Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 27 (26)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 27 (26)

 Tập đọc Tiết: 80

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 1)

ĐỌC THÊM : BỘ ĐỘI VỀ LÀNG

I/ Mục tiêu:

- KT lấy điểm tập đọc: hs đọc thông thạo các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - 26 (phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 65 tiếng /phút biết ngừng nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ ). kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: hs trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Hướng dẫn học sinh đọc thêm bài tập đọc “ Bộ đội về làng”

 - Kể lại từng đoạn câu chuyện Qủa táo theo tranh biết sử dụng phép nhân hóa để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động.

- GDHS chăm học.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 - 26.

- 6 bức tranh minh họa truyện kể bài tập 2 sgk.

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 27 (26)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 Ngày soạn: 11/3/2011
Ngày dạy: Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011
 Tập đọc Tiết: 80
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 1)
ĐỌC THÊM : BỘ ĐỘI VỀ LÀNG
I/ Mục tiêu: 
- KT lấy điểm tập đọc: hs đọc thông thạo các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - 26 (phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 65 tiếng /phút biết ngừng nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ ). kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: hs trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Hướng dẫn học sinh đọc thêm bài tập đọc “ Bộ đội về làng” 
 - Kể lại từng đoạn câu chuyện Qủa táo theo tranh biết sử dụng phép nhân hóa để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động. 
- GDHS chăm học.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 - 26.
- 6 bức tranh minh họa truyện kể bài tập 2 sgk.
III/ Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1) giới thiệu bài :
2) kiểm tra tập đọc: 
- Kiểm tra số học sinh cả lớp.
- Yêu cầu lần lượt từng em lên bốc thăm để chọn bài đọc.
- Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.
- Nêu câu hỏi về nội dung đoạn học sinh vừa đọc.
- Nhận xét ghi điểm.
- Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.
 3) Bài tập 2: 
- Yêu cầu học sinh kể chuyện "quả táo" theo tranh, dùng phép nhân hóa để lời kể được sinh động.
- Gọi hs nêu yêu cầu đề bài, cả lớp theo dõi.
- Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp quan sát tranh và kể theo nội dung tranh.
- Gọi học sinh nối tiếp nhau thi kể theo tranh.
- Gọi hai em kể lại toàn câu chuyện.
- Theo dõi nhận xét đánh giá và ghi điểm.
* HD đọc thêm bài: bộ đội về làng
4) củng cố - dặn dò : 
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Lớp theo dõi để nắm về yêu cầu của tiết học.
- Lần lượt từng em lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra.
- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.
-1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 2. 
- Từng cặp hai em ngồi quay mặt vào nhau trao đổi kể chuyện theo tranh có sử dụng phép nhân hóa.
- 5 - 6 em nối tiếp nhau kể theo 6 bức tranh.
- Hai em lên kể lại toàn bộ câu chuyện.
- cả lớp theo dõi, bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất.
 Tập đọc- Kể chuyện Tiết: 81
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 2)
ĐỌC THÊM BÀI : TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH
A/Mục tiêu: 
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc: yêu cầu như tiết 1.
- Nhận biết được phép nhân hóa, các cách nhân hóa.
- Đọc thêm bài tập đọc “ Trên đường mòn Hồ Chí Minh”
B/ Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 - 26.
- Bảng lớp viết sẵn bài thơ Em Thương trong bài tập 2. 
C/ Các hoạt động dạy - học : 
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1) Giới thiệu bài :
2) Kiểm tra tập đọc: 
- Kiểm tra số học sinh trong lớp. 
- Hình thức kiểm tra: Thực hiện như tiết 1.
3) Bài tập 2: 
- Đọc bài thơ Em Thương. 
- Gọi 2 HS đọc lại.
- Gọi 1HS đọc các câu hỏi a, b, c trong SGK. 
- Yêu cầu cả lớp trao đổi theo cặp.
- Mời đại diện các cặp nêu lên các sự vật được nhân hóa.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu HS viết bài vào vở bài tập.
- HDHS đọc thêm bài trên đường mòn Hồ Chí Minh
4) Củng cố - dặn dò : 
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - 26 để tiết sau tiếp tục kiểm tra. 
- Lớp theo dõi để nắm về yêu cầu của tiết học.
- Lần lượt từng em lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra.
- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm bài thơ "Em Thương”
- 1 em đọc các câu hỏi trong SGK.
- Lớp trao đổi theo cặp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Các sự vật nhân hóa là: 
 a/ Làn gió: mồ côi, tìm, ngồi.
 Sợi nắng: gầy, run run, ngã..
 b/ Làn gió: giống một bạn nhỏ mồ côi.
 Sợi năng: giống một người gầy yếu.
HS đọc bài hiểu nội dung bài đọc 
.............................................................................
 Toán Tiết: 131 	 
CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
A/ Mục tiêu : 
- Học sinh biết được các hàng chục nghìn,hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
- Biết đọc viết các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa).
- Giáo dục HS chăm học.
B/ Đồ dùng dạy học: Các tấm bìa mỗi tấm có ghi số: 10 000, 1000, 100.
C/ Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ: 
- Nhận xét, trả bài kiểm tra.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác: 
* Ôn tập về các số trong phạm vi 10 000
- Giáo viên ghi bảng số: 2316
+ Số 2316 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị ?
- Tương tự với số 1000.
* Viết và đọc số có 5 chữ số.
- Viết số 10 000 lên bảng.
- Gọi HS đọc số.
- Muời nghìn còn gọi là một chục nghìn.
+ Vậy 10 000 gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị ?
- Treo bảng có gắn các số.
Chục
Nghìn 
Nghìn 
Trăm 
Chục 
 Đ.Vị 
10000
10000
10000
10000
 100
 100
 100
 100
 100
 10
 1
 1
 1
 1
 1
 1
+ Có bao nhiêu chục nghìn? 
+ Có bao nhiêu nghìn ?
+ Có bao nhiêu trăm ? 
+ Có bao nhiêu chục ? 
+ Có bao nhiêu đơn vị ?
- Gọi 1HS lên điền số vào ô trống trên bảng.
- Hướng dẫn cách viết và đọc số: 
+ Viết từ trái sang phải.
+ Đọc là "Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu.
- Gọi nhiều HS đọc lại số.
- Cho HS luyện đọc các cặp số: 5327 và 45327 ; 8735 và 28735 ; 7311 và 67311
- Cho HS luyện đọc các số: 
 32741 ; 83253 ; 65711 ; 87721 ; 19995 c) Luyện tập:
 Bài 1: 
- Gọi 1 em nêu yêu cầu bài tập.
- Treo bảng đã kẻ sẵn như sách giáo khoa.
- Yêu cầu HS lên điền vào bảng và nêu lại cách đọc số vừa tìm được.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Yêu cầu thực hiện vào vở.
Bài 2: 
- Gọi 1 em nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở. 
- Mời một em lên viết và đọc các số.
- Yêu cầu lớp theo dõi và chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Ghi lần lượt từng số lên bảng và gọi HS đọc số.
- Nhận xét sửa sai cho HS.
Bài 4: (Nếu còn thời gian)
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Mời một em lên điền số thích hợp vào ô tróng để có dãy số rồi đọc lại.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
d) Củng cố - dặn dò:
- GV đọc số có 6 CS, yêu cầu HS lên bảng viết số.
- Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
+ Số 2316 gồm 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục và 6 đơn vị.
 - Đọc: Mười nghìn.
+ 10 000 gồm có 1 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm 0 chục và 0 đơn vị.
- Cả lớp quan sát và trả lời:
+ 4 chục nghìn
+ 2 nghìn
+ 3 trăm
+ 1 chục
+ 6 đơn vị
- 1 em lên bảng điền số.
- 1 em lên bảng viết số: 42316
- Nhiều em đọc số.
- HS luyện đọc các số GV ghi trên bảng.
- Một em nêu yêu cầu bài tập: Viết số theo mẫu.
- Lần lượt từng em lên bảng điền số thích hợp.
- Nêu cách lại cách đọc số vừa tìm được.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Một em nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp tự làm bài.
- 1 em lên bảng làm bài, lớp nhận xét bổ sung.
- Đổi chéo vở để KT bài..
- Một em nêu yêu cầu bài tập: Đọc số.
- Lần lượt từng em đọc số trên bảng.
+Đọc các số:23 116, 12 427, 3 116, 82 427
- Một em nêu yêu cầu bài tập
- Lớp cùng thực hiện một bài mẫu.
- Cả lớp làm vào vở.
- Một học sinh lên bảng điền cả lớp bổ sung.
+ 60 000, 70 000, 80 000, 90 000
+ 23000, 24 000, 25 000, 26 000, 27 000
+ 23 000, 23 100, 23 200,23 400,23 500
- Hai em lên bảng viết số.
.......................................................................................
 Đạo đức Tiết: 27 
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (TIẾT 2)
A / Mục tiêu: 
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ tài sản của người khác.
- Biết không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người
- Biết trẻ em có quyền tôn trọng bí mật riêng tư.
- GDHS nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
B/ Tài liệu và phương tiện: 
- Trang phục bác đưa thư, lá thư cho trò chơi đóng vai phiếu học tập.
- Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư để HS chơi đóng vai. 
C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Nhận xét hành vi. 
- Chia lớp thành các cặp để thảo luận.
1. Phát phiếu học tập cho các cặp. 
- Nêu ra 4 hành vi trong phiếu.
- Yêu cầu các cặp thảo luận tìm xem hành vi nào đúng và hành vi nào sai rồi điền vào ô trống trước các hành vi.
- Mời đại diện các cặp lên trình bày trước lớp.
- Giáo viên kết luận theo sách giáo viên.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. 
- Giáo viên chia nhóm. 
- Phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận để nêu về cách điền đúng các từ: bí mật, pháp luật, của riêng, sai trái vào chỗ trống sao cho thích hợp ( câu a ) và xếp các cụm từ vào hai cột thích hợp những việc nên và không nên làm (BT4)
- Yêu cầu các nhóm trao đổi thảo luận.
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Giáo viên kết luận.
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. 
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 
+ Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì của ai ?
+ Việc đó xảy ra như thế nào ? 
- Giáo viên kết luận theo sách giáo viên.
* Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Về nhà cần thực hiện theo đúng bài học.
- Lắng nghe giáo viên nêu các hành vi thông qua phiếu học tập.
- Trao đổi thảo luận tìm ra những hành vi đúng và hành vi sai.
- Lần lượt các cặp cử các đại diện của mình lên báo cáo kết quả trước lớp. 
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Trao đổi thảo luận trong nhóm để hoàn thành bài tập trong phiếu.
- lần lượt các nhóm cử đại diện của mình lên trình bày trước lớp.
- Lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung và bình chọn nhóm xếp đúng nhất.
- HS tự kể về việc làm của mình.
- Lớp bình chọn bạn có thái độ tốt nhất. 
- Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày.
*********************************************************************
Ngày soạn: 12/3/2011
Ngày dạy: Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2011
BUỔI SÁNG Toán Tiết: 132 
LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu : 
- Biết cách đọc, viết các số có 5 chữ số. Tiếp tục nhận biết thứ tự các số có 5 chữ số. Biết viết các số tròn nghìn ( từ 10 000 đến 19 000 ) vào dưới mỗi vạch của tia số.
- Giáo dục HS thích chăm học .
B/ Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ: 
- Gọi HS đọc các số: 
 32741 ; 8 ... á xếp loại sản phẩm của từng nhóm.
----------------------------------------------------
Tiết 4: Âm nhạc: 
HỌC HÁT BÀI: TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH
 Lê Hoàng Minh
 A/ Mục tiêu: 
- HS biết bài hát “Tiếng hát bạn bè mình“, hát có tính chất vui, sinh động dùng để hát tập thể.
- Hát đúng giai điệu và lời ca. Hát đồng đều, hòa giọng, nhẹ nhàng.
- Giáo dục lòng yêu hòa bình, yêu thương mọi người.
 B/ Chuẩn bị: - GV: Hát đúng chính xác bài Tiếng hát bạn bè mình. Các nhạc cụ quen dùng.
 - Học sinh: các đồ dùng liên quan tiết học.
 C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài hát “ Chị ong nâu và em bé “ 
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 1: Dạy bài hát 
- Cho học sinh nghe băng nhạc bài hát. 
- Cho học sinh đọc đồng thanh lời bài hát. 
- Dạy hát từng câu theo lối móc xích. 
- Hướng dẫn tập theo nhóm sau đó hát lại cả lớp vài lần. 
- Tập hát theo hình thức phối hợp đơn ca, tốp ca.
- Lắng nghe sửa những chỗ học sinh hát sai. 
* Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. 
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa vỗ tay theo phách.
Trong không gian bay bay một hành tinh thân ái
 x x xx x x xx
- Yêu cầu vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
Trong không gian bay bay một hành tinh thân ái
 x x x x x x x x x x
- Yêu cầu lớp đứng dậy hát và nhún chân nhẹ nhàng.
d) Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát 1 lần kết hợp vỗ tay theo phách.
- Về nhà tập hát nhiều lần.
- Ba em lên bảng hát bài “ Chị ong nâu và em bé“ 
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Lớp lắng nghe bài hát qua băng một lượt. 
- Cả lớp đọc đồng thanh lời ca.
- Hát từng câu theo GV.
- Từng bàn hoặc từng nhóm luyện tập. 
- Cả lớp cùng hát lại bài hát. 
- Tập hát theo hình thức đơn ca và tốp ca. 
- Vừa hát vừa vỗ tay theo phách.
- Cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca 
- Lớp cùng đứng lên hát lại bài hát kết hợp nhún chân nhẹ nhàng.
- Cả lớp hát lại bài hát.
----------------------------------------------------------
Tiết 3 SINH HOẠT LỚP
A. Mục đích:
- Đánh giá lại tình hình học tập và hoạt động của học sinh trong tuần học vừa qua
- Đề ra phương hướng hoạt động của tuần tới
- Phê bình và tuyên dương những học sinh tích cực trong học tập
- Giáo dục học sinh có ý thức trong việc phê bình và phê bình
B. Đánh giá lại các hoạt động trong tuần:
- Lớp trưởng tiến hành điều khiển cho các bạn sinh hoạt.
-Tổ trưởng tổ 1đúc kết hoạt động của tổ trong tuần
-Các bạn đi học đúng giờ, học bài và làm bài ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp hăng say phát biểu xây dựng bài, vệ sinh trường lớp sạch đẹp
-Bên cạnh đó vẫn còn 1 số bạn còn đi muộn, đến lớp chưa chú ý nghe giảng, ngồi học hay nói chuyện riêng
- Tổ đề nghị tuyên dương bạn...., nhắc nhở bạn
*Tương tự tổ 1,2
+ Sinh hoạt theo tổ nhận xét ưu khuyến – Nêu nhiệm vụ tuần tới
* Lớp phó nhận xét hoạt động học tập
* Lớp phó văn thể mỷ nhận xét các hoạt động khác.(Vệ sinh,Tác phong của HS )
* Lớp trưởng đúc kết lại hoạt động của lớp trong tuần. Đề nghị các bạn tuyên dương bạn..........
-Ý kiến của hs
* Đánh giá của GV:
1. Nề nếp
- Nghiêm túc, chấp hành tốt các nề nếp của lớp học
- Đi học đầy đủ, đúng giờ 	
2. Học tập: 
- ý thức học tập chưa tốt, cần hăng hăng say phát biểu xây dựng bài:
- Một số học sinh hay quên vở, đồ dùng học tập 
- Trong giờ học một số học sinh chưa chú ý, còn nói chuyện riêng 
- Cần học bài và làm bài ở nhà nhiều nhất 
- Chú ý việc giữ gìn vở sạch chữ đẹp, cố gắng rèn luyện chữ viết .
3. Vệ sinh:
- Các tổ luân phiên nhau làm vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
- Các em cần chú ý công tác vệ sinh cá nhân , thường xuyên tắm rữa ,cắt móng tay, móng chân sạch sẽ.
4. Hoạt động khác:
- Tham gia đầy đủ các hoạt động.
III. Kế hoạch tuần:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ
- Vệ sinh sạch sẽ, tham gia đầy đủ các hoạt động.
- Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, trong giờ học cần tập trung nghe giảng
-Thực hiện đúng nội quy trường lớp: Đồng phục, bỏ áo vào quần từ nhà đến trường. 
-Hát đầu giờ, cuối giờ. Vệ sinh trường lớp,Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
-Trong lớp chăm chú nghe giảng, hăng say phát biểu
-Ở nhà luyện đọc thật nhiều
-Viết bài, làm bài đầy đủ ở nhà.
- HS ôn luyện các bài hát, bài múa của Sao nhi đồng. Chơi trò chơi dân gian
-----------------------------------------------------------------
 Buổi chiều
-----------------------------------------------------------
TOÁN NÂNG CAO
 A/ Mục tiêu: - Nâng cao kiến thức về giải toán bằng 2 phép tính, về phép cộng, phép trừ.
 - Giáo dục HS tự giác trong học tập.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 
Số lớn nhất trong các số 49376 ; 49736 ; 38999 ; 48 989 là:
A. 49376 B. 49736 C. 38999 D. 48 989 
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
 67328 + 25893 72586 + 19215
 82975 - 54837 53279 - 26096
Bài 3: Một đội công nhân giao thông rải nhựa xong đoạn đường 1615m trong 5 giờ. Hỏi đội đó rải nhựa trong 8 giờ thì xong đoạn đường dài bao nhiêu mét ? (Giải 2 cách)
- Theo dõi HS làm bài.
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.
2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, cả lớp theo dõi bổ sung:
 B. 49736 
 67328 72586 82975 53279
 + 25893 +19215 - 54837 - 26096 
 93221 91801 28138 27183
 Giải:
 Mỗi giờ đội đó rải nhựa được đoạn đường là:
 1615 : 5 = 323 (m)
 Đoạn đường đội đó rải nhựa trong 8 giờ là: 
 323 x 8 = 2584 (m)
 ĐS: 2584m
Cách 2: Giải:
 Đoạn đường đội đó rải nhựa trong 8 giờ là: 
 1615 : 5 x 8 = 2584 (m)
 ĐS: 2584m
-----------------------------------------------------------
 --------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------
 -----------------------------------------------------------
----------------------------------------------
 Ngày giảng: Thứ ba /3/2010
Tiết 1: Thể dục: 
ÔN BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ
TRÒ CHƠI: HOÀNG ANH ,HOÀNH YẾN
 A/ Mục tiêu: 
- Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. Yêu cầu thuộc bài và thực hiện được các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Tiếp tục ôn động tác nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác và nâng cao thành tích. 
- Ôn TC “Hoàng Anh Hoàng Yến “. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi.
- GDHS rèn luyện thể lực.
 B/ Địa điểm phương tiện : - Mỗi HS 1 cờ nhỏ để cầm tập TD. Sân bãi vệ sinh sạch sẽ. 
 - Còi, kẻ sẵn vạch để chơi TC.
 C/ Các hoạt động dạy học:	
Nội dung và phương pháp dạy học
Định lượng
Đội hình luyện tập
1/ Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. 
- Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập. 
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp.
- Bật nhảy tại chỗ 5 – 8 lần theo nhịp vỗ tay.
2/ Phần cơ bản :
* Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Yêu cầu lớp làm các động tác của bài thể dục phát triển chung từ 2 đến 4 lần.
- Lần 1, GV hô để lớp tập. Lần 3,4 cán sự hô tập liên hoàn 2 x 8 nhịp.
- Chuyển thành đội hình đồng diễn rồi thực hiện bài thể dục phát triển chung 3 x 8 nhịp: 1 lần.
- Theo dõi nhận xét sửa sai cho học sinh.
* Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân: 
- Lớp tập hợp theo đội hình 2 - 4 hàng ngang thực hiện các động tác so dây, trao dây, quay dây sau đó cho học sinh chụm hai chân tập nhảy dây một lần. 
- Gọi lần lượt mỗi lần 3 em lên thực hiện.
- Theo dõi nhận xét sửa sai cho học sinh.
* Chơi trò chơi “Hoàng Anh, Hoàng Yến “.
- Nêu tên trò chơi hướng dẫn cho học sinh cách chơi.
- Yêu cầu tập hợp thành các đội có số người bằng nhau. 
- Cho một nhóm ra chơi làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi.
- Học sinh thực hiện chơi trò chơi thử một lượt.
- Sau đó cho chơi chính thức.
- Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui.
- Các đội khi chạy phải chạy thẳng không được chạy chéo sân không để va chạm nhau trong khi chơi....
 3/ Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn dò học sinh về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
5 phút
16 phút 
6 phút
5 phút
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
 GV
--------------------------------------------------------------- 
Tiết 5: Thể dục: 
ÔN BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ
TRÒ CHƠI "HOÀNG ANH - HOÀNG YẾN"
 A/ Mục tiêu: 
- Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. Yêu cầu thuộc bài và thực hiện được các động tác tương đối đúng.
- Tiếp tục ôn động tác nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác và nâng cao thành tích. 
- Ôn TC “Hoàng Anh Hoàng Yến “. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi.
 B/ Địa điểm phương tiện : - Mỗi HS 1 cờ nhỏ để cầm tập TD. Sân bãi vệ sinh sạch sẽ. 
 - Còi, kẻ sẵn vạch để chơi TC.
 C/Các hoạt động dạy học:	
Nội dung và phương pháp dạy học
Định lượng
Đội hình luyện tập
1/ Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. 
- Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập. 
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp.
- Bật nhảy tại chỗ 5 – 8 lần theo nhịp vỗ tay.
2/ Phần cơ bản :
* Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Yêu cầu lớp làm các động tác của bài thể dục phát triển chung từ 2 đến 3 lần.
- Cán sự hô mỗi lần tập liên hoàn 2 x 8 nhịp.
- Theo dõi nhận xét sửa sai cho học sinh.
- Chuyển thành đội hình đồng diễn rồi thực hiện bài thể dục phát triển chung 3 x 8 nhịp: 1 lần.
* Chơi trò chơi “Hoàng Anh, Hoàng Yến “.
- Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và luật chơi.
- Yêu cầu tập hợp thành các đội có số người bằng nhau. 
- Cho HS chơi chính thức.
- Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui.
- Các đội khi chạy phải chạy thẳng không được chạy chéo sân không để va chạm nhau trong khi chơi....
 3/ Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn dò học sinh về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
5 phút
16 phút 
6 phút
5 phút
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
 GV

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 27 hai buoingay.doc