Tập đọc - Kể chuyện Tiết: 70 +71
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
A / Mục tiêu:
- Luyện đọc đúng các từ: hốt hoảng, vùng vẫy, biểu lộ, cỡi trói, .
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ( trả lời được các câu hỏi SGK)
- Biết sắp xếp các tranh cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa (HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện
- GDHS Chăm học.
B / Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.
TUẦN 24 Ngày soạn: 18/2/2011 Ngày dạy: Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011 Tập đọc - Kể chuyện Tiết: 70 +71 ĐỐI ĐÁP VỚI VUA A / Mục tiêu: - Luyện đọc đúng các từ: hốt hoảng, vùng vẫy, biểu lộ, cỡi trói, ... -Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ( trả lời được các câu hỏi SGK) - Biết sắp xếp các tranh cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa (HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện - GDHS Chăm học. B / Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa. C/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 em lên bảng đọc bài “Chương trình xiếc đặc sắc“. Yêu cầu nêu nội dung bài. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài : b) Luyện đọc: * Đọc diễn cảm toàn bài. * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Yêu cầu học sinh đọc từng câu, giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai. - Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A. - Hướng dẫn đọc câu khó Một lần,/ vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Tăng Long/ (Hà Nội). // Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. // Xa giá đi đến đâu,/ quân lính cũng thét duổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.// - Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp. - Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. c) Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : + Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ? - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2 . + Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ? + Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó? - Yêu cầu 2 em đọc thành tiếng đoan 3, 4 lớp đọc thầm lại. + Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ? + Vua ra vế đối như thế nào ? + Cao Bá Quát đã đối lại ra sao ? + Truyện ca ngợi ai ? d) Luyện đọc lại : - Đọc diễn cảm đoạn 3 của câu chuyện. - Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn. - Mời 3HS thi đọc đoạn văn. - Mời 1HS đọc cả bài. - Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất. Kể chuyện 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: SGK - Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý. 2 Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện: - Yêu cầu HS tự sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện. - Gọi HS nêu thứ tự của từng bức tranh qua đó nói vắn tắt nội dung tranh. - Nhận xét chốt lại ý đúng (3- 1- 2- 4). - Mời 4 em dựa vào thứ tự đúng của 4 tranh, nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. - Mời hai học sinh kể lại cả câu chuyện. - Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất. đ) Củng cố, dặn dò : - Em biết câu tục ngữ nào có 2 vế đối ? - Về nhà đọc lại bài và xem trước bài “ Mặt trời mọc ở đằng tây ” - Ba học sinh lên bảng đọc bài và TLCH: + Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt (về lời văn, trang trí) ? - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. - Nối tiếp nhau đọc từng câu. - Luyện đọc các từ khó ở mục A. - Học sinh đọc các nhân - 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn trong câu chuyện. - Giải nghĩa các từ sau bài đọc (Phần chú thích). - Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. - Lớp đọc đồng thanh cả bài. - Lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi của giáo viên. + Vua Minh Mạng đang ngắm cảnh ở hồ Tây. - Lớp đọc thầm đoạn 2 câu chuyện. + Muốn nhìn rõ mặt nhà vua nhưng vua đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi mọi người không cho đến gần... + Cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói. - 2 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đoạn 3 và 4. + Vì vua nghe nói cậu là một học trò nên muốn thử tài cậu. + Nước trong leo lẻo cá đớp cá. + Trời nắng chang chang người trói người. + Ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng suất sắc và tính cách khảng khái, tự tin. - Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. - 3 em thi đọc lại đoạn 3 của bài. - 1 em đọc cả bài. - Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất. - Lắng nghe nêu nhiệm vụ của tiết học. - Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện. - Cả lớp quan sát các bức tranh minh họa về câu chuyện rồi tự sắp xếp các bức tranh theo thứ tự phù hợp với nội dung của từng đoạn trong câu chuyện kết hợp nói vắn tắt về nội dung từng bức tranh. - 4 em tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn của câu chuyện - Hai em kể lại toàn bộ câu chuyện. - Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất . Lần lượt nêu các câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng / Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa / Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa / Mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa .. ............................................................................. Toán Tiết: 116 LUYỆN TẬP A/ Mục tiêu : - Rèn kĩ năng việc thực hiện phép chia số có bốn vhuwx số cho số có một chữ số ( trường hợp có chữ số 0 ở thương ) - Vận dụng phép chia để làm tình và giải toán. - GSHS Yêu thích học toán. B/Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, vở toán C/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Gọi hai em lên bảng làm BT1 ; một em làm BT2 (trang 119). - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn HS làm bài luyện tập : Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1. - Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở nháp. - Mời 3HS lên bảng thực hiện. - Giáo viên nhận xét chữa bài. Bài 2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2. - Nêu cách tìm thừa số chưa biết - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở nháp . - Mời hai học sinh lên bảng giải bài. - Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 3: - Gọi học sinh đọc bài 3. - Hướng dẫn HS phân tích bài toán. - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. Bài 4: - Gọi một học sinh đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu cả lớp làm bài cá nhân. - Gọi 1 số em nêu miệng kết quả. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng. c) Củng cố - dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. - 2 em lên bảng làm bài tập 1. - 1 em làm bài tập 2. - Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Lớp theo dõi giới thiệu bài. - Một học sinh nêu yêu cầu đề bài 1. - Cả lớp thực hiện làm vào vở. - Ba học sinh lên bảng thực hiện, lớp bổ sung. 1608 4 2035 5 4218 6 00 402 03 407 01 703 08 35 18 0 0 0 - Một em đọc yêu cầu bài. - 3 em nêu lại cách tìm thừa số chưa biết. - Lớp thực hiện làm vào vở. - Hai học sinh lên bảng giải bài, lớp nhận xét chữa bài. a / x x 7 = 2107 b/ 8 x x = 1640 x = 2107 : 7 x = 1640 : 8 x = 301 x = 205 - Một em đọc bài toán. - Cả lớp cùng GV phân tích bài toán và làm bài vào vở. - Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung: Giải : Số kg gạo cửa hàng đã bán là : 2024 : 4 = 506 (kg ) Số kg gạo cửa hàng còn lại : 2024 – 50 6 = 1518 (kg) Đáp số : 1518 kg gạo - Một em nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm. - Cả lớp tự làm bài. - Một số học sinh nêu miệng kết quả nhẩm, cả lớp nhận xét bổ sung. 6000 : 2 = 3000 8000 : 4 = 2000 9000 : 3 = 3000 10000 : 5 = 2000 - Vài học sinh nhắc lại nội dung bài. Đạo đức Tiết: 24 TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (TIẾT 2) A / Mục tiêu : - Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang. - Bước đầu biết cảm thông với những đâu thương, mất mát người thân của người khác. - GDHS biết chia sẻ vui buồn với bạn bè. B/Đồ dùng dạy học :- Vở bài tập đạo đức. Các tấm bìa xanh, đỏ, trắng. C/ Hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ: - Kiểm tra 2 em: + Em cần làm gì khi gặp đám tang ? + Vì sao cần phải tôn trọng đám tang ? - Nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: * Hoạt động 1 Bày tỏ ý kiến (BT3) - Giáo viên lần lượt đọc to từng ý kiến. - Yêu cầu lớp