TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN
BÀI TẬP LÀM VĂN
I.Yêu cầu cần đạt:
A.TẬP ĐỌC
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “Tôi” và lời người mẹ.
- Hiểu ý nghĩa: Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố giữ cho được điều muốn nói. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
- Ra quyết định.
B.KỂ CHUYỆN
- Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa
- Ra quyết định.
II.Phương tiện dạy học:
1.Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa.
2.Học sinh: Sách giáo khoa
TUẦN 6 Thứ hai, ngày .17.... tháng .09.... năm .2012 TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN BÀI TẬP LÀM VĂN I.Yêu cầu cần đạt: A.TẬP ĐỌC - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “Tôi” và lời người mẹ. - Hiểu ý nghĩa: Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố giữ cho được điều muốn nói. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa) - Ra quyết định. B.KỂ CHUYỆN - Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa - Ra quyết định. II.Phương tiện dạy học: 1.Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa. 2.Học sinh: Sách giáo khoa III.Hoạt động lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em sẽ đọc truyện: Bài tập làm văn. Hoạt động 1: Luyện đọc Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. - Giáo viên đọc xong gọi 1 học sinh đọc lại. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ - Học sinh luyện đọc từng câu +Giáo viên viết bảng: Lui-xi-a, Cô-li-a; mời 1 hoặc 2 học sinh đọc; cả lớp đọc đồng thanh. - Đọc từng đoạn trước lớp - Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài. Cho các em đặt câu với từ ngắn ngủn: Chiếc áo ngằn ngủn.Đôi cánh của con dế ngắn ngủn. - Đọc từng đoạn trong nhóm Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài. - Nhân vật xưng “tôi” trong truyện này tên là gì? - Cô giáo ra cho lớp đề văn thế nào ? - Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn. *Giáo viên chốt lại: Cô-li-a khó kể ra những việc đã làm để giúp đỡ mẹ vì ở nhà mẹ Cô-li-a thường làm mọi việc. Có lúc bận, mẹ định nhờ Cô- li-a giúp việc này việc nọ nhưng thấy con đang học lại thôi. - Thấy các bạn viết nhiều, Cô- li- a làm cách gì để bài viết dài ra? - Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo, lúc đầu Cô-li-a ngạc nhiên ? - Vì sao sau đó, Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ? - Giáo viên hỏi : Bài đọc giúp em hiểu ra điều gì? Hoạt động 3: Luyện đọc lại - Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 3 và 4. KỂ CHUYỆN 1.Giáo viên nêu nhiệm vụ: - Trong phần kể chuyện các em sẽ sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện: Bài tập làm văn.Sau đó chọn kể lại một đoạn của câu chuyện bằng lời của em. 2.Hướng dẫn kể chuyện: Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện. - Cả lớp và giáo viên nhận xét. Kể lại một đoạn văn của câu chuyện theo lời của em: - Giáo viên nhắc học sinh: Bài tập chỉ yêu cầu em chọn kể 1 đoạn của câu chuyện, kể theo lời của em. - Cả lớp và giáo viên nhận xét từng bạn: Kể có đúng với cốt truyện không? Diễn đạt đã thành câu chưa? Đã biết kể bằng lời của mình chưa? Kể có tự nhiên không? 4.Củng cố - Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Nhớ lại buổi đầu đi học - Hát - Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên giới thiệu bài. - Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên đọc - Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu. - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn: - Học sinh đọc đoạn 1: Giải nghĩa từ: Khăn mùi soa. - Học sinh đọc đoạn 2: Giải nghĩa từ: Viết lia lịa - Học sinh đọc đoạn3: Đặt câu với từ ngắn ngủn. - Bốn nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn - 1 học sinh đọc cả bài. - Học sinh cả lớp đọc thầm đoạn 1 và 2 trả lời các câu hỏi: - Cô-li-a - Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ? - Học sinh trao đổi trong nhóm rồi phát biểu ý kiến: Vì thỉnh thoảng Cô- li-a mới thường làm mọi việc, dành thời gian cho Cô-li-a học. Vì Cô-li-a chẳng phải làm việc gì đỡ mẹ - Một học sinh đọc thành tiếng đoạn 3, cả lớp đọc thầm - Cô-li-a cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng mới làm và kể ra những việc mình chưa bao giờ làm như giặt áo lót, áo sơ mi và quần. - Một học sinh đọc thành tiếng đoạn 4, trả lời - Cô-li-a ngạc nhiên vì chưa bao giờ phải giặt quần áo, lần đầu mẹ em bảo bạn làm việc này - Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ vì nhớ ra đó là việc bạn đã nói trong bài tập làm văn. - Lời nói phải đi đôi với việc làm. Những điều đã tự nói tốt về mình phải cố làm cho bằng được. - Bốn học sinh tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn văn - Học sinh quan sát lần lượt 4 tranh đã đánh số. Tự sắp xếp lại các tranh bằng cách viết ra giấy trình tự đúng của 4 tranh. - Một học sinh đọc yêu cầu kể chuyện: Một lần, cô giáo ra cho lớp của Cô-li-a một đề văn - Một học sinh kể mẫu 2 hoặc 3 câu. - Từng cặp học sinh tập kể - Ba, bốn học sinh tiếp nối nhau thi kể 1 đoạn bất kì của câu chuyện - Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất, hấp dẫn RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ TOÁN LUYỆN TẬP I.Yêu cầu cần đạt: - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải các bài toán có lời văn. - Làm các bài tập: 1, 2, 4. II.Phương tiện dạy học: 1.Giáo viên: Sách giáo khoa 2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở, bảng con. III.Hoạt động lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Giới thiệu bài:Tiết hôm nay, các em sẽ củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số. Hoạt động: Hướng dẫn luyện tập. +Bài1: - Yêu cầu học sinh nêu cách tìm ½ của một số, 1/6 của một số và làm bài - Yêu cầu học sinh đổi chéo bảng con để kiểm tra bài của nhau +Bài 2: - Gọi 1 học sinh đọc đề bài - Đề bài cho chúng ta điều gì? - Đề bài hỏi gì? - Muốn biết Vân tặng bao nhiêu bông hoa, chúng ta phải làm gì ? - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Cả lớp nhận xét và sửa bài. +Bài 4: - Yêu cầu học sinh quan sát hình và tìm hình đã được tô màu 1/5 số ô vuông - Hãy giải thích câu trả lời của em + Mỗi hình có mấy ô vuông? + 1/5 của 10 ô vuông là bao nhiêu ô vuông? + Hình 2 và hình 4, mỗi hình tô màu mấy ô vuông? 4.Củng cố -.Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số - Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. - 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào bảng con - Vân làm được 30 bông hoa bằng giấy, Vân tặng bạn 1/6 số bông hoa đó. Hỏi Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa? - Vân làm được 30 bông hoa bằng giấy, Vân tặng bạn 1/6 số bông hoa đó. Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa? - Chúng ta phải tính 1/6 của 30 bông hoa. Vì Vân làm được 30 bông hoa và đem tặng bạn 1/6 số bông đó - 1 học sinh lên bảng làm bài. Học sinh cả lớp làm bài vào vở Bài giải Vân tặng bạn số bông hoa là 30 : 6 = 5 ( bông hoa ) Đáp số : 5 bông hoa Bài giải Số học sinh đang tập bơi là 28 : 4 = 7 ( học sinh ) Đáp số : 7 học sinh + Mỗi hình có 10 ô vuông + 1/5 của 10 ô vuông là 10 : 5= 2 (ô vuông) - Mỗi hình tô màu 1/5 số ô vuông RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ CHÍNH TẢ BÀI TẬP LÀM VĂN I.Yêu cầu cần đạt: - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập có điiền tiếng có vần oe/oeo (BT2). - Làm đúng bài tập (3) a/b. III.Hoạt động lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết hôm nay, các em sẽ viết một đoạn trong bài: Bài tập làm văn. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe viết chính tả Hướng dẫn học sinh chuẩn bị: - Giáo viên đọc thong thả, rõ ràng nội dung tóm tắt truyện:Bài tập làm văn - Tìm tên riêng trong bài chính tả. - Tên riêng trong bài chính tả được viết như thế nào? Luyện viết từ khó: - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện viết một số từ khó. Học sinh viết bài vào vở: - Giáo viên đọc cho học sinh viết bài. - Giáo viên đọc lại cả câu và viết các từ khó lên bảng cho học sinh dò. - Giáo viên chấm bài và nhận xét bài viết của học sinh Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 2: - Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập. - Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng thi làm bài đúng nhanh. - Cả lớp và giáo viên nhận xét,chốt lại lời giải đúng Câu a: khoèo chân Câu b: người lẻo khoẻo Câu c: ngoéo tay Bài tập3: Lựa chọn - Giáo viên chọn cho học sinh cả lớp làm bài tập - Giáo viên mời 3 học sinh thi làm bài trên bảng: Chỉ viết tiếng cần điền âm đầu hoặc dấu thanh. 4.Củng cố - Dặn dò: - Chuẩn bị bài : Nhớ lại buổi đầu đi học - Hát - Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. - Một, hai học sinh đọc lại toàn bài . - Cô-li-a . - Viết hoa chữ cái đầu tiên; đặt gạch nối giữa các tiếng . - Học sinh viết vào bảng con: làm văn, Cô-li-a, lúng túng, ngạc nhiên ,.. - Học sinh viết bài vào vở. - Học sinh đổi vở kiểm tra để sửa bài - Học sinh nêu yêu cầu bài tập - Cả lớp làm bài - Nhiều học sinh đọc lại kết quả. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, chọn lời giải đúng, 3 hoặc 4 học sinh đọc lại khổ thơ sau khi đã điền đúng âm và dấu thanh. Cả lớp viết bài vào vở. Câu a: Tay siêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm Cho sâu cho sáng mà tin cuộc đời RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................ Thứ ba, ngày .18.... tháng .09.... năm .2012....... TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA D, Đ I.Yêu cầu cần đạt: - Viết đúng chữ hoa D (1 dòng), Đ, H (1 dòng); viết đúng tên riêng Kim Đồng (1 dòng) và câu ứng dụng: Dao có mài...mới khôn (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. II.Phương tiện dạy học: 1.Giáo viên: Mẫu chữ viết hoa D, Đ Tên riêng Kim Đồng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li 2.Học sinh: bảng con, vở tập viết. III.Hoạt động lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết hôm nay, các em tiếp tục ôn chữ hoa D, Đ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con Luyện viết chữ hoa - Giáo viên viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ - Giáo viên nêu cách viết chữ D: - Cách viết chữ Đ như chữ D, nhưng ta thêm một nét ngang ở đường kẻ 2 ... của mình.Sau đó,viết lại những điều đã kể Hoạt động: Hướng dẫn học sinh làm bài tập (Phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại.) a)Bài tập 1: Kể lại buổi đầu em đi học - Lắng nghe tích cực. - Giáo viên nêu yêu cầu: Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật, có cái riêng.Không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường,có thể kể về ngày khai giảng hoặc buổi đầu cắp sách đến lớp. - Giáo viên gợi ý: Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều? Thời tiết thế nào? Ai dẫn em đến trường ?Lúc đầu, em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học đã kết thúc thế nào? Cảm xúc của em về buổi học đó - Cả lớp và giáo viên nhận xét - Ba hoặc bốn học sinh thi kể tiếp trước lớp b)Bài tập 2: Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn . (Phương pháp luyện tập thực hành, đàm thoại.) - Giáo viên nhắc các em chú ý viết giản dị, chân thật những điều vừa kể. Các em có thể viết từ 5 đến 7 câu hoặc nhiều hơn .Chỉ cần viết được những đoạn văn ngắn, chân thật, đúng đề tài, đúng ngữ pháp, đúng chính tả là đạt yêu cầu - Giáo viên mời 5 đến 7 em đọc bài . Cả lớp và giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những người viết tốt nhất. 4.Củng cố - Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Nghe, kể: Không nỡ nhìn. Tập tổ chức cuộc họp - Hát - Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. - 