Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 23 (1)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 23 (1)

Tập đọc - kể chuyện

 Nhà ảo thuật.

I. Mục đích yêu cầu:

A. Tập đọc

- Biết ngắt hơi sau đúng các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung: Khen ngợi hai chị em Xô – phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

 

doc 49 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1022Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 23 (1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 23
Thứ hai ngày 1 th¸ng 2 n¨m 2010	
TËp ®äc - kĨ chuyƯn
 Nhµ ¶o thuËt.
I. Mục đích yêu cầu:
A. Tập đọc
- Biết ngắt hơi sau đúng các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung: Khen ngợi hai chị em Xô – phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
B. Kể chuyện: 
- Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- Biết theo dõi, nhận xét, dánh giá lời kể của bạn. Kể được tiếp lời kể của bạn.
+ HS khá, giỏi: Kể được từng đoạn câu chuyện bằng lời của Xô – phi hoặc Mác
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: - Tranh minh họa bài học trong SGK.
- Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Khởi động: Hát.
B. Bài cũ: Cái cầu.
- GV mời 3 em đọc thuộc lòng bài và trả lời câu hỏi:
+Người cha trong bài thơ làm nghề gì?
+Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì?
+Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
- GV nhận xét bài.
C. Bài mới:
Giới thiệu và ghi tựa bài: Trong các tuần 23, 24 các em sẽ được học các bài gắn với chủ điểm nghệ thuật; qua đó các em sẽ hiểu biết về những ngưòi làm công tác nghệ thuật (nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, diễn viên xiếc, ) những hoạt động nghệ thuật, các bộ môn nghệ thuật Truyện đọc đầu tuần sẽ cho các em làm quen với một nhà ảo thuật tài ba.
D. Tiến hành các hoạt động:
*Hoạt động 1: Luyện đọc.
Giúp HS bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
GV đọc mẫu bài văn.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV cho HS xem tranh minh họa.
GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- GV mời HS đọc từng câu.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp.
+GV mời HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- GV mời HS giải thích từ mới: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài.
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Bốn nhóm nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài văn.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao chị em Xô- phi không đI xem ảo thuật?
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời:
+ Hai chị em Xô- phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật thế nào?
+ Vì sao hai chị em không nhờ chú Lí dẫn vào rạp xiếc?
- HS đọc thành tiếng đoạn 3, 4, Tl câu hỏi:
+ Vì sao chú Lí tìm đến nhà Xô- phi và Mác?
+ Những chuyện gì xảy ra khi mọi người uống trà?
+ Theo em hai chị em Xô- phi đã được xem ảo thuật chưa?
- GV nhận xét, chốt lại: Nhà aỏ thuật Trung Quốc đã tìm đến tận nhà hai bạn nhỏ để biểu diễn, bày tỏ sự cảm ơn đối với hai bạn. Sự ngoan ngoãn và lòng tốt của hai bạn đã được đền đáp
Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- GV đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV cho 3 HS thi đọc 3 đoạn truyện trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
Hoạt động 4: Kể chuyện.
- GV cho HS quan sát các tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh.
- GV nhắc nhở HS: Khi nhập vai phải tưởng tượng chính mình là bạn đó, lời kể phải nhất quán từ đầu đến cuối.
- GV mời 1 HS nhập vai Xô- phi kể lại đoạn 1 câu chuyện theo tranh.
- GV mời 4 HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo lời Xô- phi hoặc Mác.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
E. Tổng kết – dặn dò.
- GV hỏi: Các em học được ở Xô phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào?
- Truyện khen ngợi hai chị em Xô- phi.Truyện còn ca ngợi ai nữa?
- Về luyện đọc lại câu chuyện.
- Chuẩn bị bài: Chương trình xiếc đặc sắc
- Nhận xét bài học.
- Học sinh đọc thầm theo.
- HS xem tranh minh họa.
- HS đọc từng câu.
- HS đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
- HS đọc từng đoạn trước lớp.
- 4 HS đọc 4 đoạn trong bài.
- HS giải thích các từ khó trong bài.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm
- Bốn nhóm đọc ĐT 4 đoạn.
+Vì bố các em đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua vé.