theo dõi và bày tỏ thái độ của mình bằng 3 cách ( đồng ý, không đồng ý, lưỡng lự ). - Sau mỗi ý kiến giáo viên yêu cầu thảo luận về các lí do mình chọn. - Kết luận: + Nên tán thành với các ý kiến b, c. + Không tán thành với ý kiến a. * Hoạt động 2: Xử lí tình huống (BT4) - Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống ở BT4 trong VBT. - Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. - Yêu cầu cả lớp nhận xét bổ sung. - Giáo viên kết luận: + Tình huống a: Không nên gọi bạn. Nếu có thể, em nên đi cùng bạn một đoạn đường. + Tình huống b: Không nên chạy nhảy, cười đùa, vặn to đài, ti vi ... + Tình huống c: Nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn. + Tình huống d: Nên khuyên ngăn các bạn. * Hoạt động 3: Chơi TC : Nên và không nên - Chia nhóm. - GV phổ biến cách chơi và luật chơi: Trong 5 phút, các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang lên tờ giấy theo 2 cột. Nhóm nào ghi được nhiều việc nhất thì nhóm đó sẽ thắng. - Yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng. - Nhận xét đánh giá về kết quả công việc của các nhóm. Biểu dương nhóm thắng cuộc. * Kết luận chung: SGV. * Dặn dò: - Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày. - 2 em trả lời câu hỏi của GV. - Lớp lắng nghe giáo viên nêu các ý kiến. - Lần lượt học sinh cả lớp bày tỏ thái độ đồng tình giơ bảng màu đỏ, không đồng tình đưa màu xanh và lưỡng lự đưa màu trắng theo như quy ước. - Thảo luận để đưa ra lời giải thích cho ý kiến của mình. - Học sinh khác nhận xét . - Trao đổi thảo luận trong nhóm để hoàn thành bài tập trong phiếu. - Lần lượt đại diện các nhóm lên trình bày về cách ứng xử các tình huống của nhóm mình. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Lắng nghe GV phổ biến cách chơi và luật chơi. - Các nhóm tiến hành chơi TC. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Cả lớp nhận xét, đánh giá, bình chọn nhóm thắng cuộc. - HS nhắc lại bài học trong SGK. *********************************************************************** Ngày soạn: 19/2/2011 Ngày dạy: Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011 BUỔI SÁNG Toán Tiết: 117 LUYỆN TẬP CHUNG A/ Mục tiêu : - Biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số - Vận dụng giải bài toán có hai phép tính. - GDHS yêu thích học toán. B/Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, vở toán C/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Gọi hai em lên bảng làm BT1 ; một em làm BT2 (trang 120). - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn HS luyện tập - thực hành : Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1. - Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở nháp. - Mời 3HS lên bảng thực hiện. - Giáo viên nhận xét chữa bài. . Bài 2: - Gọi học sinh nêu yêu c ... qui trình kĩ thuật. - Rèn khéo tay. B/ Đồ dùng dạy học : - GV: Tranh quy trình kĩ thuật và sơ đồ đan nong đôi. - HS: Các nan đan đã cắt ở tiết 1. C/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: * Hoạt động 3: Thực hành đan nong đôi . - Yêu cầu một số em nhắc lại qui trình đan nong đôi đã học ở tiết trước. - GV nhận xét và hệ thống lại các bước. + Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan. + Bước 2: Đan nong đôi. + Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. - Tổ chức cho HS thực hành đan nong đôi. - Theo dõi, giúp đỡ học sinh để các em hoàn thành được sản phẩm. - Tổ chức cho học sinh trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm . - Chọn vài sản phẩm đẹp nhất lưu giữ và tuyên dương học sinh trước lớp . - Đánh giá sản phẩm của học sinh . c) Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại quy trình đan nong mốt . - Chuẩn bị cho tiết sau: giấy TC, kéo, thước. - Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình. - Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài . - Nêu các bước trình tự đan nong đôi. - Thực hành đan nong đôi bằng giấy bìa: + Nhấc 2 nan, đè 2 nan. Nan ngang trước và nan ngang sau liền kề lệch nhau 1 nan dọc. + Dán bao xung quanh tấm bìa . - Trưng bày sản phẩm của mình trước lớp. - Cả lớp nhận xét đánh giá sản phẩm của các bạn. ----------------------------------------------------- Tiết 5: SINH HOẠT SAO .Mục tiêu: Biết được tên sao của mình Bước đầu nắm được quy trình sinh hoạt sao. Giáo dục HS biết yêu quý tên sao của mình, yêu quý các bài hát về sao nhi đồng. II.Các hoạt động dạy học: Sinh hoạt sao ngoài sân trường. 