Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 20 (34)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 20 (34)

Tập đọc- kể chuyện :

Ở lại với chiến khu

I. Mục tiêu :

 * Tập đọc :

 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

( người chỉ huy ,các chiến sĩ nhỏ tuổi ).

 - Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần yêu nước , không quản ngại khó khăn gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong kháng chiến chống thực dân pháp ( Trả lời các câu hỏi SGK ).

* Kể chuyện : Dựa vào các câu hỏi gợi ý kể lại được câu chuyện

+KNS: đảm nhận trách nhiệm. Lắng nghe tích cực. Tư duy sáng tạo ; thể hiện sự tự tin. Giao tiếp.

 

doc 14 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 20 (34)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Ngày dạy:.
Tập đọc- kể chuyện :
Ở lại với chiến khu
I. Mục tiêu : 
 * Tập đọc : 
 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật 
( người chỉ huy ,các chiến sĩ nhỏ tuổi ). 
 - Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần yêu nước , không quản ngại khó khăn gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong kháng chiến chống thực dân pháp ( Trả lời các câu hỏi SGK ).
* Kể chuyện : Dựa vào các câu hỏi gợi ý kể lại được câu chuyện
+KNS: đảm nhận trách nhiệm. Lắng nghe tích cực. Tư duy sáng tạo ; thể hiện sự tự tin. Giao tiếp.
 II. Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
 - Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý ( phần kể chuyện ).
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc lại bài : Báo cáo kết quả của tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội ” và trả lời câu hỏi 1 , 2.
2 . Dạy bài mới
- Giới thiệu bài: 
- Luyện đọc
- Giáo viên đọc toàn bài 1 lượt. 
. HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn đọc từng câu và luỵên phát âm từ khó dễ lẫn.
- Yêu cầu tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ mới trong bài.
- Yêu cầu 4 học sinh đọc lại cả bài. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Gọi HS đọc thầm đoạn 1. 
+ Câu hỏi 1:Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ?
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 2
+ Câu hỏi 2:Vì sao nghe ông nói: 
“ Ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại” ?
+ Câu hỏi 3: Thái độ của các bạn sau đó như thế nào ?
+ Câu hỏi 4: Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà ?
+ Câu hỏi 5: Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động ?
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 3
+ Caai hỏi 6: Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn ?
- Một học sinh đọc đoạn 4 
+ Câu hỏi 7: Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài.
- Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ Vệ quốc dân nhỏ tuổi ?
 TIẾT 2
4. Luyện đọc lại bài:
- GV đọc mẫu đoạn 2 ,học sinh đọc lại. 
- Yêu cầu học sinh đọc theo vai.
KỂ CHUYỆN
1. Xác định yêu cầu.
2. Kể mẫu
- Giáo viên gọi học sinh kể mẫu.
3. Kể trong nhóm
- Yêu cầu học sinh chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
4. Kể trước lớp
- Gọi học sinh 4 nhóm tiếp nối kể lại câu chuyện. 
5. Củng cố - dặn dò :
- Qua câu chuyện này các em hiểu điều gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi ?
- Nhận xét tiết học.
* Dặn: Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
* Bài sau: Chú ở bên Bác Hồ
- 2 em thực hiện theo yêu cầu.
- HS theo dõi đọc mẫu.
- HS đọc các từ ngữ :Trìu mến, hoàn cảnh gian khổ, trở về.
- HS đọc tiếp nối câu hết bài (2 lần )
- Đọc từng đoạn trong bài.
- HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ.
- Học sinh tập đặt câu với mỗi từ: Thống thiết, bảo tồn.
- 4 học sinh nối tiếp nhau đọc bài.
- Luyện đọc theo nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 học sinh đọc cả bài.
... Trung đoàn trưởng, Lượm, Mừng và các chiến sĩ nhỏ tuổi.
- Ông đến để thông báo ý kiến của trung đoàn. Cho các chiến sĩ nhỏ tuổi về sống với gia đình. Vì cuộc sống ở chiến khu còn gian khổ, thiếu thốn nhiều hơn, các em khó lòng chịu nổi.
- Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến khu.
- Lượm, Mừng và tất cả các bạn đều tha thiết ở lại.
- Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu ăn đói sống chết với chiến khu, không muốn kẻ chiến khu về ở với tụi Tây, tụi Việt gian.
- Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về.
- Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt trước những lời van xin tha thiết, van xin được chiến đấu hi sinh vì tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ. Ông hứa sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em.
- Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
- Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc.
- HS luyện đọc lại đúng đoạn văn.
- 2 nhóm đọc bài theo vai.
 - HS đọc gợi ý.
- 1 học sinh kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
 - Kể theo cặp.
- 4 em kể mỗi em 1 đoạn.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét
- Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc.
Ngày dạy:..
Tập đọc 
Chú ở bên Bác Hồ
 I. Mục tiêu :
 - Biết nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ , khổ thơ.
 - Hiểu nội dung : Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc ( Trả lời các câu hỏi SGK, thuộc bài thơ ).
* KNS: Thể hiện sự cảm thông; Kiềm chế cảm xúc; Lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy học :- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: - Gọi 4HS kể 4 đoạn của câu chuyện: “ Ở lại với chiến khu ”.
2 . Dạy bài mới: 
- Giới thiệu bài: 
- Luyện đọc
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
- GV HD HS luyện đọc.
- Kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn học sinh đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài
- Hướng dẫn học sinh ngắt nhịp.
- Hướng dẫn nghĩa từ mới.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm .
- Tổ chức học sinh thi đọc theo nhóm
*. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
1- Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú ?
2 - Khi nhắc đến chú thái độ của ba và mẹ ra sao ?
- Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào ?
- Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì tổ quốc được nhớ mãi.
* Học đọc thuộc lòng bài thơ
- HD HS học thuộc lòng bài thơ.
- Thi đọc thuộc lòng bài thơ
- Tuyên dương những học sinh đã học thuộc lòng bài thơ, đọc bài hay.
3. Củng cố - dặn dò :
- Nội dung bài thơ nói lên điều gì ?
- Dặn HS về nhà học lại cho thuộc bài thơ.
* Đọc bài : “Trên đường mòn Hồ Chí Minh ” để viết chính tả.
- 4 em thực hiện.
 - HS đọc thầm theo.
- HS nối tiếp đọc 2 dòng thơ. 
- Đọc từng khổ thơ theo HD của GV.
- HS đọc từng khổ thơ cá nhân.
- Ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, dấu phẩy và cuối mỗi dòng thơ.
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu từ. 
- Luyện đọc theo nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- Chú Nga đi bộ đội, Sao lâu quá là lâu!- Chú bây giờ ở đâu ? Chú ở đâu? 
- Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe đôi mắt. Ba nhớ chú ngước lên bàn thờ, không muốn nói với con rằng chú đã hi sinh, không trở về. Ba giải thích với bé Nga. 
- Chú ở bên Bác Hồ.
 Chú đã hi sinh
.....Vì những chiến sĩ đó hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân ,cho độc lập tự do ...
- Học thuộc lòng bài thơ
- Thi đọc thuộc bài theo cá nhân.
- Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì tổ quốc.
Ngày dạy:.
Chính tả ( nghe – viết )
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập (2 ) b điền vần uốt, uốc. 
II. Đồ dùng dạy học :- Bảng phụ viết 2 lần nội dung bài tập 2b . Vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho học sinh viết bảng con các từ: nắm tình hình, ném lựu đạn, biết tin, dự tiệc, tiêu diệt, chiếc cặp.
- Nhận xét.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài: 
- Hướng dẫn viết chính tả:
a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- GV đọc mẫu 1 lượt đoạn 4
* Hỏi: Lời bài hát trong đoạn văn viết như thế nào ?
b. Hướng dẫn cách trình bày: 
- Lời bài hát trong đoạn văn viết như thế nào ?
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu học sinh đọc và viết từ khó: Bảo vệ, bay lượn, bùng lên, rực rỡ.
- GV đọc cho học sinh viết.
d. Viết chính tả.
e. Soát lỗi.
g. Chấm bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Bài tập 2b
- Gọi 2 học sinh lên bảng điền đúng nhanh các từ cần điền.
- Cho cả lớp làm vào vở chính tả.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhắc HS về nhà viết lại lỗi viết sai.
- Nhận xét tiết học.
