv mời 5 Hs lên sữa bài.
- Gv nhận xét, chốt lại bài đúng. 
 627 746 516 935 555
- 443 - 251 - 342 -   551 - 160
 184 495 174 384 395
* Hoạt động 2: Làm bài 3.
Mục tiêu: Giúp cho Hs biết cách giải các bài toán có lời giải.
Bài 3:
- Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài:
+ Tổng số tem của hai bạn là bao nhiêu?
+Trong đó bạn Bình có bao nhiêu con tem?
+ Bài toán yêu cầu ta tìm gì?
- Gv yêu cầu Hs làm bài.
- Gv nhận xét:
 Số tem của bạn Hoa là:
 335 – 128 = 207 (con tem).
 Đáp số: 207 con tem.
Củng cố– dặn dò.
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
Hs đặt tính dọc.
Hs quan sát.
Hs đọc lại.
Hs quan sát.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh tự giải vào VBT.
Hs lên bảng sữa bài.
Cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs tự giải vào VBT.
Hai Hs lên bảng sữa bài.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu của bài.
335 con tem.
127 con tem.
Số tem bạn Hoa.
Hs làm vào VBT.
Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ
NGHE – VIẾT: AI CÓ LỖI?
I/ Yêu cầu cần đạt:
	- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Tìm và viết được từ ngữ chứa có tiếng vần uêch/uyu (BT2).
	- Làm đúng BT(3) a/b
II/ Phương tiện dạy học:
	 GV: Bảng phụ viết nội dung BT3.
	 Vở bài tập.
 HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2.Bài cũ: 
3.Bài mới:
	Giới thiệu bài + ghi tựa. 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở. PP: Phân tích, thực hành.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc một lần đoạn văn viết chính tả.
- Gv yêu cầu 2 –3 HS đọc lại đoạn viết.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Đoạn văn nói điều gì?
+ Tên riêng trong bài chính tả? 
+ Nhận xét về cách viết tên riêng nói trên?
 - Gv hướng dẫn Hs viết bảng con : Cô-rét-ti, khuỷa tay, sứt chỉ.
Hs chép bài vào vở.
- Gv đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc từ 2 đến 3 lần.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp hs làm đúng bài tập trong VBT. 
 + Bài tập 2: 
- Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- GV chia bảng thành 4 cột, chia lớp thành 4 nhóm. Mời các nhóm chơi trò tiếp sức.
- Gv và Hs nhật xét bốn nhóm
- Gv chốt lại:
Nguệch ngoạc, rỗng tuếch, bộc tuệch, khuếch khoác, trống huếch trống hoác.
Khuỷa tay, khuỷa chân, ngã khuỵa, khúc khuỷa.
+ Bài tập 3:Chọn từ điền vào chỗ trống.
- Gv mở bảng phụ đã viết sẵn.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm. Đại diện hai nhóm lên trình baỳ.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
- Gv chốt lại: 
 Câu 3a): Cây sấu, chữ sấu; san sẻ, xẻ gỗ, xắn tay áo, củ sắn.
Câu 3b: Kiêu căng, căn dặn; nhọc nhằn, lằng nhằng; vắng mặt, vắn tắt.
4.Củng cố – dặn dò.
 - Về xem và tập viết lại từ khó.
 - Nhận xét tiết học
Hs lắng nghe.
2- 3 Hs đọc đoạn viết.
En-ri-cô ân hận khi bình tĩnh lại. Nhìn vai áo bạn sức chỉ, cậu muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.
Cô-rét-ti.
Viết hoa chữ cái đầu tiên, đặt dấu gạch nối giữa các chữ. Vì tên riêng của người nước ngoài.
Hs viết vào bảng con
Học sinh nêu tư thế ngồi.
Học sinh viết vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữ lỗi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs trong nhóm thi đua viế từ chứa tiếng có vần uêch/uyu.
Cả lớp viết vào VBT.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Nhóm 1 làm bài 3a.
Nhóm 2 làm bài 3b.
Hs nhận xét.
Cả lớp sửa bài vào VBT.
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................
Thứ ba, ngày 20 tháng 08 năm 2013
TẬP VIẾT
Bài : ÔN CHỮ HOA Ă, Â.
