Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 20 (27)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 20 (27)

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN:

Tiết 58 – 59: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU

I/. Yêu cầu: Đọc đúng:

 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẩn do ảnh hưởng của phương ngữ: trìu mến, một lượt, hoàn cảnh, gian khổ, trở về, .

Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

Đọc trôi chạy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.

Đọc hiểu:

Hiểu nghĩa từ ngữ mới được chú giải cuối bài.

Nắm được cốt truyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

 

doc 179 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 20 (27)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN: 
Tiết 58 – 59: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I/. Yêu cầu: Đọc đúng: 
 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẩn do ảnh hưởng của phương ngữ: trìu mến, một lượt, hoàn cảnh, gian khổ, trở về, ....
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chạy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
Đọc hiểu:
Hiểu nghĩa từ ngữ mới được chú giải cuối bài.
Nắm được cốt truyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 
Kể chuyện: 
Dựa vào các câu hỏi gợi ý, HS kể lại được câu chuyện. Kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.
Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
II/Chuẩn bị: 
Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
-YC HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: Báo cáo kết quả tháng thi đua “noi gương chú bộ đội”.
-Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3/ Bài mới: 
a.Giới thiệu: -Ghi mục bài lên bảng
b. Hướng dẫn luyện đọc: 
-Giáo viên đọc mẫu một lần. Giọng đọc thong thả, nhẹ nhàng thể hiện tình cảm xúc động. Nhấn giọng các từ: trìu mến, nghẹn lại, lặng đi, rung lên, thà chết, nhao nhao, ....
*Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. 
-Hướng dẫn phát âm từ khó: 
-Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. 
-Chia đoạn.(nếu cần)
-YC 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
-HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. 
-YC HS đặt câu với từ mới.
-YC 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. 
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-YC lớp đồng thanh.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
-Gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp.
-YC HS đọc đoạn 1.
-Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?
-YC HS đọc đoạn 2.
-Vì sao khi nghe thông báo “Ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại”? 	
-Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?
-Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
-YC HS đọc đoạn 3.
-Trúng đoàn trưởng có thái độ như thế nào khi nghe lời van xin của các bạn nhỏ?
-YC HS đọc đoạn 4.
-Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài?
* Luyện đọc lại:
-GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp.
-Gọi HS đọc các đoạn còn lại.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn.
-Cho HS luyện đọc theo vai.
-Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 
* Kể chuyện:
a.Xác định yêu cầu:
-Gọi 1 HS đọc YC SGK.
b. Kể mẫu:
- Các câu hỏi gợi ý chỉ là điểm tựa để các em dựa vào đó nhớ nội dung chính của câu chuyện. Các em không trả lời câu hỏi.
-GV cho HS kể mẫu.
-GV nhận xét nhanh phần kể của HS.
c. Kể theo nhóm:
-YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
d. Kể trước lớp:
-Gọi 4 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét và cho điểm HS. 
4.Củng cố-Dặn dò: 