* Bài sau: Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
- 3 học sinh lên bảng viết.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- 1 HS đọc lại, cả lớp theo dõi.
- Tinh thần quyết tâm chiến đấu không sợ hi sinh, gian khổ của các chiến sĩ Vệ quốc dân.
- Được đặt sau dấu 2 chấm, xuống dòng, trong dấu ngoặc kép. Chữ đầu từng dòng thơ viết hoa, viết cách lề vở 2ô li.
- 3 HS lên bảng viết - cả lớp viết vào bảng con từ khó.
- Viết vào vở theo yêu cầu của GV.
- 2 HS thực hiện.
* Lời giải
Thuốc - ruột - đuốc - ruột
Câu 1: Rau rất quan trọng với sức khoẻ con người.
Câu 2: Ăn cơm tẻ mới chắc bụng. Có thể ăn mãi cơm tẻ, khó ăn mãi cơm nếp.
Câu 3: Ý nói thái độ gay gắt quá sẽ hỏng việc.
Câu 4: Tính tình ngay thẳng có sao nói vậy, không giấu giếm, kiêng nể.
Ngày dạy:
Chính tả ( nghe – viết )
Trên đường mòn Hồ Chí Minh
I. Mục tiêu :
 - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
 - Làm đúng các bài tập BT ( 2 ) a. 
II. Đồ dùng dạy học : - Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 2a . 
	- Bút dạ + 4 tờ giấy khổ to cho 4 nhóm học sinh thi đua ( trò chơi ).
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Cho học sinh viết bảng con các từ: Thuốc men, ruột thịt, trắng muốt , chia sẻ.
2. Bài mới:
+ Giới thiệu bài:
+ Hướng dẫn học sinh nghe viết.
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên đọc đoạn 1 lần 1.
- Đoạn văn nói lên điều gì ?
- Bài viết có mấy câu ?
- Chữ đầu câu, đoạn viết như thế nào?
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa ?
- Yêu cầu học sinh viết từ khó, dễ lẫn: Trơn lầy, thung lũng , lúp xúp, đỏ bừng.
 *. Viết chính tả.
*. Soát lỗi.
*. Chấm bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
+ Bài tập 2a : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu học sinh tự làm vào vở. 
* Chơi trò :Chơi tiếp sức lớp chia làm 4 nhóm, mỗi HS trong nhóm đặt một câu rồi chuyền bút nhanh cho bạn.
* Giáo viên nhận xét về chính tả, phát âm, số câu mỗi nhóm vừa đặt .
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
* Dặn: Về nhà viết lại những chữ viết sai, mỗi lỗi 1 dòng.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh theo dõi lắng nghe giáo viên giới thiệu.
- Học sinh theo dõi ,2 em đọc lại
- Đoạn văn nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc.
- Có 7 câu
- Viết lùi vào 1 ô và viết hoa.
- Những chữ đầu câu.
- 2 HS viết bảng lớp.
- Cả lớp viết bảng con.
- Lớp viết vào vở.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2a.
- 2 học sinh lên bảng điền từ.
- Cả lớp làm vào vở chính tả.
Lời giải: gầy guộc- chải chuốt
 Nhem nhuốc- nuột nà
- Học sinh lên bảng thực hiện trò chơi .
* Ví dụ: 
- Bạn Lam rất thích chải chuốt.
- Ba em bị ốm nên thân hình gầy guộc.
Ngày dạy:..
Luyện từ và câu:
Từ ngữ về Tổ quốc . Dấu phẩy
I. Mục tiêu :
 - Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm (BT1). 
 - Bước đầu biết kể về một vị anh hùng (BT2).
 - Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ( BT3 ). 
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Bảng lớp kẻ sẵn bảng phân loại để HS làm bài tập 1.
 - Bảng phụ viết 3 câu in nghiêng trong đoạn văn ở bài tập 3.
 - Tóm tắt tiểu sử, 3 vị anh hùng được nêu tên trong bài tập 2. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 Bài cũ : Gọi HS thực hiện bài tập của bài trước.
- Nhận xét, chấm điểm.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
* Bài tập 1: Gọi học sinh đọc yêu 
- Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm đôi và làm vào vở bài tập.
- Gọi HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
a. Những từ cùng nghĩa với từ tổ quốc.
b. Những từ cùng nghĩa với từ bảo vệ.
c. Những từ cùng nghĩa với từ xây dựng.
* Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài
- Gọi HS kể về 1 vị anh hùng. 
- Cho học sinh thi kể.
* Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu bài tập 3 và đoạn văn.
- Lê Lai quê ở Thanh Hoá, là 1 trong 17 người cùng Lê Lợi tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416. Năm 1419 ông giả làm Lê Lợi cùng các tướng sĩ khác đã được thoát hiểm. Các con của ông là Lê Lô, Lê Lâm đều là tướng tài, có nhiều công lao và đều hi sinh vì nước.
- Yêu cầu học sinh làm bài. 
- Gọi HS lên bảng điền dấu phẩy. 
