Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 3 (23)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 3 (23)

Toán ( tiết 11 )

ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC

A. MT

Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.

B. HĐD - H

I. Ổn định

II. KTBC : bài " Luyện tập"

HS đọc lại bảng nhân và bảng chia

III. Bài mới

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 3 (23)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 3
TỪ NGÀY 29/8 – 02/9/2011
 Tiết
Thứ/ ngày
Phân Mơn
Tiết
Tên Bài Dạy
1
Thứ hai
29/8/11
SHĐT
Chào Cờ
2
Tốn
11
Oân tập về hình học (tr 11)
3
Tập Đọc
5
Chiếc áo len
4
KChuyện
3
Chiếc áo len
5
Mĩ Thuật
Giáo Viên Chuyên
1
Thứ ba
30/8/11
Đạo Đức
3
Giữ lời hứa
2
Âm Nhạc
Giáo Viên Chuyên
3
Tốn
12
Oân về giải toán (tr 12)
4
Chính Tả
5
Nghe viết: Chiếc áo len
5
TNXH
5
Bệnh lao phổi
1
Thứ tư
31/8/11
T Anh
Giáo Viên Chuyên
2
Thể Dục
Giáo Viên Chuyên
3
Tốn
13
Xem đồng hồ (tr 13)
4
Tập Đọc
6
Quạt ch bà ngủ.
5
LT Câu 
3
So sánh dấu chấm.
1
Thứ năm
01/9/11
Tốn
14
Xem đồng hồ TT(tr 14)
2
T Anh
Giáo Viên Chuyên
3
Chính Tả
6
Tập chép chị em
4
Tập Viết
3
Oân chữ hoa B
5
TNXH
6
Máu và các cơ quan tuần hoàn.
1
Thứ sáu
02/9/11
Tốn
15
Luyện tập(tr 17)
2
TL Văn
3
Kể về gia đình Điền vào giấy tờ in sẵn.
3
Thể Dục
Giáo Viên Chuyên
4
ThủCơng
3
Gấp con ếch (T1)
5
SHL
3
Sinh hoạt lớp.
Thứ hai, ngày 29 tháng 08 năm 2011
Toán ( tiết 11 )
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
A. MT	
Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
B. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : bài " Luyện tập"
HS đọc lại bảng nhân và bảng chia
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Thực hành
 Cho học sinh đọc yêu cầu bài 1a/
Bài 1 : a/ Tính độ dài đường gấp khúc ABCD :
GV hỏi:
 - Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào, ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc
- Đường gấp khúc ABCD có mấy đoạn thẳng, đó là những đoạn thẳng nào Hãy nêu độ dài của từng đoạn thẳng .
Yêu cầu học sinh tính độ dài đường gấp khúc ABCD
Yêu cầu HS đọc phần b/
- Hãy nêu cách tính chu vi của một hình.
- Hình tam giác MNP có mấy cạnh, đó là những cạnh nào Hãy nêu độ dài của từng cạnh .
- Hãy nêu cách tính chu vi hình tam giác đó.
Liên hệ câu a/ với câu b/ để thấy hình tam giác MNP có thể là đường gấp khúc ABCD khép kín ( D = A ). Đồ dài đường gấp khúc khép kín cũng là chu vi hình tam giác.
- Bài 2 : Ôn lại cách đo độ dài đoạn thẳng 
Từ đó tính được chu vi hình chữ nhật ABCD
Nhận xét
- Bài 3 : Đếm hình
YC HS tự đếm
3. Củng cố - Dặn dò
- Xem lại bài.
Nhận xét
- HSLL
HS đọc bài 1a/
Muốn tính độ dài đường gấp khúc , ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc.
- Đường gấp khúc ABCD có 3 đoạn thẳng tạo thành, đó là AB,BC,CD độ dài của từng đoạn thẳng AB là 34cm,BC là 12 cm,CD là 40 cm.
1 HS lên bảng làm , cả lớp làm vào vỡ bài tập. 
 Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABCD là :
 34 + 12 + 40 = 86 ( cm )
 Đáp số : 86 cm
HS đọc: Tính chu vi hình tam giác MNP.
Chu vi của một hình chính là tổng độ dài các cạnh của hình đó .
-Hình tam giác MNP có 3 cạnh, đó là những cạnh MN,NP,PM độ dài của MN là 34cm,NP là 12 cm,PM là 40 cm.
1 HS lên bảng làm , cả lớp làm vào vỡ bài tập. 
Bài giải
 Chu vi hình tam giác MNP là :
 34 + 12 + 40 = 86 (cm)
 Đáp số : 86 cm
- Đo được AB = 3cm, BC = 2cm, DC = 3cm, AD = 2cm
 Bài giải
 Chu vi hình chữ nhật ABCD là :
 3 + 2 + 3 + 2 = 10 (cm)
 Đáp số : 10 cm
. 5 hình vuông ( 4 hình vuông nhỏ và 1 hình vuông to )
. 6 hình tam giác ( 4 hình tam giác nhỏ và 2 hình tam giác to )
Tập đọc - Kể chuyện (tiết 5)
CHIẾC ÁO LEN
A. MĐ - YC
* Tập đọc :
Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời ngườ dẫn chuyện.
Hiểu ý nghĩa: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau. (Trả lời được các CH 1, 2, 3, 4)
* Kể chuyện :
Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý.
B. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : bài "Cô giáo tí hon" và trả lời câu hỏi
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : Trong tuần 3 và 4 chúng ta sẽ được học những bài tập đọc nói về những người thân yêu cùng sống dưới mái nhà ấm áp của mỗi người. Bài tập đọc mở đầu của chủ đề là Chiếc áo len - GV ghi tựa
2. Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài văn
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ ngữ
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp
+ Rút từ khó - luyện đọc: 
+ Hiểu nghĩa : bối rối, thì thào
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- YC đọc thầm đoạn 1, trả lời :
+ Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi ntn ?
+ Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?
- YC 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2, sau đó cả lớp đọc thầm đoạn văn, trả lời :
+ Vì sao Lan dỗi mẹ ?
- YC đọc thầm đoạn 3, trả lời :
+ Anh Tuấn nói với mẹ những gì ?
- YC đọc thầm đoạn 4, trả lời :
+ Vì sao Lan ân hận ?
- YC đọc thầm đoạn 5, trả lời :
+ Bố đã trách mắng En-ri-cô ntn ?
- YC đọc thầm toàn bài, tìm 1 tên khác cho truyện.
+ Vì sao Lan là cô bé ngoan ? Lan ngoan ở chỗ nào ?
* Liên hệ : Các em có khi nào đòi cha mẹ mua cho những thứ đắt tiền làm bố mẹ phải lo lắng không ? Có khi nào emm dỗi một cách vô lí không ? Sau đó em có nhận ra mình sai và xin lỗi không ?
4. Luyện đọc lại
- Chọn đọc mẫu 1, 2 đoạn; lưu ý về giọng đọc ở các đoạn.
- Qua câu trên em rút ra bài học gì? 
Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau.
- HSLL
- Đọc tiếp nối 
- Đọc tiếp nối
- Hai nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT đoạn 1 và 4
- Hai HS tiếp nối nhau đọc đoạn 3 và 4
+ Áo màu vàng, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm.
+ 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2 
+ Cả lớp đọc thầm đoạn văn
+ Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo đắt tiền như vậy.
+ Mẹ hãy dành hết tiền mua áo cho em Lan. Con không cần thêm áo vì con khoẻ lắm. Nếu lạnh, con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong.
- Thảo luận nhóm trả lời :
. Vì Lan đã làm cho mẹ buồn.
. Vì Lan thấy mình ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến mình, không nghĩ đến anh.
. Vì cảm động trước tấm lòng yêu thương của mẹ và sự nhường nhịn, độ lượng của anh.
+ Mẹ và hai con.
+ Tấm lòng của người anh.
+ Cô bé ngoan. Cô bé ân hận
+ Lan ngoan vì Lan nhận ra là mình sai và muốn sửa chữa ngay khuyết điểm.
- HS phát biểu
- 2 HS tiếp nối nhau đọc lại toàn bài.
- Đọc bài theo nhóm 4 em tự phân vai.
- 3 nhóm thi đọc truyện theo vai.
Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau.
Kể Chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ : Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong sgk, kể từng đoạn câu chuyện " Chiếc áo len" theo lời của Lan.
2. Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý 
a. Giúp HS nắm được nhiệm vụ
- YC HS đọc đề bài và gợi ý.
- Giải thích 2 ý trong YC :
+ Kể theo gợi ý : gợi ý là điểm tựa để nhớ các ý trong truyện.
+ Kể theo lời của Lan : kể theo cách nhập vai, không giống ý nguyên văn bản, người kể đóng vai Lan phải xưng là tôi, mình hoặc em.
b. Kể mẫu đoạn 1 
- Xem gợi ý kể từng đoạn trong sgk.
- YC 2 HS khá nhìn gợi ý kể mẫu đoạn 1 theo lời của Lan. Nhớ đoạn 1 kể cần có đủ 3 gợi ý đã nêu.
c. Từng cặp HS tập kể
d. HS kể trước lớp
III. Củng cố - Dặn dò
- Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì ?
- Nhận xét tiết học, khuyến khích HSVN kể lại
- YC VN tập kể lại câu chuyện.
Nhận xét
- 1 HS đọc
- 1 HS đọc 3 gợi ý kể đoạn 1. Cả lớp đọc thầm theo.
- 2 HS khá kể
- Một số HS tiếp nối nhau nhìn các gợi ý kể nhập vai nhân vật Lan.
- HS khá giỏi kể từng đoạn 
- Giận dỗi mẹ như bạn Lan là không nên.
. Không nên ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình.
. Trong gia đình, phải biết nhường nhịn, quan tâm đến người thân.
. Không được làm bố mẹ buồn khi đòi hỏi những thứ bố mẹ không thể mua được
Thứ ba, ngày 30 tháng 08 năm 2011
Đạo đức ( tiết 3 )
GIỮ LỜI HỨA (tiết 1)
A. MT
Nêu được một vài ví dụ về giữa lời hứa.
Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
B. ĐDD - H
VBT3, tranh ảnh (sgk ), phiếu học tập.
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : bài "Kính yêu Bác Hồ"
+ Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác ?
+ Bác đã có công lao to lớn như thế nào đối với đất nước ta, dân tộc ta ?
+ Đọc câu ghi nhớ.
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : Bài trước thầy và các em đã thấy được tình yêu bao la của Bác đối với TN và sự kính yêu của TN đối với Bác. Ngày hôm nay, qua câu chuyện “Chiếc vòng bạc” các em sẽ thấy những tính cách đáng kính khác nữa ở Bác Hồ – Vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta - GV ghi tựa
- GV kể chuyện “ Chiếc vòng bạc”
2. Hoạt động 1 : Thảo luận truyện chiếc vòng bạc
* Thảo luận cả lớp :
+ Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa ?
+ Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác ?
+ Việc làm của Bác thể hiện điều gì ?
+ Qua câu truyện trên, em có thể rút ra điều gì ?
Yêu cầu HS đại diện trả lời.
- Hỏi cả lớp .
+ Thế nào là giữ lời hứa ?
+ Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào ?
* Kết luận : Tuy bận rất nhiều công việc nhưng Bác Hồ không quên lời hứa với một em bé, dù đã qua một thời gian dài. Việc làm của Bác khiến mọi người rất cảm động và kính phục.
Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy cần phải giữ đúng lời hứa. Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn với người khác. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo.
3. Hoạt động 2 : Xử lí tình huống
- Chia lớp thành các nhóm và giao việc mỗi nhóm.
+ TH ... iết theo thể thơ gì ?
+ Cách trình bày bài thơ lục bát thế nào ?
b. Viết từ khó
cái ngủ, trải chiếu, ngoan, hát ru, lim dim
c. Hướng dẫn viết bài
- Hướng dẫn cách viết, cách trình bày.
- Đọc lần 2
- Đọc lần 3
d. Chấm, chữa bài
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
a. BT2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu :
- Điền từ vào chỗ trống ?
Đọc ng ngứ , ng tay nhau, dấu ng đơn.
b. BT3 a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu :
Tìm các từ :
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau: 
- Trái nghĩa với riêng là từ gì ?
- Cùng với từ leo là từ gì ?
- Vật đựng nước để rửa mặt, rửa tay,rửa rau, là gì ?
b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:
- Trái nghĩa với dóng ?
- Cùng nghĩa với vỡ ?
- Bộ phận ở trên mặt dùng để thở và ngửi? 
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- HSLL
- 2 HS đọc lại
+ Chị trải chiếu, buông màn, ru em ngủ/ Chị quét sạch thềm/ Chị đuổi gà không cho phá vườn rau/ Chị ngủ cùng em
+ Thơ lục bát, dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ.
+ Chữ đầu của dòng 6 viết cách lề vở 2 ô; chữ đầu dòng 8 viết cách lề vở 1 ô.
- Viết bảng con
- Viết bài vào vở
- Soát bài
- Đổi vở bắt lỗi
- 1 HS đọc bài trong SGK.
- Yêu cầu sinh tự làm bài.
Đọc ngắc ngứ , ngoắc tay nhau, dấu ngoặc đơn.
- 1 HS đọc bài trong SGK. - HS làm bài vào vỡ bài tập.
+ Là chung .
+ Là trèo 
+ Là chậu
+ Là mở.
+ Là bể.
+ Là mũi.
Tập viết (tiết 3)
ÔN CHỮ HOA : B
A. MĐ - YC
Viết đúng chữ hoa B (1 dòng ), H, T (1 dòng ); viết đúng tên riêng Bố Hạ ( 1 dòng ) và câu ứng dụng: Bầu trời chung một giàn ( 1 lần ) bằng chữ cỡ nhỏ.
B. ĐDD - H
- Mẫu chữ viết hoa B
- Các chữ Bố Hạ và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : Từ và câu ứng dụng : Âu lạc; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây / Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Kiểm tra vở về nhà
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Hướng dẫn viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa
- YC tìm các chữ hoa có trong bài :
- Viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ
b. Hướng dẫn viết từ ứng dụng ( tên riêng )
- YC đọc từ ứng dụng
- Giới thiệu từ Bố Hạ : Một xã ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, nơi có giống cam ngon nổi tiếng.
c. HS viết câu ứng dụng
- Nội dung câu tục ngữ : Bầu và bí những câu khác nhau mọc trên cùng một giàn. Khuyên bầu thương bí là khuyên người trong một nước yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
- HD HD viết các chữ : Bầu, Tuy
3. Hướng dẫn viết vở TV
 - Nêu YC viết theo cỡ nhỏ :
4. Chấm, chữa bài
 Chấm một số bài - nhận xét
5. Củng cố - Dặn dò
- Nhắc HS chưa viết xong về nhà hoàn thành bài.
- Nhận xét
- HSLL
- HS tìm chữ hoa : B, H, T
- Tập viết chữ B, H, T trên bảng con.
- 1 HS đọc từ ứng dụng : Bố Hạ
- Viết bảng con 
- Đọc câu tục ngữ : Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Viết bảng con.
- HS viết VTV
TN&XH ( tiết 6 )
MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN
A. MT
Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ hoặc mô hình.
B. ĐDD - H
Tranh SGK
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : bài " Bệnh lao phổi "
- Nêu những việc làm và hoàn cảnh dễ làm ta mắc bệnh lao phổi.