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập - Một học sinh khá, giỏi kể mẫu - Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình - Một học sinh đọc yêu cầu:(Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu ) - Học sinh viết những điều mình biết vào vở. - Học sinh viết xong, vài học sinh đọc bài cho cả lớp tham khảo và nêu nhận xét RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ CHÍNH TẢ NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC I.Mục đích yêu cầu: - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oe/oeo (BT1). - Làm đúng bài tập (3) a/b. II.Phương tiện dạy học: 1.Giáo viên: Bảng lớp viết bài tập 2. Bảng quay để làm bài tập 3 2.Học sinh: Vở, bảng con III.Hoạt động lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết hôm nay,các em viết chính tả bài: Nhớ lại buổi đầu đi học. Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe,viết a.Hướng dẫn học sinh chuẩn bị - Giáo viên đọc 1 lần đoạn văn sẽ viết chính tả. Luyện viết từ khó - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét một số từ khó. - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện viết một số từ khó. Học sinh viết vào vở - Giáo viên đọc cho học sinh viết chính tả - Giáo viên đọc lại cả câu cho học sinh dò và sửa bài. - Trong khi học sinh viết giáo viên theo dõi và nhắc nhở các em tư thế ngồi và rèn chữ. - Giáo viên chấm bài và nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả Bài tập 2: - Giáo viên nêu yêu cầu của bài - Giáo viên mời 2 học sinh lên bảng điền vần eo/oeo, sau đó đọc kết quả. Cả lớp và giáo viên nhận xét về chính tả phát âm, chốt lại lời giải đúng. Bài tập3: Lựa chọn - Giáo viên chọn cho học sinh làm bài tập3a hoặc 3b. Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập - Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 4.Củng cố -Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Trận bóng dưới lòng đường - Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. - Một học sinh đọc lại đoạn viết chính tả. - Học sinh nhận xét các từ khó - Học sinh viết bảng con các từ khó - Học sinh viết bài chính tả vào vở - Học sinh dò bài và đổi vở để kiểm tra chéo. - Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Cả lớp làm bài vào vở - 1 học sinh đọc lại kết quả. Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng: nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngặt nghẽo, ngoẹo đầu - Hai học sinh làm bài trên bảng quay. Cả lớp làm bài vào vở - Học sinh chữa bài theo lời giải đúng Câu a) siêng năng, xa, xiết Câu b) mướn, thưởng, nướng RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ TOÁN LUYỆN TẬP I.Yêu cầu cần đạt: - Xác định được phép chia hết và phép chia có dư. - Vận dụng phép chia hết trong giải toán. - Làm các bài tập: 1, 2(cột 1, 2, 4), 3, 4. II.Phương tiện dạy học: 1.Giáo viên: Sách giáo khoa 2.Học sinh: Vở, bảng con, sách giáo khoa. III.Hoạt động lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết hôm nay, các em sẽ củng cố về cách thực hiện chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. Hoạt động: Hướng dẫn luyện tập +Bài 1: - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Giáo viên chữa bài và nhận xét bài. +Bài 2: - Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành tương tự như với bài 1 +Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc đề bài - Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài - Giáo viên chữa bài và nhận xét bài +Bài 4: - Gọi 1 học sinh đọc đề bài Trong phép chia, khi số chia là 3 thì số dư có thể là số nào? - Có số dư lớn hơn số chia không? - Vậy trong các phép chia với số chia là 3 thì số dư lớn nhất là số nào? - Vậy khoang tròn vào chữ nào? - Yêu cầu học sinh tìm số dư lớn nhất trong các phép chia với số chia là 4, 5, 6 - Học sinh nhận xét cách nêu của các bạn. 4.Củng cố - Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Bảng nhân 7 - Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - 4 học sinh lên bảng làm bài,học sinh cả lớp làm bảng con. Học sinh *17 chia 2 được 8 , viết 8 *8 nhân 2 được 16, 17 trừ 16 bằng 1 - Các phép tính trong bài đều là các phép tính có dư, không có phép tính nào là phép tính chia hết - 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở Bài giải Lớp đó có số học sinh giỏi là 27 : 3 = 9 ( học sinh ) Đáp số : 9 học sinh - Trong các phép chia với số chia là 3, số dư lớn nhất của các phép chia đó là: A 3, B.2, C.1, D.0 - Trong phép chia khi số chia là 3 thì số dư có thể là 0, 1, 2 - Không có số dư lớn hơn số chia - Trong các phép chia với số chia là 3 thì số dư lớn nhất là số 2 - Khoanh tròn vào chữ B RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ TỰ NHIÊN XÃ HỘI CƠ QUAN THẦN KINH I.Yêu cầu cần đạt: -Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên traanh vẽ hoặc mô hình. II.Phương tiện dạy học: 1.Giáo viên: Các hình trong SGK trang 26, 27. Hình cơ quan thần kinh phóng to 2.Học sinh: Sách giáo khoa III.Hoạt động lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Giới thiệu: Hôm nay chúng ta tìm hiểu các bộ phận của cơ quan thần kinh qua bài: Cơ quan thần kinh Hoạt động 1: Quan sát *Mục tiêu: Kể tên và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ. *Cách tiến hành +Bước 1: Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát cơ quan thần kinh ở hình 1 và hình 2 trang 26, 27 SGK và trả lời câu hỏi: - Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ . - Trong các cơ quan đó, cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ, cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống - Sau khi chỉ trên sơ đồ, nhóm trưởng đề nghị các bạn chỉ vị trí của bộ não, tuỷ sống trên cơ thể mình hoặc cơ thể bạn +Bước 2 : Làm việc cả lớp - Yêu cầu học sinh lên bảng chỉ trên sơ đồ các bộ phận của cơ quan thần kinh. - Giáo viên giảng :Từ não và tuỷ sống có các dây thần kinh toả đi khắp nơi của cơ thể.Từ các cơ quan bên trong của cơ thể có các dây thần kinh về tuỷ sống và não. *Kết luận: Cơ quan thần kinh gồm có bộ não (nằm trong hộp sọ), tuỷ sống, (nằm trong cột sống) và các dây thần kinh Hoạt động 2: Thảo luận *Mục tiêu: Nêu được vai trò của não, tủy sống, các dây thần kinh và các giác quan *Cách tiến hành: +Bước 1: Chơi trò chơi - Cả lớp cùng chơi một trò chơi đòi hỏi phản ứng nhanh , nhạy của người chơi. Ví dụ trò chơi: Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hàng. - Kết thúc trò chơi, giáo viên hỏi học sinh: Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi ? +Bước 2: Thảo luận nhóm - Các nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc mục:Bạn cần biết ở trang 27 SGK và lên hệ với những quan sát trong thực tế để trả lời theo gợi ý: - Não và tuỷ sống có vai trò gì? - Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan - Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tuỷ sống, các dây thần kinh hay một trong các giác quan bị hỏng +Bước 3: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày phần trả lời một câu hỏi. 4.Củng cố - Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Hoạt động thần kinh - Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. - Học sinh quan sát sơ đồ cơ quan thần kinh trang 26, 27 và trả lời theo các câu hỏi gợi ý. - Học sinh chỉ và nói tên các cơ quan thần kinh trên sơ đồ . - Học sinh thực hành trên cơ thể mình. - Học sinh thực hành trên bảng - Học sinh theo dõi giáo viên giảng bài. - Học sinh nhắc lại ghi nhớ theo sự hướng dẫn của giáo viên - Học sinh cả lớp tham gia trò chơi. - Học sinh đọc phần: Bạn cần biết /27 - Não và tuỷ sống có vai trò giúp điều hành trí nhớ,suy nghĩ - Bị liệt, mất trí nhớ . . . sẽ xảy ra nếu não hoặc tuỷ sống, các dây thần kinh hay một trong các giác quan bị hỏng. - Các nhóm tham gia trả lời các câu hỏi. RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: