Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 6 (39)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 6 (39)

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

BÀI TẬP LÀM VĂN

I. Mục đích, yêu cầu:

 A. Tập đọc:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “tôi” và lời người mẹ.

- Hiểu ý nghĩa: Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói. (Trả lời được cc cu hỏi trong SGK).

- Học sinh có ý thức thực hiện “học đi đôi với hành”.

B. Kể chuyện:

- Biết sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng thứ tự v kể lại được một đoạn của cau chuyện dựa vo tranh minh họa.

- Chăm chú theo dõi các bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

- HS thực hiện tốt những lời đã nói, đã viet.

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 6 (39)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 29/09/2013
 Ngày dạy: Thứ hai 30/09/2013
 TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
BÀI TẬP LÀM VĂN
I. Mục đích, yêu cầu:
 A. Tập đọc:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “tôi” và lời người mẹ. 
- Hiểu ý nghĩa: Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Học sinh có ý thức thực hiện “học đi đôi với hành”.
B. Kể chuyện:
- Biết sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa.
- Chăm chú theo dõi các bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
- HS thực hiện tốt những lời đã nói, đã viết.
* Các KNS cơ bản được GD trong bài:
- Xác định giá trị bản thân: trung thực có nghĩa là cần làm những điều mình đã nói.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tranh. Bảng phụ viết gợi ý kể chuyện. Bảng viết đoạn 4.
- HS: Sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy –học:
1.Bài cũ: (5’) Cuộc họp của chữ viết. 
 H. Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ? (Mai)
 H. Cuộc họp đã đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng ?(Hít)
 H. Nêu các bước tổ chức một cuộc họp ?(Phing)
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Luyện đọc. (10’)
M. tiêu: Giúp HS phát âm đúng; ngắt, nghỉ hợp lí.
- GV nêu cách đọc, đọc mẫu.
- Gọi 1 HS đọc.
 Luyện đọc - giải nghĩa từ:
- Đọc câu. (GV kết hợp sửa phát âm)
- Đọc đoạn trước lớp. (Hướng dẫn đọc đoạn 4)
- Đọc đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu.
- 1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. (10’)
Mục tiêu: HS hiểu nội dung bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2.
H.Nhân vật xưng “tôi” trong chuyện tên là gì ?
H. Côgiáo ra cho lớp đề văn thế nào ? 
H. Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn ?
- Yêu cầu đọc đoạn 3.
H. Thấy các bạn viết nhiều, Cô-li-a làm cách gì để bài viết dài ra ?
* Xác định giá trị bản thân: trung thực có nghĩa là cần làm những điều mình đã nói.
- Yêu cầu đọc đoạn 4.
H. Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo, lúc đầu Cô-li-a ngạc nhiên ?
H.Vì sao sau đó, Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ ?
H. Bài đọc giúp em hiểu ra điều gì ?
Nghỉ chuyển tiết.
Tiết 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại (15’).
Mục tiêu: HS đọc diễn cảm đoạn 3 và 4. Biết đọc phân biệt lời nhân vật “tôi” với lời người mẹ. 
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn 3 và 4.
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm 4.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 4: Kể chuyện (20’).
Mục tiêu: HS biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện. Kể lại được một đoạn của câu chuyện bằng lời của mình.
- GV nêu nhiệm vụ: Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện “Bài tập làm văn”. Sau đó chọn kể lại một đoạn của câu chuyện bằng lời của em (không phải bằng lời của nhân vật “tôi”.)
- Hướng dẫn kể chuyện: 
a) Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện. 
- Yêu cầu học sinh quan sát 4 tranh đã đánh số và sắp xếp lại các tranh bằng cách viết ra giấy trình tự đúng của 4 tranh theo nhóm 2.
- Yêu cầu trình bày trước lớp.
- Treo tranh phóng to – yêu cầu sắp xếp lại.
- GV cùng HS nhận xét, sửa sai.
b) Kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời kể của em.
- Gọi HS đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu. 
- GV theo dõi – nhắc nhở: Bài tập chỉ yêu cầu em chọn kể một đoạn của câu chuyện theo lời của em.
- Yêu cầu HS khá giỏi kể mẫu 2; 3 câu.
- Yêu cầu từng cặp kể cho nhau nghe.
- Yêu cầu thi kể nối tiếp trước lớp.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài và chú giải.
- HS đọc nối tiếp câu, luyện phát âm từ khó.
-1 HS nêu cách đọc, đọc mẫu. 4 HS đọc 4 đoạn. Kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc, chỉnh sửa cho nhau.
- Đại diện các nhóm thi đọc – nhận xét.
- 1 HS đọc đoạn 1 và2 – lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Cô-li-a.
- Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?
-Vì ở nhà, mẹ thường làm mọi việc, dành thời gian cho Cô-li-a học
- HS lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-  cố nhớ, kể ra việc thỉnh thoảng mới làm và có việc chưa bao giờ làm như giặt áo lót, 
- HS lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- vì chưabao giờ phải giặt quần áo, lần đầu mẹ bảo bạn làm việc này.
-Vì bạn nhớ ra đó là việc bạn đã nói trong bài tập làm văn.
 Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho bằng đươcï điều mình muốn nói.
Cả lớp hát.
- HS nêu.
- HS thảo luận, viết trình tự 4 tranh.
- 1 HS lên sắp xếp; Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- Các nhóm quan sát tranh trong SGK và thực hiện theo yêu cầu.
- Đại diện một số nhóm trình bày - lớp nhận xét.
- 1 HS lên bảng.
- Lớp theo dõi – nhận xét.
- 2 HS kể.
- HS thực hiện.
- 3, 4 HS thi kể nối tiếp mỗi em một đoạn bất kì trước lớp – Lớp theo dõi, nhận xét.
3.Củng cố , dặn dò: (5’)
H. Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện này không ? Vì sao?
 - GV kết hợp giáo dục HS. Nhận xét tiết học.
 - Về kể chuyện cho bạn bè và người thân nghe.
 TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải các bài tốn cĩ lời văn.
- HS làm thành thạo dạng toán: Tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số và giải các bài toán có liên quan.
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
+ HS khá, giỏi làm thêm bài 3.
II.Chuẩn bị: GV: Tấm bìa có ô vuông (bài 4). HS: Vở, SGK, bảng, phấn.
III. Hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ: (5’) Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập. (Quang, Uyên)
 Viết số thích hợp vào chỗ trống:
 của 10 kg là  kg của 20 lít dầu là lít dầu.
GV nhận xét, ghi điểm.
2/Bài mới: Giới thiệu bài.
	HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Luyện tập về tìm một trong các phần bằng nhau của một số. (18’)
Mục tiêu: Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
-Yêu cầu HS làm bảng trắng, 6 HS còn chậm lên bảng.
- GV cùng HS nhận xét - sửa bài- yêu cầu nhắc lại cách tìm.GV chốt lại.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu tìm hiểu đề. GV tóm tắt lên bảng.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS khá lên giải.
- GV cùng HS nhận xét – sửa bài.
Hoạt động 2: Trò chơi: Ai tinh mắt ? (8’).
Mục tiêu: Luyện kĩ năng tìm một trong các phần bằng nhau của một hình.
Bài 4: Gọi HS đọc đề.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong 1 phút để chuẩn bị tham gia trò chơi.
- Treo bảng phụ - nêu luật chơi. 
- Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội cử 2 HS chơi.
- Tổ chức cho HS chơi.
- GV theo dõi.
- GV cùng HS nhận xét.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Yêu cầu HS khá giải thích cách làm.
