Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 21 (4)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 21 (4)

CHÍNH TẢ - TUẦN 21

Tiết 39: (Nghe - viết) Ông tổ nghề thêu

I. Mục tiêu:

- Nghe – viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.

-KNS:Giỏo dục hs rốn chữ giữ vở

II. Đồ dùng dạy học:

- Phấn màu

- Bảng lớp viết sẵn BT2a

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 899Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 21 (4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ............ ngày........tháng........năm 2011
Chính tả - Tuần 21
Tiết 39: (Nghe - viết) Ông tổ nghề thêu
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
-KNS:Giỏo dục hs rốn chữ giữ vở
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu
Bảng lớp viết sẵn BT2a
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung và các hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động của HS
3’
A. Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ : xao xuyến, xinh xắn, sắc bén, sóng sánh, ...
- GV nhận xét, đánh giá
- HS viết ra bảng con
1’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
Nghe – viết : Ông tổ nghề thêu
Phân biệt : tr/ch; dấu hỏi/dấu ngã	
- HS mở SGK, ghi vở
3’
15’
2’
 5’
1’
2. Hướng dẫn HS viết
2.1 Hướng dẫn chuẩn bị
ã Đọc đoạn viết: GV đọc
ã Lưu ý các từ viết hoa một số tên riêng
- GV nêu câu hỏi:
- GV nhận xét, chốt
ã Viết tiếng, từ dễ lẫn : kéo vó, ...
- GV đọc từ dễ lẫn
2.2 HS viết bài vào vở
- GV đọc
- GV quan sát, nhắc nhở tư thế viết
2.3 Chấm, chữa bài
- GV chấm, nhận xét một số bài
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2: 
a) Điền vào chỗ trống tr/ ch?
Chăm chỉ – trở thành – trong – triều đình – trước thử thách – xử trí – làm cho – kính trọng – nhanh trí – truyền lại – cho nhân dân.
b) Đặt trên chữ in đập dấu hỏi hoặc dấu ngã?
Nhỏ - đã - nổi tiếng – tuổi - đỗ – tiến sĩ – hiểu rộng – cần mẫn – lịch sử – cả thơ - lẫn văn xuôi – của.
- GV nhận xét, chấm điểm
C. Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét tiết học, dặn dò
- Chú ý rèn chữ, viết đúng chính tả
- 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- HS trả lời 
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS viết vào bảng con
- 1 HS đọc lại
- HS viết 
- HS soát lỗi
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp làm bài vào vở
- 1 HS chữa miệng
- HS đọc lại đoạn văn
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp làm bài vào SGK
- 1 HS chữa miệng
- HS khác nhận xét
- HS thu vở
Rút kinh nghiệm , Bổ sung:	
Thứ............ ngày........tháng........năm 2011
chính tả - Tuần 21
Tiết 42 (Nhớ – viết) Bàn tay cô giáo
I. Mục tiêu:
- Nhớ – viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
-KNS:Giỏo dục hs rốn chữ giữ vở
 II. Đồ dùng dạy học:Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung và các hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động của HS
4’
A. Kiểm tra bài cũ
- Thi tìm từ có tiếng bắt đầu bằng âm tr /ch
+ Ai không tìm được sẽ bị phạt
+ Ví dụ : trong trẻo, chong chóng, trung thành, chung sức...
- HS đọc từ, chỉ định bạn khác đọc
- HS khác nhận xét
1’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tập viết chính tả theo hình thức nhớ – viết để viết lại chính xác từng câu chữ ở đoạn đầu bài Bàn tay cô giáo. Sau đó tiếp tục làm các bài tập chính tả.