* Đáp án: .... Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu thường bị giặc bao vây. Có lần, giặc vây rất ngặt, quyết bắt được chủ tướng Lê Lợi.....
3. Củng cố -Dặn dò :
- Hỏi lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
 * Bài sau : Nhân hoá –Ôn tập .......
- 3 em trả lời.
- Nhận xét.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1.
- Học sinh trao đổi nhóm đôi.
- Cả lớp làm vào vở.
- 3 HS lên thi làm bài đúng nhanh.
- Học sinh đọc kết quả đúng trên bảng.
- Đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn.
- Giữ gìn, gìn giữ.
- Dựng xây, kiến thiết.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2. 
- Vài HS kể về 1 vị anh hùng dân tộc.
 - Đại diện học sinh thi kể.
- Vài học sinh đọc yêu cầu bài tập 3 và đoạn văn.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn
- Học sinh làm bài vào vở bài tập
- 3 học sinh lên bảng điền dấu phẩy mỗi bạn 1 câu trên bảng phụ
HS đọc lại 3 câu đặt đúng dấu phẩy
- Học sinh theo dõi nhận xét
- Trả lời.
Ngày dạy:
Tập làm văn:
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
I. Mục tiêu :
 - Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo bài tập đọc đã học ( BT 1). 
II. Đồ dùng dạy học : Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS tiếp nối kể lại câu chuyện: “ Chàng trai làng Phù Ủng ”.
TLCH: a,b
- Nhận xét, chấm điểm.
 2. Bài mới: 
 - Giới thiệu bài: 
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
+ Lưu ý: Báo cáo kết quả hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục:
1. Học tập
2. Lao động
- Báo cáo kết quả học tập tháng thi đua cần phải như thế nào ?
- Cho HS hoạt động theo tổ.
- Cho mỗi bạn trong tổ đóng vai, tổ trưởng báo cáo lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin. 
- Gọi 1 số học sinh đọc mẫu báo cáo.
3. Củng cố - dặn dò:
* Hỏi lại nội dung bài.
*Khen nhữngHS làm tốt bài thực hành.
* Dặn những học sinh chưa hoàn thành bài tập về nhà làm tiếp.
- Cả lớp hãy ghi nhớ mẫu và cách viết..
- 2 học sinh lên bảng kể lại câu chuyện.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Vài em đọc yêu cầu bài 1.
- Cả lớp đọc thầm lại bài báo cáo kết quả tháng thi đua” Noi gương chú bộ đội “ SGK/10
- Cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình. 
- HS sinh hoạt theo nhóm , tổ. 
- Mỗi thành viên của tổ tự tập đóng vai tổ trưởng báo cáo kết quả trong một tổ.
- HS các tổ dự thi báo cáo trước lớp.
- Trả lời.
Ngày dạy:..
Tập viết
Ôn chữ hoa N ( tiếp theo )
I.Mục tiêu :
-Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1dòng Ng) V,T (1 dòng); viết đúng tên riêng Nguyễn Văn Trỗi (1 dòng) và câu ứng dụng: Nhiễu điều....thương nhau cùng(1 lần) bằng
chữ cỡ nhỏ. 
II. Đồ dùng :
- Mẫu chữ viết hoa .Tên riêng: “ Nguyễn Văn Trỗi ” viết trên dòng kẻ ô li. 
- Vở tập viết, bảng con, phấn.
 III/ Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: Chữ hoa N,
Nhà Rồng.
B.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học.
HĐ1:Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con . 
a. Luyện viết chữ hoa
- Tìm các chữ hoa có trong bài ? 
- Giáo viên viết mẫu ,nhắc lại cách viết từng chữ. 
b.Luyện viết từ ứng dụng. 
- Giáo viên treo từ ứng dụng và giới thiệu về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. (sgv/ 39 ).
- Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn cách viết. 
 c.Luyện viết câu ứng dụng:
-Giới thiệu câu ứng dụng:
 Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước thì . cùng.
- Giáo viên giúp hs hiểu nội dung câu tục ngữ (sgv/39)
HĐ2:Hướng dẫn hs viết vào vở Tập viết.
- Giáo viên nêu yêu cầu:( sgv/ 39 )
- Cho học sinh viết vào vở tập viết.
- Nhắc nhở hs viết đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
HĐ3: Chấm - chữa bài:
- Giáo viên chấm 7 bài ,nhận xét để lớp rút kinh nghiệm.
HĐ4:Củng cố, dặn dò:
- Tổ chức cho hs thi viết chữ hoa.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò hs.
-2 hs viết bảng lớp,lớp viết bảng con : N,Nhà Rồng.
- N(Ng,Nh),V,T,(Tr).
-Viết bảng con, bảng lớp các chữ:Ng,V,Tr 
- Đọc: Nguyễn Văn Trỗi.
-1hs lên bảng viết, lớp viết bảng con : Nguyễn Văn Trỗi.
- Đọc câu ứng dụng:
 Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một  .. nhau cùng.
- Viết trên bảng con: Nhiễu,Người 
- Viết vào vở tập viết theo yêu cầu . 
- Thi viết chữ hoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20 LOP 3(2).doc