- Em cần làm gì để phòng tránh bệnh lao phổi ?
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận
* Bước 1 : Làm việc theo nhóm
- YC các nhóm QS các H1, 2, 3/14 sgk và kết hợp QS ống máu đã được chống đông đem đến lớp để cùng nhau thảo luận các câu hỏi sau :
+ Bạn đã đứt tay hay trầy da bao giờ chưa ? Khi bị đứt tay hoặc trầy da bạn nhìn thấy gì ở vết thương ?
+ Theo bạn, khi máu mới bị chảy ra khỏi cơ thể, máu là chất lỏng hay là đặc ?
+ QS máu đã được chống đông trong ống nghiệm hoặc ở H2/14, bạn thấy máu được chia làm mấy phần ? Đó là những phần nào ?
+ QS huyết cầu đỏ ở H3/14, bạn thấy huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào ? Nó có chức năng gì ?
+ Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì ?
* Bước 2 : Làm việc cả lớp
* Kết luận : Các ý trên
Giảng thêm : Ngoài huyết cầu đỏ, còn có các loại huyết cầu khác như huyết cầu trắng. Huyết cầu trắng có chức năng tiêu diệt vi trùng xâm nhập vào cơ thể, giúp cơ thể phòng chống bệnh.
3. Hoạt động 2 : Làm việc với SGK
* Bước 1 : Làm việc theo cặp
- YCQS H4/15 sgk
+ Chỉ trên hình vẽ đâu là tim, đâu là các mạch máu
+ Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực.
+ Chỉ vị trí của tim trên lồng ngực của mình.
* Bước 2 : Làm việc cả nhóm
YC một số cặp HS lên trình bày kết quả 
* Kết luận : Cơ quan tuần hoàn gồm có : tim và các mạch máu
4. Hoạt động 3 : Chơi trò chơi tiếp sức
- GV hướng dẫn cách chơi
5. Củng cố - Dặn dò
Nhờ có các mạch máu đem đến mọi bộ phận của cơ thể để tất cả các cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và ô-xi để hoạt động. Đồng thời, máu cũng có chức năng chuyên chớ khí các-bô-níc và chất thải của các cơ quan trong cơ thể đến phổi và thận để thải chúng ra ngoài.
Nhận xét
- HSLL
- Cả lớp QS tranh và QS ống máu
+ HSTL : máu chảy ra từ vết thương
+ Máu là chất lỏng màu đỏ
+ Máu được chia làm 2 phần : ø huyết tương ( phần nước vàng ở trên ) và huyết cầu ( phần màu đỏ lắng xuống dưới )
+ Huyết cầu đỏ có dạng như cái đĩa, lõm hai mặt. Nó có chức năng mang khí ô-xi đi nuôi cơ thể.
+  gọi là cơ quan tuần hoàn
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- 1 HS hỏi - 1 HS trả lời
- Trình bày kết quả thảo luận
- Cả lớp chơi trò chơi
Thứ sáu, ngày 02 tháng 09 năm 2011
Toán (tiết 15)
LUYỆN TẬP
A. MT
Biết xem giờ ( chính xác đến 5 phút).
Biết xác định 1/2, 1/3 của một nhóm đồ vật.
B. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : bài "Xem đồng hồ"
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Thực hành
- Bài 1 : Xem đồng hồ
- A Chỉ 6 giờ 15 phút.
- B Chỉ 2 giờ 30 phút, hoặc 2 giờ 30 phút.
- C Chỉ 8 giờ 55 phút, hoặc 9 giờ kém 5 phút.
- D Chỉ 8 giờ 00 phút.
- Bài 2 : Bài toán: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Tóm tắt
Có : 4 thuyền
Mỗi thuyền: 5 người
Tất cả :  người ?
- Bài 3 : Khoanh vào số quả cam
3. Củng cố - Dặn dò
YCVN thực hành xem đồng hồ.
