ĐẠO ĐỨC: (Tiết 20)
KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (tiết 2 )
I. Mục tiêu:
1. Giúp HS hiểu rằng mọi của cải trong xã hội có đựoc là nhờ những người LĐ.
2. Hiểu được sự cần thiết phải kính trọng, biết ơn người lao động, dù đó là những người lao động bình thường nhất.
+ Đồng tình, noi gương những bạn có thái độ đúng đắn với người lao động. Không đồng tình với những bạn chưa có thái độ đúng với những người lao động.
3. Giáo dục HS có những hành vi văn hoá, đúng đắn với người lao động.
II. Chuẩn bị: + Một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ về người lao động.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TUẦN 20 Thứ hai ngày 12 tháng 01 năm 2009. ĐẠO ĐỨC: (Tiết 20) KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (tiết 2 ) I. Mục tiêu: 1. Giúp HS hiểu rằng mọi của cải trong xã hội có đựoc là nhờ những người LĐ. 2. Hiểu được sự cần thiết phải kính trọng, biết ơn người lao động, dù đó là những người lao động bình thường nhất. + Đồng tình, noi gương những bạn có thái độ đúng đắn với người lao động. Không đồng tình với những bạn chưa có thái độ đúng với những người lao động. 3. Giáo dục HS có những hành vi văn hoá, đúng đắn với người lao động. II. Chuẩn bị: + Một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ về người lao động. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: (3’) -H: Thế nào là kính trọng và biết ơn người lao động? -H: Kể lại câu chuyện “Buổi học đầu tiên”. - GV nhận xét và đánh giá. B. Dạy học bài mới: (25’) 1. Giới thiệu bài: (2’) Nêu MT bài học. * Hoạt động 1: (7’) Bày tỏ ý kiến + GV yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét, trình bày, giải thích các ý sau: a) Với mọi người lao động, chúng ta đều phải chào hỏi lễ phép. b) Giữ gìn sách vở đồ dùng và đồ chơi. c) Những người lao động chân tay không cần phải tôn trọng như những người lao động khác d) Giúp đỡ người lao động mọi lúc mọi nơi e) Dùng hai tay khi đưa và nhận vật gì với người lao động * Hoạt động 2: (8’) Đóng vai (BT4) - Chia lớp thành 4 nhóm, YC các nhóm đóng vai với 1 trong các tình huống sau: a) Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà Tư. Tư sẽ .... b) Hân nghe mấy bạn trong lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong. Hân sẽ ... c) Các bạn của Lan đến chơi và nô đùa trong khi bố đang làm việc ở góc phòng. Lan sẽ... - YC các nhóm lên đóng vai. - GV nhận xét về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. * Hoạt động 3: ( 8’) Hoạt động nhóm. Trình bày sản phẩm. - YC các nhóm trình bày kết quả sưu tầm được: có thể là bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, tranh ảnh nói về người lao động. * GV nhận xét kết luận: Người lao động là người làm ra của cải cho xã hội và được mọi người kính trọng. Sự kính trong, biết ơn đó đã được thể hiện qua nhiều câu ca dao, tục ngữ và bài thơ nổi tiếng. 3. Củng cố, dặn dò:(5’) + Gọi HS đọc mục ghi nhớ. + GV nhận xét tiết học, dặn HS sưu tầm các cau ca dao, tục ngữ, các bài thơ, câu chuyện ca ngợi người lao động. Chuẩn bị bài: “Lịch sự với mọi người”. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi. + Lần lượt HS bày tỏ ý kiến + Lớp lắng nghe. - Đúng - Đúng - Sai - Sai. - Đúng - Các nhóm tiến hành chọn tình huống và đóng vai. - Lần lượt các nhóm lên đóng vai. Các nhóm khác theo dõi nhận xét. - Các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm. - Lắng nghe. + 2 HS đọc. + HS lắng nghe và thực hiện. TẬP ĐỌC: (Tiết 39) BỐN ANH TÀI (TT) I. Mục tiêu: 1. Đọc đúng các từ khó trong bài : sống sót, lè lưỡi, núc nác, chạy trốn, thung lũng. + Đọc diễn cảm toàn bài, nhấn gọng ở những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa . 2. Hiểu các từ ngữ trong bài: núc nác, thung lũng, núng thế, quy hàng.. + Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. 3. Giáo dục HS ý thức tham gia làm việc thiện. II. Chuẩn bị: + Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: (5’) -H: Sau khi sinh ra , vì sao cần có ngay người mẹ? -H: Bố và thầy giáo giúp trẻ em những gì? -H: Nêu ý nghĩa bài thơ? - GV nhận xét cho điểm. B. Dạy học bài mới:(25’) 1. Giới thiệu bài: (2’) Nêu MT bài học. 2. HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: (8’) + Gọi 1 HS khá đọc toàn bài. - GV chia 2 đoạn: + Đoạn 1: 6 dòng đầu. + Đoạn 2: Còn lại. - YC HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt) + Lần 1: GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS đọc chưa đúng. + Lần 2: Kết hợp giải nghĩa một số từ khó: núc nác, núng thế, quy hàng. - Gọi HS khá đọc cả bài. - GV đọc mẫu. b) Tìm hiểu bài: (8’) + Gọi HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: -H: Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào? -H: Thấy yêu tinh bà cụ đã làm gì ? -H: Ý đoạn 1 nói lên đièu gì? * Ý1: Bốn anh em đến chỗ ở của yêu tinh được bà cụ giúp đỡ. + Gọi HS đọc đoạn 2 và TLCH: -H: Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ? -H: Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh? -H: Vì sao anh em Cầu Khây chiến thắng được yêu tinh ? -H: Ý đoạn 2 nói lên đièu gì? * Ý 2: Anh em Cẩu Khây đã đoàn kết nên chiến thắng được yêu tinh. c) Luyện đọc diễn cảm. (8’) + YC HS nối tiếp đọc từng đoạn của bài. + Nhận xét và tìm cách đọc hay. -GV HD cách đọc: Đoạn đầu đọc giọng hồi hộp, đoạn 2 giọng khoan thai. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. + GV treo bảng phụ hướng dẫn luyện đọc diễn cảm 1 đoạn. + YC HS luyện đọc theo nhóm. + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. + GV nhận xét và ghi điểm cho HS. C. Củng cố, dặn dò: (5’) -H: Câu chuyện ca ngợi điều gì? * Ya nghĩa: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu buộc yêu tinh phải quy hàng của bốn anh em Cẩu Khây. + GV gọi HS đọc lại ý nghĩa của bài. + về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài: “Trống đồng Sơn Đông”. - 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi. + 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo. + 2 HS đọc nối tiếp đoạn. + HS phát âm sai đọc lại. - HS đọc chú giải SGK. - Lớp theo dõi. + HS lắng nghe. + 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo. - Được bà cụ giúp đỡ, nấu cơm cho ăn và cho ngủ nhờ. - Bà cụ giục 4 anh em chạy trốn. - HS nêu. - Co ùthể phun nước như mưa làm nước ngập cả cánh đồng, làng mạc. - Cẩu Khây hé cửa ... yêu tinh núng thế phải quy hàng. - Vì có sức khỏe và tài năng phi thường, đánh nó bị thương, phá hết phép thần thông cảu nó, buộc nó phải quy hàng. - Vài HS nêu. - 2 HS đọc nối tiếp, lớp theo dõi tìm cách đọc. - 1 HS khá đọc, lớp theo dõi tìm từ nhấn giọng: vắng teo, lăn ra ngủ, đập cửa, chạy trốn... + HS luyện đọc theo nhóm đôi. + 3 HS thi đọc diễn cảm. - HS phát biểu. - 2 hS đọc ý nghĩa. - Lắng nghe. TOÁN: (Tiết 96) PHÂN SỐ I. Mục tiêu: + Giúp HS: 1. Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số của phân số. 2. Biết đọc biết viết phân số. 3. Giáo dục HS tính chính xác khi đọc, viết phân số. II. Chuẩn bị: + Các hình minh hoạ như trong SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: (5’) + Nêu công thức tính P ,S hình bình hành ? + Sửa bài tập 4 * GV nhận xét và ghi điểm. B. Dạy học bài mới:(25’) 1. Giới thiệu bài: (2’) Nêu MT bài học. 2. Giới thiệu phân số: (8’) - GV treo lên bảng hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau, trong đó có 5 phần được tô màu. -H: Hình tròn được chia làm mấy phần bằng nhau ? -H: Có mấy phần được tô màu ? *GV nêu: + Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu Năm