Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 34 (19)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 34 (19)

TOÁN :

ÔN TẬP 4 PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (TT)

I/ MỤC TIÊU:

- Tiếp tục củng cố về thực hiện các phép tính : cộng , trừ , nhân , chia (nhẩm , viết) trong đó có trường hợp cộng nhiều số .

- Luyện giải bài toán có hai phép tính .

- Làm được BT 1, 2, 3, 4(cột 1, 2)

II/ CHUẨN BỊ :

- Bảng con ( HS)

II/ LÊN LỚP :

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 34 (19)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34 Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2012
MĨ THUẬT
......................................................................................
TOÁN :
ÔN TẬP 4 PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (TT)
I/ MỤC TIÊU:
Tiếp tục củng cố về thực hiện các phép tính : cộng , trừ , nhân , chia (nhẩm , viết) trong đó có trường hợp cộng nhiều số . 
Luyện giải bài toán có hai phép tính .
Làm được BT 1, 2, 3, 4(cột 1, 2)
II/ CHUẨN BỊ : 
- Bảng con ( HS)
II/ LÊN LỚP :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
-Gọi một học sinh lên bảng sửa bài tập về nhà 
-Chấm vở hai bàn tổ 1
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra .
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu bài tập trong sách 
- Gọi 1 em nêu miệng kết quả nhẩm và giải thích về cách nhẩm đặc biệt là thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức 
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 
- Gọi học sinh nêu bài tập trong sách .
-Yêu cầu học sinh nêu lại cách đặt tính và tính ở từng phép tính .
-Mời hai em lên bảng giải bài .
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 3 : 
- Gọi một em nêu đề bài 3 SGK
-Hướng dẫn học sinh giải theo hai bước 
-Mời một em lên bảng giải bài .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 4: (cột 1,2)
-Yêu cầu lớp thực hiện vào vở
-GV chữa bài 
3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Một em lên bảng chữa bài tập số 5 ( bài toán dạng xếp hình ) về nhà 
-Lớp theo dõi nhận xét bài bạn .
-Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu 
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
-Một em đọc đề bài sách giáo khoa .
-1 em nêu miệng kết quả nhẩm 
-Học sinh khác nhận xét bài làm của bạn .
-Cả lớp làm vào vở bài tập .
- Một em đọc đề bài 2 .
- Hai em lên bảng đặt tính và tính 
- Hai em khác nhận xét bài bạn . 
- Một em nêu đề bài tập 3 trong sách .
- Lớp làm vào vở . Một em giải bài trên bảng 
- Học sinh khác nhận xét bài bạn .
-HS làm vào vở
-HS chú ý
-Về nhà học và làm bài tập còn lại.
-Xem trước bài mới .
.......................................................................................
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN: (2tiết)
SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG . 
I . MỤC TIÊU:
 	 - Đọc trôi chảy toàn bài , chú ý các từ : liều mạng , vung rìu , lăn quay , quăng rìu , cựa quậy lừng lững vẫy đuôi , bã trầu , 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài :tiều phu , khoảng dập bã trầu , phú ông , rịt .
-Hiểu nội dung câu chuyện : Tình nghĩa thủy chung , tấm lòng nhân hậu của chú Cuội .
-Giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người. 
-Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK kể lại từng đoạn câu chuyện một cách tự nhiên , trôi chảy .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa .Bảng phụ viết các gợi ý từng đoạn câu chuyện . 
 III. LÊN LỚP :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi học sinh lên bảng đọc bài
 -Nêu nội dung bài vừa đọc ?
-Giáo viên nhận xét đánh giá bài 
2.Bài mới: Tập đọc :
 a) Phần giới thiệu :
b) Luyện đọc: 
-Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
-Đọc giọng kể linh hoạt thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện .
* Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ 
 - Yêu cầu luyện đọc từng câu 
-Yêu cầu nối tiếp đọc từng câu trong đoạn .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp .
 - Gọi đọc nối tiếp từng đoạn trong bài 
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm 
-Yêu cầu lớp đọc đồng thanh cả câu chuyện . 
c/ Tìm hiểu nội dung 
-Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
-Nhờ đâu mà chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý ?
- Mời một em đọc đoạn 2 .Yêu cầu lớp đọc thầm 
- Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì ?
-Hãy thuật lại những việc đã xảy ra với vợ chú Cuội ?
- Yêu cầu lớp đọc thầm tiếp đoạn 3 của bài .
-Vì sao chú Cuội lại bay lên cung trăng ?
-Theo em chú Cuội sống trên cung trăng như thế nào ? 
 d) Luyện đọc lại : 
- Yêu cầu 3 em nối tiếp đọc 3 đoạn câu chuyện .
-Mời một em đọc cả câu chuyện cả bài . 
 * Kể chuyện : 
- Giáo viên nêu nhiệm vụ 
- Yêu cầu một em đọc các câu hỏi gợi ý 
-Mở bảng đã viết sẵn các câu hỏi gợi ý tóm tắt mỗi đoạn .
- Mời một em khá kể lại đoạn 1 câu truyện .
-Gọi từng cặp kể lại câu chuyện .
-Mời 3 em nối tiếp thi kể lại 3 đoạn của câu chuyện trước lớp .
-Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất .
3) Củng cố dặn dò : 
 -Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ?
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới 
- Ba em lên bảng đọc lại bài 
-Nêu nội dung câu chuyện .
- Lớp lắng nghe giới thiệu .
-Vài em nhắc lại tựa bài
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .
- Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như giáo viên lưu ý .
- Lần lượt từng em đọc từng câu trong bài.
-Lần lượt nối tiếp đọc từng câu trong đoạn 
-Từng em đọc từng đoạn trước lớp 
- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
-Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Lớp đọc đồng thanh .
-Lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi .
-Tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc nên Cuội đã phát hiện ra cây thuốc quý .
-Một em đọc tiếp đoạn 2 . Lớp đọc thầm theo .
- Cuội dùng cây thuốc để cứu sống mọi người , Cuội đã cứu sống nhiều người trong đó có con gái phú ông và được phú ông gã con cho . 
-Vợ Cuội bị té vỡ đầu rịt thuốc nhưng không tỉnh lại , Cuội nặn bộ óc bằng đất sét rồi rịt thuốc vào vợ Cuội tỉnh lại nhưng từ đó mắc chứng hay quên .
- Lớp đọc thầm đoạn 3 .
- Vợ Cuội không nhớ lời Cuội dặn nên lấy nước giãi tưới cho cây vì thế cây bay lên trời Cuội sợ mất cây thuốc quý nên túm rễ kéo lại và cứ thế cây đưa Cuội bay lên trời 
- Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân .
- Ba em nối tiếp thi đọc diễn cảm 3 đoạn của câu chuyện .
- Một em thi đọc diễn cảm câu chuyện 
-Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học .
-Một em đọc các câu hỏi gợi ý trong SGK.
-Một em khá dựa vào câu hỏi gợi ý để kể lại đoạn 1 câu chuyện . 
- Hai em lên thi kể câu chuyện trước lớp .
- Ba em nối tiếp thi kể 3 đoạn của câu chuyện .
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất 
- Lần lượt nêu lên cảm nghĩ của mình về nội dung câu chuyện .
-Về nhà tập kể lại nhiều lần .
-Học bài và xem trước bài mới .
................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 1 tháng 5 năm 2012
CHÍNH TẢ (Nghe viết):
THÌ THẦM 
I. MỤC TIÊU:
- Nghe viết chính xác trình bày đúng bài thơ “ Thì thầm “
- Viết đúng tên một số nước Đông Nam Á . Điền đúng vào chỗ trống các âm đễ lẫn tr/ ch, giải đúng câu đố .
II . CHUẨN BỊ :
- Bảng lớp viết 3 lần các từ ngữ bài tập 3. Dòng thơ 2 của bài tập 2 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu cả lớp viết vào nháp một số từ mà học sinh ở tiết trước thường viết sai .
-Nhận xét đánh giá chung về phần kiểm tra . 
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe viết :
-Đọc mẫu bài viết 
-Yêu cầu ba em đọc lại bài cả lớp đọc thầm theo . 
-Những sự vật , con vật nào nói chuyện với nhau trong bài thơ ?
-Yêu cầu lấùy bảng con và viết các tiếng khó .
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
-Đọc cho học sinh viết vào vở 
-Đọc lại để học sinh dò bài , tự bắt lỗi và ghi số lỗi ra ngoài lề tập
-Thu tập chấm điểm và nhận xét.
c/ Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập 2.
-Gọi 2 em đọc tên các nước Đông Nam Á lớp đọc đồng thanh .
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách ghi tên nước ngoài.
-Lưu ý học sinh nắm lại cách viết tên nước ngoài
Bài 3: - Nêu yêu cầu của bài tập.
-Yêu cầu cả lớp làm vào vở .
-Gọi 2 em đọc lại các câu văn đã được điền hoàn chỉnh trước lớp .
-GV nhận xét 
3) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
-Dặn dò HS 
-3 Học sinh lên bảng viết các từ có ấm đầu bắt đầu là s / x hoặc tiếng mang âm giữa là o , ô hay viết sai trong tiết trước .
-Cả lớp viết vào giấy nháp .
-Lớp lắng nghe giới thiệu bài 
-Hai em nhắc lại tựa bài
-Lớp lắng nghe giáo viên đọc .
-Ba học sinh đọc lại bài 
-Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài 
- Gió thì thầm với lá , lá thì thầm với cây ; hoa thì thầm với ong bướm , trời thì thầm với sao , sao trời tưởng im lặng hóa ra cũng thì thầm cùng nhau 
- Lớp thực hành viết từ khó vào bảng con .
-Lớp nghe và viết bài vào vở 
-Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm .
- Học sinh nêu lại yêu cầu bài tập 2 .
-Hai em đọc tên các nước khu vực Đông Nam Á 
-Hai em nhắc lại cách viết tên các nước 
-Một em nêu bài tập 3 sách giáo khoa .
- Học sinh làm vào vở 
-HS đọc lại
-Em khác nhận xét bài làm của bạn .
-Về nhà học bài và làm bài tập trong sách giáo khoa .
......................................................................
TẬP ĐỌC:
MƯA .
I. MỤC TIÊU:
- Đọc trôi chảy cả bài và các từ dễ phát âm sai do ảnh hướng của phương ngữ như : Lũ lượt , chiều nay , lật đật , nặng hạt , làn nước mát , cụm lúa , xó kim , lửa reo , bác ếch , tí tách 
- Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm thể hiện cảnh đầm ấm của sinh hoạt gia đình trong cơn mưa , tình cảm yêu thương những người lao động .
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài lũ lượt , lật đật .
-Hiểu nội dung bài : Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa thể hiện tình yêu thiên nhiên , yêu cuộc sống gia đình của tác giả .
- Học thuộc lòng bài thơ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài thơ , tranh chụp con Ếch .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 3 em lên nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng ”
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc:
 - Đọc mẫu bài thơ
-Yêu cầu học sinh đọc từng dòng thơ .
- Yêu cầu đọc từng khổ thơ trước lớp .
- Mời HS đọc từng khổ thơ trong nhóm .
-Yêu cầu lớp đọc đồng thanh bài thơ .
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm 3 khổ thơ đầu bài thơ . 
-Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ ?
- Yêu cầu lớp đọc thầm khổ thơ 4 của bài .
-Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng như thế nào?
- Yêu cầu đọc thầm khổ thơ còn lại .
- Vì sao mọi người lại thương bác ếch ?
- Hình ảnh của bác ếch gợi cho em nhớ tới a ... có những chỗ có nước đó là sông suối .
- Hai em nhắc lại nội dung hoạt động 1 
- Lớp phân thành các nhóm quan sát tranh và thảo luận theo câu hỏi của giáo viên đưa ra .
-Các nhóm cử đại diện lên chỉ vào các hình 1, 2, 3 để nói về con suối , con sông trong hình , nước suối , nước sông chảy ra biến hoặc có khi đọng lại tạo thành hồ . 
- Lần lượt các nhóm cử đại diện báo cáo 
-Lớp lắng nghe và nhận xét.
- Hai em nhắc lại.
- Học sinh làm việc cá nhân .
-Bằng vốn hiểu biết của mình .
-Lần lượt một số em kể tên một số con sông , hồ có ở địa phương .
- Quan sát đẻ biết thêm một số con sông và hồ lớn của nước ta .
- Hai em nêu lại nội dung bài học .
-Về nhà học bài và xem trước bài mới . 
Tiết 3:Thủ công : Ôn tập chương III và IV 
I/ Mục đích yêu cầu : 
- Học sinh Ôn lại các kĩ năng gấp cắt các đồ vật , đồ chơi đã học .
 - Yêu thích các sản phẩm đồ chơi .
II/ Chuẩn bị :
- Các đồ dùng đã sử dụng ở các tiết học trước trong chương III và IV .
III/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
*Hoạt động 1 : 
Yêu cầu học sinh lần lượt nêu lại các thao tác cắt , gấp các đồ chơi đã học . 
-Gọi một học sinh nêu lại lần lượt từng bài đã học trong chương III và chương IV .
-Lưu ý học sinh khi nêu tên bài học cần nêu lại các thao tác gấp , cắt , dán để tạo ra từng sản phẩm . 
- Yêu cầu các nhóm tiến hành gấp và trang trí theo mỗi sản phẩm đã học .
-Đến từng nhóm quan sát và giúp đỡ những học sinh còn lúng túng .
-Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm lên bàn .
-Nhận xét đánh giá tuyên dương các sản phẩm đẹp .
3) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn dò HS 
-Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
-Lớp theo dõi giới thiệu bài 
-Hai em nhắc lại tựa bài học .
- Hai em nêu lại trình tự các bước gấp đồng hồ để bàn .
-HS nêu
-Lớp thực hiện và nhớ các điều mà giáo viên đã lưu ý để nắm về yêu cầu kiến thức kĩ năng của sản phẩm đã học .
- Các nhóm thực hành cắt giấy rồi gấp các đồ vật theo yêu cầu. bằng bìa theo các bước để tạo ra các bộ phận của sản phẩm như hướng dẫn giáo viên .
- Các nhóm tổ chức trưng bày sản phẩm .
-HS chú ý .
Tiết 3:Thể dục : Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 3 người 
 – Trò chơi : “ Chuyển đồ vật “.
I/ Mục tiêu :
- Ôn tung và bắt bóng nhóm 3 người .Yêu cầu thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác –Chơi trò chơi : “Chuyển đồ vật “ Yêu cầu biết cách chơi tương đối chủ động 
II/ Địa điểm phương tiện :-Sân bãi chọn nơi thoáng mát , bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ sân tập đảm bảo an toàn luyện tập . Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi , 
III/ Lên lớp :
 Nội dung và phương pháp dạy học 
Định lượng 
Đội hình luyện tập
1.Phần mở đầu :
-G v nhận lớp phổ biến nội dung tiết học . 
-Tập bài thể dục phát triển chung 1 lần 2 x 8 nhịp.
-Chạy chậm trên địa hình tự nhiên 100 – 200 m 
Chơi trò chơi “ Chim bay có bay “
2/ Phần cơ bản :
* Ôn tung và bắt bóng theo nhóm ba người .
-Yêu cầu Ba người đứng đối diện theo hình tam giác , ba em đều tung và bắt bóng qua lại cho nhau bằng cả hai tay .Tung bóng sao cho bóng bay thành vòng cung vừa tầm bắt của bạn lần đầu tung , bắt theo sự di chuyển tiến lên hay lùi xuống sau đó chuyển sang phải , sang trái để bắt bóng cứ như vậy tung qua bắt lại không để bóng rơi xuống đất càng nhiều lần càng tốt .
*Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân : 4 – 5 phút 
-Các tổ tự ôn nhảy dây theo từng khu vực đã quy định 
*Chơi trò chơi : “Chuyển đồ vật “.
-Nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi để học sinh nắm .
- Yêu cầu tập hợp thành các đội có số người bằng nhau 
-Học sinh lần lượt từng cặp ra thực hiện chơi thử một lượt . Sau đó cho chơi chính thức 
3/ Phần kết thúc:
-Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
-Đi chậm xung quanh vòng tròn hít thở sâu .
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà ôn tung và bắt bóng cá nhân . 
1phút
2phút 
2phút
14 phút 
6phút
2phút
2phút
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
 GV
Tiết 4:Tập viết : Ôn chữ hoa A , M , N , V ( Kiểu 2 )	
I/ Mục tiêu : 
-Củng cố về cách viết chữ hoa A, M, N , V thông qua bài tập ứng dụng : -Viết tên riêng (An Dương Vương ) bằng chữ cỡ nhỏ .Viết câu ứng dụng : Tháp Mười đẹp nhất bông sen / Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ bằng cỡ chữ nhỏ 
II/ Chuẩn bị : Mẫu chữ hoa mẫu chữ viết hoa A, M, N , V về tên riêng An Dương Vương và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li 
III/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh .
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn viết trên bảng con 
-Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài 
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ 
-Yêu cầu tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu .
-Yêu cầu đọc từ ứng dụng An Dương Vương 
-Giới thiệu An Dương Vương là tên hiệu thục phán vua nước Aâu Lạc cách đây 2000 năm . 
-Yêu cầu một học sinh đọc câu ứng dụng .
-Hướng dẫn hiểu nội dung câu ứng dụng 
-Yêu cầu luyện viết những tiếng có chữ hoa là danh từ riêng .
c) Hướng dẫn viết vào vở :
-Nêu yêu cầu viết 
-Nhắc nhớ tư thế ngồi viết , cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu 
d/ Chấm chữa bài 
-Giáo viên chấm từ 5- 7 bài học sinh 
-Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm 
3/ Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá 
-Dặn dò HS
-Nộp vở
-Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu 
-Tìm ra các chữ hoa có trong bài : A , D, V, T, M, N, B, H 
- Lớp theo dõi và thực hiện viết vào bảng con 
-Một học sinh đọc từ ứng dụng .
-Lắng nghe để hiểu thêm về tên hiệu của nước ta cách đây 2000 năm . 
- Một em đọc lại câu ứng dụng .
- Câu thơ ca ngợi Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất .
-Luyện viết từ ứng dụng bảng con (Tháp Mười , Việt Nam )
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên 
-Nộp vở từ 5- 7 em để chấm điểm .
HS chú ý
Tiết 5: Đạo đức Dành cho địa phương : Phòng chống các tệ nạn xã hội 
I / Mục tiêu : 
- Học sinh biết các tệ nạn xã hội sẽ làm cho cuộc sống kém văn minh và lịch sự . Có thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn khi có người dụ dỗ . Nhắc nhớ bạn bè tránh xa các tệ nạn xã hội 
II /Chuẩn bị : « Tranh ảnh cố động phòng chống các tệ nạn xã hội . 
III/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài mới: 
a. Hoạt động 1 Xử lí tình huống . 
- Nêu các tình huống :
- Trên đường đi học về em gặp một đám thanh niên tụ tập uống rượu say xỉn rồi chửi bới , đánh nhau em sẽ xử lí như thế nào ? 
- Có một anh thanh niên hút thuốc đến này em hút thử một lần trước việc làm đó em sẽ xử lí ra sao ?
- Trên đường đi chơi em bất ngờ phát hiện ra một nhóm người đang bàn bạc để trộm cắp tài sản người khác . Trước hành vi đó em giải quyết như thế nào ? 
- Yêu cầu các đại diện lên nêu cách xử lí tình huống trước lớp 
- Giáo viên lắng nghe nhận xét và bổ sung 
- Giáo viên kết luận theo sách giáo viên .
b. Hoạt động 2
 -Yêu cầu các nhóm thi vẽ tranh cổ động về phòng chống các tệ nạn xã hội .
-Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm
- Nhận xét đánh giá , tuyên dương nhóm thắng cuộc 
3, Củng cố dặn dò :
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Giáo dục HS ghi nhớ thực theo bài học 
- Lớp chia ra các nhóm thảo luận đưa ra cách xử lí đối với từng tình huống do giáo viên đưa ra .
 -Lần lượt các nhóm cử các đại diện của mình lên trình bày cách giải quyết tình huống trước lớp .
-Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bình chọn nhóm có cách xử lí tốt nhất .
- Các nhóm tổ chức thi vẽ tranh cổ động có chủ đề nói về phòng chống các tệ nạn xã hội 
-Cử đại diện lêảtưng bày sản phẩm và thuyết trình tranh vẽ trước lớp 
-HS chú ý
Tiết 4:Tự nhiên xã hội : Bề mặt lục địa (tt).
I/ Mục tiêu :
- Nhận biết được núi , đồi , đồng bằng và cao nguyên . Nhận ra sự khác nhau giữa núi , đồi , đồng bằng , cao nguyên .
II/ Chuẩn bị : Tranh ảnh trong sách trang 130, 131. Tranh ảnh về núi , đồi , đồng bằng , cao nguyên , 
III/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
 -Gọi 2 học sinh trả lời nội dung .
-Nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị bài của học sinh 
2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
b/ Khai thác bài :
Hđ1 : Thảo luận theo nhóm .
*Bước 1 :-Hướng dẫn quan sát hình 1, 2 trang 130 sách giáo khoa hoàn thành bài tập theo bảng .
-Phát cho mỗi nhóm một phiếu bài tập đã kẻ sẵn bảng 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và điền vào các cột trong bảng .
*Bước 2 : - Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời trước lớp .
-Bổ sung để hoàn thiện câu trả lời của HS
- Rút kết luận : như sách giáo khoa .
Hđ2: Làm việc theo cặp :
-Bước 1 : - Yêu cầu lớp phân thành từng cặp quan sát tranh 3 , 4 ,5 trang 131 và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý .
- So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên ?
-Bề mặt của đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào ?
-Bước 2 : -Yêu cầu đại diện các nhóm lên trả lời trước lớp .
-Theo dõi và hoàn chỉnh phần trả lời của học sinh .
Hđ3: Vẽ mô hình : Đồi , núi , đồng bằng và cao nguyên 
-Yêu cầu mỗi em vẽ mô tả về đồi , núi , đồng bằng và cao nguyên vào tờ giấy HS
-Yêu cầu hai em ngồi gần nhau đổi bài vẽ cho nhau để nhận xét .
- Treo tranh một số học sinh trưng bày trước lớp .
- Nhận xét bài vẽ của học sinh . 
3) Củng cố - Dặn dò:
- Gọi hai em nhắc lại nội dung bài học 
- Nhận xét đánh giá tiết học .
-Trả lời về nội dung bài học trong bài : “Bề mặt lục địa” đã học tiết trước 
-Lớp theo dõi vài em nhắc lại tựa bài
- Lớp quan sát hình 1và 2 kết hợp với các tranh ảnh sưu tầm để trả lời và ghi vào bảng 
-Các nhóm thực hiện
- Các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau 
- Hai em nhắc lại nội dung hoạt động 1 
- Lớp phân thành các nhóm quan sát tranh và thảo luận theo câu hỏi của giáo viên .
-Các nhóm cử đại diện lên chỉ vào các hình 3,4 ,5 để nói về đặc điểm đồng bằng và cao 
- Lần lượt các nhóm cử đại diện báo cáo 
-Lớp lắng nghe và nhận xét.
- Hai em nhắc lại.
- Học sinh làm việc cá nhân .
-Các em sẽ vẽ mô tả về đồi , núi , đồng bằng và cao nguyên vào vở .
- Hai em đổi chéo bài vẽ và nhận xét .
- Một số em trưng bày sản phẩm trước lớp .
- Quan sát nhận xét bài vẽ của bạn .
- Hai em nêu lại nội dung bài học .
-Về nhà học bài và xem trước bài mới . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34 CKTKNS.doc