Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 32 (18)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 32 (18)

Đạo đức - Tiết 32

THĂM QUAN NGHĨA TRANG LIỆT SĨ

I. Mục tiêu: HS có khả năng:

- Hiểu: Các công trình công cộng của địa phương. Con người có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ công trình công cộng đó.

- Biết ơn những anh hùng đã hi sinh vì Tổ quốc.

- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ và đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ các công trình công cộng.

II. Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 2 HS nêu phần bài học của tiết trước.

- Nêu những việc nên làm để bảo vệ cây trồng, vật nuôi.

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 606Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 32 (18)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức - Tiết 32
THĂM QUAN NGHĨA TRANG LIỆT SĨ
I. Mục tiêu: HS có khả năng:
- Hiểu: Các công trình công cộng của địa phương. Con người có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ công trình công cộng đó.
- Biết ơn những anh hùng đã hi sinh vì Tổ quốc.
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ và đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ các công trình công cộng.
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 2 HS nêu phần bài học của tiết trước.
- Nêu những việc nên làm để bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
B. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
- Nêu MĐ, yêu cầu của tiết học.
2. Dạy bài mới (28 phút)
a) Hoạt động 1: Tổ chức cho HS đi thăm nghĩa trang liệt sĩ.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Tổ chức cho HS đi tham quan:
 + HD các em đi đường.
 + HS thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ.
 + Ghi chép lại những gì em thấy liên quan đến ND bài học.
 Nghĩa trang liệt sĩ của điạ phương dùng để làm gì?
 Chúng ta cần phải làm gì để chăm sóc và bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ.
b) Hoạt động 2: Tổng kết buổi thăm quan
- Cho HS về lớp; GV gọi các nhóm báo cáo kết quả đi thăm quan.
- GV kết luận: Các liệt sĩ đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên cho mọi người. Vì vậy chúng ta phải biết ơn các liệt sĩ và phải có trách nhiệm BV và giữ gìn nghĩa trang liệt sĩ.
3. Củng cố, dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về sưu tầm tranh ảnh về các sản phẩm đá mĩ nghệ của địa phương.
- HS đi thăm quan.
- HS làm việc theo nhóm.
- Gọi một số HS trả lời câu hỏi
- Các nhóm báo cáo kết quả ghi chép được khi đi thăm quan.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
Toán - Tiết 156
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Biết đặt tính và nhân (chia) số có 5 chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Biết giải bài toán có phép nhân (chia).
- BT cần làm: Bài 1; 2; 3. HS khá, giỏi làm cả 4 BT.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 2 HS lên bảng làm 
- Đặt tính rồi tính: 23153 x 4 45189 : 9
B. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Thực hành
 Bài 1 : Tính
 Bài 2 : Bài toán
- Gọi HS đọc BT. 
- GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Yêu cầu tìm gì?
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3 : Bài toán
- HDHS làm tương tự BT2.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
 Bài 4 : Gọi HS đọc BT.
- Hỏi HS: 1 tuần có bao nhiêu ngày.
- Để tính các chủ nhật tiếp theo ta làm thế nào?
- Nhận xét, chốt lại đáp án đúng.
3. Củng cố - dặn dò (1 phút)
- Qua tiết LTC cần lưu ý những kiến thức gì?
- Nhận xét tiết học.
- HS tự làm bài vào vở; 4 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét và nêu cách nhân, chia.
- 1 HS đọc BT; HS nêu cách almf và làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhậân xét, chữa bài.
Bài giải
 Số bánh nhà trường đã mua là :
 4 x 105 = 420 (cái)
 Số bạn được nhận bánh là:
