Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 27 (15)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 27 (15)

TOÁN

CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ(140)

I- MỤC TIÊU:

+ KT: Nhận biết được các số có 5 chữ số. Nắm được cấu tạo thập phân của các số. Biết đọc và viết các số có 5 chữ số.

+ KN: Rèn kỹ năng đọc, viết đúng số có 5 chữ số.Nhận biết các hàng,chục nghìn,hàng nghìn,trăm nghìn,chục,đv.

+ TĐ: Giáo dục học sinh có ý thức trong học tập.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng các hàng của số có 5 chữ số, bảng bài tập 2 kẻ vào bảng phụ lục và các thẻ ghi số.

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 908Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 27 (15)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27:
Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011
Chào cờ
...................................................
MỸ THUẬT
VẼ THEO MẪU: VẼ LỌ HOA VÀ QUẢ
( Giáo viờn chuyờn soạn giảng)
..........................................................
Toán
Các số có năm chữ số(140)
I- Mục tiêu:
+ KT: Nhận biết được các số có 5 chữ số. Nắm được cấu tạo thập phân của các số. Biết đọc và viết các số có 5 chữ số.
+ KN: Rèn kỹ năng đọc, viết đúng số có 5 chữ số.Nhận biết các hàng,chục nghìn,hàng nghìn,trăm nghìn,chục,đv.
+ TĐ: Giáo dục học sinh có ý thức trong học tập.
Ii - đồ dùng dạy học:
- Bảng các hàng của số có 5 chữ số, bảng bài tập 2 kẻ vào bảng phụ lục và các thẻ ghi số.
II- Hoạt động dạy học:
1- GV giới thiệu bài.
2 - Bài mới.
- Giáo viên treo bảng số.
- Giới thiệu số 42316.
- Coi mỗi thẻ số ghi số 10.000 là một chục nghìn.
- Giáo viên lấy 4 thẻ số như vậy gắn lên bảng.
(?) Có mấy chục nghìn ?
- Tương tự gắn thẻ số: Nghìn, trăm, chục, đơn vị.
+ Giới thiệu cách viết số.
- Gọi học sinh viết số
- Giáo viên nhận xét.
(?) Số 42316 có mấy chữ số ?
(?) Khi viết số này, ta viết bắt đầu từ đâu 
+ Giáo viên khẳng định cách viết.
+ Giới thiệu cách đọc số.
- Gọi học sinh đọc, nhận xét.
- Nếu sai giáo viên sửa lại.
- Giáo viên khẳng định cách đọc.
3 - Thực hành:
Bài tập 1:
- Hướng dẫn cách làm theo mẫu.
- Gọi học sinh làm phần b.
- Giáo viên chữa bài cho học sinh.
Bài tập 2: Treo bảng phụ lục.
(?) Bài yêu cầu làm gì ?
- Đọc số có 6 chục nghìn, 8 nghìn, 3 trăm, 5 chục, 2 đơn vị.
- Cho học sinh làm trong SGK
- Giáo viên chữa bài, kết luận đúng sai.
Bài tập 3:
- Giáo viên viết các số lên bảng.
- Gọi học sinh đọc.
(?) Số đó gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Giáo viên nhận xét, kết luận, đúng sai.
 Iv - củng cố, Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Học sinh nghe.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh quan sát và nghe.
- Có 4 chục nghìn.
- Học sinh theo dõi.
- 2 học sinh lên viết số, dưới viết giấy nháp.
- Một học sinh trả lời.
- Từ trái sang phải.
- 2 học sinh đọc, học sinh khác theo dõi.
- Một học sinh đọc đầu bài.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh làm trong SGK.
- Một học sinh đọc đầu bài.
- 1 học sinh nêu, học sinh khác theo dõi.
- Hai học sinh đọc lại.
- 1 học sinh lên bảng, HS khác làm SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh đọc số.
- 2 học sinh trả lời, HS khác nhận xét.
