Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 23

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 23

Tiết 2, 3 Tập đọc - Kể chuyện

$67. Nhà ảo thuật

I/ MĐYC:

A/ Tập đọc:

1, Rèn kĩ năng đọc hành tiếng:

Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ:nổi tiếng, lỉnh kỉnh, một lát, uống trà, nhận lời, chứng kiến, nắp lọ. Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4 (giọng kể từ tốn ở đoạn 1, 2, 3)

2, Rèn kĩ năng đọc hiểu:

Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài

 

doc 42 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1087Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Thứ hai ngày tháng năm 200 
Tiết 1 Chào cờ
 Tập trung toàn trường
__________________________
Tiết 2, 3 Tập đọc - Kể chuyện
$67. Nhà ảo thuật
I/ MĐYC:
A/ Tập đọc:
1, Rèn kĩ năng đọc hành tiếng: 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ:nổi tiếng, lỉnh kỉnh, một lát, uống trà, nhận lời, chứng kiến, nắp lọ. Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4 (giọng kể từ tốn ở đoạn 1, 2, 3) 
2, Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài
Hiểu ND của câu chuyện: Khen ngợi 2 chị em Xô - Phi là những đứa trẻ ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em
B/Kể chuyện:
1, Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ. HS nhập vai và kể lại tự nhiên câu chuyện:"Nhà ảo thuật theo lời kể của Xô - Phi (hoặc Mác)
2, Rèn kĩ năng nghe 
II/Đồ dùng: Tranh minh hoạ truyện trong sgk 
III/Các hoạt động dạy học:
Tập đọc
A/Kiểm tra: 2 HS đọc bài: "Chiếc máy bơm"
Ac - si - mét nghĩ ra cách gì để làm cho nước chảy ngược lên, giúp nông dân đỡ vất vả ?
B/Bài mới:
1, Giới thiệu: Nêu MĐYC
2, Luyện đọc
Giáo viên đọc mẫu
GV HD HS đọc từng câu kết hợp luyện đọc từ khó 
Đọc từng đoạn trước lớp 
Giải nghĩa từ 
Ao thuật
Tình cờ
Chứng kiến
Thán phục
Đọc từng đoạn trong nhóm 
Thi đọc giữa các nhóm 
Cả lớp đọc đồng thanh 
3, Tìm hiểu bài
Câu 1: 
Tại sao chị em Xô - Phi không đi xem ảo thuật ?
Câu 2: 
Hai chị em Xô - Phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào ?
Câu 3:
Vì sao hai chị em không chờ chú Lí dẫn vào rạp ?
Câu 4:
Vì sao chú Lí đến nhà của hai chị em Xô - Phi và Mác ?
Câu 5:
Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà ?
Câu 6:
Theo em hai chị em Xô - Phi đã được xem ảo thuật chưa ?
GV: Nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng đã tìm đến tận nhà hai bạn nhỏ để biểu diễn. Bày tỏ sự cảm ơn đối với hai bạn, sự ngoan ngoãn và lòng tốt của hai bạn đã được đền đáp 
Câu 7:
Nêu nội dung bài
4/Luyện đọc lại: 
3 em nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn, GV HD đọc đúng 1 số câu 
Học sinh lắng nghe
Mỗi HS đọc tiếp nối 1 câu 
Đọc nối tiếp 4 đoạn trong bài 
Hôm qua, tình cờ em gặp lại cô giáo dạy lớp 1 của em
Chúng em đã đước chứng kiến cảnh nguyệt thực
Cả lớp em đều thán phụ bạn Tuấn
Đọc nhóm 4
2 nhóm thi đọc trước lớp 
Vì bố của các em đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố. Các em khồn dám xin tiền mẹ mua vé 
Tình cờ gặp chú Lí ở ga, hai chị em đã giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc
Hai chị em nhớ lời dặn của mẹ không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú Lí trả ơn
Chú muốn cám ơn hai chị em rất ngoan đã giúp đỡ chú
Đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Một các bánh biến thành 2. Các dải băng đủ màu sắc từ lọ đường bắn ra. Một chú thỏ trắng mắt hồng bỗng nằm trên chân Mác
Chị em Xô - Phi đã được xem ảo thuật ngay tại nhà
2 chị em Xô - Phi là những đứa trẻ ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em
3 HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn 
Kể chuyện
HS đọc yêu cầu của bài
HS quan sát tranh, nhận ra nội dung của từng tranh 
1 HS kể mẫu 1 đoạn của chuyện theo tranh 
Bốn HS kể tiếp nối nhau thi kể từng đoạn của câu chuyện theo lời kể của Xô - Phi hoặc Mác
1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời kể của Xô - Phi hoặc Mác 
Lớp đọc thầm 
Tranh 1: Hai chị em Xô - Phi xem quảng cáo về buổi biểu diễn của nhà ảo thuật Trung Quốc 
Tranh 2: Chị Xô - Phi giúp nhà ảo thuật mang đồ đến nhà hát
Tranh 3: Nhà ảo thuật tìm đến tận nhà để cảm ơn hai chị em
Tranh 4: Những chuyện bất ngờ xảy ra khi mọi người uống trà 
VD: Hôm ấy, khắp thành phố, đâu đâu cũng dán những quảng cáo về buổi biểu diễn của 1 nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng. Trường tôi tổ chức cho HS đi xem. Riêng chị em tôi không đi vì chúng tôi không muốn xin mẹ tiền mua vé. Bố tôi nằm viện, mẹ rất cần tiền để chữa bệnh cho bố 
4 HS kể nối tiếp 4 đoạn
5/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học 
______________________________________________
Tiết 4 Toán
$111. Nhân số có 4 chữ số 
với số có một chữ số (T2)
i/ Mục tiêu: Giúp HS
 Biết thực hiện phép nhân (có nhớ 2 lần không liền nhau)
 Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán
II/ Đồ dùng: 
III/Các hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra: 2 HS lên bảng:
Bài 1: Viết phép nhân rồi ghi kết quả: 2712 + 2712 + 2712 + 2712 
Bài 2: Tính x, biết: x : 5 = 1456
B/ Bài mới:
1, Giới thiệu: Nêu mục tiêu
2, HD HS thực hiện phép nhân 
1427 x 3 
GV nêu vấn đề: đặt tính rồi tính 
HS nhắc lại quy trình thực hiện phép nhân
3, Luyện tập:
Bài 1: 
Yêu cầu HS thực hiện phép tính nhân vào sgk
HS nêu miệng kết quả 
Củng cố cách thực hiện phép nhân 
Bài 2: 
1 HS đọc yêu cầu bài 
2 HS lên bảng giải
Lớp làm bảng con
Bài 3:
1, 2 HS đọc bài 
Phân tích tóm tắt và giải
HS làm bài vào vở 
Bài 4:
Củng cố về cách tính chu vi hình vuông 
1427 x 3 
Đặt tính 
Thực hiện nhân từ phải sang trái 
3 x 7 = 21 viết 1 nhớ 2
3 x 2 = 6 nhớ 2 bằng 8
viết 8. 3 x 4 = 12 viết 1
nhớ 1. 3 x 1 = 3 nhớ 1 
bằng 4 viết 4
1427 x 3 = 4281
Nhiều HS nhắc lại (Nhân lần lượt từ phải sang trái) 
Tính 
HS khác theo dõi sgk
Đặt tính rồi tính
Tóm tắt 
Mỗi xe chở: 1425 kg gạo
3 xe chở:... ? kg gạo
Giải
Ba xe chở được số gạo là 
1425 x 3 = 4275 (kg)
 Đáp số: 4275 kg
Tóm tắt 
Hình vuông có cạnh 1508m
Chu vi mảnh đất hình vuông:?m
Giải
Chu vi mảnh đất hình vuông là
1508 x 4 = 6032 (m) 
 Đáp số: 6032 m
3, Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học
______________________________________
Tiết 5 Đạo đức
$23. Ôn tập và thực hành kĩ năng giữa kì 2
I/ Mục tiêu:
Ôn tập bài 9 và 10 : Đoàn kết với thiếu nhi Quốc Tế và tôn trọng khách nước ngoài
Giúp hs hiểu : Thiếu nhi Thế Giới là anh em 1 nhà, không phân biệt dân tộc, màu da, ... Biết tôn trọng và giúp đỡ khách nước ngoài. Như thế là biết thể hiện lòng tự tôn Dân tộc. Để mọi người thấy nước Việt Nam đẹp, con người Việt Nam thông minh, mến khách.
