Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 4 (32)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 4 (32)

TẬP ĐỌC

NGƯỜI MẸ

I.Mục đích, yêu cầu:

A. Tập đọc:

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: (bà mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết).

- Hiểu ND: người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- GDHS lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

B. Kể chuyện:

- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.

- Tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai; nhận xét, đánh giá được từng vai.

- Giáo dục HS yêu thương cha mẹ.

 

doc 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 4 (32)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/9/2013
Ngày dạy: Thứ hai 16/9/ 2013 
TẬP ĐỌC
NGƯỜI MẸ 
I.Mục đích, yêu cầu:
A. Tập đọc:
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: (bà mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết). 
- Hiểu ND: người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- GDHS lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
B. Kể chuyện:
- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
- Tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai; nhận xét, đánh giá được từng vai.
- Giáo dục HS yêu thương cha mẹ.
* Các KNS được GD trong bài:
- Tự nhận thức để hiểu được giá trị của con người là phải biết ơn công lao và sự hi sinh của mẹ cho con cái.
- Tìm kiếm các lưa chọn, giải quyết vấn đề để chấp nhận gian khổ, hi sinh thân mình của người mẹ để cứu con.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh. Bảng viết gợi ý kể chuyện; viết đoạn hướng dẫn đọc. Một vài đạo cụ: một cái khăn cho bà mẹ; khăn choàng đen, một lưỡi hái bằng bìa cứng. 
- HS: Sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy –học :
1.Bài cũ: (5’) 3 HS đọc thuộc bài “Quạt cho bà ngủ”, trả lời câu hỏi: 
H. Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì ? (Quang)
H. Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào? (A.Dương)
H. Nêu nội dung bài? (Hít)
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc. (15’)
MT: Giúp HS phát âm đúng; ngắt, nghỉ hợp lí.
- GV nêu cách đọc, đọc mẫu.
- Gọi HS đọc bài - chú giải.
- Đọc câu lần 1 (Giáo viên kết hợp sửa sai). Sau đĩ cho HS đọc lần 2.
- Đọc đoạn trước lớp. Kết hợp giải nghĩa từ. (Rút từng từ cần giải nghĩa sau mỗi đoạn đọc).
GV nhận xét, hướng dẫn cách ngắt giọng khi đọc lời các nhân vật. Ví dụ: Thần Chết chạy nhanh hơn gió/ và chẳng bao giờ trả lại những người lão đã cướp đi đâu.//
- Tôi sẽ chỉ đường cho bà,/ nếu bà ủ ấm cho tôi.//
- Đọc đoạn trong nhóm. GV theo dõi, nhắc nhở các em đọc sai.
- Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu.
GV và HS bình cá nhân đọc tốt.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. (10- 12 phút)
MT: Giúp HS hiểu nội dung và trả lời được câu hỏi về nội dung bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
H. Kể lại vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1 ?
* Ra quyết định giải quyết vấn đề.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2.
H: Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà ?
 - Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
H. Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà ?
 - Yêu cầu đọc đoạn 4.
H. Thái độ của Thần Chết như thế nào khi thấy người mẹ ?
H. Người mẹ trả lời như thế nào ?
*Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
H. Nội dung bài nói gì ?
Nghỉ chuyển tiết: 
Tiết 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại (t t) (15’)
MT: Giúp HS đọc đúng theo vai. Biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
H. Trong câu chuyện có mấy vai?
- Yêu cầu học sinh đọc phân vai theo nhóm 6.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc theo vai. 
- GV nhận xét - tuyên dương.
Hoạt động 4: Kể chuyện (20’)
MT: Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai với giọng điệu phù hợp với từng nhân vật.
- GV nêu nhiệm vụ: kể chuyện, dựng lại câu chuyện theo cách phân vai (không cầm sách đọc). 
- Hướng dẫn dựng lại câu chuyện theo vai: 
GV nhắc nhở: nói lời nhân vật mình đóng vai theo trí nhớ, không nhìn sách, có thể kèm với động tác, cử chỉ, điệu bộ như là đang đóng một màn kịch nhỏ.
- Yêu cầu HS kể trong nhóm 6. 
- Tổ chức thi kể chuyện theo vai.
- Các nhóm thi đua biểu diễn trên lớp.
- GV và HS nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc bài - chú giải.
- HS đọc nối tiếp câu, phát âm từ khó.
 - 4 HS đọc 4 đoạn - giải nghĩa từ.
- 4 HS đọc CN.
- HS đọc theo nhĩm 4, chỉnh sửa cho nhau.
- Đại diện nhóm thi đọc. ( Mỗi nhĩm đọc 1 đoạn). 
NX, bình chọn
- 1 HS K – G. Lớp theo dõi, tuyên dương.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
(Bà mẹ thức mấy đêm ròng trông đứa con ốm. Mệt quá bà thiếp đi, tỉnh dậy thấy mất con, bà hớt hải gọi tìm. Thần Đêm Tối nói con bà đã bị Thần Chết bắt. Bà cầu xin Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà đuổi theo Thần Chết. Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà )
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- chấp nhận yêu cầu của bụi gai: ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó, làm nó đâm chồi, nảy lộc và nở hoa giữa mùa đông buốt giá.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-  làm theo yêu cầu của hồ nước: khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hoá thành hai hòn ngọc.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-Ngạc nhiên, không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở.
-vì bà là mẹ – người mẹ có thể làm tất cả vì con và bà đòi Thần Chết trả con cho mình.
Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả vì con.
 Cả lớp hát.
 Có 6 vai: 
- Học sinh thực hiện.
- 2 đến 3 nhóm đọc – học sinh nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Nghe hướng dẫn.
- HS tự phân vai và thực hành dựng lại câu chuyện theo 6 vai trong nhóm.
- Thi dựng lại câu chuyện theo vai (có sử dụng đạo cụ như phần chuẩn bị).
- Lớp theo dõi – nhận xét, bình chọn nhóm kể tốt.
3.Củng cố –Dặn dò: (5’)
H: Qua truyện đọc này, theo em vì sao người mẹ đồng ý làm nhiều việc khó khăn, nguy hiểm cho chính mình?
 - GV kết hợp giáo dục HS. Nhận xét tiết học. Dặn về kể chuyện cho bạn bè và người thân nghe.
 TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học.
- Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn vị). 
- Giáo dục HS đặt tính đúng, lời giải ngắn gọn, chính xác.
+ HS K-G làm hết bài 5.
II.Chuẩn bị. GV:Hình vẽ bài tập 5. HS: Bộ đồ dùng học tập.
III.Hoạt động dạy và học.
 1.Bài cũ: (5’) Long, Phong.
Yêu cầu các em đưa mô hình đồng hồ lên bàn và quay giờ theo yêu cầu của GV:
 3giờ 35phút, 5giờ 5 phút, 12giờ, 8giờ 40phút. GV nhận xét, ghi điểm.
 2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Củng cố về cộng, trừ các số cóù 3 chữ số và nhân, chia trong bảng, tìm thành phần chưa biết của phép tính. (15’)
MT: Rèn HS thực hành đặt tính đúng, tính nhanh và chính xác; tìm được thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
-Yêu cầu HS làm bảng.
- GV cùng HS nhận xét - sửa bài. Chốt lại cách thực hiện.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS còn chậm làm bảng lớp.
-Yêu cầu HS nêu cách làm.
- GV nhận xét chốt cách làm.
Bài 3: Gọi HS đọc bài tập và nêu yêu cầu bài.
Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội cử 2 em lên thi tiếp sức.
- GV cùng HS nhận xét và nêu cách làm. 
Hoạt động 2: Ôn tập về giải toán. (7 phút).
MT: Củng cố cách giải toán tìm phần hơn. 
Bài 4: Gọi HS đọc đề.
-Yêu cầu HS tìm hiểu đề.
-Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV nhận xét - sửa sai.
H. Muốn biết thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiêu lít dầu ta phải làm thế nào? 
-Yêu cầu HS giải vào vở.
- GV chấm, nhận xét - sửa bài.
- GV chốt lại cách giải toán.
1 HS đọc yêu cầu bài 
- HS làm bảng con - 6 HS lần lượt lên bảng.
a) 415 356 b) 234 652
 + --- + ---
 415 156 432 126
 830 200 666 526
 c) 162 728 
 + ---
 370 245
 532 483
1 HS đọc yêu cầu bài 
- HS làm bài vào vở, 2 HS còn chậm làm bảng lớp.
- HS nhận xét - 2 HS nêu cách làm.
 X x 4 = 32 X : 8 = 4
 X = 32 : 4 X = 4 x 8
 X = 8 X = 32.
1 HS đọc yêu cầu bài 
- HS làm bài vào vở.
- Mỗi đội cử 2 em tham gia. Lớp cổ vũ.
- HS nhận xét, nêu cách làm - sửa bài.
1 HS đọc yêu cầu bài 
- HS gạch vào SGK - 2 HS thực hiện trước lớp.
-1 HS khá lên bảng tóm tắt - lớp tóm tắt vào vở. Tóm tắt :
Thùng một : 125 lít dầu.
Thùng hai : 160 lít dầu.
Thùng hai nhiều hơn thùng một: lít dầu?
- Trả lời.
- 1 HS khá lên bảng - lớp giải vào vở.
- HS đổi chéo vở sửa bài.
Bài giải :
Số lít dầu thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất là: 
 160 – 125 = 35 (l )
 Đáp số: 35 lít dầu.
3.Củng cố –Dặn dò: (5’)
 - GV chốt lại các dạng toán vừa luyện tập.
 - Đưa một số bài toán đơn giản về tìm phần hơn, yêu cầu HS trả lời nhanh.
 - Nhận xét – Tuyên dương.
 - Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm các dạng toán vừa học, chuẩn bị bài.
Ngày soạn : 16/9/2013
Ngày dạy :Thứ ba 17 /9/2013
 TẬP VIẾT 
ÔN CHỮ HOA : C
I.Mục đích, yêu cầu:
 -Viết đúng chữ hoa C (1 dòng), L, N (1 dòng),viết đúng tên riêng Cửu Long (1 dòng)và câu ứng dụng: Công chatrong nguồn chảy ra (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. 
- Viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Giáo dục HS lòng biết ơn cha mẹ, hiếu thảo với cha mẹ.
+ HS K-G viết đủ số dịng.
II. Chuẩn bị: GV: Mẫu chữ viết hoa C, Cửu Longï và câu tục ngữ. HS: Bảng con, phấn, VTV
III. Hoạt động dạy –học :
1.Bài cũ: (5’) Kiểm tra bài viết ở nhà.
 - Gọi 2 HS lên bảng viết: Bố Hạ , Bầu ơi (Duyên, Minh.)
2.Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : H. dẫn viết trên bảng con. (10’)
MT: Củng cố cách viết chữ viết hoa: C, viết tên riêng, câu ứng dụng; HS viết đúng trên bảng con.
 a/ Luyện viết chữ hoa.
- Yêu cầu đọc, tìm các chữ hoa có trong bài.
- GV dán chữ mẫu.
- GV v ... ghe- đọc thư Bác Hồ gửi HS nhân ngày khai trường.
 - GV đọc cho HS nghe thư Bác Hồ gửi HS nhân ngày khai trường.
 - 1 số HS đọc ( cả lớp lắng nghe).
 - Y/c HS thảo luận về nội dung bức thư, phát biểu trước lớp về cảm nhận của em khi nghe thư Bác. Bác mong muốn điều gì ở thiếu nhi? 
b, Giáo dục môi trường:
 - HS tìm hiểu về môi trường ở địa phương em, ở trường em. Các việc làm để bảo vệ môi trường.
mẹ vắng nhà ngày bão
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Luyện đọc đúng : bão nổi , chặn lối , ướt , củi mùn . Đọc với giọng nhẹ nhàng , tình cảm , rất vui ở khổ thơ cuối . Ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ ; nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ .Học thuộc lòng bài thơ .
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
+ Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới được giải nghĩa thao thức , củi mùn , nấu chua .
+ Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ : thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm , mọi người luôn nghĩ đến nhau , hết lòng yêu thương nhau .
- Học sinh biết quan tâm đến người thân của mình .
II. CHUẨN BỊ :
GV : Tranh minh hoạ .
 Bảng viết sẵn những khổ thơ cần luyện đọc và học thuộc lòng .
HS : Sách giáo khoa .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
1.Ổn định :Nề nếp .
2.Bài cũ : “Người mẹ ”. 
H. Kể lại vắt tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1 ? ( Trúc )
H. Chọn ý đúùng nhất nói lên nội dung câu chuyện ? (Sang ) 
a) Người mẹ rất dũng cảm .
b) Người mẹ không sợ Thần Chết .
c)* Người mẹ có thể hi sinh tất cả vì con .
 -GV nhận xét bài cũ .
3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
- GV đọc mẫu lần 1 .
- Gọi 1 HS đọc bài .
- Yêu cầu lớp đọc thầm .
H. Bài thơ có mấy khổ thơ ?
-Yêu cầu đọc theo từng câu thơ .
- GV theo dõi HS đọc, phát hiện từ sai ghi bảng .
-Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ .
-GV treo bảng phụ HD cách đọc từng khổ thơ .Chú ý ngắt đúng nhịp thơ .
 Cơn mưa dài chặn lối.//
 Nhưng / chị vẫn hái lá 
 Cho thỏ mẹ ,/ thỏ con 
 Mua cá về nấu chua //
-Yêu cầu HS đọc .
-Yêu cầu HS đọc nhóm theo bàn .
-GV theo dõi các nhóm đọc bài .
- Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu .
- GV nhận xét –Tuyên dương .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
- Yêu cầu 1 HS đọc khổ thơ 1 .
H. Vì sao mẹ vắng nhà ngày bão ?
-Yêu cầu HS nêu ý 1-GV chốt .
Ý 1 : Mẹ vắng nhà ngày bão .
- Yêu cầu 1 HS đọc khổ thơ 2,3,4, tiếp theo .
H. Ngày bão vắng mẹ , ba bố con vất vả như thế nào ?
* Giảng từ : củi mùn : củi gỗ vụn và mùn cưa; nấu chua : nấu canh chua.
H. Tìm những câu thơ cho thấy cả nhà luôn nghĩ đến nhau ?
 * Giảng từ : thao thức : không ngủ được vì có điều phải suy nghĩ .
-Yêu cầu HS nêu ý 2.
Ý 2 : Cả nhà luôn nghĩ đến nhau .
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ cuối .
H. Tìm những hình ảnh nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ về ?
- GV treo tranh kết hợp giảng ND .
-Yêu cầu HS nêu ý 3 .GV chốt .
Ý 3 : Niềm vui của bố con khi mẹ về .
H. Khi mẹ em đi vắng , em có cảm giác nhớ và thấy thiếu mẹ như bố con bạn nhỏ trong bài thơ này không ? Hãy nói cảm nghĩ của em ?
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời .
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm nội dung chính .
- GV rút nội dung chính – ghi bảng :
Nội dung chính : Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm , mọi người luôn nghĩ đến nhau và hết lòng thương yêu nhau . 
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại và học thuộc lòng bài thơ .
- Hướng dẫn cách đọc bài thơ : Giáo viên treo bảng phụ .
- Giáo viên theo dõiû, sửa sai .
- Giáo viên đọc mẫu lần hai.
- HD đọc thuộc lòng .
-GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài thơ .
-Yêu cầu HS đọc .GV kết hợp xóa dần nội dung bài thơ .
- Nhận xét – đánh giá .
- HS lắng nghe .
- 1 HS đọc toàn bài và chú giải .
- Cả lớp đọc thầm và tìm hiểu .
( 5 khổ thơ )
- HS đọc nối tiếp từng câu thơ .
- HS phát âm từ khó .
-HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
-HS lấy bút chì đánh dấu vào sách .
-HS đọc đúng nhịp thơ .
-HS đọc theo nhóm hai.
-Đại diện 5nhóm lên bảng thi đọc . Các nhóm khác nhận xét . 
-1 HS đọc – lớp đọc thầm theo và tìm hiểu câu hỏi 1 . Mời bạn trả lời .
( Vì mẹ về quê gặp bão , mưa to gió lớn làm mẹ không trở về nhà được . )
-HS nêu ý 1 .
-HS nhắc lại 
- 1HS đọc – lớp đọc thầm theo .
( Giường có hai chiếc thì một chiếc ướt nước mưa . Củi mùn để nấu cơm cũng bị ướt.Ba bố con phải thay mẹ làm mọi việc: chị hái lá nuôi thỏ , em chăm đàn ngan )
( Ba bố con luôn nghĩ đến mẹ : Ba người nằm chung một chiếc giường “Vẫn thấy trống phía trong” vì thiếu mẹ nên “nằm ấm mà thao thức” .ở quê mẹ cũng không ngủ được vì “thương bố con vụng về / củi mùn thì lại ướt”)
-HS nêu ý 2.
-HS nhắc lại .
- 1 HS đọc – lớp đọc thầm – tìm hiểu câu 3 .
(Mẹ về như nắng mới làm cả gian nhà sáng ấm lên .)
-HS nêu ý 3.
-HS nhắc lại .
- HS trả lời .
- HS trao đổi nhóm hai – trả lời .
-HS thảo luận nhóm ba tìm nội dung chính –Đại diện một số nhóm nêu .
- HS nhắc lại.
- Học sinh quan sát – đọc bài thơ .
- HS lắng nghe .
- 1 HS đọc – lớp gấp sách theo dõi .
- HS đọc đồng thanh.Theo dãy ,bàn .
- HS xung phong đọc thuộc lòng bài thơ .
3.Củng cố – dặn dò : 
- Đại diện hai nhóm lên bảng thi đọc thuộc lòng bài thơ . GV nhận xét –Tuyên dương . 
- 1 HS nêu nội dung chính – GV đánh giá chung kết hợp giáo dục HS .
Nhận xét tiết học ; về nhà đọc thuộc lòng bài thơ cho gia đình nghe .
Ý : Bà mẹ xin Thần Đêm Tối chỉ đường cho mình đi tìm con .
Ý 4 : Bà mẹ gặp Thần Chết đòi trả con cho mình .
. * Giảng từ : thiếp đi : lả đi hoặc chợp mắt ngủ do quá mệt
 khẩn khoản : cố nói để người khác đồng ý với yêu cầu của mình .
Tiết 7. THỂ DỤC ( GV CHUYÊN) 
***************************
Tiết 4. ĐẠO ĐỨC
GIỮ LỜI HỨA
I. Mục tiêu:
-Tiếp tục cho học sinh thực hành về giữ lời hứa.
-HS biết đồng tình với những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa.
-HS có thái độ quí trọng những người giữ đúng lời hứa và không đồng tình với những người thất hứa.
* Các KNS cơ bản được GD trong bài:
- Kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa.
-Kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình.
-Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình.
II.Chuẩn bị: 
 - GV:Chép sẵn bài 4; bìa xanh, đỏ, trắng. 
 - HS:Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy và học.
1.Kiểm tra bài cũ: Giữ lời hứa 
 H. Thế nào là giữ đúng lời hứa? ( Nhung)
 H. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào ? (Huy )
2.Bài mới : Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm.
Mục tiêu:HS biết đồng tình với những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa( ngược lại)
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu.
o a) Vân xin phép mẹ sang bạn chơi đến 9 giờ sẽ về. Đến hẹn, Vân vội tạm biệt bạn ra về, dù đang chơi vui.
o b) Cường bị phê bình vì hay mất trật tự trong giờ học .Cường tỏ ra hối hận, hứa sửa. Nhưng chỉ ít hôm lại vi phạm.
 o c) Quy hứa học xong sẽ chơi đồ hàng với em. Sau đó có phim hoạt hình, Quy xem phim, bỏ em chơi một mình.
o d) Tú hứa và làm cho bé Dung chiếc diều.Bé mừng rỡ cảm ơn Tú.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm, sau trả lời.
*Kết luận: Các việc làm a,b là giữ đúng lời hứa.
-Các việc làm b, c là không giữ lời hứa .
Hoạt động 2:Đóng vai :
Mục tiêu:HS biết ứng xử đúng trong các tình huống có liên quan đến việc giữ lời hứa.
-GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai trong tình huống: “Em hứa cùng bạn làm việc gì đó, nhưng sau đó em hiểu ra việc đó là sai(ví dụ: hái trộm quả trong vườn nhà khác, đi tắm sông, ) Khi đó em sẽ làm gì?
-Mời các nhóm lên đóng vai.
H: Em có đồng tình với cách ứng xử của nhóm vừøa trình bày không? Tại sao?
H: Theo em có cách giải quyết nào tốt hơn không?
*GV chốt ý :Em cần xin lỗi bạn , giải thích lý do và khuyên bạn không nên làm điều sai trái. 
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
Mục tiêu: Củng cố bài, giúp HS có nhận thức và thái độ đúng về việc giữ đúng lời hứa.
- GV nêu từng ý kiến, HS giơ phiếu thể hiện sự bày tỏ.
-GV nêu câu hỏi: Em có tán thành các ý kiến dưới đây không? Tại sao?
a) Không nên hứùa hẹn với ai bất cứ điều gì.
b) Chỉ nên hứa những điều mình có thể thực hiện được.
c) Có thể hứa mọi điều, còn thực hiện được hay không thì không quan trọng.
d) Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy, tôn trọng.
đ) Cần xin lỗi và giải thích rõ lý do khi không thể thực hiện được lời hứa.
e) Chỉ cần thực hiện lời hứa với người lớn tuổi.
-Yêu cầu HS bày tỏ thái độ về từng ý kiến và giải thích lí do.
Kết luận: Đồng tình với các ý kiến b, d , đ.
-Không đồng tình với các ý kiến a, c, e.
Bài 4: Hãy ghi vào ô trống o chữ Đ trước những hành vi đúng, chữ S trước những hành vi sai.
-HS thảo luận, làm bài.
-1 số nhóm trình bày kết quả.
-Các nhóm lên đóng vai. 
-Lớp nhận xét cách xử lí của nhóm bạn.
-HS giơ phiếu màu: đỏ( đồng tình), xanh( không đồng tình), trắng ( lưỡng lự).
3/Củng cố - Dặn dò: Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nóivà đã hứa hẹn. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng.
-Về nhà sưu tầm và trao đổi với các bạn trong lớp về câu chuyện hoặc tấm gươngbiết giữ lời hứa.
************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 4 moi nhat.doc