+Tình cờ gặp chú Lí ở ga, hai chị em giúp chú mang những đồ đạt lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.
+Hai chị em nhớ mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn.
- +Chú muuốn cảm ơn hai bạn nhỏ rất ngan và giúp đỡ chú..
+Đã xảy ra hết bấy ngờ này đến bất ngờ khác: một cái bánh bỗng nhiên biến thành 2 cái; các dải băng đủ sắc màu từ lọ đường bắn ra; một chú thỏ trắng mắt hồng bỗng nằm trên chân Mác.
+Chị em Xô- phi đã được xem ảo thuật ngay tại nhà.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS thi đọc diễn cảm truyện.
- Ba HS thi đọc 3 đoạn của bài.
- HS quan sát tranh.
- HS một HS kể.
- 4 HS kể lại 4 đoạn câu chuyện.
HS nhận xét.
- Yêu thương cha mẹ./ ngoan ngoãn, sẵn sàng giúp đỡ mọi người)
- Chú Lí- nghệ sĩ ảo thuật tài ba, nhân hậu, rất yêu quí trẻ em.
Thứ ba ngày 2 tháng 2 năm 2010
ChÝnh t¶ 
 Nghe viÕt: Nghe nh¹c.
Ph©n biƯt :l/n.
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 4 chữ. Mắc không quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập 2a.
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: Bảng phụ viết BT2a.
II/ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Khởi động: Hát.
B. Bài cũ: Một nhà thông thái.
- GV gọi HS viết các từ: trượt chân, bước lên, vượt dốc,
- GV nhận xét.
C. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa bài. Nghe nhạc
D. Tiến hành các hoạt động:
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe - viết.
- Giúp HS nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
GV hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc toàn bài viết chính tả.
- GV hướng dẫn HS nhận xét. GV hỏi:
+ Bài thơ kể chuyện gì?
+ Những từ nào trong bài viết hoa ?
- GV hướng dẫn HS viết ra bảng con những chữ dễ viết sai: (mải miết, bỗng, nổi nhạc, giẫm, vút, réo rắt, rung theo, trong veo...)
* GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc thong thả từng câu, cụm từ.
- GV theo dõi, uốn nắn.
GV chấm chữa bài.
- GV chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- GV nhận xét bài viết của HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Giúp HS biết điền vào chỗ trống tiếng có vần uc/ut.
+ Bài tập 2a:
- GV cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV mời 2 HS lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em đọc kết quả, giải câu đố.
- GV nhận xét, chốt lại:
+ Bài tập 3a:
- GV cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV dán 3 tờ giấy lên bảng, mời 3 nhóm làm bài dưới hình thức tiếp sức.
- GV nhận xét, chốt lại:
E. Tổng kết – dặn dò.
- Về xem và tập viết lại từ khó.
- Chuẩn bị bài: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- 1 – 2 HS đọc lại bài viết.
+Bé Cương thích âm nhạc, nghe tiếng nhạc nổi lên, bỏ chơi bi, nhún nhảy theo tiếng nhạc. Tiếng nhạc làm cho cây cối cũng lắc lư, viên bi lăn tròn rồi nằm im..
+Tên đầu bài, đầu dòng thơ, tên riêng của người.
- HS viết ra bảng con.
- Học sinh nêu tư thế ngồi.
- Học sinh viết vào vở.
- Học sinh soát lại bài, tự chữa lỗi.
- Một HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS làm bài cá nhân.
- HS lên bảng thi làm bài
- HS nhận xét.
- Một HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS cả lớp làm vào vở.
- Ba nhóm lên chơi trò tiếp sức.
- HS nhìn bảng đọc kết quả.
- GV mời một số em nhìn bảng đọc kết quả.
Thứ năm ngày 4 tháng 2 năm 2010
TËp ®äc
 Ch­¬ng tr×nh xiÕc ®Ỉc s¾c. 
I. Mục đích yêu cầu:
A. Tập đọc
- Biết ngắt hơi sau đúng các dấu câu, giữa các cụm từ; ®äc ®ĩng c¸c ch÷ sè, c¸c tØ lƯ phÇn tr¨m vµ sè ®iƯn tho¹i trong bµi.
- Hiểu nội dung tờ quảng cáo; bước đầu biết một số đặc điểm về nội dung, hình thức trình bày và mục đích của một tờ quảng cáo.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Tốc độ đọc có thể khoảng 65 tiếng/phút.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài học trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Khởi động: Hát.
B. Bài cũ: Nhà ảo thuật
+Rạp xiếc in tờ quảng cáo ở đâu?
+Cách trình bày tờ quảng cáo có gì đặc biệt(về lời văn, trang trí)?
+Em thường thấy các quảng cáo ở những đâu?
- GV nhận xét bài cũ.
C. Bài mới:
Giới thiệu và ghi tựa bài.: Chương trình xiếc đặc sắc
D. Tiến hành các hoạt động:
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Giọng đọc rõ ràng, rành mạch, vui. Ngắt, nghỉ hơi dài sau mỗi nội dung thông tin.
- GV cho HS xem tranh minh họa.
GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
+GV viết lên bảng: 1 – 6; 50%; 10%; 5180360.
+ Giúp HS giải nghĩa các từ: 19 giờ, 15 giờ.