I/ Yêu cầu cần đạt:
- Viết đúng chữ hoa Ă (1 dòng), Â,L ( 1 dòng); viết đúng tên riêng Aâu Lạc (1 dòng) và câu ứng dụng: ăn quảmà trồng (1 lần ...  lên đọc kết quả.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Có tất cả 24 cái cốc.
Nghĩa là 24 cái cốc xếp thành 4 phần bằng nhau.
Tìm số cốc trong mỗi chiếc hộp.
Hs làm vào VBT.
Hs nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM
......................................................
TẬP LÀM VĂN
VIẾT ĐƠN
I/ Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài đơn xin vào đội (SGK trang 9)
II/ Phương tiện dạy học:	
 GV: Giấy rời để Hs viết đơn, VBT.
 HS: VBT, bút.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2.Bài cũ: 
3.Bài mới:
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Mục tiêu: Giúp cho Hs dựa theo mẫu đơn , viết được một lá đơn xin vào Đội. 
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
 - GV hỏi: Phần nào trong đơn phải viết theo mẫu, phần nào không nhất thiết phải hoàn toàn như mẫu? Vì sao?
 - Gv chia lớp thành 2 nhóm thảo luận.
 - Gv và Hs nhận xét bổ sung thêm.
 - Gv chốt lại:
+ Lá đơn phải trình bày theo mẫu:
 . Mở đầu đơn phải viết tên Đội ( Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh).
. Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
. Tên của đơn : Đơn xin.
. Tên người hoặc tổ chức nhận đơn.
 . Họ, tên và ngày, tháng, năm sinh của người viết đơn ; người viết là Hs của lớp nào .
. Trình bày lí do viết đơn.
 . Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng.
. Chữ kí và họ, tên của người viết lá đơn.
+ Trong các nội dung trên thì phần lí do viết đơn, bày tò nguyện vọng, lời hứa là những nội dung không cần thiết viết khuôn mẫu. Vì mỗi người có một lí do, nguyện vọng và lời hứa 
riêng. Người viết được tự nhiên, thoải mái viết theo suy nghĩ riêng của mình, miễn là thể hiện đủ những ý cần thiết.
Sau đó Gv có thể cho một ví dụ giúp Hs hiểu rõ hơn.
Gv mời một số Hs đọc đơn.
Gv nhận xét xem
+ Đơn viết có đúng mẫu không? 
+ Cách diễn đạt trong lá đơn. 
+ Nội dung lá đơn có chân thực có thể hiện những hiểu biết về Đội, tình cảm của người viết và nguyện vọng tha thiết muốn được vào Đội hay không?
- Gv cho điểm, tuyên dương bài viết đúng.
 Hoạt động 2: Trò chơi.
Mục tiêu: Giúp cho Hs cũng cố lại bài làm của mình qua trò chơi. 
 Sau khi Hs viết đơn vào VBT.
 Gv cho Hs chơi trò “ Ai đọc hay, viết đẹp”.
Gv nhận xét nhóm nào đọc hay, cách trình bày sạch đẹp.
4.Củng cố – dặn dò.
 - Chuẩn bị bài: Kể về gia đình một người bạn mới quen.
 Nhận xét tiết học. 
Hát
Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Hai dãy lên thi đua, mỗi dạy 5 học sinh.
Hs thảo luận.
Đại diện hai nhóm lên trình bày.
Hs lắng nghe.
Hs viết đơn vào VBT.
4 Hs đọc bài viết của mình.
Hs nhận xét.
Hs đại diện từng nhóm lên đọc lá đơn, cách trình bày lá đơn.
Hs nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM
...........................................................
THỂ DỤC
ÔN BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN
TRÒ CHƠI “TÌM NGƯỜI CHỈ HUY”
I. Yêu cầu cần đạt:
- Ôn đi đều theo 2.4 hàng dọc, đi theo vạch kẻ thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy. 
 Yêu cầu: HS thực hiện động tác tương đối chính xác .
- Học trò chơi “Tìm người chỉ huy”.
 Yêu cầu: HS biết cách chơi và bước đầu biết tham gia vào trò chơi.
II. Phương tiện dạy học:
 - Địa điểm: Sân trường dọn vệ sinh an toàn nơi tập
 - Phương tiện: 1 còi .
III. Các hoạt động dạy – học:
GV
HS
1 Mở đầu:
 - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
 - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
 - Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp 1.2
 - Chơi trò chơi .
“ Có chúng em đây”.
 * Chạy chậm xung quanh sân tập.
2.Cơ bản:
 a.Ôn đội hình đội ngũ.
 - Đi đều 1.4 hàng dọc.
 - Ôn đi theo vạch kẻ thẳng.
 - Ôn đi nhanh chuyển sang chạy. 
b. Chơi trò chơi:
“Tìm người chỉ huy.”
3. Kết thúc:
 - Đi thường theo nhịp và hát.
 - GV cùng học sinh hệ thống bài
 - GV nhận xét kết quả giờ học.
 - Ôn nội dung vừa tập.
 *
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *
 - GV nhận lớp phổ biến nội dung giờ học
 - Cho học sinh KĐ
 - GV điều khiển Cho HS tập kết hợp GV nhận xét.
 - GV hướng dẫn cách chơi sau đó cho HS chơi GV nhận xét.
- GV nhận xét kết quả giờ học
- GV giao bài tập về nhà.
RÚT KINH NGHIỆM
..............................................................
Thứ sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2013
CHÍNH TẢ
NGHE VIẾT: CÔ GIÁO TÍ HON.
I/ Yêu cầu cần đạt:
	- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bài đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Làm đúng BT(2) a/b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.
II/ Phương tiện dạy học:
	 GV: Năm tờ giấy photô bài tập 2.
	 Vở bài tập, SGK.
 HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
 2. Bài cũ: “ Ai có lỗi”.
Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ: nguệch ngoạc, khuỷa tay, xấu hổ, cá sấu, sông sâu, xâu kim.
Gv và cả lớp nhận xét.
3. Bài mới:
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng đoạn viết vào vở. 
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc một lần đoạn văn.
Gv mời 2 HS đọc lại đoạn văn.
Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung đoạn văn. 
 + Đoạn văn có mấy câu?
 + Chữ đầu các câu viết như thế nào?
 + Chữ đầu đoạn viết như thế nào?
 + Tìm tên riêng trong đoạn văn?
 + Cần viết tên riêng như thế nào?
- Gv hướng dẫn Hs viết bảng con những tiếng các em dễ viết sai.
Gv đọc cho Hs viết vào vở.
 - Gv đọc mỗi cụm từ hoặc câu đọc hai đến 3 lần.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp hs làm đúng bài tập trong VBT. 
+ Bài tập 2: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
 + Phải tìm đúng từ ghép với mỗi tiếng đã cho.
 + Viết đúng chính tả những tiếng đó.
- Gv mời 1 Hs làm mẫu trên bảng.
- Gv chia lớp thành 5 nhóm.
- Gv phát 5 phiếu photô cho 5 nhóm.
- Gv và Hs nhận xét.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Câu a) 
Xét: xét xử, xem xét, xét duyệt, xét hỏi. Xét lên lớp.
Sét: sấm xét, lưỡi tầm sét, đất sét.
Xào: xào rau, rau xào, xào xáo.
Sào: sào phơi áo, một sào đất.
Xinh: xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, xinh xinh.
Sinh: ngày sinh, sinh ra, sinh sống, sinh hoạt lớp, sinh nhật.
4. Củng cố – dặn dò.
 - Về xem và tập viết lại từ khó.
 - Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
 - Nhận xét tiết học.
Học sinh lắng nghe.
Một, hai Hs đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
Có 5 câu.
Viết hoa chữ cái đầu.
Viết lùi vào một chữ.
Bé – tên bạn đóng vai cô giáo.
Viết hoa.
Hs viết bảng con.
Học sinh nêu tư thế ngồi.
Học sinh viết vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Hs nhận xét.
Hs của 5 nhóm điền vào phiếu photô.
Đại diện nhóm dán phiếu photô lên bảng, đọc kết quả.
Hs nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM
...........................................................
THỦ CÔNG
GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI ( tiết 2 )
I.Yêu cầu cần đạt:
	- Biết gấp tàu thuỷ hai ống khối.
	- Gấp được tàu thuỷ hai ống khối. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. Tàu thuỷ tương đối cân đối.
II.Phương tiện dạy học:
 1.Giáo viên: Mẫu tàu thuỷ hai ống khói được gấp bằng giấy có kích thước đủ lớn để học sinh cả lớp quan sát được. Tranh quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói. 
 	2. Học sinh: Giấy nháp, giấy thủ công. Bút màu, kéo thủ công. 
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức:
2.Bài cũ:
Nhận xét
3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: ® tựa
* HĐ 1: Nhắc lại 
 Gọi 2 HS gấp tàu thủy 2 ống khói
- Hãy nhắc lại quy trình gấp tàu thủy 2 ống khói ? ( 3 bước ) 
 Gợi ý: gấp tàu thủy rồi dán vào vở, trang trí xung quanh cho đẹp.
* HĐ 2: Thực hành 
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 
- GV quan sát, uốn nắn
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV nhận xét – đánh giá kết quả cá nhân, nhóm. 
4. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét chung
- Chuẩn bị: “Gấp con ếch”.
- 2 HS gấp 
- Cá nhân 
- Nhận xét
- Nhóm thực hành
- Nhóm trình bày
- Nhận xét
RÚTKINH NGHIỆM
.......................................................
TOÁN
LUYỆN TẬP.
I/ Yêu cầu cần đạt:
	- Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia.
	- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có 1 phép nhân).
 - Làm các bài tập: 1, 2, 3
II/ Phương tiện dạy học:
	 GV: Bảng phụ.
	 HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
3. Bài mới:
Giới thiệu bài – ghi tựa.
 Hoạt động 1: Làm bài 1, 2 
 - Mục tiêu: Giúp Hs tính đúng các giá trị biểu thức. 
 Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv đưa biểu thức: 4 x 2 + 7.
. Cách 1: 4 x2 + 7 = 8 + 7 = 15.
. Cách 2: 4 x 2 + 7 = 4 x 9 = 36.
+ Trong 2 cách tính trên, cách nào đúng, cách nào sai? Vì sao?
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. 3 Hs lên bảng làm bài. 
- Gv yêu cầu Hs đổi chéo vở.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
5 x 3 + 132 = 15 +132 = 193.
32 : 4 + 106 = 8 + 106 = 114.
20 x 3 : 2 = 60 : 2 = 30.
Bài 2:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình vẽ và hỏi:
+ HÌnh nào đã khoanh vào ¼ số con vịt? Vì sao?
+ Hình b) đã khoanh vào một phần mấy số con vịt? Vì sao?
 Hoạt động 2: Làm bài 3
- Mục tiêu: Giúp cho Hs biết giải bài toán có lời văn.
PP: Luyện tập, thực hành, gợi mở, hỏi đáp.
 Bài 3:
- Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài:
- Gv hỏi:
+ Bài toán cho ta biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Gv yêu cầu Hs tự giải vào VBT. Một Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét.
 Bốn bàn có số học sinh là:
 2 x 4 = 8 (học sinh)
 Đáp số: 8 học sinh.
4.Củng cố – dặn dò.
Chuẩn bị bài: Ôn tập về hình học.
Nhận xét tiết học.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Cách 1 đúng, cách 2 sai.
Hs làm bài, 3 bạn lên bảng làm bài.
Hs đổi vở kiểm ta chéo với nhau.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hình a) đã khoanh một phần tư con vịt. Vì có tất cả 12 con vịt, chia thành 4 phần bằng nhau thì mỗi phần có 3 con vịt. Hình a) đã khoanh vào 3 con vịt.
Hình b) đã khoanh vào một phần ba số con vịt, vì có tất cả 12 con, chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần được 4 con vịt. Hình b) đã khoanh vào 4 con vịt.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Mỗi bàn có 2 Hs, hỏi 4 bàn có bao nhiêu Hs.
Hỏi 4 bàn có bao nhiêu Hs.
Học sinh tự giải vào VBT.
1 Hs lên bảng làm bài.
Hs nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM
.......................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 3 TUAN 2.doc