 420 : 2 = 210 (bạn)
 Đáp số : 210 bạn
Bài giải
 Chiều rộng hình chữ nhật là :
 12 : 3 = 4 (cm)
 Diện tích hình chữ nhật là :
 12 x 4 = 48 (cm2 )
 Đáp số : 48 cm2 
Chủ nhật đầu tiên là ngày 1 tháng 3 (vì 8 - 7 = 1)
Chủ nhật thứ hai là ngày 8 tháng 3.
Chủ nhật thứ ba là ngày 15 tháng 3 (vì 8 +7 = 15)
Chủ nhật thứ tư là ngày 22 tháng 3 (vì 15 + 7 = 22)
Chủ nhật cuối cùng là ngày 29 tháng 3 (vì 22 + 7 = 29)
TUẦN 32
Thứ hai ngày 9 tháng 4 năm 2012
Tập đọc - Kể chuyện - Tiết 94; 95
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN
I. Mục tiêu
* Tập đọc: - Đọc đúng : tận số, bắn trúng, rỉ ra, vắt sữa, giật phắt, lẳng lặng.
- Biết đọc bài với giọng cảm xúc, thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Giết hại thú rừng là tội ác; cần có ý thức bảo vệ môi trường. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4, 5)
* Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn, dựa vào tranh minh hoạ (SGK). HS khá, giỏi kể lại được câu chuyện theo lời của bác thợ săn
* GDHS các KNS: Xác định giá trị; thể hiện sự cảm thông; tư duy phê phán; ra quyết định.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh học bài học trong SGK; bảng phụ ghi ND cần LĐ (THDC 2003).
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- 2 HS đọc TL bài Bài hát trồng cây, nêu ND của bài.
B. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Luyện đọc (12 phút)
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
b. HDHS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
+ Rút từ khó - luyện đọc 
- Đọc từng đoạn trước lớp. 
+ HD luyện đọc đoạn 
+ Hiểu từ mới SGK 
- Đọc từng đoạn trong nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (14 phút)
-YC đọc thầm đoạn 1, trả lời :
+ Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ?
- YC đọc thầm đoạn 2, trả lời :
+ Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì ?
- YC đọc thầm đoạn 3, trả lời :
+ Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ?
- YC đọc thầm đoạn 4, trả lời :
+ Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì ?
- Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta ?
4. Luyện đọc lại (10 phút)
- HD đọc đoạn lại đoạn 2. Chú ý các từ : xách nỏ, con vượn, ôm con, nhẹ nhàng, bắn trúng. Giật mình, căm giận, không rời, rỉ ra, loang.
- Mỗi HS đọc tiếp nối từng câu
- Luyện đọc
- HS đọc từng đoạn trước lớp.
- 1 HS đọc phần chú giải trong SGK.
- Các nhóm thi đọc bài trước lớp
- Một số HS thi đọc.
+ Con thú nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.
+ Nó căm ghét người đi săn độc ác./ Nó tức giận kẻ bắn nó chết trong lúc vượn con đang rất cần chăm sóc.
+ Vượn mẹ vơ nắm bùi nhùi gối đầu cho con, hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên thật to rồi ngã xuống.
+ Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ, lẳng lặng ra về. Từ đấy, bác bỏ hẳn nghề đi săn.
- Không nên giết hại muôn thú./ Phải bảo vệ động vật hoang dã./ Hãy bảo vệ môi trường sống xung quanh ta./ Giết hại loài vật là độc ác
- HS đọc đoạn 2.
- Vài HS đọc cả bài.
Kể chuyện (20 phút)
1. GV nêu nhiệm vụ : Dựa theo 4 tranh minh hoạ của câu chuyện, HS kể lại câu chuyện bằng lời của người thợ săn.
2. HD HS kể chuyện theo tranh
- HD quan sát tranh, YC các em nêu vắn tắt nội dung mỗi tranh.
- Nhắc các em : Kể bằng lời bác thợ săn (câu chuyện vốn được kể bằng lời người dẫn chuyện )
C. Củng cố - dặn dò (2 phút)
- Gọi HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
YC VN tập kể lại câu chuyện. Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta ?
- Nhận xét tiết học
- HS quan sát tranh và nêu vắn tắt nội dung mỗi tranh.
+ T 1: Bác thợ săn xách nỏ vào rừng.
+ T2 : Bác thợ săn thấy một con vượn ngồi ôm con trên tảng đá.
+ T3 : Vượn mẹ chết rất thảm thương.
+ T4 : Bác thợ săn hối hận, bẻ gãy nỏ và bỏ nghề săn bắn.
- Từng cặp HS tập kể theo tranh 1, 2.
- HS tiếp nối nhau thi kể.
- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện.
Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2012
Chính tả - Tiết 63
NGÔI NHÀ CHUNG
I. Mục tiêu: Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Bài viết sai không quá 5 lỗi.
- Làm đúng BT(2) a/ b hoặc BT(3) a/ b. HS khá, giỏi hoàn thành cả hai BT.
- GDHS ý thức giữ gìn VSCĐ.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ (THDC 2003) hoặc bảng lớp viết nội dung BT2a hoặc 2b; BT 3a hoặc b; bảng con
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Gv đọc cho HS luyện viết trên bảng con và bảng lớp một số từ: rong ruổi, thong dong, trống rong cờ mở, gánh hàng rong.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
- Nêu MĐ, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn nghe - viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị
- Đọc lần 1 đoạn văn viết. Hỏi:
+ Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì ?
+ Những việc chung mà tất cả các dân tộc phải làm là gì ?
b) HD cách trình bày bài
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa? 
c) HD viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó trong bài.
- Đọc cho HS luyện viết các từ khó.
- Nhận xét, sửa lỗi.
d) Viết chính tả
- Đọc bài viết lần 2.
- Đọc cho HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
e) Chấm bài, nhận xét
- Chấm một số bài, nhận xét.
- Chữa một số lỗi HS viết sai nhiều.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập (7 phút)
Bài tập 2 : (lựa chọn)
- Gọi HS nêu yêu cầu của BT.
- Yêu cầu HS làm ý a; HS khá, giỏi làm cả ý b.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 3 : (lựa chọn)
- Yêu cầu HS làm ý b. HS khá, giỏi hoàn thành cả BT.
- Nhận xét
4. Củng cố - dặn dò (2 phút)
- YC VN chữa lỗi sai.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc lại
+ Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là trái đất.
+ Bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật.
- Đoạn văn có 4 câu.
- Những chữ đầu câu.
- HS đọc thầm bài viết và tìm từ khó.
- Luyện viết trên bảng lớp, bảng con.
VD: trăm nước, tập quán riêng, đấu tranh,...
- Viết bài vào vở ô li.
- Soát bài
- Đổi vở soát lỗi
-1 HS đọc ND của BT; HS làm bài vào vở BT.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhậân xét, chữa bài.
a. nương đỗ - nương ngô - lưng đeo gùi - tấp nập - làm nương - vút lên.
b. về làng - dừng trước cửa - dừng - vẫn nổ - vừa bóp kèn ... một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
- HS khéo tay: Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau, quạt tròn.
II. Chuẩn bị: Mẫu quạt giấy tròn. Quy trình làm quạt giấy tròn; kéo, hồ dán, giấy.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Nêu các bước gấp quạt giấy tròn.
B. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Dạy bài mới (28 phút)
* Hoạt động 3: HS thực hành làm quạt giấy tròn
- YC HS nhắc lại các bước thực hiện làm quạt giấy tròn.
- GV nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn
- Nhắc HS: Sau khi gấp xong mỗi nếp gấp phải miết thẳng và kĩ. Gấp xong cần buộc chặt bằng chỉ vào đúng nếp gấp giữa. Khi dán, cần bôi hồ mỏng, đều.
- Quan sát và giúp đỡ HS yếu.
3. Củng cố, dặn dò (2 phút):
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục làm và CB tiết sau hoàn thành sản phẩm.
- HS nhắc lại quy trình làm quạt giấy tròn:
+ B1 : Cắt giấy
+ B2 : Gấp, dán quạt
+ B3 : Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- Thực hành làm quạt giấy tròn.
Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2012
Tập làm văn - Tiết 32
NÓI, VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
I. Mục tiêu: Biết kể 1việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý(SGK).
- Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể lại việc làm trên.
* GDHS các kĩ năng sống: Giao tiếp; đảm nhận trách nhiệm; xác định giá trị; tư duy sáng tạo.
II. đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh về các việc làm để bảo vệ môi trường hoặc về tình trạng môi trường. Bảng lớp viết các gợi ý.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 2 HS đọc BT2 của tiết 31.
- Gv nhận xét, cho điểm.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
- Nêu MĐ, yêu cầu của tiết học.
2. HD HS làm bài (30 phút)
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT.
- Gọi HS đọc gợi ý trong SGK.
- GV giúp HS xác định thế nào là việc tốt BVMT: Em hãy kể tên những việc tốt góp phần BVMT mà em có thể tham gia.
- Giúp HS kể bằng cách trả lời các câu hỏi:
+ Em đã làm việc tốt gì để góp phần bảo vệ môi trường?
+ Em đã làm việc tốt đó ở đâu? Vào khi nào?
+ Em đã tiến hành công việc đó ra sao?
+ Kết quả công việc đó như thế nào?
+ Em có cảm tưởng thế nào sau khi làm việc tốt đó?
- HS kể cho nhau nghe theo nhóm đôi
- Gọi một số HS kể trước lớp. 
Bài tập 2
- YC ghi lại lời kể ở BT1 thành 1 đoạn văn.
3. Củng cố - dặn dò (2 phút)
- Nhắc những HS chưa làm xong về nhà hoàn thành
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc YC của BT
- 2 HS đọc.
- HS trả lời:
+ Dọn VS sân trường.
+ Nhặt cỏ, bắt sâu, chăm sóc cây,...
+ Nhặt rác trên đường làng...
VD: Tham gia VS đường làng cùng các bác trong thôn/ chăm sóc cây...
+ Em làm việc tốt đó ở thôn xóm vào chiều thứ bảy...
+ Em cùng mấy bạn nhỏ được phân công quét sạch đường làng,...
+ Em cảm thấy rất vui,...
- Thảo luận kể cho nhau nghe.
- Một vài HS thi kể.
- Một số HS viết bài.
- Một số HS đọc bài viết trước lớp.
Toán - Tiết 160
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Biết tính giá trị của biểu thức số.
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- BT cần làm: Bài 1; 3; 4. HS khá, giỏi làm cả 4 BT.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 1 HS lên bảng chữa BT1 trong VBTToán- Tr. 82.
- Gv nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Luyện tập (30 phút)
Bài 1: 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, chốt cách làm đúng.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc BT.
- Đây là dạng toán gì?
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 4
- Gọi HS đọc BT.
- Gọi 1 HS khá nêu cách giải BT.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố - dặn dò (2 phút)
- Qua tiết LTC cần lưu ý kiến thức gì?
- Nhận xét tiết học.
- HS làm bài vào vở; 4 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét và nêu cách thực hiện từng biểu thức.
- HD đọc BT và làm vào vở.
- 1 HS làm bài trên bảng.
- HS nhận xét, chữa bài.
Bài giải
 Mỗi người nhận được số tiền thưởng là: 75000 : 3 = 25000 (đồng)
2 người nhận được số tiền thưởng là:
 25000 x 2 = 50000 (đồng)
 Đáp số: 50000 đồng
- HS đọc BT; 1 HS nêu cách giải BT.
- HS làm bài vào vở; 1 HS làm bài trên bảng. HS nhận xét, chữa bài.
Bài giải
 Đổi 2dm 4cm = 24cm
 Cạnh của hình vuông là:
 24 : 4 = 6 (cm)
 Diện tích hình vuông là: 
 6 x 6 = 36 (cm2)
 Đáp số: 36 cm2
Âm nhạc - Tiết 32
HỌC HÁT: BÀI DO ĐỊA PHƯƠNG TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI ÂM NHẠC
I. MuÏc tiêu: HS biết và được học thêm một bài hát thiếu nhi hoặc một bài dân ca của địa phương.
- Hát đúng giai điệu, đúng lời ca, thể hiện tình cảm của bài.
- Qua học hát và tham gia trò chơi âm nhạc, giáo dục HS tình cảm quê hương và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.
II. Chuẩn bị: Nhạc cụ, Những bài hát có tên các con vật.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Gv bắt nhịp cho cả lớp ôn lại bài hát Chị Ong Nâu và em bé; Tiếng hát bạn bè mình Mỗi bài hát 2 lần.
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Dạy bài mới (28 phút)
a) Hoạt động 1 : Dạy bài hát do địa phương chọn
- Giới thiệu bài hát
- Hát mẫu
- Đọc đồng thanh lời ca.
- Dạy hát từng câu.
- Luyện tập theo nhóm và cá nhân.
b) Hoạt động 2 : Trò chơi
- Tổ chức cho HS thực hiện trò chơi thi hát những bài có tên các con vật.
- Nhận xét, chọn những bạn hát được nhiều bài hát về con vật.
3. Củng cố, dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn tập các bài hát đã học	
- Lắng nghe
- Đọc đồng thanh
- Hát từng câu cho đến hết.
- Hát theo nhóm
- Chơi trò chơi.
- Chơi theo nhóm
Thể dục - Tiết 63
ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG
TRÒ CHƠI “ CHUYỂN ĐỒ VẬT ”
I. Mục tiêu: Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm hai người . Yêu cầu biết cách thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác.
- Học trò chơi “Chuyển đồ vật”. YC biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi.
II. Địa điểm phương tiện 
- Địa điểm: Sân trường vệ sinh an toàn tập luyện .
- Phương tiện : Chuẩn bị còi (THTD 2023), bóng (THTD 2022) và kẻ sân chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp 
Nội dung
ĐL
Phương pháp tổ chức
1) Phần mở đầu 
- GV nhận lớp phổ biến ND yêu cầu giờ học. 
- Cho lớp khởi động dưới sự điều khiển lớp trưởng. 
- Tập bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi “Tìm con vật bay được”
- Chạy quanh sân tập.
2) Phần cơ bản 
- Ôn tung và bắt bóng hai người: GV hướng dẫn tư thế chuẩn bị tung và bắt bóng.
- Từng HS tập tung và bắt bóng tại chỗ, di chuyển một số lần. 
- HS tập theo nhóm hai. GV theo dõi sửa sai cho HS.
- Sau đó đại diện các tổ thi đua trình diễn 
Nhận xét tuyên dương.
- Làm quen trò chơi : “Chuyển đồ vật” GV nêu tên trò chơi , HD cách chơi và luật chơi. 
Cho HS chơi thử. 
- Cho các tổ thi đua chơi trò chơi. 
- Nhận xét tuyên dương.
3) Phần kết thúc
- Cho học sinh thả lỏng .
- GV hệ thống bài .
- Nhận xét tiết học .
Về nhà :Ôn tung và bắt bóng cá nhân . 
4 - 6 phút
1 lần (2 x8 nhịp)
18-20 phút
1 lần
2 – 3 lần.
4 - 6 phút
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x 
Lớp tập dưới sự điều khiển giáo viên .
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
Các tổ tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng. Thi đua trình diễn .
Lớp chơi trò chơi.
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
Thể dục - Tiết 64
ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM BA NGƯỜI
TRÒ CHƠI “ CHUYỂN ĐỒ VẬT ”
I. Mục tiêu: Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm 3 người . Yêu cầu biết cách thực hiện được động tác ở mức tương đối đúng và nâng cao thành tích.
- Học trò chơi “Chuyển đồ vật”. Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi ở mức tương đối chủ động.
II. Địa điểm phương tiện 
- Địa điểm : Sân trường vệ sinh an toàn tập luyện .
- Phương tiện : Chuẩn bị còi (THTD 2023), bóng (THTD 2022) và kẻ sân chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp 
Nội dung
ĐL
Phương pháp tổ chức
1) Phần mở đầu 
- GV nhận lớp phổ biến ND yêu cầu giờ học . 
- Cho lớp khởi động dưới sự điều khiển lớp trưởng. 
- Tập bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi “Tìm người chỉ huy”
* Chạy quanh sân tập.
2) Phần cơ bản 
- Tung và bắt bóng 3 người : GV hướng dẫn tư thế chuẩn bị tung và bắt bóng.
- Từng HS tập tung và bắt bóng tại chỗ, di chuyển một số lần. 
- HS tập theo nhóm hai. GV theo dõi sửa sai cho học sinh.
- Sau đó cho đại diện các tổ thi đua trình diễn.
- Nhận xét tuyên dương.
- Trò chơi : “Chuyển đồ vật” GV nêu tên trò chơi , hướng dẫn cách chơi và luật chơi. 
- Cho học sinh chơi thử. 
- Cho các tổ thi đua chơi trò chơi. 
- Nhận xét tuyên dương.
3) Phần kết thúc
- Cho học sinh thả lỏng.
- GV hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà :Ôn tung và bắt bóng cá nhân. 
4 - 6 phút
1 lần (2 x8 nhịp)
18-20 phút
1 lần
2 – 3 lần.
4 - 6 phút
x x x x x x x x 
x x x x x x x x 
x x x x x x x x 
Lớp tập dưới sự điều khiển giáo viên .
x x x x x x x x 
x x x x x x x x 
x x x x x x x x 
Các tổ tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng. Thi trình diễn.
Lớp chơi trò chơi.
x x x x x x x x 
x x x x x x x x 
x x x x x x x x 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 Tuan 32(1).doc