H. Mỗi hình có mấy ô vuông ? 
H. của 10 ô vuông là bao nhiêu ô vuông ? 
H. Nêu cách tìm ? 
- GV nhận xét, chốt cách làm.
Bài 3: (HS K-G)
- Yêu cầu tìm hiểu đề. GV tóm tắt lên bảng.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS K-G lên giải.
- GV cùng HS nhận xét – sửa bài.
- 2 HS đọc.
- HS làm bảng con - 6 HS lần lượt 
lên bảng.
- HS nhận xét, sửa bài –1 HS khá nhắc cách tìm.
- 2 HS đọc đề.
- HS tìm hiểu đề - 2 HS thực hiện trước lớp.
- HS tự tóm tắt và giải vào vở, 1 HS khá lên làmbảng. 
- HS nhận xét, đổi chéo kiểm tra, sửa bài vào vở.
- 1 HS đọc đề.
- Quan sát hình vẽ.
- HS theo dõi – nắm cách chơi.
- Mỗi nhóm cử 2 đại diện tham gia.
- Đại diện các nhóm chơi - lớp theo dõi, cổ vũ.
- HS nhận xét.
- HS khá giải thích.
- Có 10 ô vuông.
- Là 2 ô vuông.
- Lấy 10 : 5 = 2.
- 2 HS đọc đề.
- HS tìm hiểu đề – 2 HS thực hiện trước lớp.
- HS tự giải vào vở, 1 HS K-G lên bảng. 
- HS nhận xét, đổi chéo kiểm tra, sửa bài vào vở.
3.Củng cố , dặn dò: (5’)
- Yêu cầu HS về nhà ôn luyện về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 30/09/2013	
Ngày dạy: Thứ ba 01/10/2013
 TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA: D , Đ 
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Viết đúng chữ viết hoa: D (1 dòng) Đ, viết tên riêng “Kim Đồng” (1 dịng) và câu ứng dụng: Dao cĩ mài  mới khơn (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
 - Viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
 - Học sinh cóù thói quen rèn chữ viết.
+ HS K-G viết đủ số dịng.
II.Chuẩn bị: GV: Mẫu chữ D, Đ, “Kim Đồng” và câu tục ngữ. HS: Bảng con, phấn, VTV
III. Hoạt động dạy –học:
1. Bài cũ: (5’) Gọi 2 em lên bảng viết chữ C, V ,L hoa. (Ý, Phi)
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Luyện viết trên bảng con.(8’)
Mục tiêu: Củng cố cách viết chữ viết hoa: D, Đ, viết tên riêng, câu ứng dụng; HS viết đúng trên bảng con.
a/ Luyện viết chữ hoa.
- Yêu cầu đọc nội dung bài.
H. Tìm các chữ hoa có trong bài ?
- GV dán chữ mẫu. Yêu cầu HS đọc lại các chữ hoa.
- GV kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. Lưu ý kĩ chữ D, Đ.
- Chữ hoa D: Từ điểm đặt bút nằm trên đường kẻ ngang 6 kéo thẳng xuống bên dưới đường kẻ ngang 2 tạo nét thắt nằm sát bên trên đường kẻ ngang 1, tiếp tục viết nét cong phải từ dưới đi lên nhưng kết thúc bằng nét cong trái. Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang 5 gần sát đường kẻ dọc 3 về phía trái.
- Chữ hoa Đ: Viết như chữ D có thêm nét ngang ở dòng kẻ ngang 3.
- Yêu cầu HS viết bảng.
- GV cùng HS nhận xét, sửa sai.
b/ HS viết từ ứng dụng (tên  ... lên tàu sẽ như thế nào ? ( Gv nêu ví dụ về hai vật đi ngược chiều nhau sẽ gây lực lớn gấp đôi, sưu tầm kể một vài ví dụ về người đi trên tàu bị thương vong do đất đá ném lên tàu ).
Kết luận: Không đi bộ, ngồi chơi trên đường sắt. Không ném đá, đất vào đoàn tàu gây tai nạn cho người trên tàu.
Hoạt động 4 : Luyện tập.
 *Mục tiêu: Củng cố nhận thức về đường sắt và bảo đảm an toàn GTĐS.
Phát phiếu bài tập cho HS và yêu cầu khoang vào số của câu em cho là đúng: 
1. Đường sắt là đường dùng chung cho các loại PTGT
 2. Đường sắt là đường dành riêng cho tàu hoả
 3. Khi gặp tàu hoả chạy qua, em cần đứng cách xa đường tàu 5m.
 4. Em có thể ngồi chơi hoặc đi bộ trên đường sắt
 5. Khi tàu sắp đến và rào chắn đã đóng, em lách qua rào chắn để sang bên kia đường tàu.
6. Khi tàu chạy qua đường nơi không có rào chắn, em có thể 
đứng sát đường tàu để xem.
Gọi HS nêu kết qủa và phân tích lý do vừa chọn.
IV. Củng cố
- Đường sắt là đường dành riêng cho tàu hoả.
- Cần nhớ những quy định trên để giữ an toàn cho mình và nhắc nhở mọi người thực hiện.