-Hỏi: Qua câu chuyện, em thấy các chiến sĩ nhỏ tuổi là những người như thế nào? 
-Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. Về nhà học bài. 
-2 học sinh lên bảng trả bài cũ. 
-Để tổng kết thành tích của lớp, của tổ. Để biểu dương những tập thể và cá nhân xuất sắc.
-HS lắng nghe và nhắc lại mục bài
-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. 
-Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài.(2 vòng)
-HS đọc theo HD của GV: trìu mến, một lượt, hoàn cảnh, gian khổ, trở về, ....
-1 học sinh đọc từng đọan trong bài theo hướng dẫn của giáo viên. 
-4 HS đọc: Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu câu.
VD: Giọng của Lượm cương quyết:
Em xin được ở lại. // Em thà chết trên chiến khu cịn hơn về ở chung, / ở lộn với tụi Tây, / tịu Việt gian...//
-HS trả lời theo phần chú giải SGK. 
-HS đặt câu với từ thống thiết, bảo tồn.
-Mỗi học sinh đọc 1 đọan thực hiện đúng theo yêu cầu của giáo viên: 
-Mỗi nhóm 4 học sinh, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
-HS đồng thanh cả bài.
-1 HS đọc, lớp theo dọi SGK.
-1 HS đọc đoạn 1.
-Để thông báo: Các chiến sĩ nhỏ tuổi trở về với gia đình, vì cuộc sống ở chiến khu rất gian khổ.
-1 HS đọc đoạn 2.
-Vì quá bất ngờ, quá xúc động, không muốn rời xa chiến khu.
-Vì không sợ gian khổ. Vì không muốn bỏ chiến khu. Vì không muốn sống chung với Tây, với bọn Viết gian.
-Lời nói thể hiện Mừng rất ngây thơ, chân thật. Mừng tha thiết xin ở lại chiến khu.
-1 HS đọc đoạn 3.
- Trúng đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt...
-1 HS đọc đoạn 4.
-Câu: “Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối”.
-HS theo dõi GV đọc.
-3 HS đọc. 
-HS xung phong thi đọc.
-4 HS tạo thành 1 nhóm đọc theo vai.
- HS hát tập thể 1 bài.
-1 HS đọc YC: Dựa vào các câu hỏi gợi ý, hãy tập kể lại câu chuyện Ở lại với chiến khu.
-1 HS đọc lại các câu hỏi gợi ý (đã viết trên bảng phụ)
-2 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 2
-HS kể theo YC. Từng cặp HS kể.
-HS nhận xét cách kể của bạn.
-4 HS thi kể trước lớp.
-Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng, kể hay nhất.
TOÁN 
Tiết 96: ĐIỂM Ở GIỮA - TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước.
Hiểu thế nào la trung điểm của một đoạn thẳng.
II/ Chuẩn bị:
Vẽ sẵn hình bài tập 3 vào bảng phụ.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra bài tiết trước:
- Nhận xét-ghi điểm:
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa lên bảng.
b.Giới thiệu điểm ở giữa:
-GV vẽ hình trong SGK hỏi: A, B, C là ba điểm như thế nào? 
-GV: Theo tứ tự, từ điểm A, rồi đến điểm O, đến điểm B (hướng từ trái sang phải). O là điểm ở giữa hai điểm A và B.
-Vậy làm thế nào để nhận biết điểm ở giữa?
GV nhận xét chốt: Để nhận biết điểm ở giữa ta xác định điểm O ở trên, ở trong đoạn AB hoặc A là điểm ở bên trái điểm O; B là điểm ở bên phải điểm O, nhưng với điều kiện trước tiên ba điểm phải thẳng hàng.
-GV nêu thêm vài ví dụ khác để HS hiểu thêm khái niệm trên.
c. Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng:
-GV đưa hình đã vẽ theo SGK và nhấn mạnh 2 điều kiện để điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
 A 2cm M 2cm B
Hỏi: Điểm M có phải là điểm ở giữa hai điểm AB không?
-Khoảng cách từ điểm A đến điểm M và từ điểm M đến điểm B như thế nào? 
-Như vậy ta nói rằng điểm M là trung điểm của đoạn AB.
-Vậy để xác định M là trung điểm của đoạn thẳng AB phải có mấy điều kiện?
-Gọi 5 học sinh nhắc lại.
 d. Luyện tập:
Bài 1:
-Xác định YC của bài, sau đó cho HS tự làm bài.
 -Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
-1 HS đọc YC bài.
-HS làm miệng có giải thích cho cả lớp hiểu.
-Gọi đại diện các tổ nêu trước lớp, tổ khác nhận xét.