- HS mở SGK, ghi vở
4’
15’
3’
2. Hướng dẫn HS viết
2.1 Hướng dẫn chuẩn bị
ã Đọc đoạn viết: 
ã Hướng dẫn nhận xét cách trình bày bài viết
GV nêu câu hỏi :
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ? (4 chữ)
- Chữ đầu mỗi dòng viết thế nào? (Viết hoa)
- Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở ? (Cách lề 3 ô)
- Trong bài có những dấu câu nào cần lưu ý ? (dấu chấm than cuối khổ 1; dấu hai chấm, ba chấm ở khổ 5)
ã Viết tiếng, từ dễ lẫn : Thoắt, mềm mại, tỏa, dập dềnh, lượn, 
ã Nhẩm lại đoạn viết
2.2 HS viết bài
- Lưu ý cách trình bày
– GV quan sát, nhắc nhở tư thế viết
2.3 Chấm, chữa bài
- GV chấm, nhận xét một số bài
- 2 HS đọc thuộc, cả lớp đọc thầm
- HS nhớ, trả lời 
- HS khác nhận xét 
- HS viết vào vở nháp
- 1 HS đọc lại
- HS nhẩm lại 1 phút
- HS nhớ, viết bài 
- HS tự soát lỗi
7’
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
 Điền vào chỗ trống : tr hay ch
 Trí thức là những người chuyên làm các công việc trí óc như dạy học, chữa bệnh, chế tạo máy móc, nghiên cứu khoa học. Cùng với người lao động chân tay như công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức đem hết trí tuệ và sức lực của mình xây dựng non sồn gấm vóc của chúng ta.
- GV nhận xét, khái quát
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp làm vào vở
- 1 HS lên bảng chữa 
- HS khác nhận xét, nêu ý nghĩa câu ca dao
- HS khác nhận xét, bổ sung
1’
C. Củng cố – dặn dò
Về nhà rèn chữ, sửa lỗi chính tả
Học thuộc các câu thơ, tục ngữ
- GV nhận xét tiết học, dặn dò
Rút kinh nghiệm , Bổ sung:	
Thứ............ ngày........tháng........năm 2011
Tập đọc - Kể chuyện - Tuần 21
Tiết 61+62 : Ông tổ nghề thêu
I. Mục tiêu:
1. Tập đọc
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ.
 - Hiểu ND: Ca ngọi Trần Quốc Khái trông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo ( trả lời được các CH trong SGK)
2. Kể chuyện 
 - Kể lại được một đoạn của câu chuyện
Thaựi ủoọ: :Giaựo duùc Hs loứng bieỏt ụn ủoỏi vụựi Trần Quốc Khaựi 
II. Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ, sản phẩm thêu tay, chè lam (nếu có).Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung và các hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh
- Trả lời câu hỏi trong bài.
 - GV nhận xét, đánh giá
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS nhận xét
5’
 30’
A. Bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm – giới thiệu bài
- Chủ điểm Sáng tạo ca ngợi sự lao động, óc sáng tạo của con người ; về trí thức và các hoạt động của trí thức. 
- Bài học Ông tổ nghề thêu giúp các con biết về nguồn gốc nghề thêu ở nước ta, ca ngợi sự ham học, trí thông minh của Trần Quốc Khái, ông tổ nghề thêu của người Việt Nam.
2. Luyện đọc, kết hợp tìm hiểu bài 
ã Đọc mẫu : GV đọc mẫu
- Toàn bài giọng chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện bình tĩnh ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc. 
2.1 Đọc từng câu
ã Các từ dễ đọc sai: lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lam, 
– GV sửa lỗi phát âm sai
2.2 Luyện đọc:
ã Đọc đoạn
- Từ khó :
+ đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự, ... 
ã GV đưa đồ dùng cho HS xem sản phẩm thêu, ăn thử chè lam
+ Đặt câu : nhập tâm, bình an vô sự 
ã Đọc trong nhóm
ã Đọc trước lớp
3. Tìm hiểu bài
- HS quan sát tranh, nêu nhận xét
- HS theo dõi SGK, đọc thầm, gạch ngắt hơi, nhấn giọng
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
- HS đọc nối tiếp
- 2 HS đọc đoạn
- HS khác nhận xét
-HS nêu nghĩa từ,đặt câu
- HS quan sát, tìm hiểu, nếm thử nếu có điều kiện
- HS đọc nhóm 2
- 2 HS đọc lại đoạn
a) Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào? 
b) Nhờ chăm học, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào
c) Khi Trần Quốc Khái đi sứ, Vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? 
d) ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống? 
e) Trần Quốc Khái làm gì để không bỏ phí thời gian? ( 
g) Trần Quốc Khái làm gì để xuống đất bình an vô sự? 
h) Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu? 
i) Nội dung câu chuyện nói điều gì? (Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo, chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của nghề thêu của người Trung Quốc truyền lại cho dân ta.)