Ý 2 : Cô-li-a kể những việc đã làm và chưa làm trong bài văn . Ý1 : Cô-li- a thấy khó viết bài tập làm văn. Ý 3 : Cô-li-a làm theo những việc đã viết. Nội dung chính : Cô-li-a đã thực hiện đúng những điều đã viết trong bài tập làm văn. 
Tác giả nhớ lại những kỉ niệm đẹp đẽ của ngày đầu tiên đi học. Ý 1 : Tác giả nhớ lại những kỉ niệm của buổi tựu trường . Ý 2 : Cảm xúc của tác giả trong ngày tựu trường .
Tiết 6. ĐẠO ĐỨC
TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (Tiết 2)
I . Mục tiêu :
-HS biết liên hệ thực tế kể về những việc mình tự làm. Biết được tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình .
-HS có thói quen tự làm lấy việc của mình trong học tập, lao động , sinh hoạt.
-HS đồng tình ủng hộ những người tự giác thực hiện công việc của mình, phê phán những ai hay trông chờ, dựa dẫm vào người khác.
* Các KNS cơ bản được GD trong bài:
- Kĩ năng tư duy phê phán( biết phê phán đánh giá những thái độ, việc làm thể hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình).
-Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình.
-Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân.
II.Chuẩn bị: 
 - GV : Tranh; chép sẵn 2 tình huống. 
 - HS : Vở bài tập; liên hệ thực tế.
III. Hoạt động dạy và học.
1.Bài cũ : Tự làm lấy việc của mình .
 H. Thế nào là tự làm lấy việc của mình ? (Mạnh)
 H. Tự làm lấy việc của mình có lợi gì? ( Linh)
 H. Em đã tự làm lấy việc của mình chưa ? Kể lại một số việc em đã làm ? ( Quân, Khôi)
 2/Bài mới : Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Liên hệ thực tế.
Mục tiêu : HS tự nhận xét về những công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa tự làm.
H. Các em đã từng tự làm lấy những việc gì của mình ?
H. Các em đã thực hiện việc đó như thế nào ?
H. Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc ?
Kết luận : 
Hoạt động 2: Đóng vai.
Mục tiêu :HS thực hiện được một số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi.
- GV gọi HS đọc 2 tình huống; giao cho một nửa số nhóm(1dãybàn) thảo luận xử lý tình huống 1, một nửa còn lại thảo luận xử lý tình huống 2, rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai.
1, Hạnh được phân công quét nhà, nhưng hôm nay Hạnh cảm thấy ngại nên nhờ mẹ làm hộ. Nếu có mặt ở đó, em sẽ khuyên bạn thế nào ? 
2, Hôm nay, đến phiên Xuân làm trực nhật lớp. Tú bảo: “ Nếu cậu cho tớ mượn chiếc ô tô đồ chơi thì tớ sẽ làm trực nhật thay cho.” 
 Bạn Xuân nên ứng xử như thế nào khi đó ? 
- Yêu cầu các nhóm độc lập làm việc.
- Yêu cầu trình bày trước lớp.
Kết luận: 
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến liên quan.
-Treo bảng phụ – yêu cầu HS đọc bài tập.
a,*Tự lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho nhau là biểu hiện tự làm lấy việc của mình.
b, *Trẻ em có quyền tham gia đánh giá công việc mình làm.
c,*Vì mỗi người tự làm lấy việc của mình nên không cần giúp đỡ người khác.
d, *Chỉ cần tự làm lấy việc của mình nếu đó là việc mình yêu thích.
đ,* Trẻ em có quyền tham gia ý kiến về những vấn đề liên quan đến việc của mình.
e) *Trẻ em có thể tự quyết định mọi việc của mình .
- Yêu cầu làm bài vào phiếu.
- GV yêu cầu HS nhận xét – sửa bài.
3. Kết luận: GV nhận xét - chốt từng nội dung.
a) Đồng ý , vì tự làm lấy việc của mình có nhiều mức độ , nhiều biểu hiện khác nhau.
b) Đồng ý , vì đó là một trong nội dung quyền được tham gia của trẻ em .
c) Không đồng ý, vì nhiều việc mình cũng cần người khác giúp đỡ .
d) Không đồng ý, vì đã là việc của mình thì việc nào cũng phải hoàn thành .
đ) Đồng ý, vì đó là quyền của trẻ em đã được ghi trong Công ước quốc tế.
e) Không đồng ý , vì trẻ em chỉ có thể tự quyết định những công việc phù hợp với khả năng của bản thân.
HOẠT ĐỘNG HỌC
- HS tự liên hệ – trình bày trước lớp.
-1 cách tự giác, làm tới nơi tới chốn, đạt kết quả
-cảm thấy vui và tự tin về bản thân.