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV cho HS đọc thi: 4HS tiếp nối nhau đọc thi 4 đoạn; 2 HS thi đọc cả bài..
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm bản quảng cáo. Trả lời câu hỏi:
+ Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì?
+ Em thích những nội dung nào trong quãng cáo? Nói rõ vì sao
+ Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt?
- GV nhận xét, chốt lại:
+ Thông báo những tin cần thiết nhất, được người xem quan tâm: tiết mục, điều kiện của rạp, mức giảm giá vé, thời gian biểu diễn, cách liên hệ mua vé.
+ Thông báo ngắn gọn, rõ ràng.
+ Những từ quan trọng được in đậm.
+ Có tranh minh họa cho tờ quảng cáo thêm đẹp.
+  ...  đỏ hoặc vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá, trên phiến lá có gân lá. 
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật ( 7’ )
Mục tiêu: Biết phân loại các lá cây sưu tầm được
Phương pháp : thảo luận, giảng giải, quan sát 
Cách tiến hành :
Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các lá cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau. 
Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại lá của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh
- GV nhận xét : Khen nhóm làm tốt nhiệm vụ, sưu tập được nhiều lá cây, trình bày đúng và đẹp.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.-
 Chuẩn bị : bài 42: Khả năng kì diệu của lá cây.
Hát
Học sinh trình bày 
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Kh¶ n¨ng k× diƯu cđa l¸ c©y.
I. MỤC TIÊU :
- Nêu được chức năng của lá cây đối với đời sống của thực vật và lợi ích của lá đối với đời sống con người.
 - BiÕt ®­ỵc qu¸ tr×nh quang hỵp cđa l¸ c©y diƠn ra ban ngµy d­íi ¸nh s¸ng mỈt trêi cßn qu¸ tr×nh h« hÊp cđa c©y diƠn ra suèt ngµy ®ªm.
 - LÊy chøng cø 3 nhËn xÐt 7.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên : các hình trang 88, 89 trong SGK.
Học sinh : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Bài cũ: Lá cây ( 4’ )
Giáo viên cho học sinh nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ
Nhận xét 
2.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Khả năng kì diệu của lá cây (1’)
Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo cặp (7’):
Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh dựa vài hình 1 trang 88, tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi theo gợi ý: 
+ Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ?
+ Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào ?
+ Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? 
+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì ?
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận: Lá cây có 3 chức năng:
+ Quang hợp
+ Hô hấp
+ Thoát hơi nước.
Giáo viên giảng thêm cho học sinh biết về vai trò quan trọng của việc thoát hơi nước đối với đời sống của cây: nhờ hơi nước được thoát ra từ lá mà dòng nước liên tục được hút từ rễ, qua thân và đi lên từ lá; sự thoát hơi nước giúp cho nhiệt độ của lá được giữ ở mức độ thích hợp, có lợi cho hoạt động sống của cây  
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm ( 7’ ) :
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát các hình trang 89 trong SGK để nói về lợi ích của lá cây. Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các lá cây được dùng vào các việc như:
+ Để ăn
+ Làm thuốc
+ Gói bánh, gói hàng
+ Làm nón
+ Lợp nhà 
Nhận xét, tuyên dương 
3.Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 47 : Hoa. 
Hát
Học sinh nêu 
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Học sinh thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về chức năng của lá cây
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Thđ c«ng
§an nong ®«i(TiÕt 1)
I/ MỤC TIÊU : 
- Biết cách đan nong đôi. 
- Đan được nong đôi dồn nan nhưng có thể chưa thật khít. Dán được tấm nẹp xung quanh tấm nan.
- LÊy chøng cø nhËn xÐt 7.
II/ CHUẨN BỊ :
GV : mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa.
Tranh quy trình đan nong đôi, các đan nan mẫu ba màu khác nhau. 
Tấm đan nong mốt bài trước để so sánh. 
Kéo, thủ công, bút chì.
	HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ ) 
Bài cũ: ( 4’ ) Đan nong mốt
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Tuyên dương những bạn đan đẹp.
Bài mới:
Giới thiệu bài : Đan nong đôi ( 1’ )
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét ( 10’ )
 Giáo viên giới thiệu cho học sinh mẫu tấm đan nong đôi và giới thiệu: đây là mẫu đan nong đôi, những nan có màu sẫm là nan dọc, những nan có màu sáng là nan ngang.
Giáo viên gắn tiếp mẫu đan nong mốt bên cạnh mẫu đan nong đôi, cho học sinh quan sát và hỏi:
+ Nhận xét 2 tấm đan này có gì giống và khác nhau?
Giáo viên liên hệ thực tế: khi cần những tấm nan to, chắc chắn và khít thì người ta sẽ áp dụng đan nong đôi. Đan nong đôi được ứng dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan những tấm phên, liếp, đan nong, nia. Trong bài học ngày hôm nay, để làm quen với việc đan nan, chúng ta sẽ học cách đan nong đôi bằng giấy bìa với cách đan đơn giản nhất.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu (14’ )
Giáo viên treo tranh quy trình đan nong đôi lên bảng.
+ Để có được 1 tấm đan nong đôi, phải thực hiện mấy bước? 
Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan .
Giáo viên hướng dẫn: đối với loại giấy, bìa không có dòng kẻ cần dùng thước kẻ vuông để kẻ các dòng kẻ dọc và dòng kẻ ngang cách đều nhau 1 ô.
Cắt các nan dọc: cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 ta được các nan dọc.
Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô. Cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh.
Bước 2 : Đan nong đôi.
Cách đan nong đôi là nhấc 2 nan, đè hai nan và lệch nhau một nan dọc ( cùng chiều ) giữa hai hàng nan ngang liền kề
Giáo viên gắn sơ đồ đan nong đôi và nói: đây là sơ đồ hướng dẫn các đan các nan, phần để trắng chỉ vị trí các nan, phần đánh dấu hoa thị là phần đè nan.
Đan nong đôi bằng bìa được thực hiện theo trình tự sau:
+ Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó, nhấc nan dọc 2, 3, 6, 7 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc. 
+ Đan nan ngang thứ hai: nhấc nan dọc 3, 4, 7, 8 lên và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ ba: ngược với đan nan ngang thứ nhất nghĩa là nhấc nan dọc 1, 4, 5, 8, 9 lên và luồn nan ngang thứ ba vào. Dồn nan ngang thứ ba khít với nan ngang thứ hai.
+ Đan nan ngang thứ tư: ngược với đan nan ngang thứ hai nghĩa là nhấc nan dọc 1, 2, 5, 6, 9 lên và luồn nan ngang thứ tư vào. Dồn nan ngang thứ tư khít với nan ngang thứ ba
+ Đan nan ngang thứ năm: giống như đan nan ngang thứ nhất
+ Đan nan ngang thứ sáu: giống như đan nan ngang thứ hai 
+ Đan nan ngang thứ bảy: giống như đan nan ngang thứ ba 
Giáo viên lưu ý học sinh: đan xong mỗi nan ngang phải dồn nan cho khít rồi mới đan tiếp nan sau
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan.
Giáo viên hướng dẫn: bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. 
Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại cách đan nong đôi và nhận xét
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong đôi theo nhóm. 
Nhận xét, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị Đan nong đôi (tiếp theo).
Hát
+ 3 bước
Học sinh quan sát
Học sinh lắng nghe Giáo viên hướng dẫn.
9 ô
1 ô
Nan ngang
9 ô
1 ô
Nan dán nẹp xung quanh
Nan dọc
Nan ngang
Hàng nan 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
7
Õ
Õ
Õ
Õ
6
Õ
Õ
Õ
Õ
Õ
5
Õ
Õ
Õ
Õ
Õ
4
Õ
Õ
Õ
Õ
3
Õ
Õ
Õ
Õ
2
Õ
Õ
Õ
Õ
Õ
1
Õ
Õ
Õ
Õ
Õ
liền
Nan dọc
Nan ngang
1
2
3
4
5
6
7
8
9
7
6
5
4
3
2
1
TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
TIẾT 23.
I Mục tiêu
HS tự nhận xét tuần 23
Rèn kĩ năng tự quản. 
Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.
- Rèn luyện cho học sinh có thói quen tự tin và mạnh dạn phát biểu trước tập thể lớp.
- Rèn luyện thói quen báo cáo đúng sự thật.
II. Những thực hiện tuần qua:
1. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ.
 Lớp tổng kết :
Học tập: HS làm bài và học tập chăm chỉ. Đi học đầy đủ, chuyên cần.
Trật tự:
Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn.
Nếp tự quản tốt. Hát văn nghệ to, rõ ràng, thuộc bài hát chủ đề tháng.
Giữa giờ hát văn nghệ tốt. Giờ học nghiêm túc.
Vệ sinh:
Vệ sinh cá nhân tốt
Lớp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. 
 - Khắc phục hạn chế tuần qua.
Thực hiện thi đua giữa các tổ.
Đảm bảo sĩ số chuyên cần.
Thực hiện tốt An toàn giao thông, khi tham ATGT phải đội mũ bảo hiểm.
 * Thực hiện diệt muỗi vằn để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
 * Ăn chín uống chín phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp.
 * Phòng tránhb tai nạn thương tích và té nước và H1N1 và ATGT
Sinh hoạt sao Nhi Đồng vào thứ sáu hàng tuần.
Văn nghệ, trò chơi:
Văn nghệ: Ôn lại các bài hát chủ đề tháng. 
Khối trưởng duyệt
Phó hiệu trưởng chuyên môn duyệt 
D¹ Tr¹ch, ngày.tháng năm 2009
Tổ trưởng
 D¹ Tr¹ch, ngày tháng. năm 2009
 Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 3 tuan 23 CKTKNBVMT.doc