Biết thực hành trong cuộc sống
II/ Các hoạt động dạy học
1, Giới thiệu bài: Ghi bảng
2, Hs ôn tập tuần 19, 20, 21, 22
Trong 4 tuần các em đã học các bài đạo đức nào ?
Trẻ em Việt Nam và trẻ em Thế Giới có được kết bạn giao lưu không ?
Hãy kể tên các hoạt động phong trào của thiếu nhi Việt Nam để ủng hộ các bạn thiếu nhi Quốc Tế mà em biết ?
Những việc làm của các bạn thể hiện điều gì ? 
Tại sao ta cần phải tôn trọng giúp đỡ khách nước ngoài ?
Thế nào là tôn trọng khách nước ngoài ?
Đoàn kết ... Quốc Tế
Tôn trọng khách nước ngoài
Có thể giao lưu, kết bạn, giúp đỡ các bạn bè ở nhiều nước trên thế giới
Đóng tiền ủng hộ các bạn nhỏ Cu-ba, các bạn ở những nước bị thiên tai, chiến tranh ...
Thi viết thư, vẽ tranh, sáng tác truyện ... cùng các bạn thiếu nhi Quốc Tế
Tình đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế.
Là thể hiện sự mến khách, tình đoàn kết với những người muốn tìm hiểu giao lưu với đất nước ta
Gặp họ vui vẻ chào hỏi, chỉ đường giúp họ khi cần thiết ...
3, Củng cố nội dung ôn tập
4, Tổng kết , dặn dò, liên hệ : Nhận xét giờ học. Về nhà biết thực hành theo bài đã học. Chuẩn bị bài 11
______________________________________________________________________
Thứ 3 ngày tháng năm 2006
 Tiết 1 Thể dục
$45. Trò chơi:"Chuyển bóng tiếp sức" 
 I/Mục tiêu:
 Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác 
 Chơi trò chơi: Chuyển bóng tiếp sức. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu 
II/ Địa điểm và phương tiện
Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập
Phương tiện: Còi, kẻ sân cho trò chơi
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Định lượng
Pp và tổ chức
A/ Phần mở đầu
GV nhận lớp, phổ biến Nd y/c giờ học
Tập bài thể dục phát triển chung
Trò chơi: Đứng ngồi theo lệnh 
B/ Phần cơ bản:
Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân
GV chia lớp thành 4 nhóm Chơi trò chơi: Chuyển bóng tiếp sức
GV phổ biến cách chơi
Những trường hợp vi phạm trò chơi
C/ Phần kết thúc:
Chạy chậm thả lỏng tích cực, hít thở sâu
GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét 
Giao bài về nhà 
1 - 2 phút
1 phút
1 - 2 phút
3 phút
10- 12 phút
8 - 10 phút
1 phút
1 - 2 phút 
Đội hình tập trung 
+ + + + + +
+ + + + + +
+ + + + + +
+ + + + + + 
@
HS luyện tập theo nhóm
GV đi kiểm tra từng tổ và nhắc nhở HS
Đội hình tập luyện
0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0
Chia thành 4 hàng
Khi có lệnh "Bắt đầu" cuộc chơi, những em đứng đầu của mỗi hàng nhanh chóng đưa bóng bằng hai tay qua trái, ra sau cho người số 2. Người số 2 đưa hai tay nhận bóng rồi cũng nhanh chóng đưa qua trái, ra sau cho người số 3... Người cuối cùng nhận bóng rồi đưa qua phải sau đó chuyển về phía bên phải 
Chuyển bóng trước khi có hiệu lệnh, hoặc đưa không đúng quy định 
Để rơi bóng ... 