- HS đọc 2 tình huống, HS thảo luận, xử lí tình huống rồi đóng vai.
-Nếu có mặt ở đó, em khuyên Hạnh nên tự quét nhà vì đó là công việc mà Hạnh đã được giao.
-Xuân nên tự làm trực nhật lớp và cho bạn mượn đồ chơi .
 - HS theo dõi.
Ghi dấu (+) vào * trước ý kiến mà em đồng ý, dấu (–) trước các ý kiến mà em không đồng ý:
- HS theo dõi - Thực hiện theo yêu cầu.
- HS làm bài – 1 HS lên bảng làm.
- Lớp theo dõi – nhận xét –bổ sung.
- HS theo dõi.
3/Củng cố - Dặn dò:
-GV kết luận, giáo dục HS : Trong học tập và lao động hằng ngày, em hãy tự làm lấy công việc của mình . Như vậy, em mới mau tiến bộ và được mọi người quý mến.
-Về nhà sưu tầm và trao đổi với các bạn trong lớp về câu chuyện hoặc tấm gương biết giữ lời hứa.
**************************
Tiết 27. 
TỰ NHIÊN- XÃ HỘI
VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:	
- Nêu ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. Nêu được tác hại của việc không giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Kể tên một số bệnh thường gặp và cách phòng tránh.
-HS có ý thức thực hiện giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
*Các KNS cơ bản được GD trong bài:
-Kĩ năng làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
II. Chuẩn bị.
- GV: Sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu ; Hình SGK. 
- HS: SGK – Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy - học:
 1. Bài cũ: Hoạt động bài tiết nước tiểu .
 	H. Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu ? (Huy)
H. Nêu chức năng từng bộ phận của cơ quan này? ( Huệ)
H. Vì sao hàng ngày phải uống đủ nước? ( Phúc)
 2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY.
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
Mục tiêu: Nêu được ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
*Kĩ năng làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
-GV yêu cầu từng cặp thảo luận theo câu hỏi:
H:Nêu tác hại của việc không giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
H. Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
Kết luận: 
Hoạt động 2: Quan sát- thảo luận.
Mục tiêu: Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu. 
- Yêu cầu làm việc theo cặp “Quan sát, khai thác tranh”
H. Các bạn trong tranh đang làm gì ? Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu ?
-Yêu cầu các nhóm trình bày.
-GV nhận xét .
H. Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu ?
H. Tại sao hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước ?
- Yêu cầu học sinh liên hệ.
Kết luận: Cần phải giữ vệ sinh cơ quan bài tiết để đảm bảo sức khoẻ cho mình bằng cách : uống đủ nước , không nhịn đi giải, vệ sinh cơ thể, quần áo hằng ngày.
-HS thảo luận, sau lên báo cáo.
-làm cơ quan bài tiết nước tiểu hôi hám, ngứa ngáy, dẫn đến một số bệnh như nhiễm trùng đường tiểu,
-giúp bộ phận ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu sạch sẽ, không hôi hám- ngứa ngáy, không bị nhiễm trùng.
- HS quan sát, thảo luận.
-T2: Bạn nhỏ đang tắm. Tắm sạch thường xuyên giúp các bộ phận bài tiết nước tiểu và cơ thể được sạch sẽ.
T 3 : thay quần áo,giữ sạch cơ thể và các bộ phận bài tiết nước tiểu.
T4 :  uốâng nước. Uống nước sạch và đầy đủ giúp cho thận làm việc tốt hơn .
T5 : đi vệ sinhkhông nhịn đi vệ sinh giúp cơ quan bài tiết nước tiểu hoạt động và phòng tránh bệnh đường bài tiết nước tiểu.
-Tắm rửa thường xuyên, lau khô người trước khi mặc quần áo; hằng ngày thay quần áo, đặc biệt là quần áo lót.
-Uống đủ nước để bù nước cho quá trình mất nước do việc thải nước tiểu ra hàng ngày; để tránh sỏi thận 
- HS liên hệ bản thân.
3.Củng cố - dặn dò: -2 HS đọc nội dung “ Bạn cần biết”
-Ghi nhớ nội dung đã học.
- Nhận xét tuyên dương – nhóm, cá nhân học tốt.
******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 6 moi nhat.doc