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời các câu hỏi a, b.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS đọc đoạn 2, cả lớp
- HS khác nhận xét, bổ - HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi d, e.
 - HS đọc thầm đoạn 4, 
- HS đọc thầm đoạn 5, trả lời các câu hỏi h, i.
- HS khác nhận xét, bổ sung
5’
4. Luyện đọc lại :
ã Luyện đọc diễn cảm đoạn 3 :GV đọc mẫu
ã Đọc cả bài
- HS nêu cách đọc 
20’
5. Kể chuyện 
1. Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện Ông tổ nghề thêu
2. Kể lại một đoạn của câu chuyện
ã Kể mẫu
- GV nhận xét
ã Kể trong nhóm. 
ã Thi kể
B. Củng cố – dặn dò:
+ Qua câu chuyện em hiểu điều gì? 
- Dặn dò : + Tập kể lại câu chuyện cho người khác nghe
- HS đặt tên cho từng đoạn truyện 
- HS khá kể mẫu 1 đoạn
- HS khác n/x, bổ sung
- HS kể theo nhóm đôi
- 2 HS kể thi 
- HS trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét, bổ sung
Rút kinh nghiệm – Bổ sung:	
Thứ............ ngày........tháng........năm 2011
Tập đọc - Tuần 21
 Tiết 63: Bàn tay cô giáo
I. Mục tiêu:
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Hiểu nội dung : Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu của cô giáo . (trả lời được các CH trong SGK ; thuộc 2 – 3 khổ thơ)
 - Thaựi ủoọ: :Giaựo duùc Hs bieỏt ụn caực thaày coõ giaựo.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài học, ...
Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và HTL
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Nội dung và các hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động của HS 
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể từng đoạn câu chuyện : Ông tổ nghề thêu
- Câu hỏi : 
+ Ông tổ nghề thêu tên thật là gì, quê ở đâu, ông đã có công lao gì ? (... tên là Trần Quốc Khái, quê ở huyện Thường Tín, Hà Tây, đã có công truyền dạy cho nhân dân nghề thêu, ...)
- 2 HS kể chuyện, trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét
1’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài :
 - GV giới thiệu, ghi tên bài
12’
2. Luyện đọc
2.1 Đọc mẫu: GV đọc mẫu toàn bài 1 lần
- Giọng ngạc nhiên, khâm phục. Nhấn giọng, những từ thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo, màu nhiệm của bàn tay cô giáo.
Một tờ giấy trắng
Cô gấp cong cong
Thoắt cái đã xong
Chiếc thuyền xinh quá!
Thêm tờ xanh nữa
Cô cắt rất nhanh
Mặt nước dập dềnh
Quanh thuyền sóng lướt.
- Giọng đọc chậm lại đầy thán phục ở hai dòng thơ cuối.
 Biết bao điều lạ
 Từ bàn tay cô.
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
ã Đọc từng 2 dòng thơ
- Từ khó: cong cong, thoắt cái, tỏa, dập dềnh, rì rào
– GV sửa lỗi phát âm
ã Đọc từng khổ thơ
ã Giải nghĩa các từ ngữ : 
- Phô: bày ra, để lộ ra
- Đặt câu có từ phô : 
+ Cậu bé cười, phô hàm răng sún.
+Bạn Hoa cười phô hàm răng trăng muốt .
 - Màu nhiệm: Có phép lạ tài tình 
ã Đọc từng khổ thơ theo nhóm 
ã Đọc cả bài
3. Tìm hiểu bài
- HS theo dõi SGK
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ một 
- 3 HS đọc nối tiếp 
 - HS đọc, nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng
- HS khác nhận xét
- HS đọc lại
- HS đọc trong nhóm
- 2 nhóm đọc to
- Cả lớp đồng thanh
7’
- Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì? (Từ một tờ giấy trắng, thoắt một cái cô giáo gấp xong một chiếc thuyền cong cong xinh xắn./ Với một tờ giấy đỏ, bàn tay mềm mại của cô đã làm ra một mặt trời với nhiều tia nắng đỏ./ Thêm một tờ giấy xanh, cô cắt rất nhanh tạo ra một mặt nứoc dập dềnh những làn nước lượn quanh thuyền.)