-Chữa bài và cho điểm HS.
*Từ đó khẳng định câu đúng là: a, e; câu sai b, c, d.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu, sau đó giải thích.
-Nhận xét ghi điểm cho HS.
4 Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt.
-YC HS về nhà luyện tập thêm về cách tìm điểm ở giữa và xác định trung điểm của đoạn thẳng. Chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm BT.
-Nghe giới thiệu.
- A, B, C là ba điểm thẳng hàng.
-HS suy nghĩ rả lời: Để nhận biết điểm ở giữa ta xác định điểm O ở trên, ở trong đoạn AB.
-HS có thể trả lời khác theo sự suy nghĩ của mình.
 A O B
VD:
 C O D
-Quan sát hình xẽ.
-Điểm M là điểm ở giữa hai điểm A và B vì điểm M nằm ở trên, ở trong đoạn AB.
-Khoảng cách từ điểm A đến điểm M và từ điểm M đến điểm B bằng nhau và bằng 2cm.
-Có 2 điều kiện: 
+ M là điểm ở giữa hai điểm A và B.
+AM = MB. (Độ dài đt AM bằng độ dài đt MB).
-1 HS nêu YC bài tập. Sau đó tự làm bài.
a.Ba điểm thẳng hàng: A,M,B; M,O,N; C,N, D.
b. M là điểm ở giữa hai điểm A và B.
N là điểm ở giữa hai điểm C và D.
O là điểm ở giữa hai điểm M và N.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
+ O là trung điểm của đoạn thẳng AB vì: A,O,B thẳng hàng. OA = OB = 2cm.
+M không là trung điểm đoạn thẳng CD và M không là điểm ở giữa hai điểm C và D và C,M,D không thẳng hàng mặc dù CM = MD = 2cm.
+Giải thích tượng tự. (chú ý: Độ dài EH < HG).
-VD: I là trung điểm của đoạn thẳng BC vì: 
+B, I, C thẳng hàng.
+BI = IC.
-Giải thích tương tự các câu khác.
ĐẠO ĐỨC
Tiết 20: ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (Tiết 2)
I.Yêu cầu:
Học sinh biết được: Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đảng.
Thiều nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
Học sinh tích cực tham gia vào các HĐ giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
Học sinh có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác.
II Chuẩn bị:
Vở BT ĐĐ 3.
Các bài thơ, bài hát, tra ... nộp bài.
- 1 HS đọc YC trong SGK. HS làm bài cá nhân.
-Một số HS trình bày bài làm.
- Đọc lời giải và làm vào vở.
-Lời giải: -giấy – giản dị - giống hệt – rực rỡ – hoa giấy – rải kính – làn gió.
 -1 HS đọc YC SGK.
-HS tự làm bài cá nhân.
-2 HS đại điện cho nhóm lên trình bày.
Bài giải: - lệnh – dập dềnh – lao lên – công kênh – trên – mênh mông.
-Lắng nghe.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ LỄ HỘI. DẤU PHẨY
I/. Yêu cầu:
Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm lễ hội (hiểu nghĩa từ lễ, hội, lễ hội, biết tên một số lễ hội, tên một số hoạt động trong lễ hội).
Luyện tập về dấu phẩy.
II/. Chuẩn bị:
Bảng từ viết sẵn bài tập trên bảng.
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
+GV nêu BT: Những con vật và sự vật nào được tả trong đoạn thơ sau:
“Những chị lúa phất phơ bím tóc
...............................................
Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi”.
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung 
3/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - Ghi tựa.
b.HD làm bài tập:
Bài tập 1: 
-Gọi HS đọc YC của bài.
-GV nhắc lại yêu cầu BT:Bài tập cho ta 2 cột A và B. Mỗi cột có 3 hàng ngang, các em cần đọc kĩ nội dung để nối nghĩa thích hợp ở cột B với mỗi từ ở cột A.
-Cho HS làm bài.
-HS làm bài thi (làm trên bảng phụ đã chuẩn bị trước).
-GV nhận xét chốt lời giải đúng.
-Nhận xét tuyên dương và YC HS viết lời giải đúng vào vở BT.
Bài tập 2: 
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-GV nhắc lại YC: BT có 3 yêu cầu các em phải thực hiện: Thứ nhất, các em phải tìm và ghi vào vở tên một số lễ hội. Thứ hai, các em phải tìm và ghi vào vở một số hội. Thứ ba, các em phải tìm và ghi một số hoạt động trong lễ hội và hội.
-Cho HS làm bài theo nhóm (GV phát cho các nhóm những tờ giấy đã chuẩn bị sẵn).
-Các nhóm dán bài lên bảng lớp.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 3: 
-Cho HS đọc yêu cầu BT.
-GV nhắc lại yêu cầu: BT3 cho 4 câu nhưng trong các câu ấy còn thiếu dấu phẩy. Nhiệm vụ của các em là đặt dấu phẩy vào các chỗ còn thiếu trong mỗi câu sao cho đúng.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS làm bài trên 4 băng giấy GV đã chuẩn bị sẵn.
-GV nhận xét chốt lời giải đúng.
-Yêu cầu HS chép vào vở.
4: Củng cố, dặn dò: 
-Nhận xét tiết học. Biểu dương những em học tốt.
-GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm các từ ngữ về nghệ thuật. Chuẩn bị tiết sau.
-2 học sinh nêu, lớp theo dõi nhận xét.
+Lúa, tre, đàn cò, gió, mặt trời.
-Nghe giáo viên giới thiệu bài.
-1 HS đọc yêu cầu BT SGK. Lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-HS thi tiếp sức.
-3 HS lên bảng thi làm bài, lớp theo dõi nhận xét.-Đáp án: 
Lễ 
Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội.
Hội 
Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
Lễ hội
Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Các nhóm HS làm bài.
-Đại diện các nhóm dán bài lên bảng lớp. Lớp nhận xét. Sau đó chép bài vào vở.
Bài giải:
Câu a: Tên một số lễ hội: lễ hội đền Hùng, đền Giống, chùa Hương, Tháp Bà, Cổ Loa,...
Câu b: Tên một số hội: Hội vật, đua thuyền, chọi trâu, chọi gà, đua ngựa, thả diều, đua voi, hội khoẻ Phù Đổng,...
Câu c: tên một số HĐ trong lễ hội và hội: cúng Phật, lễ Phật, thắp hương, tưởng niệm, kéo co, cướp cờ, ....
-1 HS đọc yêu cầu BT.
-HS làm bài cá nhân.
- 4 HS lên bảng đặt dấu phẩy vào các câu trên băng giấy. Lớp nhận xét.
a. Vì thương dân, CHỬ Đồng tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.
b. Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em xô-phi đã về ngay.
c. Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua.
d. Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quí Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.
Thứ năm ngày 10 tháng 03 năm 2011
TOÁN
Tiết 129: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Rèn kĩ năng đọc, phân tích, xử lí số liệu của một dãy số và bảng số liệu.
II/ Chuẩn bị:
Các bảng số liệu trong bài học viết sẵn trên bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra bài tiết trước đã giao về nhà.
- Nhận xét-ghi điểm.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay sẽ giúp các em rèn luyện các kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu của dãy số và bảng số liệu.
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Bài tập YC chúng ta làm gì?
-Các số liệu đã cho có nội dung gì?
-Nêu số thóc gia đình chị Út thu hoạch được ở từng năm.
-Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu và hỏi: Ô trống thứ nhất ta điền số nào? Vì sao?
-Hãy điền số thóc thu được của từng năm vào bảng.
-GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-Bảng thống kê nội dung gì?
-Bản Na trồng mấy loại cây?
-Hãy nêu số cây trồng được của mỗi năm theo từng loại.
- Năm 2002 trồng được nhiều hơn năm 2000 bao nhiêu cây bạch đàn?
-GV yêu cầu HS làm phần b.
* GV có thể hỏi thêm các câu hỏi khác như: Năm 2000 Bản Na trồng được ít hơn năm 2001 bao nhiêu cây bạch đàn; Cả 4 năm Bản Na trồng được bao nhiêu cây thông, bao nhiêu cây bạch đàn?...
Bài 3:
-Yêu cầu HS đọc đề bài:
-Hãy đọc dãy số trong bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT, sau đó đổi vỡ để kiểm tra bài nhau.
-Nhận xét bài làm của một số HS.
Bài 4:
-Yêu cầu HS đọc bài tập và trả lời câu hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Bảng thống kê về nội dung gì?
-Có những môn thi đấu nào?
-Có những loại giải thưởng nào?
-Em hiểu thế nào về cột văn nghệ trong bảng?
-Số giải nhất được ghi vào hàng thứ mấy trong bảng?
-Số giải nhì được ghi vào hàng thứ mấy trong bảng?
-Còn số giải ba được ghi vào hàng thứ mấy?
- Khi ghi số giải, ngoài việc chú ý để ghi cho đúng hàng còn phải chú ý ghi cho đúng gì?
-Yêu cầu HS làm bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
4 Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. 
-YC HS về nhà luyện tập thêm các bài tập và chuẩn bị bài sau.
-4 HS lên bảng làm BT, mỗi HS làm 1 phần trong bài.
-Nghe giới thiệu.
-HS đọc thầm.
-Bài tập yêu cầu chúng ta điền số liệu thích hợp vào bảng.
-Các số liệu đã cho là số thóc gia đình chị Út thu hoạch được trong các năm 2001, 2002, 2003.
 -Năm 2001 thu được 4200kg, 2002 thu được 3500kg, 2003 thu được 5400kg.
-Ô trống thứ nhất điền số 4200kg, vì số ô trong ô trống này là số ki-lô-gam thóc gia đình chị Út thu hoạch được trong năm 2001.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS đọc thầm.
-Bảng thống kê số cây Bản Na trồng được trong 4 năm 2000. 2001, 2002, 2003.
-Bản Na trồng hai loại cây đó là cây thông và cây bạch đàn.
-HS nêu trước lớp. Ví dụ: năm 2000 trồng được 1875 cây thông và 1745 cây bạch đàn.
-Số cây bạch đàn năm 2002 trồng được nhiều hơn năm 2000 là:
 2165 – 1745 = 420 (cây)
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Số cây thông và bạch đàn năm 2003 trồng được là:
 2540 + 2515= 5055 (cây).
-HS đọc thầm.
-1 HS đọc: 90; 80; 70; 60; 50; 40; 30; 20; 10.
a) Dãy số trên có 9 số.
b) Số thứ tư trong dãy số là 60.
-Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào bảng.
-Bảng thống kê số giải mà khối lớp 3 đã đạt được theo từng môn đã thi đấu.
-Có văn nghệ, kể chuyện, cờ vua.
-Có giải nhất, giải nhì, giải ba cho mỗi môn thi đấu.
-Cột này nêu nêu số giải của văn nghệ, có ba giải nhất, không có giải nhì, có hai giải ba.
-Số giải nhất được ghi vào trong hàng thứ hai của bảng.
-Số giải nhì được ghi vào hàng thứ ba trong bảng.
-Số giải ba được ghi vào hàng thứ tư trong bảng.
-Ghi cho đúng cột, giải của môn thi đấu nào phải ghi đúng vào cột có tên môn đó.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
ChÝnh t¶ (nghe-viÕt)
TiÕt 52: RƯỚC ĐÈN ƠNG SAO
I- Mơc tiªu:
	- Nghe viÕt ®ĩng chÝnh t¶ ®o¹n v¨n trong bµi "R­íc ®Ìn «ng sao"
	- ViÕt ®ĩng, tr×nh bµy chÝnh x¸c ®o¹n v¨n. Lµm ®ĩng c¸c bµi tËp chÝnh t¶.
	- CÈn thËn, s¹ch sÏ. Cã ý thøc gi÷ g×n vë s¹ch ch÷ ®Đp.
II- ChuÈn bÞ: 
	- B¶ng phơ ghi néi dung bµi tËp chÝnh t¶.
III- Ho¹t ®éng d¹y vµ häc:
1- KiĨm tra bµi cị:
	- Häc sinh viÕt: dËp dỊnh, dÝ dám, giỈt giị, khãc r­ng røc.
2- Bµi míi:
a- Giíi thiƯu bµi.
b- H­íng dÉn häc sinh nghe viÕt.
- Gi¸o viªn ®äc bµi chÝnh t¶.
?+ §o¹n v¨n nµy t¶ g×?
 + Nh÷ng ch÷ nµo trong ®o¹n v¨n cÇn viÕt hoa?
- Yªu cÇu hs t×m nh÷ng tõ ng÷ häc sinh dƠ viÕt sai ,h­íng dÉn luyƯn viÕt.
+ Gi¸o viªn ®äc bµi chÝnh t¶.
- §äc so¸t lçi.
- ChÊm vµ nhËn xÐt mét sè bµi chÊm.
c-H­íng dÉn häc sinh lµm bµi tËp chÝnh t¶.
- Gi¸o viªn h­íng dÉn häc sinh lµm bµi 2a.
- Gäi hs lªn b¶ng lµm bµi trªn b¶ng phơ.
- C¶ líp ®äc thÇm.
- 1, 2 häc sinh ®äc l¹i.
- ...m©m cç trung thu cđa T©m.
-...®Çu c©u.
- Hs tù t×m vµ luyƯn viÕt vµo b¶ng con nh÷ng tõ ng÷ dƠ viÕt sai.
- Häc sinh viÕt vµo vë.
- Häc sinh ®ỉi vë, so¸t lçi.
- Hs lµm bµi vµo vë bµi tËp TiÕng ViƯt.
- Hs lªn b¶ng ch÷a bµi trªn b¶ng phơ.
3- Cđng cè: - Nh¾c nh÷ng lçi sai phỉ biÕn hs hay m¾c ph¶i.
4- DỈn dß: - VỊ hoµn thµnh bµi tËp vµ chuÈn bÞ bµi tiÕt sau.
	 - NhËn xÐt giê häc.
------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 BUOI SANG CHUAN DA CHINH SUA HOANCHINH CHI CAN IN RA DUNG.doc