1.Phổ biến yêu cầu của tiết học. Các sao ra sân chọn địa điểm thích hợp và tiến hành sinh hoạt. 2.Các bước sinh hoạt sao: 1Tập hợp điểm danh : Tập hợp theo hàng ngang. Điểm danh bằng tên Sao trưởng tập hợp điểm danh sao của mình. 2.Kiểm tra vệ sinh cá nhân: Sao trưởng kiểm tra áo quần , đầu tóc.... xong , nhận xét 3.Kể việc làm tốt trong tuần: Kể việc làm tốt trong tuần ở lớp ở nhà. Sao trưởng nhận xét Toàn sao hoan hô: " Hoan hô sao ..... Chăm ngoan học giỏi Làm được nhiều việc tốt" 4.Đọc lời hứa của sao: Sao trưởng điều khiển , chúng ta luôn thực hiện tốt nhiệm vụ của sao , toàn sao đọc lời hứa:"Vâng lời Bác Hồ dạy Em xin hứa sẳn sàng Là con ngoan trò giỏi Cháu Bác Hồ kính yêu" 5.Triển khai sinh hoạt theo chủ điểm: Hát , đọc thơ , kể chuyện theo chủ điểm : Hướng dẫn HS học nội dung : NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI RA ĐƯỜNG: *Câu hỏi: Khi ra đường em cần chú ý những điều gì? -Luôn luôn đi về phía bên phải , sát lề đường , không đùa nghịch trên đường -Khi qua đường cần chú ý bao quát xung quanh , thấy an toàn mới được qua -Không nên chơi những chỗ nguy hiểm , mất vệ sinh, nơi mọi người cần yên tĩnh -Biết giúp đỡ người già , em nhỏ , người tàn tật -Biết các tín hiệu đèn: + Đèn xanh được phép đi + Đèn vàng chuẩn bị dừng lại +Đèn đỏ dừng lại ( nguy hiểm) -Biết tên đường , ngõ xóm , địa chỉ của trạm y tế , đồn công an . GV hướng dẫn cho HS trả lời 6.Nêu kế hoạch tuần tới. Lớp ổn định nề nếp , duy trì sĩ số . Thi đua học tập tốt dành nhiều bơng hoa điểm 10 chào mừng ngày 3/2 Đi học đúng giờ, mặc áo quần dép...đúng trang phục Học và làm bài tập đầy đủ, vệ sinh lớp học sạch sẽ Chăm sóc cây xanh, Không ăn quà vặt trong trường học. Trang trí lớp học , tiếp tục thu , nộp cáckhoản tiền Thăm gia đình em .... Ngày soạn: 01-3-2010 Ngày giảng: Thứ ba.ngày 3-3-2010 Tiết 1 Thể dục: NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN- TRÒ CHƠI: NÉM TRÚNG ĐÍCH A/ Mục tiêu: - Biết cách nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây,quay dây,động tác nhảy dây nhẹ nhàng. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác. - Trò chơi “Ném bóng trúng đích“. Yêu cầu biết cách chơi và chơi được ở mức tương đối chủ động. B/ Địa điểm phương tiện : - Dây nhảy, mỗi em một sợi. Sân bãi vệ sinh sạch sẽ. Bóng để chơi trò chơi. C/ Các hoạt động dạy học: 1/ Phần mở đầu : - GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. - Yêu cầu lớp thực hiện bài thể dục phát triển chung 2 lần x 8 nhịp - Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập. - Trò chơi "Đứng ngồi theo hiệu lệnh". 2/ Phần cơ bản : * Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân: - Điều khiển cho cả lớp ôn lại động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. - Lớp tập hợp theo đội hình 4 hàng ngang, thực hiện mô phỏng các động tác so dây, trao dây, quay dây sau đóp cho học sinh chụm hai chân tập nhảy không có dây rồi có dây một lần. - Giáo viên chia lớp về từng tổ để luyện tập. - Giáo viên đến từng tổ nhắc nhớ động viên học sinh tập. - Thi đua giữa các tổ bằng cách đếm số lần nhảy liên tục có thể phân từng cặp người nhảy người đếm số lần cho đến cuối cùng ai nhảy được nhiều lần hơn thi chiến thắng. * Học trò chơi “Ném bóng trúng đích“: - Nêu tên trò chơi hướng dẫn cho học sinh cách chơi. - Yêu cầu học sinh tập hợp thành 2 đội có số người bằng nhau - Cho một nhóm ra chơi làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi. - Học sinh thực hiện chơi trò chơi thử một lượt. - Sau đó cho chơi chính thức. - Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui. - Các đôị không được đứng đối diện với nhau để ném và cự li phải đúng quy định không nên đứng quá gần sẽ gây nguy hiểm cho những bạn nhặt bóng. 3/ Phần kết thúc: - Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng. - Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn dò học sinh về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § GV -------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------- Tiết5: Thể dục: ÔN NHẢY DÂY - TRÒ CHƠI “NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH” A/ Mục tiêu: - Ôn động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác. - Trò chơi “Ném bóng trúng đích“. Yêu cầu biết cách chơi và chơi được ở mức tương đối chủ động. B/ Địa điểm phương tiện : - Dây nhảy, mỗi em một sợi. Sân bãi vệ sinh sạch sẽ. - Bóng để chơi trò chơi. C/Các hoạt động dạy học: Nội dung và phương pháp dạy học Đội hình luyện tập 1/ Phần mở đầu : - GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. - Yêu cầu lớp thực hiện bài thể dục phát triển chung 2 lần x 8 nhịp - Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập. - Trò chơi "Đứng ngồi theo hiệu lệnh". 2/ Phần cơ bản : * Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân: - Điều khiển cho cả lớp ôn lại động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. - Lớp tập hợp theo đội hình 4 hàng ngang, thực hiện mô phỏng các động tác so dây, trao dây, quay dây sau đóp cho học sinh chụm hai chân tập nhảy không có dây rồi có dây một lần. - Giáo viên chia lớp về từng tổ để luyện tập. - Giáo viên đến từng tổ nhắc nhớ động viên học sinh tập. - Thi đua giữa các tổ bằng cách đếm số lần nhảy liên tục có thể phân từng cặp người nhảy người đếm số lần cho đến cuối cùng ai nhảy được nhiều lần hơn thi chiến thắng. * Học trò chơi “Ném bóng trúng đích“: - Nêu tên trò chơi hướng dẫn cho học sinh cách chơi. - Yêu cầu học sinh tập hợp thành 2 đội có số người bằng nhau - Cho một nhóm ra chơi làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi. - Học sinh thực hiện chơi trò chơi thử một lượt. - Sau đó cho chơi chính thức. - Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui. - Các đôị không được đứng đối diện với nhau để ném và cự li phải đúng quy định không nên đứng quá gần sẽ gây nguy hiểm cho những bạn nhặt bóng. 3/ Phần kết thúc: - Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng. - Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn dò học sinh về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § GV TUẦN 23 Bài 1: Gạch chân những từ viết sai chính tả rồi viết lại đoạn văn sau cho đúng. Người sáng tác Quốc ca Việt Nam. Nhạc sĩ văn cao tham ra cách mạng từ khi còn trẻ. ông sáng tác bài Tiến quân ca” trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa. Bài ca đã nhanh chóng phổ biến trong cả nước và được quốc hội đầu tiên của nước ta chọn làm quốc ca. Không chỉ sáng tác nhạc, văn cao còn vẽ tranh và làm thơ. Bài 2: Đọc những dòng thơ sau rồi điền vào bảng cho đúng. a. Phì phò như bễ b. Ngàn con sóng khỏe Biển mệt thở rung Lon ta lon ton. Sự vật được nhân hóa Từ dùng để nhân hóa sự vật đó a. b. Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong mỗi câu sau. a. Khi còn bé Anh – xtanh rất tinh nghịch. . b. Mô - da là một nhạc sỹ thiên tài. . c. Cầu thủ Hồng Sơn đi bóng rất điêu luyện. . d. Cô giáo tận tình và yêu thương chúng em. . e. Trường em mỗi ngày một xanh, sạch, đẹp hơn. . g. Các bạn lớp em rất yêu thương nhau. . Bài 4: Điền tiếp bộ phận câu trả lời câu hỏi Như thế nào ? để các dòng sau thành câu. a. Mảnh vườn nhà em. b. Đêm rằm, mặt trăng.. c. Mùa thu, bầu trời c. Khi gặp địch anh Kim Đồng xử trí TUẦN 24 Bài 1: Gạch chân những từ viết sai chính tả rồi viết lại đoạn văn sau cho đúng. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau: Nước trong leo lẻo cá đớp cá. Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, cao bá quát lấy cảnh mình đang bị chói, đối lại luôn: Trời nắng trang trang người trói người. Bài 2: Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm, hoạt động của vật như tả người trong đoạn văn sau. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn , lũ lũ bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy. Bài 3: Em đặt dấu phảy vào chỗ nào trong đoạn văn sau cho thích hợp. Mỗi bản nhạc mỗi bức tranh mỗi câu chuyện mỗi vở kịch mỗi cuốn phim.đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật đó là các nhạc sỹ họa sỹ nhà văn nghệ sỹ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài say mê để đem lại cho ta những giải trí tuyệt giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
Tài liệu đính kèm: