Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 3 (10)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 3 (10)

TUẦN 3:

Tập đọc: THƯ THĂM BẠN

I - Mục tiêu :

1. Hiểu được tình cảm người viết thư: Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (trả lời các câu hỏi sgk; nắm được phần mở đầu và phần kết thúc bức thư).

 2.Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự thông cảm, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

 3.Giáo dục hs biết quan tâm chia sẻ nỗi đau buồn của người khác.

II - Các hoạt động dạy-học:

 

doc 12 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 3 (10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thöù 2 ngaøy  thaùng .naêm 2010
TUẦN 3:
Tập đọc: THƯ THĂM BẠN
I - Mục tiêu :
1. Hiểu được tình cảm người viết thư: Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (trả lời các câu hỏi sgk; nắm được phần mở đầu và phần kết thúc bức thư). 
 2.Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự thông cảm, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
 3.Giáo dục hs biết quan tâm chia sẻ nỗi đau buồn của người khác.
II - Các hoạt động dạy-học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
B - Bài mới:
Luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a) Luyện đọc:
 -Gọi 1hs đọc bài
 -Gọi vài cặp thi đọc
-Hướng dẫn N. xét,bình chọn
- GV đọc mẫu cả bài
b) Tìm hiểu bài:
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?	
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng . 
4. Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi Hồng ?
 - Nêu tác dụng của dòng mở đầu và kết thúcbức thư. 	 
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
- Đính bảng phụ ghi sẵn lên bảng. Hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm, Gv đọc mẫu 
-Yêu cầu
-Hướng dẫn nhận xét,bình chọn
-Hỏi , chốt nội dung bài
-Dặn dò:
- Về nhà luyện đọclại bài, xem bài chuẩn bị : Người ăn xin/trang 30 sgk
- 1 hs đọc bài -lớp thầm
- 3 hs đọc nối tiếp3 đoạn . 
-Vài hs đọc chú giải sgk. 
-Lớp N. xét,bình chọn,biểu dương
- .........để chia buồn với bạn.
 - Hôm nay đọc báo TNTP mình rất thông cảm với bạn Hồng.. .
-Chắc là...............nước lũ.
-Mình tin............nỗi đau này.
- Học sinh trả lời
- Luyện đọc theo cặp.
-Vài cặp thi đọc diễn cảm
-Lớp theo dõi,bình chọn
-Nêu nội dung bài:
* Thương bạn muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
- Lắng nghe
- Thực hiện
Toán: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- HS củng cố về các hàng, lớp đã học. 
- Đọc, viết được số đến lớp triệu 
* HS ká, giỏi làm thêm BT4
II. Đồ dùng dạy - học:Bảng kẻ các hàng, lớp (như sgk )
III. Các hoạt động dạy-Học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Dạy-học bài mới
 Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu
- Treo bảng các hàng, lớp 
- Hướng dẫn lại cách đọc
+ Tách số trên thành các lớp thì được 3 lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu, GV vừa giới thiệu vừa dùng phấn gạch chân dưới từng lớp để được số 342 157 413
+ Đọc từ trái sang phải. Tại mỗi lớp ta dựa vào cách đọc số có 3 chữ số để đọc, sau đó thêm tên lớp đó sau khi đọc hết phần số và tiếp tục chuyển sang lớp khác
3. Luyện tập, thực hành
Bài 1:
- Yêu cầu HS viết các số mà bài tập yêu cầu
- Yêu cầu HS kiểm tra các số HS đã viết trên bảng
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc số
- GV chỉ các số trên bảng và gọi HS đọc số
Bài 2:
- Viết các số trong bài lên bảng, có thể thêm 1 vài số khác, sau đó chỉ định HS bất kì đọc số
- Nhận xét và cho điểm HS
Bài 3:
- GV lần lượt đọc các số trong bài và 1 số số khác, yêu cầu HS viết số theo thứ tự đọc
- GVnhận xét và cho điểm HS
Bài 4: Y/cầu HS khá, giỏi làm thêm
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp, 1 HS hỏi, HS kia trả lời, sau mỗi câu hỏi thì đổi vai
- Lần lượt đọc từng câu hỏi cho HS trả lời
4. Củng cố: -Nh.xét tiết học+ b.dương 
- Quan sát, lắng nghe
- HS thực hiện tách số thành các lớp theo thao tác của GV
- Lắng nghe
- L.đọc theo nhóm đôi
- 1 HS lên bảng viết số. 
- Làm việc theo cặp, 1 HS chỉ số cho HS kia đọc, sau đó đổi vai
- Mỗi HS được gọi đọc từ 2 đến 3 số
- Đọc số
- Đọc số theo yêu cầu của GV
-Th.dõi,nh.xét,bổ sung
- 3 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào vở
-Nh.xét,b.dương
* HS khá ,giỏi làm thêm BT4
- HS đọc bảng số liệu,q.sát,thầm
- HS làm bài nhóm 2
Luyện từ và câu: 	 TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I.Mục tiêu :
1.Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức ( Nội dung Ghi nhớ ). 
 2.Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III ) ; bước đầu làm quen với từ điển ( hặc sổ tay từ ngữ ) để tìm hiểu về từ ( BT2, BT3 ) .
 3.Giáo dục hs yêu môn học, sử dụng thành thạo từ đon, từ phức.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ và nội dung bài tập 1 luyện tập.
- Bảng phụ viết sẵn những câu hỏi ở phần nhận xét và luyện tập, có phần để trống để ghi đáp án.
III. Các hoạt động dạy và hoc:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
B- Dạy bài mới:
 Phần nhận xét:
- Bài tập 1,2 : Yêu cầu + h.dẫn
- Phát giấy ghi sẵn câu hỏi cho các nhóm làm các BT 1, 2
-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả 
- H.dẫn nhận xét, bổ sung 
 - Nh.xét,chốt lại
3. Phần ghi nhớ: Gọi hs +giải thích thêm
4. Phần luyện tập:
Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập:
- HS thảo luận nhóm đôi trên giấy 
- H.dẫn nhận,bổ sung
- Nh.xét,chốt lại
Bài tập 2: HS đọc y/cầuBT2.
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm 2+ tìm từ theo yêu cầu của bài tập 2.
- Hướng dẫn HS tự tra từ điển 
- H.dẫn nhận xét, bổ sung
-Nh.xét,b.dương +chốt lại
BT3:Y/cầu HS đọc y/ cầu btập và câu mẫu
-.H.dẫn nh.xét,bổ sung
-Nh.xét,điểm,b.dương
-Hỏi+ chốt nội dung bài
 -Dặn dò:Về nhà học thuộc ghi nhớ. Viết vào vở hai câu đã làm ở BT 3 phần luyện tập
 Nh.xét tiết học+b.dương
- 1HS đọc khá đọc yêu cầu, HS khác đọc thầm, HS thực hiện theo nhóm 2 em.
- Đại diện nhóm trình bày
- HS nhận xét ,bổ sung
- Th.dõi
-vài HS đọc thuộc ghi nhớ
- 1 HS khá đọc yêu cầu BT
- HS th.luận theo nhóm đôi(2’) 
-Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
– Lớp nhận xét,bổ sung
- 1 HS khá đọc yêu cầu –lớp thầm
- HS th.luận theo nhóm 2(2’)
- HS thực hiện
-Vài nhóm trình bày –lớp n/xét,bổ sung -Th.dõi,b.dương
- 1 HS khá đọc yêu cầu
- HS nêu từ đã chọn+ đặt câu với từ đó
-Lớp nh.xét,bổ sung
- Th.dõi,b.dương
-Vài hs nêu lại ghi nhớ
-Th.dõi,thực hiện
Thứ 4 ngày...tháng ...năm 2010 
Tập đọc:	NGƯỜI ĂN XIN
I.Mục tiêu 
 - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.( trả lời được câu hỏi 1,2,3/sgk ).
-Đọc rành mạch, trôi chảy, lưu loát toàn bài , giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc thương cảm, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện.
- Giáo dục hs lòng nhân hậu, biết đồng cảmvới người nghèo khổ.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Băng giấy viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Dạy bài mới:
a. Luyện đọc:
- Gọi 1hs đọc bài
- Nh.xét+nêu cách đọc
- Phân 3 đoạn + y/cầu
- Uốn nắn l.đọc từ khó
b. Tìm hiểu bài:
- GV y/cầu HS 
1.Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ? 
 2.Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậuđối với ông lão ăn xin như thế nào ? 
4. Theo em cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin? ( HS khá, giỏi )
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai.
3. Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- GV chốt lại cho đầy đủ, cho HS nhắc lại : Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trứơc nổi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.
-Dặn dò: Về nhà luyện đọc diễn cảm 
- 1hs đọc –lớp thầm
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn 
- Lớp th.dõi+ thầm sgk
-Đọc thầm, th.luận cặp +trả lời lần lượt 
- Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn dụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, hình dáng xấu xí, bàn tay sưng húp bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin)
-Hành động: rất muốn cho ông lão một thứ gì đó nên lục tìm hết túi nọ túi kia. Nắm chặt tay ông lão. Lời nói: Xin ông lão đừng giận cháu.....
* HS khá, giỏi trả lời c/hỏi 4
-...Lòng biết ơn, sự đồng cảm, ông hiểu tấm lòng của cậu bé
-Hs L.đọc vai ( nh.vật tôi,ông lão) theo cặp
-Vài cặp thi đọc theo vai- 
 -Lớp nh.xét,bình chọn,b.dương
Con người phải biết thương yêu nhau, thông cảm với những người nghèo, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, tình cảm rất đáng quý, quà tặng không phải nhất thiết là đồ vật cụ thể nào...)
Toán: 	 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
-Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. 
- Đọc, viết thành thạo số đế lớp triệu
-Giáo dục hs yêu môn học, tính cẩn thận,chính xác.
II. Các hoạt động dạy - Học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
B. Dạy- học bài mới
Bài 1: Viết các số trong bài tập lên bảng, yêu cầu HS vừa đọc vừa nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số
- GV nhận xét và ghi điểm HS
Bài 2
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự viết số
- GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 3
- GV treo bảng số liệu trong bài tập lên bảng và hỏi: Bảng số liệu thống kê về nội dung gì ?
- Hãy nêu dân số của từng nước được thống kê
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời từng câu hỏi 
*Y/ cầu HSkhá, giỏi làm thêm câu b
-Nêu tên các nước có số dân theo thứ tự từ ít đến nhiều
Bài 4 (Giới thiệu lớp tỉ)
- GV nêu vấn đề: Em nào có thể viết được số 1 nghìn triệu?
- GV h.dẫn cách viết đúng số 1 tỉ là 
- Y/cầu hs viết các số từ 1 tỉ đến 10 tỉ
 -Dặn dò HS về nhà làm lại bài tập và chuẩn bị bài sau : Dãy số tự nhiên/sgk trang 19
- HS làm việc theo cặp, sau đó 1 số HS làm trước lớp.
- Ví dụ: Số 35 627 449 đọc là ba mươi lăm triệu sáu trăm hai mươi bảy nghìn bốn trăm bốn mươi chín -Giá trị của chữ số 3 là 30 000 000
- Bài tập yêu cầu chúng ta viết số
- Vài HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở+ nh.xét bảng
a,5 760 342 b, 5 706 342
*HS khá, giỏi làm thêmcâu c,d
c, 50 760 342 d, 57 634 002
- Thống kê về dân số 1 nước vào tháng 12 năm 1999
- Vài hs nêu –lớp th.dõi,nh.xét
Việt Nam : Bảy mươi bảy triệu hai trăm sáu mươi ba nghìn
 Lào: Năm triệu ba trăm nghìn....
a, Nước có nhiều dân số nhất là ấn Độ, ít nhất là Lào. 
* HS khá, giỏi làm thêm câu b
b,Tên các nước theo thứ tự dân số tăng dần là: Lào, Campuchia, Việt Nam, Nga, Hoa kỳ, Ân Độ
- 3 đến 4 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp: 1 000 000 000
- HS đọc số: 1 tỉ
- Số 1 tỉ có 10 chữ số đó là chữ số 1 và 9 chữ số 0 đứng bên phải số 1
- Lắng nghe, thực hiện
Tập làm văn: 	KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT
I. Mục tiêu :
- Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật, nói lên ý nghĩa câu chuyện ( Nội dung Ghi nhớ ).
- Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp ( BT mục III ).
- G. dục hs yêu môn học, kĩ năng miêu tả tính cách nh/ vật qua lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
II. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
B- Dạy bài mới:
Bài tập 1, 2: Y/cầu đọc yêu cầu bài tập 
- Y/cầu cả lớp đọc thầm bài người ăn xin. Viết vào vở những câu ghi lại lời nói, ý nghĩ của cậu bé+ nêu nhận xét.
- Y/cầu+ nhận xét,bổ sung
 - GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
- Bài tập 3: 
- Gv treo bảng đã ghi sẵn 2 cách kể lại lời nói, ý nghĩ của ông lão.
-H.dẫn nh.xét,bổ sung
3.Phần ghi nhớ:
4.Phần luyện tập:
- BT1: Y/cầu đọc nội dung BT.
- Y/cầu hs làm bài theo cặp trên phiếu btập
-Y/cầu + h.dẫn nh.xét,bổ sung
-Nh.xét,b.dương+ chốt lại
- BT2: Y/cầu
- H.dẫn hs th.luận nhóm 2, viết vào phiếu
-Y/cầu + h.dẫn nh.xét,bổ sung
- Nh.xét,b.dương + chốt lại
- BT3: Y/cầu hs
-Gợi ý : -Cần xác định rõ lời đó là của ai nói với ai. Thay đổi lời xưng hô,bỏ dấu ngoặc kép,dấu gạch đầu dòng,gộp lời k/ch với lời nói của nh/vật
- Y/cầu+h.dẫn nh.xét,bổ sung
 -Nh.xét,điểm
- Hỏi +chốt lại bài
 Dặn dò: Xem lại bài,HTLghi nhớ + xem bài ch.bị : Viết thư/sgk trang 34 
 -GV nhận xét tiết học + b.dương 
- 2 hs đọc y/cầu
- HS th.luận cặp: đọc thầm, viết nhanh vào nháp – vài hs làm bảng nhóm
- Hs làm bảng nhóm trình bày bài làm ở bảng -lớp nhận xét,bổ sung
-Đọc y/cầu
- HS thảoluận nhóm 2: đọc lại btập 2,đọc thầm các câu văn để trả lời
- Th.dõi,nh.xét,bổ sung
-Vài hs đọc ghi nhớ sgk –lớp thầm
- 1 hs đọc to, cả lớp đọc thầm.
-Theo dõi lắng nghe
- Th.luận cặp +làm phiếu
-Vàihs trình bày –lớp nh.xét,bổ sung + Lời dẫn g/tiếp : ...bị chó sói đuổi.
 - Th.dõi,nh.xét,bổ sung
-Th.dõi+chữa bài
- 1 hs đọc y/cầu-lớp thầm
-Th.dõi
- 1hs làm bảng-lớp vở
-Nh.xét,bổ sung
-Vài hs nêu lại ghi nhớ
- Th.dõi,thực hiện
- Th.dõi,b.dương
Chính tả(nghe - viết)
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
A- Mục đích , yêu cầu
Nghe-viết chính xác bài thơ : Cháu nghe câu chuyện của bà.Biết trình bày đúng , đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn(tr/ch,dấu hỏi/dấu ngã).
B- Đồ dùng dạy-học
 Bảng phụ viết nội dung bài tập 2
C- Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ định
II- Kiểm tra bài cũ
 - GV nhận xét và đánh giá
III- Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài :Nêu MĐ-YC
2.Hớng dẫn H/S nghe – viết
 - Giáo viên đọc bài thơ “ Cháu nghe câu chuyện của bà”. Hỏi về nội dung bài
- Nêu cách trình bày bài thơ lục bát.
 - Giáo viên đọc từng câu, cụm từ
 - Giáo viên đọc cả bài 
- Chấm 7-10 bài, nhận xét 
3.Hớng dẫn h/s làm bài tập
+ Bài tập 2( lựa chọn 2a)
 - Giáo viên nêu yêu cầu của bài
 - Treo bảng phụ
 - Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng
 - Giúp h/s hiểu hình ảnh: Trúc dẫu cháy,đốt ngay vẫn thẳng.
IV- Hoạt động nối tiếp:
1- Củng cố: 
 - Nhận xét bài viết và giờ học
 2- Dặn dò: 
 - Tự chữa lại các lỗi sai 
 - Hát
 - 2-3 em viết bảng lớp các từ ngữ có x/s
- Nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa .
 - Theo dõi SGK , 1 em đọc lại bài thơ
 - Nói về tình thơng của 2 bà cháu với cụ già
 - Học sinh nêu
 - Học sinh luyện viết từ khó.
 - Học sinh viết bài vào vở
 - Soát lỗi 
 - Đổi vở tự soát lỗi cho nhau.nghe NX.
- Học sinh đọc thầm đoạn văn. Làm bài cá nhân vào vở.
 - 1 em lên làm vào bảng phụ.
 - Vài em đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
 - Lớp nhận xét
- H/s nghe 
 - Sửa bài làm theo lời giải đúng.
Thứ 6 ngày...tháng...năm 2010
Toán: 	DÃY SỐ TỰ NHIÊN
I. Mụctiêu:
-Bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
-Giáo dục hs yêu môn học tính cẩn thận, chính xác.
II. các hoạt động dạy-Học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Dạy - học bài mới
- Em hãy kể 1 vài số tự nhiên đã học
- Yêu cầu HS khác đọc lại số vừa kể
- GV cho HS quan sát tia số như trong SGK và giới thiệu: Đây là tia số biễu diễn các số tự nhiên.
- GV: Điểm gốc của tia số ứng với số nào?
- Mỗi điểm trên tia số ứng với gì?
- Các số tự nhiên được biễu diễn trên tia số theo thứ tự nào?
- GV cho HS vẽ tia số
3. Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên
+ Khi thêm 1 vào số 0 ta được số nào?
+ Số 1 là số đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên so với số 0.
-Nh.xét +chốt lại đặc điểm của tia số
Bài 1
- GV yêu cầu HS nêu đề bài
- GV cho HS tự làm bài
- GV chữa bài và ghi điểm HS
Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Ta thực hiện như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV chữa bài và ghi điểm HS
-Hỏi + chốt đặc điểm hai số tự nhiên liên tiếp
Bài 3- HS đọc đề bài 
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV chữa bài và cho điểm HS
Bài 4: Y/cầu hs
-Y/cầu +h.dẫn nh.xét.
- Nh.xét, điểm
- HS kể: 5; 8; 10; 15;45;....
- 2 HS lần lượt đọc
- HS quan sát hình +th.dõi
- Số 0
- ..... ứng với mỗi số tự nhiên
- Theo thứ tự số bé đứng trước, số lớn đứng sau,tăng dần,liên tiếp
-Thực hành vẽ tia số
- Trả lời câu hỏi của GV
- Ta được số 1
- Số 1 là số đứng liền sau số 0
- Th.dõi + nhắc lại
- HS đọc đề bài-q.sát,thầm
- 2 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vở
-Nh.xét,biểu dương
Tìm số liền trước của 1 số viết để vào ô trống - Ta lấy số đó trừ đi 1
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm ểơ
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị
- Đọc đề,q.sát,thầm
- 3 HS lên bảng làm bài –lớp vở
-Nh.xét,b.dương
-Đọc đề- quan sát, thầm
-Nêu đặc điểm của từng dãy số+ cách làm
Luyện từ và cõu : MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT
I. Mục tiêu :
- Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu- đoàn kết ( BT2, BT3, BT4 ).
- Biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác ( BT1 ).
-Giáo dục hs yêu môn học, lòng nhân hậu, thinh thần đoàn kết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Từ điển Tiếng Việt; bảng phụ viết sẵn Bảng từ của b.tập 2, nội dung btập 3 
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài mới:
Bài tập 1:
- GV hướng dẫn Hs tìm từ trong từ điển.
- GV phát phiếu cho HS, các nhóm thi đua làm bài tập. 
-H.dẫn nhận xét, bổ sung 
-Nh.xét,b.dương + chốt lại
Bài tập 2:
- GV yêu cầu 
- GV phát phiếu + h.dẫn HS làm bài
-Y/cầu +h.dẫn nh.xét,bổ sung
- GV chốt lại lời giải đúng, b.dương
Bài tập 3:
- GV gợi ý em phải chọn từ nào trong ngoặc mà nghĩa của nó phù hợp với nghĩa của các từ khác trong câu, điền vào ô trống sẽ tạo thành câu có nghĩa hợp lý.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Dặn dò :Về nhà học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở BT3,4+ làm vở
- HS đọc yêu cầu bài tập 
 - Đại diện tr.bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung
. Từ chứa tiếng hiền : hiền dịu,hiền đức,hiền hậu,hiền hoà,hiền thảo,....
. Từ chứa tiếng ác : hung ác,ác nghiệt,ác độc, ác ôn, ác hại,tàn ác,...
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS tra từ điển và làm việc theo N2
-Lần lượt tr.bày –lớp nh.xé,bổ sung
* Từ thể hiện lòng nhân hậu : nhân ái,hiền hậu,phúc hậu,đôn hậu,trung hậu,nhân từ.
* Từ trái nghĩa với nhân hậu : tàn ác hung ác,độc ác,tàn bạo
 * Từ thể hiện tinh thần đoàn kết: cưu mang,che chở,đùm bọc
 * Từ trái nghĩa với đoàn kết : bất hoà,lục đục,chia rẽ
- HS làm việc cá nhân- vài hs bảng
- HS nêu các thành ngữ vừa điền xong
- Cả lớp đọc thuộc lòng các thành ngữ đó (có giải nghĩa)
- Th.dõi,thực hiện
Tập làm văn:	VIẾT THƯ
I. Mục tiêu :
- Nắm chắc hơn mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư ( Nội dung Ghi nhớ ).