Đội hình tập trung
+ + + + + +
+ + + + + +
+ + + + + +
@
Tiết 2 Chính tả (Nghe-viết)
$45. Nghe nhạc
 i/MĐYC:
 Rèn kĩ năng viết chính tả
1, Nghe, viết chính xác, trình bày đúng bài thơ: Nghe nhạc. 
2, Làm đúng bài tập phân biệt l/n hoặc ut/uc 
II/ Đồ dùng: Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 2a
 3 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 3a
 III/ Các hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra: 2 HS lên bảng viết: rần rĩ, giục giã, dồn dập, dễ dàng
 B/ Bài mới:
1, Giới thiệu: Nêu MĐYC
2, HD HS viết chính tả:
GV đọc mẫu 
Bài thơ kể chuyện gì ?
Bé Cương thích nghe nhạc như thế nào ?
Tiếng nhạc còn cuốn hút những vật nào ?
Bài thơ có mấy khổ ?
Mỗi dòng có mấy chữ ?
Các chữ đầu dòng viết như thế nào ?
Giữa các khổ thơ các em nhớ để cách 1 dòng 
HD viết từ khó 
Yêu cầu HS đọc và viết những chữ vừa tìm được 
Chỉnh sửa lỗi cho HS 
GV đọc cho HS viết 
GV chấm khoảng 5 đến 7 bài. 
3, HD bài tập
Bài 2:
Điền vào chỗ chấm 
a, l hay n
Bài 3:
Tìm nhanh những từ ngữ chỉ hoạt động 
1, 2 HS đọc lại bài lắng nghe 
Cả lớp theo dõi sgk
Bài thơ kể về bé Cương và sở thích nghe nhạc của bé 
Nghe nhạc nổi lên bé bỏ chơi bi, nhún nhảy theo tiếng nhạc
Tiếng nhạc làm cho cây cối lắc lư, viên bi tròn nằm im
Bài thơ có 4 khổ thơ
Mỗi dòng có 5 chữ 
Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 2 ô li
Mải miết, giẫm, réo rắt, rung theo
Hs viết 
Đổi vở soát lỗi 
náo động, hỗn láo
béo núc ních, lúc đó 
Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n
l: lá, làm việc, lần 
n: nõn nà, nuông chiều, nàng tiên
 4 ... dò: Nhận xét giờ học
__________________________________________
Tiết 3 Toán
$114. Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số (T2)
i/ Mục tiêu: Giúp HS
 Biết thực hiện phép chia: Trường hợp chia có dư, thương có 4 chữ số hoặc 3 chữ số 
Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán
II/ Đồ dùng: 
 III/Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra: 2 HS lên bảng đặt tính và tính: 7569 : 3; 8480 : 4
b/ Bài mới: 
1, Giới thiệu:
GV viết VD1 lên bảng
Yêu cầu HS đặt tính và tính 
GV viết VD2 lên bảng 
Yêu cầu HS đặt tính và tính 
Phép chia 2249 chia cho 4 là phép chia hết hay phép chia có dư ? Vì sao ?
2, Luyện tập: 
Bài 1: 
HS làm bảng con 
Củng cố cách thực hiện phép chia trường hợp có dư
Bài 2: 
HS đọc đề bài
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Muốn biết lắp được bao nhiêu ô tô và còn dư mấy bánh xe ta làm thế nào ?
GV HD HS làm bài 
Bài 3:
HS đọc yêu cầu của bài
VD1: 9365 : 3
9 chia 3 được 3, viết 3
chia 3 được 1, viết 1
...
9365 : 3 = 3121
VD2: 2249 : 4
2249 : 4 = 562 (dư 1)
Là phép chia có dư vì trong lần chia cuối cùng ta được số dư là 1
Bài toán cho biết có 1250 chiếc bành xe, lắp vào các xe ô tô, mỗi xe lắp được 4 bánh
Lắp nhiều nhất được bao nhiêu xe và còn thừa mấy bánh xe 
Ta phải thực hiện phép chia. Tìm thương được chính là số xe ô tô được lắp bánh, số dư chính là số bánh thừa
1 HS lên bảng, lớp làm vào vở
Tóm tắt
4 bánh: 1 xe
1250 bánh: ... ? xe
Giải
Ta có: 1250 : 4 = 312 (dư 2)
Vậy 1250 bánh xe lắp được nhiều nhất 312 xe ô tô và còn thừa ra 2 bánh xe 
 Đáp số: 312 xe 
 Thừa 2 bánh xe
Có thể xếp như sau
3, Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học 
__________________________________________
Tiết 4 Chính tả (nghe - viết)
$46. Người sáng tác Quốc ca Việt Nam
 i/MĐYC:
1, Rèn kĩ năng viết chính tả
 Nghe và viết đúng, trình bày đúng, đẹp đoạn văn: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam
2, Làm đúng các bài tập điền âm, vần và đặt câu phân biệt những tiếng có ầm, vần dễ lẫn: l/n, ut/uc 
II/ Đồ dùng: ảnh Văn Cao trong sgk
3 tờ giấy việt nội dung bài tập 2a, hoặc 2b
Bút dạ, 3 tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 3a (3b)
III/ Các hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra: 2 Hs lên bảng viết: nóng mặt, cơm nóng, nần nẫn, nên làm, lên lớp, làn trứng, leo, lớp trưởng
B/ Bài mới:
1, Giới thiệu: Nêu MĐYC 
2, HD viết nghe, viết chính tả
GV đọc mẫu
Giải nghĩa từ 
Quốc hội 
Quốc ca
2 HS đọc lại
Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả 
GV đọc cho Hs viết chính tả 
Gv chấm từ 5 đến 7 bài 
3, HD bài tập:
Bài 2: 
1, 2 hs đọc bài
a, Điền vào chỗ trống l/n 
b, Điền vào chỗ trống ut hay uc
Bài 3:
Đặt câu phân biệt hai từ trong cặp từ sau 
a, nồi - lồi
 no - lo
HS làm bài chữa bài 
Do nhân dân cả nước bầu ra, có quyền cao nhất 
Bài hát chính thức của 1 nước, dùng khi có nghi lễ trọng thể
HS xem ảnh Văn Cao người sáng tác Quốc ca Việt Nam 
Cả lớp đọc thầm 
Chữ đầu tên bàI và các chữ đầu câu: Tên riêng Văn Vao, Tiến Quân ca 
VD: Quốc ca, Nhạc sĩ Văn Cao, vẽ tranh ...
HS viết bài 
Đổi vở soát lỗi 
Lớp đọc thầm 
Buổi trưa lim dim 
Nghìn con mắt lá
Bóng cũng nằm im
Trong vườn êm ả
Con chim chiền chiện
Bay vút vút cao
Lòng đầy yêu mến 
Khúc hát ngọt ngào
Nồi cơm đang sôI trên bếp 
Mắt con cá rất lồi
Chúng em đã ăn no
Mẹ em đang lo lắng
 4/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học
_____________________________________________________________
Thứ 6 ngày tháng năm 200
 Tiết 1 Âm nhạc
$23. Giới thiệu một số nốt nhạc 
 I/ Mục tiêu:
 Nhận biết một số hình nốt nhạc (nốt trắng, nốt đen, nốt mớc đơn, móc kép)
 Tập viết các hình nốt
II/ Chuẩn bị:
GV: Dùng giấy bìa cắt một số hình nốt đen, nốt trắng, móc đơn
 Tư liệu: Du Bá Nha, Chung Tử Kì
III/ Các hoạt động dạy học:
 A/ Kiểm tra: 
 B/ Bài mới: 
1, Giới thiệu
HĐ 1: Giới thiệu một số nốt nhạc
Để ghi chép độ dài ngắn của âm thanh người ta dùng các hình nốt sau đây
Hình nốt trắng
Hình nốt đen
Hình nốt móc kép
Hình nốt móc đơn
Dấu lặng đen
Dấu lặng đơn
HĐ 2: Tập viết các hình nốt nhạc trên
HĐ 3: GV cho HS nghe câu chuyện Du Bá Nha, Chung Tử Kì
Du Bá Nha là con người như thế nào ?
Đang chơi đàn thì có sự cố gì xảy ra ?
Người xưa coi âm nhạc như thế nào ?
Bác thuyền chài và bác tiểu phu đi qua đã nói gì ?
Khi nghe nói thế Bá Nha đã tỏ tháI độ như thế nào ? Và đã làm gì ?
Em hiểu thái độ và hành động của Bá Nha như thế nào ?
Hình nốt trắng
Hình nốt đen
Hình nốt móc kép
Hình nốt móc đơn
Dấu lặng đen
Dấu lặng đơn
HS lắng nghe GV kể 
Là quan trong triều và chơI đàn giỏi
Dây đàn bị đứt
Âm nhạc là cái gì có vẻ thần bí. Trước khi gảy đàn phải tắm gội, ăn chay thắp hương yên tĩnh
Tiếng bật bông ở đâu thế nhỉ
Rất khổ tâm. Ông đập đàn xuống đất và thề từ nay sẽ không bao giờ chơi đàn nữa
Buồn vì không có người biết thưởng thức âm nhạc 
3/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học 
______________________________________
 Tiết 2 Tập làm văn 
$23. Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
 i/ MĐYC:
1, Rèn kĩ năng nói:
 Kể lại rõ ràng, tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem (theo gợi ý sgk) 
2, Rèn kĩ năng viết:
 Dựa vào những điều vừa kể, viết được một đoạn văn từ 7 - 10 câu, kể lại buổi biểu diễn văn nghệ
II/ Đồ dùng: Bảng lớp viết các gợi ý cho bài kể
1 số tranh ảnh nói về các loại hình nghệ thuật, kịch, chèo, hát, múa xiếc, liên hoan văn nghệ của HS trong trường lớp 
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra: 2 HS lên bảng viết về 1 người lao động trí óc 
B/ Bài mới:
1, GT bài: Nêu MĐYC của tiết học
2, Hd HS làm bài tập: 
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu và gợi ý 
GV: Khi kể, các em có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý để kể, cũng có thể kể theo điều mình thích, mình nhớ, và ấn tượng về buổi biểu diễn đó 
1 HS kể 
GV nhận xét lời kể của từng em để cả lớp rút kinh nghiệm
Bài 2: 
HS đọc lại yêu cầu bài 
GV nhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng 
Cả lớp đọc thầm
Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem
Gợi ý:
a, Đó là biểu diễn nghệ thuật gì: kịch, ca nhạc, múa xiếc ...
b, Buổi biểu diễn tổ chức ở đâu khi nào ?
c, Em cùng xem với những ai ?
d, Buổi biểu diễn có những tiết mục nào ?
e, Em thích tiết mục nào nhất ? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy ?
1 vài HS kể
Lớp đọc thầm 
HS viết, GV theo dõi giúp đỡ 
1 số HS đọc bài 
GV chấm điểm một số bài viết hay
 3/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học
______________________________________
Tiết 3 Toán
$115. Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số (T3)
i/ Mục tiêu: Giúp HS 
 Biết thực hiện phép chia trường hợp có chữ số 0 ở thương
 Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có 2 phép tính 
II/ Đồ dùng: 
III/Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra: 2 hs lên bảng đặt tính rồi tính: 3567 : 4; 7248 : 5
B/ Bài mới:
1, Giới thiệu:
GV viết VD1
GV HD mẫu
HS đặt tính rồi tính 
Nhiều HS nêu các thực hiện phép chia 
GV viết VD2
Yêu cầu HS đặt tính rồi tính 
Lớp làm nháp 
GV củng cố cách thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số
Ta thực hiện phép chia như thế nào ?