phần sáu hình tròn . - Năm phần sáu viết là: (viết 5, kẻ vạch ngang dưới 5, viết 6 dưới vạch ngang và thẳng với 5). - GV yêu cầu HS đọc và viết - GV giới thiệu tiếp: Ta gọi là phân số. - GV: Phân số có tử số là 5, mẫu số là 6 - GV hướng dẫn cách viết phân số: -H: Khi viết phân số thì mẫu số được viết ở trên hay ở dưới vạch ngang. -H: Mẫu số của phân số cho biết điều gì? -GV: Ta nói mẫu số là tổng số phần bằng nhau được chia ra . Mẫu số luôn luôn phải khác 0 - GV lần lượt đưa ra các hình tròn, hình vuông, hình zích zắc như SGK. YC HS đọc phân số chỉ phần đã được tô màu của mỗi hình. - Nêu được tử số và mẫu số, giải thích được vì sao ? - GV nhận xét: Các phân số trên, mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên vạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang. 3. Luỵện tập: (15’) Bài 1 + YC HS đọc kĩ yêu cầu bài tập và tự làm bài, sau đó yêu cầu HS trình bày - GV nhận xét từng hình. Bài 2: - GV treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng số như BT 2, gọi 2 HS lên bảng làm. - GV nhận xét chốt bài làm đúng. Bài 3: + Bài tập YC chúng ta làm gì? + GV đọc cho HS viết. - Gv nhận xét cách viết đúng. Bài 4 : Bài tập YC chúng ta làm gì? - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ các phân số bất kì đọc cho nhau nghe. - Gv viết lên bảng các phân số, YC HS đọc. - VD: ; ; ... - Gv theo dõi nhận xét phần đọc các phân số. C. Củng cố dặn dò: (5’) -H: Nêu 1 số ví dụ về phân số rồi đọc các phân số đó, chỉ ra tử số, mẫu số. + GV nhận xét tiết học. Về nhà làm các BT trong VBT. Chuẩn bị bài: “Phân số và phép chia số tự nhiên”. - 3 HS lần lượt lên bảng làm. + HS lắng nghe và nhắc lại. + HS quan sát hình trên bảng. - 6 phần bằng nhau. - có 5 phần được tô màu. + HS lắng nghe. - 2 em lên bảngviết và đọc. Cả lớp viết vào nháp. - HS nhắc lại. - Mẫu số được viết ở dưới vạch ngang. - Cho biết hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau. - HS đọc các phân số đã được tô màu. - HS lần lượt nêu tử số và mẫu số của các hình. - 2 HS đọc kết luận SGK. - HS tự làm bài và nêu kết qu ... cột cờ mốc (vòng tròn có cờ cắm giữa) không được giẫm vào vòng tròn, số 1 về đến đích, số 2 mới được xuất phát. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, hàng nào hoàn thành trước, ít phạm quy là thắng cuộc. 3. Phần kết thúc: + Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát. + GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét. + Về nhà ôn lại động tác đi đều. + Lớp trưởng tập hợp lớp, điểm danh, báo cáo sĩ số. + HS thực hiện. + Lớp trưởng điều khiển theo 4 hàng dọc. + Thực hiện 4 hàng ngang. - Các tổ trưởng điều khiển. + Lắng nghe. + HS thực hiện theo YC. + Hs thực hiện. + Lắng nghe và thực hiện. SINH HOẠT LỚP TUẦN 20 I. Mục tiêu: 1. Yêu cầu HS nhận xét đánh giá ưu điểm, tồn tại tuần 20. 2. Nắm được nội dung kế hoạch tuần 21. 3. Giáo dục HS ý thức tự giác và tinh thần tập thể. II. Nội dung sinh hoạt. 1. Học sinh nhận xét đánh giá: + Các tổ trưởng lên nhận xét đánh giá các mặt hoạt động trong tuần vừa qua. + Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung. 2. Giáo viên nhận xét đánh giá: * Ưu điểm: - Duy trì và thực hiện nghiêm túc nề nếp lớp, không có em nào nghỉ học. - Nhiều em có tiến bộ trong học tập, trong lớp chăm chú nghe giảng bài, sôi nổi phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Ngọc uyên, Lan anh, Trinh, Vũ, Văn Vinh ... - Tham gia đóng góp ủng hộ hội chữ thập đỏ tương đối đầy đủ. - Hoàn thành việc đóng góp các loại quỹ. - Một số em sách vở học kì II chưa bao bọc cẩn thận. * Tồn tại: + Còn một số em chưa có sự cố gắng, hay nói chuyện trong lớp, ít tập chung theo dõi bài, tiếp thu abì chậm: Thoa, Đoàn Xuân Vinh, Hòa, Thương, Hoàng,... III. Kế hoạch nghỉ tết: + Nghỉ tết Nguyên Đán theo lịch của nhà trường. + Từ 19 / 1 / 2009 đến 02 / 02/ 2009. + Nhắc nhở học sinh vui chơi không quên nhiệm vụ và thực hiện nghiêm túc lịch nghỉ tết. + Ngày 2 / 2 học chương trình tuần 21. + Chuẩn bị bài vở trước khi đến lớp. ------------------------------------------------ ***--------------------------------------------------- Lịch sử và địa lí ĐỒNG BẰNG NAM BỘ I. Mục tiêu. * Sau bài học, HS có khả năng: + Chỉ được vị trí ĐBNB và hệ thống kênh rạch chính trên bản đồ VN. + Trình bày những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên của ĐBNB. + Rèn kĩ năng đọc, phân tích bản đồ. II. Đồ dùng dạy học. + Bản đồ địa lí tự nhiên VN. + Lược đồ tự nhiên ĐBNB. III. Hoạt động dạy - học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) + Gọi 2 HS lên bảng. 1. Chỉ vị trí của TP Hải Phòng trên bản đồ và mô tả hoạt động cuả cảng Hải Phòng ? 2. Nêu bài học. 2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài. * Hoạt động 1: Đồng bằng lớn nhất nước ta. ( 15 phút ) - GV cho HS quan sát lược đồ địa lí tự nhiên VN, thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: H: ĐBNB nằm ở phía nào của đất nước ta? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên? H: Em có nhận xét gì về diện tích ĐBNB so vơi diện tích ĐBBB? H: Kể tên một số vùng trũng do nhập nước ở ĐBNB: * GV chốt ý: ĐBNB do phù sa của hệ thống sông Mê – kông và sông Đồng Nai bồi đắp nên. Đồng bằng có diện tích lớn nhất nước ta. * Hoạt động 2: Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. ( 15 phút) + Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK và trả lời câu hỏi mục 2. H: Nêu tên một số sông lớn, kênh rạch ở ĐBNB? H: Hãy nêu nhận xét về mạng lưới sông, kênh rạch? + Yêu cầu HS lên bảng chỉ trên bảng đồ các sông lớn. + GV giải thích vì sao ở nước ta sông lại có tên là Cửu Long. H: Vì sao ở ĐBNB người dân không đắp đê ven sông? H: Sông ở ĐBNB có tác dụng gì? * Cho HS so sánh sự khác nhau giữa ĐBBB và ĐBNB về địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai. 3. Củng cố dặn dò: ( 5 phút) + Yêu cầu HS đọc bài học. + GV nhận xét tiết học, dặn HS học bài ở nhà và chuẩn bị tiết sau. -Nốp, NhoiH . Lớp theo dõi nhận xét. - HS lắng nghe và nhắc lại tên bài. - HS quan sát lược đồ, thảo luận trả lời câu hỏi. - nằm ở phía đông nam nước ta. Do sông Mê – kông và Đồng Nai bồi đắp. - ĐBNB có diện tích lớn nhất nước ta, gấp khoảng 3 lần ĐBBB. - Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau. - HS lắng nghe. - HS quan sát hình SGK, trả lời câu hỏi. - Sông Mê – kông, sông Đồng Nai, kênh Rạch Sỏi, kênh Phụng Hiệp, kênh Vĩnh Tế. - kênh rạch chằng chịt, sông ngòi nhiều. - 1 HS lên bảng chỉ vị trí các sông lớn. - HS lắng nghe. - Nhờ có biển hồ ở Cam – pu – chia chứa nước vào mùa lũ nên nước sông Mê – kông lên xuống điều hoà. - Mùa lũ là mùa người dân đánh bắt cá. Lũ nhập đồng bằng có tác dụng thau chua rửa mặn cho đất. - HS suy nghĩ trả lời. - 2 HS đọc, lớp đọc thầm. - HS lắng nghe và thực hiện. Kĩ thuật TRỒNG CÂY RAU, HOA I. Mục tiêu: + HS biết cách chọn câycon rau hoặc hoa đem trồng. + Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong bầu đất. + HS ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kĩ thuật. II. Đồ dùng dạy – học + Cây con rau, hoa để trồng. + Túi bầu có chứa đất. + Dụng cụ để tưới. III. Hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài ( 3 phút) + GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây con. ( 15 phút) + Gọi HS đọc nội dung bài trong SGK. + Yêu cầu HS nhắc lại các bước gieo hạt và so sánh các công việc chuẩn bị gieo hạt với chuẩn bị trồng cây con. H: Tại sao phải chọn cây con khoẻ, không cong queo, gầy yếu và không bị sâu bệnh, đứt rễ, gẵy ngọn? H: Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào? + GV cho HS quan sát cây đủ tiêu chuẩn và cây không đủ tiêu chuẩn để HS hiểu rõ cách chọn cây con. + GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK rồi trả lời câu hỏi. H: Nêu 1 số yêu cầu khi trồng cây con? + Yêu cầu HS nhắc lại cách trồng cây con. - GV gợi ý: + Khoảng cách giữa các cây. + Hốc trồng cây, cho phân chuồng + Cách đặt cây. + Tưới nước cho cây sau khi trồng xong. * Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật ( 15 phút) - GV hướng dẫn HS chọn đất, cho đất vào bầu và trồng cây con trên bầu đất. - GV hướng dẫn HS cách trồng cây con theo các bước trong SGK. - GV làm mẫu chậm và giải thích kĩ các kĩ thuật của từng bước theo nội dung ở HĐ1. - Yêu cầu HS nhắc lại kĩ thuật từng bước mà GV vừa hướng dẫn. 3. Củng cố, dặn dò: (3 phút) - GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình trồng cây con và kĩ thuật gieo hạt trên bầu đất. - Dặn HS về nhà thực hành và chuẩn bị tiết sau. - HS lắng nghe và nhắc lại tên bài. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm nội dung. - 2 HS nhắc lại các bước gieo hạt ở tiết trước, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. - Cây con khoẻ mập, không bị sâu bệnh thì sau khi trồng mới nhanh bén rễ và phát triển tốt. - HS suy nghĩ trả lời. - HS quan sát cây đủ tiêu chuẩn và không đủ tiêu chuẩn đểû chọn cây tốt. - HS quan sát hình SGK. - Vài HS nêu, em khác bổ sung. - 1 HS nhắc lại. - HS lắng nghe gợi ý của GV. - HS chú ý nghe hướng dẫn của GV. - 2 HS nhắc lại. - Lần lượt HS nêu. - HS lắng nghe và chuẩn bị tốt cho tiết sau. Kĩ thuật TRỒNG CÂY RAU, HOA (Tiếp theo) I. Mục tiêu: + Giúp HS tiếp tục biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng. + Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong bầu đất. + HS ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kĩ thuật. II. Đồ dùng dạy – học + Cây con rau, hoa để trồng. + Túi bầu có chứa đất. + Dụng cụ để tưới. III. Hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 3 : HS thực hành trồng cây con ( 15 phút) + GV gọi HS nhắc lại các bước và cách thực hiện quy trình kĩ thuật trồng cây con. + GV nhâïn xét và hệ thống các bước trồng cây con. - Xác định vị trí trồng. - Đào hố trồng theo vị trí đã xác định. - Đặt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt đất quanh gốc cây. - Tưới nhẹ nước quanh gốc cây. + GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của HS. + GV phân chia các nhóm và giao nhiệm vụ. + Yêu cầu HS thực hành. GV lưu ý một số điểm sau: - Đảm bảo khoảng cách giữa các cây. - Kích thước của hốc phù hợp với bộ rễ của cây. - Khi trồng phải để cây thẳng đứng, rễ không cong, không làm vỡ bầu. - Tránh đổ nước nhiều hoặc đổ mạnh làm cây nghiêng ngả. + Nhắc nhở HS rửa sạch dụng cụ và vệ sinh tay chân sạch sẽ sau khi thực hành xong. * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập ( 15 phút) + GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn: - Chuẩn bị vật liệu đầy đủ, dụng cụ trồng cây con. Trồng đúng khoảng cách quy định, các luống cách đều nhau ,thẳng hàng. - Cây con sau khi trồng đứng thẳng, không bị trồi rễ lên trên. - Hoàn thành đúng thời gian quy định. + GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. * Nhận xét, dặn dò ( 5 phút) + GV nhận xét sự chuẩn bị và ý thức học tập của HS. Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Trồng rau hoa trong chậu. + 2 HS nhắc lại, lớp theo dõi nhận xét bổ sung. + HS lắng nghe và nhắc lại các bước vài lần. + HS kiểm tra trong nhóm. + HS thực hành theo nhóm. + HS lắng nghe 1 số điểm lưu ý để thực hành đạt kết quả. + HS thực hiện yêu cầu của GV. + HS lắng nghe để đánh giá theo tiêu chuẩn. + HS lắng nghe và nhớ chuẩn bị tiết sau.
Tài liệu đính kèm: