Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 4 (56)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 4 (56)

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

 Người mẹ

 I. Mục đích- yêu cầu:

 A. Tập đọc:

 1. Đọc thành tiếng:

 - Đọcđúng các từ, tiếng khó: khẩn khoản, lối nào, nảy lộc, nở hoa, lã chã, lạnh lẽo.

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

 2. Đọc- hiểu:

 - Từ khó: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã, nảy lộc.

 - Nội dung: Người mẹ rất yêu con.Vì con, người mẹ có thể làm tất cả ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 4 (56)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
 Người mẹ
 I. Mục đích- yêu cầu:
 A. Tập đọc:
 1. Đọc thành tiếng: 
 - Đọcđúng các từ, tiếng khó: khẩn khoản, lối nào, nảy lộc, nở hoa, lã chã, lạnh lẽo.
 	 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ.
 	 - Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật
 2. Đọc- hiểu:
 	 - Từ khó: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã, nảy lộc.
 	 - Nội dung: Người mẹ rất yêu con.Vì con, người mẹ có thể làm tất cả ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )
 B. Kể chuyện:
 1. Rèn kỹ năng nói: - Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai
 2. Rèn kỹ năng nghe: Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp lời của bạn.
 II. Đồ dùng dạy- học:
- SGK
 III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
TẬP ĐỌC: Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên yêu cầu.
- Nhận xét
 - 2 học sinh đọc bài cũ: Quạt cho bà ngủ và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài:
 - Nêu mục tiêu giờ học. Ghi bảng.
 - Nghe giới thiệu, ghi bài .
Hoạt động 3: Luyện đọc:
 a. Đọc mẫu:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
 b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
 * Đọc từng câu: 
 - Học sinh theo dõi.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu.
 - Giáo viên hướng dẫn sửa phát âm sai.
 - Giáo viên yêu cầu đọc câu lần 2.
- Học sinh tiếp nối đọc từ đầu đến hết
- Học sinh luyện phát âm.
- Học sinh tiếp nối đọc từ đầu đến hết
 * Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
 - Giáo viên yêu cầu
 - Hướng dẫn HS đọc đoạn cần luyện đọc 
 - Học sinh luyện đọc theo đoạn.
 - Giải nghĩa các từ khó:
 + Em hiểu từ Hớt hải trong câu bà mẹ hớt hải gọi con như thế nào?
 + Bà mẹ hoảng hốt, vội vàng gọi con.
 + Thế nào là Thiếp đi?
 + Là ngủ hoặc lả đi do quá mệt.
 + Khẩn khoản có nghĩa là gì? Đặt câu với từ khẩn khoản?
 + Khẩn khoản có nghĩa là cố nói với người khác để họ đồng ý với yêu cầu của mình.
 + Học sinh tự đặt câu.
 + Em hình dung cảnh bà mẹ nước mắt tuôn rơi lã chã như thế nào?
 + Nước mắt bà mẹ rơi nhiều, liên tục, không dứt.
- 4 học sinh tiếp nối đọc 4 đoạn 
 * Đọc theo nhóm:
- Lớp chia thành các nhóm 4 học sinh
- Học sinh trong các nhóm luyện đọc đến hết bài
 - Giáo viên theo dõi sửa sai.
 *Thi đọc giữa các nhóm
 - Hai nhóm thi đọc.
 * Đọc đồng thanh:
 - Lớp đọc đồng thanh đoạn 2 trong bài.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp
 - Học sinh đọc thầm đoạn 1
 - Hãy kể vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1.
 - 2 học sinh kể, học sinh khác theo dõi, nhận xét.
 * Chuyển ý đoạn 2,3.
 - 1 học sinh đọc đoạn 2,3 trước lớp
 - Bà mẹ làm gì để bụi gai chỉ đường cho mình?
 - Chấp nhận yêu cầu của bụi gai. Bà ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm cho nó, gai đâm vào da thịt bà, máu nhỏ xuống từng giọt.
 - Bà mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho mình?
 - Chấp nhận yêu cầu của hồ nước. Bà đã khóc, nước mắt tuôn rơi lã chã cho đến khi đôi mắt rơi xuống và biến thành 2 hòn ngọc.
 - Sau những hy sinh lớn lao đó, bà mẹ được đưa đến nơi lạnh lẽo của Thần Chết. Thần Chết có thái độ như thế nào khi thấy bà mẹ?
 - Thần Chết ngạc nhiên và hỏi bà:Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây?
 - Bà mẹ đã trả lời Thần Chết như thế nào?
 - Bà mẹ đã trả lời Thần Chết:Vì tôi là mẹ và Hãy trả lại con cho tôi.
 - Theo em, câu trả lời của bà mẹ Vì tôi là mẹ có nghĩa là gì?
 - ý muốn nói: người mẹ có thể làm tất cả vì con.
 - Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 4.
 - 1 học sinh đọc câu hỏi 4. 
 * Chốt ý: Cả 3 ý đều đúng, tuy nhiên ý 3 là đúng nhất vì chính sự hy sinh cao cả đã cho bà mẹ lòng dũng cảm vượt qua mọi thử thách để đến được nơi ở lạnh lẽo của Thần Chết để đòi con. Vì con, người mẹ có thể hy sinh tất cả.
 - Học sinh thảo luận trả lời.
 4. Luyện đọc lại bài: Tiết 2
 - Giáo viên chia lớp thành nhóm 6 học sinh.
 - Học sinh thi đọc theo phân vai: người dẫn chuyện, bà mẹ, thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết.
 - Tổ chức 2 nhóm thi đọc trước lớp.
 - Các nhóm thi đọc.
 - Tuyên dương nhóm thể hiện tốt.
 KỂ CHUYỆN 
 1. Xác định yêu cầu
 - Học sinh đọc yêu cầu của bài.
 - Phân vai, dựng lại câu chuyện.
 - Mỗi nhóm 6 học sinh với các vai như trên, dựng lại câu chuyện. 
 2. Thực hành kể chuyện:
 - Học sinh thực hành kể theo vai.
 - Tổ chức thi kể theo vai.
 - 2 - 3 nhóm thi kể trước lớp, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm kể hay nhất. 
 - Giáo viên nhận xét, cho điểm. 
Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò:
 - Qua truyện đọc này, em hiểu gì về tấm lòng người mẹ ?
 - Người mẹ rất yêu con, rất dũng cảm. Người mẹ có thể làm tất cả vì con. Người mẹ có thể hi sinh bản thân cho con được sống.
 - Tổng kết giờ học .
 - Về kể lại chuyện cho người thân nghe.
 - Chuẩn bị bài sau: Ông ngoại 
 - Luyện tập ở nhà.
..............................................................................
TOÁN
 Tiết 16 : Luyện tập chung
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 	- Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học.
 	- Củng cố kỹ năng tìm thừa số, số bị chia chưa biết.
 	 - Biết giải toán có lời văn ( liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn vị .
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hành tính.
 3. Giáo dục: Có thói quen trình bày bảng khoa học.
* BT5: HSKG
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: SGK
 - Học sinh : Vở ghi toán.
 III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 3 học sinh làm bài tập 4 tiết 15.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài:
 - Nêu mục tiêu giờ học. Ghi bảng.
 - Nghe giới thiệu, ghi bài .
Hoạt động3: Hướng dẫn luyện tập:
 Bài 1: ( làm bảng con )
Bài toán yêu cầu gì?
 - Đặt tính rồi tính.
 - Chữa bài, nhận xét.
 - HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng con.
* Củng cố
 - Học sinh lần lượt nêu cách tính của từng phép tính.
 Bài 2: ( làm vở )
 - Học sinh đọc đề bài. 
 - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
 - Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
 - Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
- Chấm, chữa bài
 - Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
- Học sinh làm bài.
 Bài 3: ( Làm vở )
- Chấm, chữa bài
Bài 4: ( Làm vở )
- Bài toán cho biết gì?
- 1 học sinh đọc đề bài.
- Học sinh làm bài.
5 x9 +27= 45 +27 80: 2- 13 = 40- 13
 = 72 = 27
- 1 học sinh đọc đề bài.
- Bài toán cho biết:Thùng thứ nhất có 125 lít, thùng thứ hai có160 lít.
 - Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Chấm, chữa bài
Bài 5: Khuyến khích HS khá-giỏi VN làm
- Tìm số lít dầu thùng thứ hai hơn thùng thứ nhất.
 - Học sinh làm bài.
Giải
Số lít dầu thùng thứ hai hơn thùng thứ nhất là : 160 - 125 = 35 ( l dầu )
 Đáp số: 35 l dầu 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
 - Học sinh ôn luyện thêm ở nhà chuẩn bị cho kiểm tra tiết sau.
........................................................................................
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011
CHÍNH TẢ (nghe viết)
Tiết 7 : Người mẹ
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 	 - Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 	 - Làm đúng BT(2) a hoặc BT(3) a
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nghe- viết. 
 3. Giáo dục: có ý thức rèn chữ, giữ vở.
 II.Đồ dùng dạy học: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Lớp viết bảng con: ngắc ngứ, ngoặc kép, trung thành, chúc tụng.
 - Nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trong giờ chính tả hôm nay, các em sẽ viết đoạn văn tóm tắt nội dung truyện Người mẹ và bài tập chính tả phân biệt d/r/gi.
- Nghe giới thiệu, ghi bài .
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết chính tả:
 a. Trao đổi về nội dung đoạn viết:
 - Giáo viên đọc đoạn văn một lượt.
 - Hai học sinh khác đọc lại, lớp theo dõi và đọc thầm.
 - Bà mẹ đã làm gì để giành lại đứa con?
 - Thần chết ngạc nhiên về điều gì?
 - Vượt qua bao nhiêu khó khăn và hy sinh cả đôi mắt của mình để giành lại đứa con đã mất.
 - Thần chết ngạc nhiên vì người mẹ có thể làm tất cả vì con.
 b. Hướng dẫn trình bày:
 - Đoạn văn có mấy câu?
 - Đoạn văn có 4 câu.
 - Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa, vì sao?
 - Chữ: Thần Chết, Thần Đêm Tối (tên riêng); Chữ: nằm, em, áp, con, mẹ (đầu câu).
 - Trong đoạn văn có những dấu câu nào được sử dụng?
 - Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm.
 c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Giáo viên đọc các từ khó.
 - Học sinh viết bảng con: chỉ đường, hi sinh, giành lại.
 - Giáo viên theo dõi và chỉnh sửa lỗi.
 - Học sinh đọc lại các từ.
 d. Viết chính tả:
 - Giáo viên đọc.
 - Học sinh viết bài.
 e. Soát lỗi:
 - Giáo viên đọc lại.
 - Học sinh soát lỗi.
 g. Chấm bài:
 - Thu một số vở chấm, nhận xét.
Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 2(a):
 - Nhận xét bài làm của học sinh. 
 Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - Học sinh viết xấu, sai từ (3 lỗi trở lên) về nhà viết lại.
 - 1 học sinh đọc lại đề bài.
 - 3 học sinh làm bảng lớp. Lớp làm vở.
...................................................................................
TẬP ĐỌC
 Ông ngoại
 I. Mục đích- yêu cầu:
 A. Tập đọc:
 1. Đọc thành tiếng:
 	- Đọcđúng các từ, tiếng khó:Gió nóng, luồng khí, lặng lẽ, vắng lặng, lang thang, loang lổ.
 - Biết đọc đúng các kiểu câu; bước đầu phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
 2. Đọc- hiểu:
 	 - Hiểu nghĩa các từ trong bài: vắng lặng, lang thang, loang lổ.
 	 - Hiểu nội dung bài:Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu suốt đời biết ơn ông- người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học.( trả lời được các câu hỏi trong SGK )
 3. Giáo dục: Kính yêu ông bà.
 II. Đồ dùng dạy- học: SGK
 III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên yêu cầu.
- Nhận xét, cho điểm
 - 3 học sinh lên bảng đọc bài: Người mẹ
 Trả lời câu hỏi: 1, 2, 3 của bài.
 - Lớp theo dõi, nhận xét
Hoạt động 2: Giới thiệu bài:
 - GV giới thiệu, ghi bảng tên bài.
 - Nghe giới thiệu, ghi bài .
Hoạt động 3 : Luyện đọc:
 a. Đọc mẫu:
 - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
 b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
 * Đọc từng câu: 
 - Nghe đọc 
 - GV yêu cầu HS đọc câu.
 - GV hư ... ình 2 đang làm gì?
- Nghe giới thiệu, ghi bài .
 - Hình 1 : Nghe nhịp đập tim của nhau.
 - Hình 2: Các bạn đếm nhịp mạch (bắt mạch ) cho nhau.
 - Giáo viên: Đó chính là nội dung thực hành trong ngày hôm nay.
 - Học sinh tự đặt tay lên ngực trái nghe nhịp tim.
 - 2 học sinh bắt mạch cho nhau. 
 - Giáo viên bấm giờ.
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Học sinh báo cáo kết quả thực hành của mình.
 - Học sinh đọc và ghi nhớ nội dung Bạn cần biết.
 * Hoạt động 3: Sơ đồ các vòng tuần hoàn:
 - Treo tranh minh hoạ sơ đồ vòng tuần hoàn lớn, nhỏ.
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Học sinh chỉ động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
 - Quan sát hình minh hoạ cho biết có mấy vòng tuần hoàn.
 - Có 2 vòng tuần hoàn.
 - Chỉ và nêu đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn.
 - Học sinh chỉ và trình bày.
 - Làm tương tự với vòng tuần hoàn nhỏ.
 - Yêu cầu học sinh nêu lại cả 2 vòng tuần hoàn.
 - 2 học sinh lần lượt trình bày.
 - Trong các vòng tuần hoàn máu, động mạch có nhiệm vụ gì?
 - Đưa máu từ tim đi khắp các cơ quan của cơ thể. 
 - Tương tự: Tĩnh mạch đưa máu từ khắp các cơ quan của cơ thể về tim.
 - Mao mạch nối động mạch với tĩnh mạch.
 - Đọc nội dung Bạn cần biết trang 17.
 * Hoạt động 4: Trò chơi: Thi vẽ vòng tuần hoàn:
 - Mỗi đội 5 học sinh nối tiếp:
 + Vẽ tim – vẽ vòng tuần hoàn lớn – vẽ vòng tuần hoàn nhỏ – chú thích các bộ phận – vẽ mũi tên chỉ đường đi của máu
 - Đội nào xong trước cho phép được thuyết trình sơ đồ
 - Tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 5: Tổng kết- dặn dò:
 - Về xem lại bài.
 - Vẽ và chỉ đường đi của máu trên sơ đồ các vòng tuần hoàn.
 - Tổng kết tiết học.
 TỰ NHIÊN- XÃ HỘI
 Tiết 8 : Vệ sinh cơ quan tuần hoàn
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
 2. Kỹ năng: Biết và thực hiện được những việc nên và không nên làm để bảo vệ tim mạch.
 3. Giáo dục: Có ý thức làm theo những việc nên làm vừa sức với bản thân để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
 II. Đồ dùng dạy- học:
 Giáo viên: - SGK
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 2 học sinh lên vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn.
 - Nhận xét- cho điểm
Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
Hoạt động 3: tìm hiểu bài
- Nghe giới thiệu, ghi bài .
1. Tìm hiểu hoạt động của tim.
 - Trong hoạt động tuần hoàn, bộ phận nào có nhiệm vụ co bóp, đẩy máu đi khắp cơ thể?
 - Tim.
 - Cơ thể sẽ chết nếu bộ phận nào ngừng làm việc?
 - Tim ngừng đập
 - Tim có vai trò như thế nào đối với cơ quan tuần hoàn và cơ thể con người.
 - Học sinh tự phát biểu
 * Thảo luận:
 Yêu cầu học sinh viết ra giấy những hiểu biết của nhóm về hoạt động của tim.
 - Học sinh viết
 - Đại diện nhóm trình bày.
 - Các nhóm nhận xét- bổ sung.
 * Kết luận: Tim luôn hoạt động. Khi vận động mạnh hoặc vui chơi tim đập nhanh hơn mức bình thường .
 Bởi vậy chúng ta phải biết làm những việc để bảo vệ tim mạch.
2. Nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch
 - Học sinh thảo luận nhóm
 - Học sinh trả lời
 Câu hỏi: 
- Các bạn trong tranh đang làm gì
+Hình 2: Các bạn chơi ném bóng.
 - Theo em các bạn làm thế là nên hay không nên để bảo vệ tim mạch? vì sao? 
 +Hình 3: chăm sóc cây- các bạn làm thế là nên để bảo vệ tim mạch.
 + Hình 4: Bạn nhỏ vác 1 cây gỗ nặng. Việc này quá sức- không nên
 + Hình 5: 2 bạn ăn uống đầy đủ chất- Việc nên làm.
 + Hình 6: Thuốc lá và rượu là chất kích thích, không tốt cho tim mạch – Không nên.
 - Học sinh nhận xét.
 * Kết luận: Để bảo vệ tim mạch cần: 
 - Sống vui vẻ, tránh xúc động mạnh hay tức giận.
 - Không mặc quần áo và đi giày dép quá chật.
 - ăn uống điều độ, đủ chất, không sử dụng chất kích thích.
3. Trß ch¬i:NÕu ... th×.
 - Häc sinh tiÕn hµnh ch¬i:
 + D·y 1: NÕu ¨n uèng v« tæ chøc ...
 + d·y 2: Th× b¹n rÊt dÔ m¾c bÖnh tim m¹ch.
Ho¹t ®éng 4: Cñng cè , dÆn dß:
 - Nh÷ng ho¹t ®éng nµo cña con ng­êi cã lîi ®èi víi c¬ quan tuÇn hoµn?
- Nh÷ng ho¹t ®éng nµo cña con ng­êi cã h¹i ®èi víi c¬ quan tuÇn hoµn?
- Thùc hiÖn vÖ sinh tuÇn hoµn.
 - HS nªu.
- HS nªu.
THỦ CÔNG
Bài 2 : Gấp con ếch
Tiết 2
 I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết cách gấp con ếch.
- Gấp được con ếch bằng giấy đúng qui trình kỹ thuật, nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- Có hứng thú với giờ học gấp hình.
 II. Đồ dùng:
- Mẫu con ếch được gấp bằng giấy màu.
- Tranh qui trình gấp con ếch bằng giấy.
- Giấy màu (giấy trắng), kéo thủ công.
- Bút màu đen hoặc bút dạ màu sẫm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạt động 3: Học sinh thực hành gấp con ếch
- Yêu cầu nhắc lại qui trình gấp con ếch ở tiết 1 và nhận xét.
- Treo tranh qui trình gấp con ếch để học sinh nhắc lại các bước.
- Tổ chức cho HS thực hành gấp con ếch theo nhóm. (Giáo viên quan sát giúp đỡ, uốn nắn những hs còn lúng túng)
1 đến 2 hs lên bảng nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp con ếch.
B1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
B2: Gấp tạo 2 chân trước con ếch.
B3: Gấp tạo 2 chân sau và thân con ếch.
- Cả lớp chia làm 3 nhóm thực hành sau đó thi trong nhóm xem ếch của ai nhảy xa hơn, nhanh hơn.
- HS thực hành gấp.
- Cuối giờ học giáo viên gọi một số hs mang ếch lên dùng ngón tay trỏ để miết nhẹ cho ếch nhảy. Giáo viên nêu nguyên nhân ếch không nhảy được và ếch nhảy chậm (có thể do 2 đường gấp ở phần cuối gấp quá kỹ, hoặc gấp phần cuối thân chưa đúng)
- Giáo viên và HS bình chọn sản phẩm đẹp. Nhận xét, đánh giá, khen ngợi, động viên, khuyến khích học sinh.
- Đánh giá sản phẩm của học sinh theo các mức A, A+, B
- 1 HS lên thực hành.
- HS bình chọn.
2- Củng cố - Dặn dò
- GVNX sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của học sinh.
- Dặn giờ sau mang giấy nháp, đồ dùng học tập để cắt ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
THỂ DỤC
 Tiết 7 : Đội hình đội ngũ
 Trò chơi: Thi xếp hàng
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Ôn tập: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái. Yêu cầu học sinh thực hiện những kỹ năng này ở mức tương đối chính xác.
 - Học trò chơi: Thi xếp hàng . Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi một cách chủ động.
 2. Kỹ năng : Rèn một số kỹ năng về đội hình, đội ngũ.
 3. Giáo dục: Tích cực, tự giác tập luyện.
 II. Địa điểm, phương tiện:
 - Địa điểm:Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
 - Chuẩn bị sẵn các khu vực cho lớp tập luyện theo tổ.
 - Phương tiện: còi, kẻ sân cho chơi trò chơi.
 III. Nội dung và phương pháp:
Phần
Nội dung
Đ. lượng
Số Thời lần gian
Phương pháp
Mở đầu
- Giáo viên yêu cầu cán bộ lớp tập hợp lớp.
 - Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
 - Dậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát.
 - Chạy chậm theo 1 hàng dọc theo địa hình tự nhiên .
 - Ôn đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, điểm só từ 1 đến hết theo tổ.
1
1
1
1
2-3
1’
1’
1’
1’
1’
- Cán bộ lớp tập hợp lớp theo 4 hàng dọc.
 - Theo 4 hàng ngang.
 - Theo 4 hàng dọc.
 - Theo 1 hàng dọc.
- Theo 4 hàng ngang.
Cơ bản
* Ôn tập: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái. 
 * Học trò chơi: Thi xếp hàng 
 - Giáo viên nêu tên trò chơi
 - Giáo viên hướng dẫn nội dung trò chơi và cách chơi
 * Chạy chậm theo địa hình tự nhiên .
7
2-3
2-3
12’
10’
1’
 - Giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện theo 4 hàng dọc, ngang.
+ Lần 1-3 : Giáo viên hướng dẫn học sinh tập.
+ Lần 4 – 6: Chia tổ tập luyện. Học sinh trong tổ thay nhau làm chỉ huy.
+ Lần 7:Thi đua giữa các tổ (tổ nào thua sẽ phải nắm tay nhau, vừa đi vừa hát quanh lớp)
 - Học sinh học thuộc vần điệu của trò chơi. Học sinh chơi thử 1-2 lần
 - Học sinh cả lớp chơi.
 - Trong quá trình chơi, giáo viên thay đổi một vài vị trí đứng.
 - Theo 1 hàng dọc
Kết thúc
 - Đi thường, vừa đi vừa thả lỏng 
 - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
 - Về nhà: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
 1
 1
 1
2’
1’
 - Theo vòng tròn. 
 - Theo 4 hàng ngang.
 - Ôn luyện ở nhà.
THỂ DỤC
Tiết 8 : Đi vượt chướng ngại vật thấp
 Trò chơi: “ Thi xếp hàng”
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Tiếp tục ôn hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu học sinh thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
 - Học đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu biết cách thực hiện và thực hiện động tác ở mức cơ bản đúng.
 - Học trò chơi: Thi xếp hàng . Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi một cách chủ động.
 2. Kỹ năng : Rèn một số kỹ năng về đội hình, đội ngũ.
 3. Giáo dục: Tích cực, tự giác tập luyện.
 II. Địa điểm, phương tiện:
 - Địa điểm:Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
 - Chuẩn bị sẵn các khu vực cho lớp tập luyện theo tổ.
 - Phương tiện: còi, kẻ sân cho chơi trò chơi.
 III. Nội dung và phương pháp:
Phần
Nội dung
Đ. lượng
Số Thời lần gian
Phương pháp
Mở đầu
- Giáo viên yêu cầu cán bộ lớp tập hợp lớp.
 - Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
 - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp .
 - Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên sân.
* Chơi trò chơi: Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau.
1
1
1
1
2-3
1’
1’
1’
1’
1’ 
- Cán bộ lớp tập hợp lớp theo 4 hàng dọc.
 - Theo 4 hàng ngang.
 - Theo 4 hàng dọc.
 - Theo 1 hàng dọc.
Cơ bản
* Ôn tập: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
 * Học động tác: Đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu kết hợp giải thích động tác.
- Khẩu lệnh: “Vào chỗ, bắt đầu” - “Thôi”
 - Giáo viên uốn nắn, sửa chữa.
 * Trò chơi: Thi xếp hàng 
 - Giáo viên nêu tên trò chơi
 - Giáo viên hướng dẫn nội dung trò chơi và cách chơi.
8
2-3
2-3
2-3 
12’
4’ 
10’
7’
 - Giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện theo 4 hàng dọc, ngang.
+ Lần 1-3 : Giáo viên hướng dẫn học sinh tập.
+ Lần 4 – 6: Chia tổ tập luyện. Học sinh trong tổ thay nhau làm chỉ huy.
+ Lần 7, 8:Thi đua giữa các tổ (tổ nào thua sẽ phải nắm tay nhau, vừa đi vừa hát quanh lớp)
- Lần 1: Học sinh Làm thử.
- Lần 2: Các tổ lần lượt thực hiện theo hàng ngang.
 Sau khi thuần thục cho học sinh luyện tập theo hàng dọc. 
- Học sinh tiến hành chơi.
- Lần cuối thi đua giữa các tổ.
Kết thúc
 - Đi chậm theo vòng tròn vỗ tay và hát. 
 - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
 - Về nhà: Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp. 
1
1
1
2’
1’
 - Theo vòng tròn. 
 - Theo 4 hàng ngang.
 - Ôn luyện ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4 CKTKNS Giam tai.doc