2, Luyện tập:
Bài 1: 
Đặt tính rồi tính 
Củng cố cách thực hiện phép chia
Bài 2: 
HS đọc bài phân tích, tóm tắt và giải
B1: Tìm đoạn đường đã sửa 
B2: Tìm đoạn đường còn lại 
Bài 3: 
HS tính và điền đúng (Đ) sai (S) vào ô trống 
4218 : 6
42 chia 6 được 7, viết 7
7 nhân 6 bằng 42
42 trừ 42 bằng 0 viết 0
Hạ 1 chia 6 được 0, viết 0
...
4218 : 6 = 703
2407 : 4
24 chia 4 được 6, viết 6
6 nhân 4 bằng 24
24 trừ 24 bằng 0, viết 0
Hạ 0, 0 chia 4 được 0
0 X 4 = 0, 0 - 0 = 0
Chia lần lượt từ trái sang phải
HS làm bảng con
Tóm tắt
Giải
Đội đó đã sửa được quãng đường là: 1215 : 3 = 405 (m)
Đội công nhân đó còn phải sửa số m đường là: 1215 - 405 = 810 (m)
 Đáp số: 810 m
a, Đ b, S c, Đ
Lưu ý: Nhẩm tính số lần chia ở mỗi phép tính đã cho phải là 3 lần chia nên thương phải có 3 chữ số 
4, Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học
_____________________________________________
Tiết 4 Tự nhiên & Xã hội 
$46. Khả năng kì diệu của lá cây
 I/Mục tiêu : Sau bài học, học sinh biết
 Nêu được chức năng của lá cây 
 Kể ra những ích lợi của lá cây 
II/Đồ dùng dạy học: Tranh sgk trang 88, 89
III/ Hoạt động dạy học: 
A/ Kiểm tra: Nêu màu sắc của lá cây? Nêu bộ phận của lá cây ?
B/ Bài mới:
1, Giới thiệu: 
Hoạt động 1: Làm việc với sgk theo cặp 
Mục tiêu: Biết nêu chức năng của lá cây
Cách tiến hành 
Làm việc theo cặp 
1, 2 HS đọc yêu cầu của bài 
Quá trình quang hợp diễn ra trong điều kiện nào ?
Bộ phận nào của lá cây thực hiện quá trình quang hợp ?
Khi quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ?
Quá trình hô hấp diễn ra như thế nào ?
Bộ phận nào của cây thực hiện quá trình hô hấp ?
Khi hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ?
Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp lá cây còn có chức năng gì ?
Từng cặp HS dựa vào hình 1 trang 88, tự đặt câu hỏi và trả lời 
Quá trình quang hợp diễn ra dưới ánh sáng mặt trời
Lá cây là bộ phận chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp
Khi quang hợp, lá cây hấp thụ khí cacbonic và thải khí oxi
Quá trình hô hấp diễn ra suốt ngày đêm
Lá cây là bộ phận chủ yếu thực hiện quá trình hô hấp
Khi hô hấp, lá cây hấp thụ khí oxi và thải ra khí cacbonic
Lá cây còn làm nhiệm vụ thoát hơi nước
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp 
Cách tiến hành 
HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về chức năng của lá cây 
Lá cây có 3 chức năng 
Quang hợp 
Hô hấp 
Thoát hơi nước 
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 
Mục tiêu: Kể được những ích lợi của lá cây
Cách tiến hành 
B1: Hs quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 sgk để nói về ích lợi của cây 
B2: Làm việc cả lớp 
Người ta sử dụng lá cây vào những việc gì ? 
HS đọc yêu cầu và quan sát trnh trang 89
Để ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà ...
HS đọc phần bóng đèn toả sáng
2/ Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học
_________________________________________
Tiết 5 Sinh hoạt lớp 
$23. Sơ kết tuần 
1, Ưu điểm:
 Thực hiện mọi nề nếp tương đối tốt: xếp hàng đầu giờ, giờ truy bài 
 Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu xây dựng bài 
 Tham gia các buổi ngoại khoá đầy đủ 
2, Nhược điểm:
 Một số em ý thức chưa tốt: Xếp hàng chưa nhanh nhẹn, còn lười học, quên đồ dùng học tập
3, Biện pháp: 
 Cần khắc phục những nhược điểm trên
_________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT23.doc