Nhận xét
- HSLL
- HS xem đồng hồ, vặn kim theo giờ để HS tập đọc
Yêu cầu đọc đề toán: Và tự làm bài.
-Một chiếc thuyền chở được 5 người. Hỏi 4 chiếc thuyền như vậy chở được tất cả bao nhiêu người?
 - 1 Hs lên bảng làm bài.HS cả lớp làm bài vào vỡ bài tập. 
Bài toán
 Số người có ở trong 4 thuyền là :
 5 x 4 = 20 (người)
 Đáp số : 20 người
a. Khoanh vào 1/3 số quả cam
b. Khoanh vào 1/2 số quả cam
TNTập làm văn ( tiết 3 )
KỂ VỀ GIA ĐÌNH
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
A. MĐ - YC
Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý ( BT1 ).
Biết viết đơn xin nghỉ học đúng mẫu ( BT2 ).
B. ĐDD - H
Mẫu đơn xin nghỉ học , VBT
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : Vài HS đọc lại đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong HCM
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. Hướng dẫn làm bài tập
a. BT1 : (miệng)
GV nêu : Kể về gia đình mình cho một người bạn mới ( mới đến lớp, mới quen) Các em chỉ cần nói 5 đến 7 câu giới thiệu về gia đình của em. VD : Gia đình em có những ai, làm công việc gì, tính tình thế nào ?
b. BT2 :
- GV nêu YC
- YC vài HS làm miệng
- YC làm VBT
- Chấm bài - Nhận xét
3. Củng cố - Dặn dò
Nhắc HS nhớ mẫu đơn để thực hành viết đơn xin nghỉ học khi cần
Nhận xét
- HSLL
- 1 HS đọc YC của BT
- Kể về gia đình theo bàn, nhóm nhỏ
- Đại diện nhóm thi kể
VD : (1) Nhà tớ chỉ có 4 người : bố mẹ tớ, tớ và cu Thắng 5 tuổi. (2) Bố mẹ tớ hiền lắm. (3) Bố tớ làm ruộng. (4) Bố chẳng lúc nào ngơi tay. (5) Mẹ tớ cũng làm ruộng. (6) Những lúc nhàn rỗi, mẹ khâu vá quần áo. (7) Gia đình tớ lúc nào cũng vui vẻ 
- 1 HS đọc mẫu đơn. Sau đó nói về trình tự của lá đơn.
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa điểm và ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên của đơn.
+ Tên của người nhận đơn.
+ Họ, tên người viết đơn ; người viết là HS lớp nào.
+ Lí do viết đơn.
+ Lí do nghỉ học.
+ Lời hứa của người viết đơn.
+ Ý kiến và chữ ký của gia đình HS.
+ Chữ ký của HS.
- 2 - 3 HS làm miệng bài tập
- Cả lớp làm VBT
Thủ công ( tiết 3 )
GẤP CON ẾCH ( Tiết 1)
A. MT
Biết cách gấp con ếch.
Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. 
B. CB
Mẫu con ếch bằng giấy; Quy trình gấp con ếch; giấy màu
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : KTDCHT
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Hướng dẫn quan sát và nhận xét
- Con ếch gồm có mấy phần ?
- Con ếch có thể nhảy được khi ta dùng ngón tay trỏ miết nhẹ vào phần cuối của thên ếch.
3. Hướng dẫn mẫu
- Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
- Gấp tạo hai chân trước con ếch.
- Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch.
- Cách làm cho con ếch nhảy.
4. Thực hành
YC vài HS thao tác lại
5. Củng cố - Dặn dò
Nhận xét 
- HSLL
- Phần đầu, phần thân và phần chân.
+ Phần đầu có hai mắt, nhọn dần về phía trước.
+ Phần thân phình rộng dần về phía sau. 
+ Hai chân trước và hai chân sau ở phía dưới thân.
- HS nhắc lại cách gấp
- Vài HS lên bảng thao tác lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3.doc