.
....................................................................
Ôn tập kiểm tra giữa kỳ II
Ôn tập kiểm tra và học thuộc lòng 
I- Mục đích, yêu cầu.
+ KT: Kiểm tra lấy điểm các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26; ôn phép nhân hoá.
+ KN: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng; phát âm rõ ràng, đảm bảo tốc độ; biết ngắt nghỉ đúng dấu câu, giữa các cụm từ.
- Trả lời được 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc..
- Biết sử dụng phép nhân hoá trong bài đọc.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.
II- Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ trang 73.
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.
III- Hoạt động dạy học:
a- Giới thiệu bài: HS lắng nghe.
b- Kiểm tra tập đọc:
- Gọi HS lên bốc thăm bài tập đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi.
- GV cho điểm từng HS.
c- Ôn luyện về phép so sánh:
* Bài tập 2 (tiết 1):
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Cho HS quan sát kỹ từng bức tranh để hiểu rõ nội dung câu chuyện.
- GV cho HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu kể nối tiếp nhau mỗi nhóm 1 bức tranh.
- GV nhận xét HS kể.
- Gọi HS kể cả chuyện.
- Nhận xét cho điểm.
d- Ôn luyện về phép nhân hoá:
* Bài tập 2 (tiết 2):
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc bài thơ.
- Gọi HS đọc phần câu hỏi.
- GV cho thảo luận nhóm đôi.
- Gọi đại diện trả lời.
- GV nhận xét cho điểm
- Lần lượt từng HS lên bốc thăm về chuẩn bị và lên đọc.
- HS lên đọc bài.
- 2 HS đọc.
- Quan sát tranh, đọc lời thoại.
- 6 HS 1 nhóm.
- HS làm việc, 6 HS kể nối tiếp nhau.
- 3 HS kể.
-1 học sinh đọc.
- Học sinh nghe sau đó 3 HS đọc lại.
- 1 học sinh đọc.
- Học sinh làm việc.
IV- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
-------------------------------------------
TIấ́NG ANH
( Giáo viờn chuyờn soạn giảng)
............................................................
TOÁN*
Luyện các số có nhiều chữ số
I. Mục tiêu
- Củng cố về đọc và viết các số có năm chữ số .
- Rèn KN đọc, viết số có năm chữ số. 
- GD HS chăm học toán.
B. Đồ dùng 
GV : Bảng phụ- Phiếu HT
HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Tổ chức:
2/ Luyện tập- Thực hành:
*Bài 1: Treo bảng phụ
- BT yêu cầu gì?
- GV đọc các số:
+ Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu.
+ Hai mươi sáu nghìn không trăm linh tư.
+ Tám nghìn bảy trăm hai mươi lăm.
+ Chín mươi hai nghìn tám trăm linh một.
+ Năm mươi nghìn.
+ Bảy mươi ba nghìn chín trăm mười hai.
- Nhận xét, cho điểm.
*Bài 2: BT yêu cầu gì?
- GV viết các số:
37042
58611
45300
78970
12003
- Nhận xét.
*Bài 3: 
- Đọc đề?
- Giao phiếu HT
- Muốn điền được số tiếp theo ta làm nn?
- Chấm bài, nhận xét.
3/ Củng cố:
- Khi đọc và viết số có 5 chữ số ta đọc và viết từ đâu?
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- Viết các số
- Lớp viết nháp-1 HS viết trên bảng
+42316
+26004
+8725
+92801
+50000
+73912
- Đọc số
- Đọc:
+Ba mươi bảy nghìn không trăm bốn mươi hai
+ Năm mươi tám nghìn sáu trăm mười một.
+ Bốn mươi lăm nghìn ba trăm.
+ Bảy mươi tám nghìn chín trăm bảy mươi.
+ Mười hai nghìn không trăm linh ba.
- Điền số
- Làm phiếu HT
a)Số đứng trước cộng thêm 1 nghìn
24000; 25000; 26000; 27000; 28000.
b)Số đứng trước cộng thêm 1 trăm.
63800; 63900; 64000; 64100; 64200.
c)Số đứng trước cộng thêm 1 chục.
51280; 51290; 51300; 51310; 51320; 51330; 51340; 51350.
- Từ trái sang phải, từ hàng cao đến hàng thấp.
................................................................................................
TIấ́NG VIậ́T*
Ôn các bài tập đọc , học thuộc lòng
 Đọc thêm : Ngày hội rừng xanh.
I. Mục tiêu
- HS đọc tốt và hiểu ND bài tập đọc, học thuộc lòng đã học giữa học kì 2
- Đọc thêm bài: Ngày hội rừng xanh.
- GDHS yờu mụn học.
II. Đồ dùng
GV : SGK.
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. HĐ1 :Ôn luyện các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học giữa học kì 2
Kể tên các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học giữa học kì 2
Gọi HS lần lượt đọc và nêu nội dung các bài tập đọc, học thuộc lòng đã nêu
a. HĐ1 : Đọc bài : Ngày hội rừng xanh
- GV đọc bài
- Đọc từng câu
- Sửa phát âm cho HS
* Đọc từng đoạn trong bài
* Đọc theo nhóm
* Tìm hiểu bài.
- Tìm các từ ngữ tả các hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh ?
- Các sự vật khác cùng tham gia vào ngày hội như thế nào ?
- Em thích hình ảnh nhân hoá nào nhất ?
Các bài tập đọc: Hai Bà Trưng, Báo cáo Kết quả tháng thi đua noi gương chú bộ đội, ở lại với chiến khu,Ông tổ nghề thêu,Nhà bác học và bà cụ, Nhà ảo thuật, Chương trình xiếc đặc sắc,Đối đáp với vua, Tiếng đàn, Hội vật,.... 
các bài học thuộc lòng: Bộ đội về làng,Chú ở bên Bác Hồ, Bàn tay cô giáo, Cái cầu, Em vẽ Bác Hồ,....
HS lần lượt thực hiện yêu cầu
+ HS theo dõi SGK
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài
- HS nối nhau đọc 2 đoạn trước lớp.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Chim gõ kiến nổi mõ, gà rừng gọi mọi người dậy đi hội, ....
- Tre, trúc thổi nhạc sáo, khe suối gảy nhạc đàn, cây rủ nhau thay áo khoác ....
- HS trả lời
+ 1 HS đọc lại bài thơ
- HS học thuộc lòng.
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS tiếp tục ôn bài.
....................................................................
Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2011
Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu:
+ KT: Giúp HS củng cố về đọc, viết các số có 5 chữ số; thứ tự các số trong 1 nhóm có 5 chữ số; biết viết các số tròn nghìn (từ 10.000 đến 19.000).
+ KN: Rèn kỹ năng thực hành cho HS.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, say mê môn toán.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép bài 1,2.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: chữa bài 2 (141).
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: HS nghe.
2- Hướng dẫn luyện tập:
* Bài tập 1: GV treo bảng phụ.
- Bài yêu cầu làm gì ?
- GV đọc cho HS viết nháp số gồm 6 chục nghìn 3 nghì 4 trăm, 5 chục, 7 đơn
vị.
- GV cùng HS nhận xét.
* Bài tập 2:
- Bài có mấy yêu cầu, là gì ?
- GV treo bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét chữa bài.
- Qua 2 bài củng cố được điều gì ?
- Để đọc viết đúng số ta làm thế nào ?
* Bài tập 3:
- Bài yêu cầu gì ?
- Phần a điền mấy số ? các phần khác thì sao ?
- Cho HS làm vở bài tập.
- GV nhận xét và cho điểm.
* Bài tập 4:
- Bài yêu cầu làm gì ?
- Nhận xét các số trên tia số.
- Cho HS làm bài vào phiếu.
- GV thu chấm nhận xét.
- Gọi HS đọc lại dãy số.
- Dãy số này là dãy số thế nào ?
- HS quan sát, 1 HS đọc yêu cầu.
- Viết lại các số.
- 2 HS lên bảng, 1 HS viết số, 1 HS đọc số.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- 1 HS nhắc lại.
- 1 HS lên làm, dưới làm nháp.
- 2 HS nhận xét.
- 2 HS nhắc lại.
- 2 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- Điền tiếp số.
- 4 số, HS trả lời.
- 1 HS lên viết bảng.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- 1 HS trả lời.
- Các số tròn nghìn.
- 1 HS lên chữa.
- 2 HS đọc lại.
- HS: Tròn nghìn, cách đều 1000 từ 10.000 đến 19.000.
III- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
---------------------------------------
Thể dục
Ôn bài thể dục với hoa hoặc cờ 
Trò chơi: Hoàng Anh - Hoàng Yến
( Giáo viờn chuyờn soạn giảng)
.................................................................
ôn tập và kiểm tra giữa học kỳ ii
ôn tập - kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
I- Mục tiêu.
+ KT: HS đọc đúng và đọc to, rõ ràng, trôi chảy toàn bài.
- Ôn luyện trình bày báo cáo.
+ KN: Đọc diễn cảm, trả lời nội dung bài.
- Báo cáo đủ thông tin, trình bày rõ ràng, tự tin.
+ TĐ: Giáo dục có ý thức trong học tập.
II- Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi các tên bài tập đọc.
- Bảng phụ lục chép sẵn báo cáo.
III- Hoạt động dạy học:
1 - Giới thiệu bài
2 - Kiểm tra tập đọc.
- Gọi lần lượt học sinh lên bốc thăm, chuẩn bị và đọc bài.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3 - Ôn luyện và trình bày báo cáo.:
Bài tập 2: Giáo viên treo bảng phụ lục.
- Yêu cầu học sinh mở SGK trang 20 so sánh 2 báo cáo có gì khác nhau ?
- Cho học sin ... có năm chữ số.
- Viết số có năm chữ số vào chỗ trống.
II. Đồ dùng
GV : Bảng phụ
HS : Vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt đụ̣ng của học sinh
* Bài tập 1
- Đọc số
35890, 33133, 99999, 46609
* Bài tập 2
- Điền số vào chỗ trống
a) 12000, 13000, .....,........,16000, 17000.
b) 23000, 23100, .....,........,.........., 23500
c) 91210, 91220, ......, ......, 91250, .......... 
- GV chấm, nhận xét
+ 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở
- 35890 : Ba mươi lăm nghìn tám trăm chín mươi.
- 33133 : ba mươi ba nghìn một trăm ba mươi ba
- 99999 : chín mươi chín nghìn chín trăm chín mươi chín
- 46609 : bốn mươi sáu nghìn sáu trăm linh chín
+ 3 HS lên bảng, cả lớp làm vở
12000, 13000, 14000, 15000,16000, 17000.
23000, 23100, 23200, 23300, 23400, 23500
91210, 91220, 91230, 91240, 91250, 91260
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học
- Dặn HS tiếp tục ôn bài
..........................................................................
Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2011
Ôn tập và kiểm tra giữa học kỳ II
Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (tiết 6)
I- Mục đích, yêu cầu.
+ KT: Kiểm tra đọ thuộc lòng các bài tạp đọc có nội dung học thuộc lòng từ tuần 19; viết các âm rễ lẫn.
+ KN: Rèn kỹ năng đọc đúng , đọc hiểu và kỹ năng luyện viết đúng các chũ có vần, âm khó viết.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, luyện chữ viết.
II- Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
- Bảng phụ chép bài tập 2.
III- Hoạt động dạy học: 
1- Giới thiệu bài: 
2- Kiểm tra học thuộc lòng.
- Tương tự các tiết trướ.
3- Luyện bài tập chính tả:
* Bài tập 2: GV treo bảng phụ.
- GV cho HS tự làm bài ra nháp.
- Gọi HS chữa bài.
- GV gọi HS đọc lại bài đúng.
- HS nghe.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- 1 HS lên làm bài trên bảng phụ.
- HS nhận xét.
- 2 HS đọc lại.
IV- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Toán
Số 100.000 - Luyện tập
I- Mục tiêu:
+ KT: Giúp HS nhận biết số 100.000, nêu được số liền trước, liền sau; củng cố về thứ tự trong một nhóm các số.
+ KN: Nhận biết được số 100.000 là số liền sau của 99.999; thực hành làm bài tập.
+ TĐ: Giáo dục học sinh có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
II- Hoạt động dạy học:
1- GV giới thiệu bài: HS nghe.
2- Giới thiệu số 100.000:
- Yêu cầu lấy 8 thẻ ghi số 100.000 gắn lên bảng.
- Gọi HS đọc tổng số của các số trong 8 thẻ.
- Lấy thêm 1 thẻ gắn cạnh 8 thẻ cũ.
- Có mấy chục nghìn ?
- Yêu cầu lấy 1 thẻ như thế nữa.
- Gọi HS đọc số đó.
- Số 10 chục nghìn viết thế nào ?
- Gọi HS đọc.
- Số này có mấy chữ số, là những chữ số nào ?
- GV: 10 chục nghìn là một trăm nghìn.
3- Luyện tập - Thực hành:
* Bài tập 1:
- Gọi HS đọc dãy số a.
- Cho HS nhận xét dãy số.
- Số nào đứng sau số 20.000.
- HS tự điền tiếp.
- GV nhận xét và nêu nhận xét các dãy số còn lại.
* Bài tập 2:
- Bài tập yêu cầu gì ?
- HD để HS hiểu cấu tạo trên tia số.
- Hai vạch biểu diễn 2 số liền nhau trên tia số thế nào ?
- GV cho HS đọc các số.
* Bài tập 3:
- Nêu cách tìm số liền trước, liền sau của 1 số ?
- Yêu cầu HS tự làm.
- GV chữa bài cho HS.
* Bài tập 4:
- GV cho HS làm bài vào vở.
- GV thu chấm nhận xét.
- HS làm theo.
- 8 chục nghìn.
- HS làm theo.
- 9 chục nghìn.
- HS lấy 1 thẻ số.
- 10 chục nghìn.
- 100.000.
- 1 số HS đọc.
- 6 chữ số, số 1 đứng đầu và 5 chữ số 0.
- 2 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS đọc thầm, 1 HS đọc to.
- HS nêu nhiều cách.
- Số 30.000.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- 1 HS nêu, HS khác nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS suy nghĩ trả lời.
- 2 HS đọc lại.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- 2 HS nêu, HS khác nhạn xét.
- HS làm bài vào nháp.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- 1 HS chữa, HS khác làm bài vào vở.
IV- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
---------------------------------------
Tự nhiên xã hội
Thú
I- Mục tiêu.
+ KT: Giúp HS chỉ và nêu tên các bộ phạn bên ngoài cơ thể của thú nuôi trong nhà.
+ KN: Nêu được vai trò, ích lợi của thú nuôi, kể tên 1 vài loài thú.
+ TĐ: Giáo dục có ý thức chăm sóc bảo vệ thú nuôi.
II- Đồ dùng dạy học.
- HS chuẩn bị thẻ mầu, các hình minh hoạ trong SGK.
III- Hoạt động dạy học:
* Hoạt động khởi động: 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Mặt xanh, mặt đỏ.
- Chia 2 đội mỗi đội 3 HS.
- GV đọc các câu, các đội giơ thẻ đỏ (Đ), xanh (S).
Ví dụ: Chim là loài có lông vũ ?
- Chim là loài sinh con ?
- Chim là động vật không có xương sống, ......
- GV nhận xét và tính kết quả.
- GV giới thiệu bài mới.
2- Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài của thú.
- Cho HS quan sát tranh SGK.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi tên các con vật trong hình.
- Chỉ rõ các bộ phận bên ngoài.
- Nêu điểm giống và khác nhau.
- Đại diện trả lời.
- Các con vật nươi trong nhà khắp người chúng có gì ?
+ GV kết luận:
3- Hoạt động 2: Lợi ích.
- Người ta nuôi thú để làm gì, kể tên 1 số thú nuôi ?
+ GV nhận xét kết luận:
- Làm thế nào để bảo vệ thú nưôi ?
+ GV kết luận:
- HS theo dõi cách chơi.
- Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 3 HS, chọn 2 thư ký tính điểm.
- HS chú ý nghe.
- Các đội suy nghĩ giơ thẻ.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát SGK.
- HS thảo luận.
- HS thảo luận theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Khắp người có lông bao phủ.
- HS nghe.
- HS trả lời từng câu hỏi.
- 1 số HS trả lời.
IV- Củng cố dặn dò.
GV nhận xét tiết học.
.
Thủ công
LAỉM LOẽ HOA GAẫN TệễỉNG (TIEÁT 3)
I- Mục tiêu:
- KT: Làm lọ hoa gắn tường đúng quy trình kỹ thuật.
- KN: Vận dụng kỹ năng gấp cắt dán để làm lọ hoa gắn tường
- TĐ: Luôn hứng thú với giờ học làm đồ chơi.
II/ Chuẩn bị: 
- Lọ hoa mẫu
- Quy trình làm lọ hoa
- Giấy thủ công.
II- Các hoạt động dạy học
* Hoạt đụ̣ng 1: Giới thiợ̀u bài
* Hoạt đông 2: Thực hành
- Học sinh nêu lại quy trình
- Cho hs làm theo nhóm 
- QS giúp đỡ hs yếu.
Trưng bày sản phẩm.
- Đáng giá kết quả học tập của hs.
Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa
Bước 2: Làm thân lọ hoa.
Bước 3: Làm thành lọ hoa.
- Thực hành theo nhóm
- Trang trí sản phẩm
III- Củng cố dặn dò. 
-----------------------------------------
TOÁN*
 Số 100 000 - luyện tập
I. Mục tiêu
- HS nhận biết số 100 000( một trăm nghìn- một chục vạn). Nêu được số liền trước, số liền sau của số có 5 chữ số.
- Rèn KN nhân biết số 100 000 và tìm số liền trứôc, số liền sau.
- GD HS chăm học
II. Đồ dùng
GV : Các thẻ ghi số 10 000- Phiếu HT
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a)HĐ 1: Giới thiệu số 100 000.
b)HĐ 2: Luyện tập
*Bài 1: - Đọc đề?
- Nhận xét đặc điểm của dãy số?
- Các số trong dãy là những số ntn?
*Bài 2: BT yêu cầu gì?
- Tia số có mấy vạch? Vạch đầu là số nào
- Vạch cuối là số nào?
- Vậy hai vạch biểu diễn hai số liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Chữa bài, nhận xét.
*Bài 3:- BTyêu cầu gì?
- Nêu cách tìm số liền trước? Liền sau?
- Giao phiếu BT
- Gọi 2 HS chữa bài
- Chấm bài, nhận xét.
* Củng cố: -Nêu cách tìm số liền trước? Số liền sau?
- Dặn dò:Ôn cách đọc và viết số có 5 CS
a)Mỗi số trong dãy số bằng số đứng trước nó cộng thêm 10 nghìn: 10 000; 20000; 30000; 40000; 50000; 60000;.....; 100000 (Là các số tròn nghìn)
b) Mỗi số trong dãy số bằng số đứng trước nó cộng thêm 1 nghìn:10000; 11000; 12000; 13000....; 20000
 c)Mỗi số trong dãy số bằng số đứng trước nó cộng thêm 1 trăm: 18000; 18100; 18200; 18300; 18400; ...; 19000. 
( Là các số tròn trăm)
d) )Là các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số18235; 18236; 18237; 18238; ...;18240
- Viết số thích hợp vào tia số
- Có 7 vạch.Vạch đầu là số 40000
- Vạch cuối là số 100000
- Hơn kém nhau 10000.
- 1 HS làm trên bảng
- HS tự làm vào vở BT- Đổi vở- KT
- Điền số liền trước, số liền sau
- Muốn tìm số liền trước ta lấy số đã cho trừ đi 1 đơn vị.-Muốn tìm số liền sau ta lấy số đã cho cộng thêm 1 đơn vị.
- Lớp làm phiếu HT
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
12533
12534
12535
43904
43905
43906
62369
62370
62371
39998
39999
40000
- Muốn tìm số liền trước ta lấy số đã cho trừ đi 1 đơn vị
- Muốn tìm số liền sau ta lấy số đã cho cộng thêm 1 đơn vị.
.......................................................................
TIấ́NG VIậ́T*
Kiểm tra đọc ( Đọc hiểu- Luyện từ và câu)
I. Mục tiêu
- Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu văn bản có độ dài khoảng 130 chữ ( hiểu nội dung văn bản, hiểu từ và câu được sử dụng trong văn bản.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu, trình bày hiểu biết .
- GDHS yờu thích mụn học.
II. Đồ dùng
	GV : Đề kiểm tra đã chế bản cho từng em
	HS : SGK, bút.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Giáo viên phát đề cho HS , hướng dẫn HS hiểu đề, làm bài. 
Bài đọc: Suối
Đọc thầm: Học sinh đọc thầm bài Suối Tác giả Vũ Duy Thông, trang 77 sách Tiếng Việt 3, tập 2.
Trả lời câu hỏi (5 điểm)
* Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:
1. Suối do đâu mà thành?
A. Do sông tạo thành.	
B. Do biển tạo thành.
C. Do mưa và các nguồn nước trên rừng núi tạo thành 
2. Em hiểu hai câu thơ sau thế nào?
 Suối gặp bạn, hoá thành sông
 Sông gặp bạn, hoá mênh mông biển ngời.
 A. Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển.
	 B. Suối và sông là bạn của nhau.
 C. Suối và sông và biển là bạn của nhau.
3. Trong câu: Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây. Sự vật được nhân hoá là:
 A. Mây.	B. Mưa bụi. 	C. Bụi
4.Trong khổ thơ 2, những sự vật nào được nhân hoá ?
 A. Suối, sông.	 B. Sông, biển.	C. Suối, biển
5. Trong khổ thơ 3, suối được nhân hoá bằng những cách nào?
 A. Tả suối bằng những từ ngữ chỉ người,chỉ hoạt động,đặc điểm của người
 B. Nói với suối như nói với người.
 C. Bằng cả hai cách trên.
- Giáo viên thu bài khi hết giờ
- Nhận xét ý thức làm bài và rút kinh nghiệm cho tiết kiểm tra sau.
.........................................................
 Sinh hoạt lớp tuần 27
I- Mục tiêu: Học sinh nắm được ưu nhược điểm trong tuần, phương hướng tuần tới
II- Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần:
Đạo đức: Nhìn chung các em đều ngoan,nhưng còn mấy em hay nói chuyện trong lớp
Học tâp: Nhìn chung các em đều ngoan chăm chỉ học bài, làm bài. Bên cạnh vẫn còn một số em không làm bài tập.
TDVS: Tham gia nhanh nhẹn ;nhiệt tình.
III- Phương hướng tuần sau:
Duy trì số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục, tham gia tốt các hoạt động của nhà trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27 CKTKN 2 buoi.doc