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn( mục III ).
-Giáo dục và rèn luyện kĩ năng giao tiếp ( viết )
II. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Dạy bài mới:
- H.dẫn HS đọc bài “Thư thăm bạn
Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
- Người ta viết thư để làm gì?
- Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì?
- Nh.xét,chốt lại
Qua bức thư đã đọc, em thấy một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào?
c. Ghi nhớ: GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ d.Luyện tập:
+ Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?
+ Thư viết cho bạn cùng tuổi, ta dùng từ xưng hô như thế nào?
+ Em cần thăm hỏi những gì?
+ Cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, ở trường hiện nay?
+ Em nên chúc bạn, hứa hẹn điều gì?
* H.dẫn hs thực hành viết thư:
- GV gợi ý trong khi HS làm, thu bài chấm, chữa tại lớp 3 bài, nhận xét, tuyên dương những bài hay. 
- Dặn dò :Yêu cầu những HS viết chưa xong về nhà viết cho hoàn thiện. Xem bài tiết sau : Cốt truyện/trang 42 sgk
-Nh.xét tiết học,b/dương
- 1HS khá đọc toàn bài cả lớp theo dõi đọc thầm, trả lời câu hỏi.
- Chia buồn với bạn Hồng vì gia đình Hồng bị trận lụt gây đau thương...
- Thăm hỏi, trao đổi ...tin tức cho nhau
+ Nêu lí do và mục đích viết thư.
+ Thăm hỏi tình hình của người nhận thư....
- Đầu thư: Ghi địa điểm, thời gian viết thư/ lời thưa gửi.
- Cuối thư: Ghi lời chúc, lời cảm ơn...
- 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK-lớp thầm
- Một bạn ở trường khác.
-... xưng hô thân mật :bạn-mình/tớ-cậu.
- Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường em hiện nay.
- ...tình hình học tập,vui chơi,các h.động ở trường,ở lớp,...
- .......Sức khoẻ, việc học hành, sở thích, gia đình... của bạn
- Chúc bạn khoẻ, học giỏi, hẹn gặp lại...
- HS viết bài theo yêu cầu đề ra.
- 2HS đọc lại bài viết.
- HS nhận xét,b/dương
-Th.dõi,thực hiện
-Th.dõi,b/dương
SINH HOẠT LỚP:
 I.Mục tiêu : Giúp hs :
 -Thực hiện nhận xét,đánh giá kết quả công việc tuần qua để thấy được những mặt tiến bộ,chưa tiến bộ của cá nhân, tổ,lớp.
 - Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp,chuẩn bị.
- Giáo dục và rên luyện cho hs tính tự quản,tự giác,thi đua,tích cực tham gia các hoạt động của tổ,lớp,trường.
II.Chuẩn bị :
 -Bảng ghi sẵn tên các hoạt động,công việc của hs trong tuần.
 -Sổ theo dõi các hoạt động,công việc của hs 
III.Hoạt động dạy-học :
 Hoạt động của GV
1.Giới thiệu tiết học+ ghi đề
2.H.dẫn thực hiện :
A.Nhận xét,đánh giá tuần qua :
* Gv ghi sườn các công việc+ h.dẫn hs dựavào để nh.xét đánh giá:
 -Chuyên cần,đi học đúng giờ
 - Chuẩn bị đồ dùng học tập
 -Vệ sinh bản thân,trực nhật lớp , sân trường
- Đồng phục,khăn quàng ,bảng tên 
- Xếp hàng ra vào lớp,thể dục,múa hát sân 
 trường.Thực hiện tốt A.T.G.T
 -Bài cũ,chuẩn bị bài mới
-Phát biểu xây dựng bài 
 -Rèn chữ+ giữ vở
- Ăn quà vặt
 -Tiến bộ
 -Chưa tiến bộ
 *Tiến bộ:
 *Chưa tiến bộ :
B.Một số việc tuần tới :
 -Nhắc hs tiếp tục thực hiện các công việc đã đề ra
- Khắc phục những tồn tại
- Th.hiện tốt A.T.G.T
- Các khoản tiền nộp của hs
- Trực văn phòng,vệ sinh lớp,sân trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 3.doc