- Tả bức tranh gấp và cắt dán giấy của cô giáo.
+ Cách 1: (Tả gần như theo sự  ... c nhận xét, bổ sung
Bài 4: Đọc lại bài tập đọc ở lại chiến khu và trả lời câu hỏi:
a) Câu chuyện kể trong bài diễn ra khi nào và ở đâu? (Câu chuyện kể trong bài diễn ra vào thời kì kháng chiến chống pháp, ở chiến khu Việt Bắc)
b)Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi sống ở đâu? (Trên chiến khu các chiến sĩ nhỏ tuổi sống trong lán.)
c) Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trunng đoàn trưởng khuyên họ về đâu? (Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ về đâu?)
- 1 HS đọc yêu cầu và các câu hỏi
- HS làm bài vào vở
- 3 HS chữa miệng
- HS khác nhận xét
1’
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại 3 cách nhân hoá =>
 - GV nhận xét tiết học, dặn dò: vận dụng khi làm bài
Thứ............ ngày........tháng........năm 2011
Tập viết - Tuần 21
Tiết 21: Ôn chữ hoa O, Ô, Ơ
I. Mục tiêu:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Ô (1dòng), L, Q ( 1dòng) ; viết đúng tê riêng Lãn Ông (1dòng)và câu ứng dụng:
 ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây
 Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người bằng chữ cỡ nhỏ 
II. Đồ dùng dạy học:
Mẫu chữ O, Ô, ơ hoa
Các chữ Lãn Ông và câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li.
Vở TV, bảng con, phấn
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung và các hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động của HS
 5’
A. Kiểm tra bài cũ :GV nhận xét bài viết trước :
- Viết: Nguyễn Văn Trỗi 
 GV nhận xét và cho điểm
- HS nhắc lại từ và câu ứng dụng
- HS viết vào bảng con
 1’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Ôn tập cách viết chữ hoa O, Ô, ơ 
10’
2. Hướng dẫn viết trên bảng con 
2.1 Luyện viết chữ hoa
- Tìm các chữ hoa có trong bài : L, Ô, Q, B, H, T, Đ
- GV lần lượt đưa chữ mẫu và nhắc lại cấu tạo , viết mẫu và nêu cách viết từng chữ.
ã Luyện viết bảng con chữ: L, Ô, Q, 
- HS tìm các chữ viết hoa trong bài 
- HS nhắc lại cách viết từng chữ 
- HS viết trên bảng con 
2.2 Luyện viết từ ứng dụng : Lãn Ông 
- GV giới thiệu : Lãn Ông : Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 - 1792) là một lương y nổi tiếng, sống vào cuối đời Lê. Hiện nay có một phố cổ của Hà Nội mang tên Lãn Ông.
ã Luyện viết bảng con
- GV nhận xét
2.3 Luyện viết câu ứng dụng
 ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây
 Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người
ã GV giải thích: Ca ngợi những sản vật quý, nổi tiêng của Hà Nội 
ã Luyện viết các chữ : ổi, Quảng, Tây
- HS đọc từ ứng dụng
- HS viết trên bảng con
 - HS nhận xét bài bạn
- HS đọc câu ứng dụng
- HS giải thích ý nghĩa của câu
- HS khác bổ sung
- HS viết trên bảng con
 17’
3. Hướng dẫn viết vào vở tập viết
– GV quan sát, uốn nắn
- HS viết 
 2’
4. Chấm, chữa bài : - GV chấm 1 số bài, nhận xét
2’
C. Củng cố – dặn dò:
- Dặn dò : viết cẩn thận, học thuộc câu tục ngữ
Rút kinh nghiệm ,Bổ sung:	
Thứ............ ngày........tháng........năm 2011
Đạo Đức - Tuần 21
Tiết 21: Tôn trọng khách nước ngoài
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với mọi lứa tuổi
- Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản
- Biết vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài
*KNS:Hs toõn troùng, nieàm nụỷ, lũch sửù vụựi khaựch nửụực ngoaứi.
Maùnh daùn tieỏp xuực vụựi khaựch nửụực ngoaứi, pheõ phaựn nhửừng baùn thieỏu toõn troùng khaựch nửụực ngoaứi.
-Hs coự haứnh ủoọng giuựp ủụừ khaựch nửụực ngoaứi.
 - Khoõng toứ moứ chaùy theo khaựch nửụực ngoaứi.
II. Đồ dùng dạy học:Tranh ảnh , truyện sưu tầm được
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung và các hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động của HS
 4’
A. Kiểm tra bài cũ
+ Kể những việc em làm được thể hiện sự đoàn kết với thiếu nhi quốc tế?
 - GV nhận xét, đánh giá
- HS trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét, bổ sung
2’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài :
- Hát bài “ Tiếng chuông và ngọn cờ”- GV giới thiệu, ghi tên bài
Ngày càng có nhiều khách nước ngoài đến du lịch Việt Nam, các chuyên gia dạy ngoại ngữ,... chúng ta phải làm gì để thể hiện sự tôn trong đối với khách nước ngoài.
- HS hát tập thể
8’
2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
ã Bài tập 1 : Hãy tìm hiểu nội dung và đặt tên cho mõi tranh ảnh sau : – GV quan sát, giúp đỡ
ã Quan sát, nhận xét
ã GV Kết luận : Các bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang gặp gỡ, trò chuyện với khách nước ngoài. Thái độ, cử chỉ của các bạn rất tự nhiên, tự tin. Điều đó biểu lộ lòng tự trọng, mến khách của người Việt Nam. Chúng ta cần tôn trọng khách nước ngoài.
- HS đọc yêu cầu
- HS quan sát, nhận xét theo nhóm, mỗi nhóm 1 tranh 
- HS trình bày kết quả thảo luận
- HS khác n/x,bổ sung
12’
3. Hoạt động 2: Phân tích truyện.
ã Đọc truyện: Cậu bé tốt bụng
ã GV yêu cầu HS Thảo luận trả lời câu hỏi:
- Khi thấy ông khách nước ngoài lo lắng, bạn nhỏ đã làm gì ? (... bạn đã ra hỏi xem ông cần giúp gì,... )
- Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì với người nước ngoài ? (... thể hiện sự quan tâm, thân thiện, ... )
- Em nhận xét gì về việc làm của bạn nhỏ trong truyện ?Theo em, người khách nước ngoài sẽ nghĩ như thế nào về bạn nhỏ đó? ( ... khâm phục và sẽ học tập bạn; ông khách sẽ nghĩ rằng người Việt Nam rất tốt bụng và mến khách,...)
ã Kết luận
- Khi gặp khách nước người, các em có thể chào, cười thân thiện hoặc chỉ đường nếu họ nhờ giúp đỡ.
- Các em nên giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp khi cần thiết.
- Việc đó thể hiện sự tôn trọng, lòng mến khách của các em, giúp khách nước ngoài có thêm hiểu biết và có cảm tình với đất nước Việt Nam.
-1 HS đọc
- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi
- HS trình bày
- HS khác nhận xét, bổ sung
3’
C. Củng cố – dặn dò
+ Thể hiện điều được học trong cuộc sống hằng ngày
Rút kinh nghiệm , Bổ sung:	
Thứ............ ngày........tháng........năm 2011
Tự nhiên và xã hội - Tuần 21
Tiết 41: Thân cây
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết :
 - Phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc (thân đứng , thân leo, thân bò) theo cấu tạo ( thân gỗ, thân thảo)
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh ảnh sưu tầm về thực vật
Các cây có ở trường
Giấy A4, bút màu, giấy khổ to, hồ dán, ...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Nội dung và các hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động của HS 
 4’
A. Kiểm tra bài cũ
- Nói những điều em biết về thực vật
- 3 HS nêu 
1’
 28’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi tên bài 
2. Hoạt động 1 : Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên.
* Mục tiêu: Nhận dạng và kể được một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo.
* Cách tiến hành:
ã Chỉ và nói tên các cây có thân và kể được một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình. Trong đó, cây nào có thân gỗ (cứng), cây nào có thân thảo (mềm)?
+ Điền kết quả làm việc vào bảng sau:
Hình
Tên cây
Cách mọc
Cấu tao
Đứng
Bò
Leo
Thân gỗ
Thân thảo
1
Cây nhãn
x
x
2
Cây bí đỏ
x
x
3
Cây dưa chuột
x
x
4
Cây rau muống
x
x
5
Cây lúa
X
x
6
Cây su hào
x
x
7
Các cây gỗ trong rừng
x
x
x
- Cây su hào có gì đặc biệt?
* Kết luận: 
- Các cây thường có thân mọc đứng; một số cây có thân leo, thân bò.
- Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.
- Cây su hào có thân phình to thành củ.
Hoạt động 2: Chơi trò chơi Bingo
* Mục tiêu: Phân loại một số cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò) và theo cấu tạo của thân (thân gỗ, thân thảo).
* Cách chơi:
- Lớp trưởng phát cho mỗi đội từ 1- 3 phiếu.
- Hai đội xếp hàng dọc trước bảng phụ của đội mình và chơi tiếp sức theo hiệu lệnh của GV. Đội nào gắn xong trước và đúng là thắng cuộc.
- GV nêu đáp án và công bố kết quả cuộc chơi.
Cấu tạo
Cách mọc
Thân gỗ
Thân thảo
Đứng
Xoài, kơ- nia, cau, bàng, rau ngót, phượng vĩ, bưởi
Ngô, cà chua, tía tô, hoa cúc
Bò
Bí ngô, rau má, lá lốt, dưa hấu
Leo
Mây
Mướp, hồ tiêu, dưa chuột
- HS quan sát các hình ở trang 78, 79 SGK theo nhóm 2 và TLCH theo gợi ý.
- HS trình bày kết quả quan sát, mỗi nhóm chỉ nói đặc điểm của một cây.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS chia làm 2 đội chơi. GV sử dụng 2 bảng phụ, phát cho mỗi đội 1 bộ phiếu rời, mỗi phiếu viết tên 1 cây, cử trọng tài và hướng dẫn cách chơi.
2’
B. Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét, khái quát, dặn dò:
+ Đọc trước nội dung bài sau
Rút kinh nghiệm , Bổ sung:	
Thứ............ ngày........tháng........năm 2011
Tự nhiên và xã hội - Tuần 21
Tiết 42: Thân cây (t2)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết :
 - Nêu được chức năng của thân đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân đối với đời sống con người.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh ảnh sưu tầm về thực vật
Các cây có ở trường
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Nội dung và các hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động của HS 
 4’
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu ví dụ về cây; xác định cấu tạo và cách mọc của cây đó.
- GV nhận xét, chấm điểm
- HS nêu ví dụ
- HS khác nhận xét 
1’
 28’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi tên bài 
2. Hoạt động 1 Thảo luận cả lớp
* Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây.
- Nhựa cây và thân cây có tác dụng gì? 
+ Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
3. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu: Kể ra được những ích lợi của một số thân cây đối với đời sống của người và động vật.
* Câu hỏi : ở địa phương bạn, thân cây thường được dùng để làm gì ?
* Gợi ý:
- Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật?
- Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ,
 - Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn?
- GV Kết luận: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng.
- HS báo cáo kết quả BT thực hành theo yêu cầu SGK tr. 80.
- Cả lớp nghe và bổ sung, nêu nhận xét. 
* Thảo luận nhóm
- Các nhóm quan sát các hình 4, 5, 6, 7, 8 SGK và TLCH theo gợi ý.
- HS nêu ý kiến trước lớp bằng cách chơi trò đố nhau
- HS khác nhận xét, nêu ý kiến bổ sung. 
- HS đọc kết luận trong SGK
2’
B. Củng cố – dặn dò
 - GV nhận xét, khái quát, dặn dò
+ Đọc trước nội dung bài sau
Rút kinh nghiệm , Bổ sung:	

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21kns(1).doc