Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 7 (17)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 7 (17)

Môn: Toán

Tiết: 31 bài: BẢNG NHÂN 7 ( sgk/ 31 )

Thời gian: 40

I. Mục tiêu:

- Bước đầu thuộc bảng nhân 7.

- Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.

- Làm các BT 1,2,3.

II. Chuẩn bị:

1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,.

2. ĐDDH: bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Hướng dẫn học sinh lập bảng nhân 7

* Giáo viên lấy các tấm bìa có 7 chấm tròn, lần lượt nêu:

+ 7 chấm tròn được lấy 1 lần là mấy chấm tròn? (7 chấm tròn)

+ 7 được lấy 1 lần bằng mấy? (bằng 7)

 Giáo viên: viết 7 x 1 = 7 (đọc là 7 nhân 1 bằng 7)

- Tương tự lập các phép nhân khác bằng cách chuyển về tính tổng các số hạng bằng nhau (hoặc lấy tích phép nhân trước cộng 7 được tích của phép nhân liền sau.)

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1347Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 7 (17)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ.ngàythángnăm 201
Môn: Toán
Tiết: 31 bài: BẢNG NHÂN 7 ( sgk/ 31 )
Thời gian: 40 
I. Mục tiêu:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 7.
- Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.
- Làm các BT 1,2,3.
II. Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn học sinh lập bảng nhân 7
* Giáo viên lấy các tấm bìa có 7 chấm tròn, lần lượt nêu:
+ 7 chấm tròn được lấy 1 lần là mấy chấm tròn? (7 chấm tròn)
+ 7 được lấy 1 lần bằng mấy? (bằng 7) 
 Giáo viên: viết 7 x 1 = 7 (đọc là 7 nhân 1 bằng 7)
- Tương tự lập các phép nhân khác bằng cách chuyển về tính tổng các số hạng bằng nhau (hoặc lấy tích phép nhân trước cộng 7 được tích của phép nhân liền sau.) 
7 x 2 = 7+ 7 = 14; 
7 x 3 = 7+ 7+ 7 = 21; 
- Hướng dẫn học sinh tự lập bảng nhân 7 với các phép tính còn lại. (chia nhóm).
* Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bảng nhân 7.
- Giáo viên xoá dần cột tích giúp học sinh học thuộc bảng nhân 7 ngay tại lớp.
2. Thực hành.
a. Bài 1: 
- Học sinh nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm.
- Học sinh tự làm miệng
7 x 3 = 21
7 x 8 = 56
7 x 2 = 14
7 x 1 = 7
7 x 5 = 35
7 x 6 = 42
7 x 10 = 70
7 x 0 = 0
7 x 7 = 49
7 x 4 = 28
7 x 9 = 63
0 x 7 = 0
 b. Bài 2: 
- Gọi 2 học sinh đọc đề toán, tóm tắt
- Hai học sinh làm bài trên bảng
- Chữa bài: * Số ngày của 4 tuần là: 7 x 4 = 28 (ngày). Đáp số 28 ngày
 * Số ngày của 8 tuần lễ là: 7 x 8 = 56 (ngày). Đáp số 56 ngày
c. Bài 3: 
- Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu.
- Cho học sinh đếm thêm 7 và nêu số thích hợp để điền, học sinh nhận xét.
- Giáo viên chữa bài:
 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49; 56; 63; 70
- Học sinh nêu đặc điểm của dãy số đã điền:
+ Số đứng liền sau hơn số đứng liền trước 7 đơn vị.
+ Khoảng cách của dãy số là 7.
+ Lần lượt là các tích của bảng nhân 7 từ 7 nhân 1 đến 7 nhân 10.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 học sinh nhắc lại bảng nhân 7
- Dặn học sinh thuộc bảng nhân 7, giao bài tập.
** Rút kinh nghiệm: 
Môn: Tập đọc – Kể chuyện
Tiết: 19,20 bài: TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG ( sgk/ 54 )
Thời gian: 80 
I / Mục tiêu:
A, Tập đọc.
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa 
B, Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- HS khá, giỏi kể lại được một đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật.
II. Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, đàm thoại, thực hành,...
2. ĐDDH: ảnh minh hoạ, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Tập đọc
A, Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3- 4 học sinh học thuộc lòng 1 đoạn bài “Nhớ lại buổi đầu đi học” và trả lời nội dung bài.
B, Dạy bài mới
1, Giới thiệu bài và chủ điểm “Cộng đồng”
2, Luyện đọc
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 11 câu đoạn 1.
+ Luyện đọc từ ngữ dễ phát âm sai: lòng đường, lao
- Gọi 2- 3 học sinh đọc nối tiếp đoạn trước lớp.
+ Tìm hiểu nghĩa của từ: cánh phải, cầu thủ...
- Từng cặp học sinh luyện đọc
- Đọc thầm, trả lời câu hỏi:
+ GV: Các bạn nhỏ chơi bóng đá ở đâu? 
 HS: Các bạn nhỏ chơi bóng dưới lòng đường.
+ GV: Vì sao trận bóng đá phải tạm dừng lần đầu? 
 HS: Trận bóng phải tạm dừng lần đầu vì Long mải đá bóng, suýt tông phải xe gắn máy.
- Gọi 2 học sinh đọc lại đoạn 1, chú ý ngắt nghỉ đúng dấu câu.
c. Học sinh luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2
- Học sinh nối tiếp nhau đọc các câu đoạn 2
- 2 học sinh đọc lại đoạn 2 trước lớp
- Từng cặp luyện đọc đoạn văn
- Đọc thầm, trả lời:
+ GV: Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn? 
 HS: Trận bóng phải dừng hẳn vì Quang sút bóng chệch lên vỉa hè, đập vào đầu một cụ già.
+ GV: Thái độ của các bạn như nào khi tai nạn xảy ra? 
 HS: Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy.
- Gọi 2- 3 học sinh đọc lại đoạn 2, chú ý các câu hỏi, câu kể.
d. Học sinh luyện đọc và tìm hiểu đoạn 3
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu, chú ý phát âm l/n.
- 2 học sinh đọc đoạn văn trước lớp
- Từng cặp học sinh đọc đoạn 3 trước lớp
- Đọc thầm, trả lời: 
 GV: Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra? 
 HS: Quang nấp sau một gốc cây lén nhìn sang....xin lỗi cụ.
* Rút ra ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? 
 (không được đá bóng dưới lòng đường, không làm phiền gây họa cho người khác)
3. Luyện đọc lại:
- Gọi 2- 3 tốp học sinh phân vai thi đọc truyện.
- Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chon học sinh đọc tốt
Kể chuyện
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: Mỗi em nhập vai 1 nhân vật trong câu chuyện kể lại 1 đoạn của câu chuyện.
2. Hướng dẫn kể chuyện.
- Giáo viên giúp học sinh hiểu yêu cầu của bài tập.
+ GV: Câu chuyện vốn được kể theo lời ai? 
 HS: Câu chuyện được kể theo lời người dẫn chuyện.
+ GV: Có thể kể từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật nào?
- Giáo viên nhắc học sinh: Nhất quán vai đã chọn.
 Nhất quán cách xưng hô đã chọn.
- Một học sinh khá giỏi kể mẫu một đoạn theo lời một nhân vật, giáo viên nhận xét.
- Từng cặp học sinh tập kể.
- Gọi 3- 4 học sinh thi kể, nhận xét, bình chọn học sinh kể hay.
3. Củng cố, dặn dò
- GV: Em nhận xét gì về nhân vật Quang? 
- HS: Quang có lỗi, Quang biết ân hận, Quang là người giàu tình cảm.
- Giáo viên nhấn mạnh bài học, dặn dò.
** Rút kinh nghiệm: 
Môn: Đạo đức
Tiết: 7 bài: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM 
Thời gian: 35 
I. Mục tiêu:
- Biết được những việc trẻ em cần làm để thực hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
- Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
- Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II. Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: ảnh SGK, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
 Tiết 1
1. Hoạt động 1: 
* Học sinh kể về sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ dành cho mình
- Giáo viên nêu yêu cầu: Hãy nhớ lại, kể cho các bạn trong nhóm nghe về việc mình đã được ông bà, bố mẹ yêu thương, chăm sóc như thế nào?
- Học sinh trao đổi nhóm 3- 4 người
- Gọi 1 số học sinh kể trước lớp.
+ Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho em?
+ Em nghĩ gì về các bạn thiệt thòi hơn chúng ta: phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ?
- Giáo viên kết luận: Trẻ em có quyền được sống với gia đình, được quan tâm, chăm sóc và được hỗ trợ, giúp đỡ.
2. Hoạt động 2: Kể chuyện “Bó hoa đẹp nhất”
- Giáo viên kể chuyện “Bó hoa đẹp nhất’
- Học sinh thảo luận nhóm.
+ GV: Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ?
 HS: Chị em Ly đã hái một bó hoa dại ven đường tặng mẹ nhân dịp sinh nhật mẹ.
+ GV:Vì sao mẹ Ly lại nói rằng: Bó hoa mà chị em Ly tặng là bó hoa đẹp nhất?
 HS: Vì đó là tình cảm chân thật mà chị em Ly dành cho mẹ.
- Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét, bổ xung.
- Giáo viên kết luận: Trẻ em có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
3. Hoạt động 3. Đánh giá hành vi
- Giáo viên chia nhóm, phát phiếu giao việc để học sinh thảo luận theo 5 tình huống trong sách giáo khoa.
- Đại diện nhóm trình bài kết quả thảo luận
- Giáo viên hỏi thêm: Các em có làm được các việc như Hương, Phong, Hồng không? Ngoài những việc đó ra, các em còn có thể làm được những việc nào khác?
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn thực hành
- Sưu tầm tranh, ảnh, bài thơ, bài hát về tình cảm gia đình
- Mỗi học sinh vẽ ra giấy 1 món quà em muốn tặng ông bà, cha mẹ...nhân dịp sinh nhật
** Rút kinh nghiệm: 
Thứ......ngày......tháng......năm 201...
Môn: Toán
Tiết: 32 bài: LUYỆN TẬP ( sgk/ 32 )
Thời gian: 40 
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
- Nhận xét được về tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể.
- Làm được các BT 1,2,3,4.
II. Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: 
III. Các hoạt động dạy học:
* Bài 1: 
a. Học sinh tự làm bài và chữa bài
- Giáo viên hỏi để học sinh nêu công thức trong bảng nhân đã học.
b. Học sinh tự làm bài. 
- Khi chữa cho học sinh nêu nhân xét về đặc điểm của các phép nhân trong cùng 1 cột
Ví dụ: 7 x 2 và 2 x 7 đều có thừa số là 2 và 7 nhưng thay đổi thứ tự hai thừa số mà kết quả 2 phép nhân vẫn bằng nhau (bằng 14)
* Kết luận: Trong phép nhân, khi thay đổi thứ tự các thừa số thì tích không thay đổi.
Gọi nhiều học sinh đọc lại kết luận trên.
* Bài 2: 
- Cho học sinh lên bảng làm phần a, nêu cách làm.
- Học sinh tự làm các phần còn lại
* Bài 3: 
- Gọi 2 học sinh đọc đề bài, tóm tắt trên bảng
- Chữa bài: Số bông hoa có trong 5 lọ là:
 7 x 5 = 35 (Bông hoa)
 Đáp số 35 bông hoa.
* Bài 4: 
- Học sinh tự làm phần a, b và nêu, viết nhận xét.
 7 x 4 = 4 x 7
* Bài 5: 
* Hướng dẫn mẫu bài 5a.
- Học sinh nêu yêu cầu, nêu đặc điểm của dãy số.
- Nhận xét: Kể từ số thứ 2, mỗi số đều bằng số đứng trước cộng 7
 21 = 14+ 7. 28 = 21+ 7...........
 Vậy số đứng sau số 28 là: 28+ 7 = 35
* Tương tự với bài 5b ta có dãy số được điền đầy đủ là: 56, 49, 42, 35, 28
 3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên cốt lại nội dung luyện tập
- Giao bài tập về nhà.
** Rút kinh nghiệm: 
Môn: Chính tả
Tiết: 13 bài: TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG ( sgk/ 56 )
Thời gian: 40 
I/ Mục tiêu:
- Chép và trình bày đúng bài CT.
- Làm đúng BT (2) a / b chọn 4 trong 6 tiếng, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
- Điền đúng 11 chữ và tên 11 chữ đó vào ô trống trong bảng (BT3).
II. Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Học sinh viết bảng con: nhà nghèo, ngoằn ngoèo, sóng biển.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu Mục tiêu: của tiết học
2. Hướng dẫn học sinh tập chép.
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
- Giáo viên đọc đoạn chép trên bảng, gọi 2- 3 học sinh nhìn bảng đọc lại
- Hướng dẫn học sinh nhận xét.
+ GV: Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa? 
 HS: Những chữ đầu câu, đầu đoạn, tên riêng của người phải viết hoa.
+ GV: Lời các nhân vật được đặt sau dấu gì? 
 HS: Dấu 2 chấm, xuống dòng, g ...  ta quyết định không vứt đinh ra đường?
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
- Giáo viên kết luận: 
+ Hành động co chân khi giẫm phải đinh là do tuỷ sống trực tiếp điều khiển.
+ Não điều khiển hoạt động suy nghĩ khiến Nam quyết định không vứt đinh ra đường.
b. Hoạt động 2: làm việc cả lớp 
- Yêu cầu học sinh đọc ví dụ khác và phân tích ví dụ
- Hai học sinh quay mặt vào nhau, lần lượt nói với nhau về kết quả làm việc cá nhân.
- Học sinh xung phong trình bày trước lớp để chứng tỏ vai trò của não trong việc điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gọi 2 học sinh đọc mục “Bạn cần biết” và dặn dò học sinh chuẩn bị bài.
** Rút kinh nghiệm: 
Thứngàythángnăm 201
Môn: Toán
Tiết: 35 bài: BẢNG CHIA 7 ( sgk/ 35 )
Thời gian: 40 
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu thuộc bảng chia 7 .
- Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn (có một phép chia).
II. Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: các tấm bìa, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2- 3 học sinh đọc lại bảng nhân 7.
- 1 học sinh chữa bài 4 tiết trước
2. Bài mới
a. Hướng dẫn học sinh lập bảng chia 7
* Giáo viên dùng các tấm bìa hướng dẫn lập lại bảng nhân 7 và chuyển thành bảng chia 7.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 1 tấm bìa (có 7 chấm tròn), hỏi: 
+ 7 lấy 1 lần bằng mấy ? (bằng 7).
Giáo viên viết bảng: 7 x 1 = 7 và chỉ vào tấm bìa có 7 chấm tròn hỏi:
+ Lấy 7 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được mấy nhóm (1 nhóm).
 Giáo viên viết bảng: 7: 7 = 1.
- Giáo viên chỉ vào phép nhân và chia ở trên bảng gọi học sinh đọc:
 (7 x 1 = 7 7: 7 = 1).
- Làm tương tự với các phép tính còn lại.
* Khi đã lập được bảng chia 7, hướng dẫn học sinh nhìn bảng chia 7 để nhận xét đặc điểm từng cột số.
- Gọi học sinh đọc cá nhân và đồng thanh nhiều lần.
b. Thực hành:
* Bài 1: Học sinh tự làm vào vở rồi chữa bài
- Gọi học sinh nhẩm miệng để chữa:
28: 7 = 4
70: 7 = 10
21: 7 = 3
42: 7 = 6
14: 7 = 2
56: 7 = 8
63: 7 = 9
42: 6 = 7
49: 7 = 7
35: 7 = 5
 7: 7 = 1
 0: 7 = 0
* Bài 2: 
- Gọi 4 học sinh làm trên bảng, dưới lớp làm vào vở.
- Học sinh phát hiện mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia: Lấy tích chia cho 1 thừa số được thừa số kia
* Bài 3 và bài 4:
- Hướng dẫn học sinh làm từng bài, ghi cả 2 bài trên bảng để giúp học sinh nhận ra và phân biệt chia thành 7 phần bằng nhau và chia thành 7 nhóm
+ Bài 3: Số học sinh mỗi hàng có là: 
 56: 7 = 8 (học sinh).
 Đáp số 8 học sinh
+ Bài 4: Số hàng 56 học sinh xếp là: 
 56: 7 = 8 (hàng). 
 Đáp số 8 hàng 
3. Củng cố, dặn dò
- Cả lớp đọc lại bảng chia 7.
- Dặn học sinh làm bài tập
** Rút kinh nghiệm: 
Môn: Tập làm văn:
Tiết: 7 bài: NGHE-KỂ: “KHÔNG NỠ NHÌN” TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP ( sgk/ 61 )
Thời gian: 40 
I. Mục tiêu:
- Nghe - kể lại một câu chuyện, không nỡ nhìn (BT1) 
- Bước đầu biết cùng các bạn tổ chức cuộc họp trao đổi về một vấn đề liên quan tới trách nhiệm của học sinh trong cộng đồng hoặc một vấn đề đơn giản do giáo viên gợi ý (BT2) 
II. Chuẩn bị:
1. Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành,...
2. ĐDDH: bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 3 học sinh đọc bài văn “Kể lại buổi đầu đi học”
B. Dạy bài mới:
1. Bài tập 1: 
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ truyện, đọc thầm lại 4 gợi ý.
* Giáo viên kể chuyện (giọng vui, khôi hài), kể xong 1 lần hỏi:
+ GV: Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt? 
 HS: Anh ngồi 2 tay ôm mặt.
+ GV: Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì?
 HS: Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?
+ GV: Anh trả lời thế nào?
 HS: Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
* Giáo viên kể lần 2. 
* Gọi 1 học sinh giỏi kể lại câu chuyện
* Từng cặp học sinh tập kể
* Thi kể lại truyện
 GV: Em nhận xét gì về anh thanh niên? 
 HS: Anh ta thật ngốc, không biết nhường chỗ cho cụ già và em nhỏ, anh ích kỷ.
- Giáo viên chốt lại tính khôi hài của câu chuyện
- Cả lớp và giáo viên bình chọn bạn kể hay nhất.
2. Bài tập 2: 
- Một học sinh đọc đề bài và gợi ý về nội dung cuộc họp.
- Học sinh khác đọc lại 5 bước tổ chức cuộc họp trên bảng phụ.
- Giáo viên nhắc: Cần chọn nội dung họp là về vấn đề cả tổ quan tâm
 Chọn tổ trưởng là các bạn chưa được đóng vai trong tiết trước.
- Từng tổ làm việc nhanh theo trình tự:
+ Chỉ định người đóng vai tổ trưởng.
+ Tổ trưởng chọn nội dung họp
+ Họp tổ
- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn các tổ họp
- Gọi 3 tổ trưởng thi điều khiển cuộc họp của tổ mình và nhận xét
C. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn dò: Chuẩn bị kể về một người hàng xóm mà em quý mến
** Rút kinh nghiệm: 
Môn: Âm nhạc
Tiết: 7 bài: HỌC HÁT: BÀI GÀ GÁY ( sgk/ 10 )
Thời gian: 35 
I. Mục tiêu:
- Biết đây là bài dân ca.
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ ta hoặc gõ đệm theo bài hát.
- HS khá giỏi: Biết đây là bài dân ca của dân tộc Cống ở tỉnh Lai Châu. Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp.
II. Chuẩn bị:
- Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca .
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và tranh ảnh minh họa cho bài hát (cảnh nhà sàn, núi cao, gà gáy ,.), bản đồ Việt Nam để xác định vị trí tỉnh Lai Châu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp – nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS nghe giai điệu nhắc lại tên bài hát đã học ở tiết trước, tác giả. Cả lớp hát ôn bài hát Đếm sao, vỗ tay hoặc vận động phụ hoạ nhịp nhàng theo nhịp ¾ , GV gọi một vài cá nhân thể hiện lại bài hát, GV nhận xét.
3. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Dạy bài hát Gà gáy.
- GV giới thiệu bài hát: Bài hát diễn tả gà gáy thật thân thương, quen thuộc đối với đồng bào dân tộc ít người ở vùng cao này. Tiếng gà như gọi Mặt Trời và dân bảng thức dậy để bắt đầu một ngày mới như mọi ngày, vừa bận rộn nhưng lại rất vui tươi và hạnh phúc.
- Cho HS xem tranh minh họa, giới thiệu vị trí tỉnh Lai Châu trên bảng đồ, kết hợp cho hát mẫu (nghe băng hoặc GV hát).
- Hướng dẫn HS tập đọc lời ca: đọc đồng thanh lời ca theo tiết tấu.
- Dạy hát: dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài. Chia bài hát thành 4 câu, chú ý hướng dẫn HS lấy hơi ở mỗi câu hát vì mỗi câu hát khá dài, đặc biệt ở câu 3 nên lấy hơi 2 lần (ở đầu câu và sau tiếng rồi).
- Tập xong bài hát, cho HS ôn lại để thuộc lời và nhớ giai điệu. Chú ý các tiếng ai ơi ở cuối các câu đều ngân và nghĩ 2 phách để hướng dẫn HS hát đúng.
2. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp 2 (GV thực hiện mẫu): Con gà gáy le té sáng rồi ai ơi
(Theo phách, Theo nhịp)
- Đầu tiên cho cả lớp luyện hát và gõ đệm theo phách, nhịp thật đều,sau có thể chia lớp thành các nhóm hát nối tiếp từng câu liên tục và nhịp nhàng theo phách và theo nhịp 2.
- Lưu ý hướng dẫn HS hát nhấn mạnh vào các phách mạnh của nhịp 2 và gõ đệm đúng yêu cầu.
** Rút kinh nghiệm: 
 Môn: Thể dục
Tiết: 13 bài: ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI. 
Thời gian: 35
I, MỤC TIÊU:
- Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu chơi đúng luật.
II, CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn luyện tập. 
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ vạch, chuẩn bị dụng cụ cho phần tập đi chuyển hướng (phải, trái) và trò chơi.
III, HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- GV cho HS khởi động và chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”.
2-Phần cơ bản.
- Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái:
 Lần 1 GV chỉ huy, từ lần 2 để cán sự điều khiển, GV uốn nắn, giúp đỡ những HS thực hiện chưa tốt. Lưu ý một số sai thường mắc và cách sửa (đi không tự nhiên, thay đổi hướng đi quá đột ngột, thân người không ngay ngắn...)
- Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”.
 GV luôn giám sát cuộc chơi, hướng dẫn các em có thể tự tổ chức chơi và tập luyện ngoài giờ.
3-Phần kết thúc
- Cho HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát. 
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét.
- GV giao bài tập về nhà: Ôn luyện đi chuyển hướng phải, trái.
- Lớp trưởng tập hợp, báo caó, HS chú ý nghe GV phổ biến.
- HS chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân, tham gia trò chơi, đi theo vòng tròn vỗ tay và hát và khởi động khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, khớp hông, khớp vai theo nhịp hô 2x8.
- HS ôn tập theo yêu cầu của GV.
- HS ôn tập theo hình thức nước chảy dưới sự chỉ dẫn của GV và cán sự, chú ý đảm bảo trật tự, kỷ luật.
- HS tham gia trò chơi, chú ý đảm bảo an toàn, không cản đường chạy của bạn. 
- HS vỗ tay và hát.
- HS chú ý lắng nghe.
** Rút kinh nghiệm: 
Môn: Thể dục
Tiết: 14 bài: TRÒ CHƠI “ĐỨNG NGỒI THEO LỆNH” 
Thời gian: 35
I, MỤC TIÊU:
- Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng. Yêu cầu biết và thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức cơ bản đúng.
- Chơi trò chơi “Đứng ngồi theo lệnh”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi đúng luật.
II, CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn luyện tập. 
- Phương tiện: Kẻ vạch và chuẩn bị 1 số cột mốc để tập đi chuyển hướng và chơi trò chơi.
III, HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Cho HS khởi động và chơi trò chơi “Qua đường lội”.
2-Phần cơ bản.
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng
Cán sự chỉ huy, GV uốn nắn và sửa sai cho HS. Cho các tổ thi đua với nhau.
- Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái:
 GV thay đổi vị trí đặt các cột mốc để HS tự điều chỉnh các hàng cho đều
- Chơi trò chơi “Đứng ngồi theo lệnh”.
Hướng dẫn HS cách điều khiển và tự tổ chức chơi ngoài giờ học.
3-Phần kết thúc
- Cho HS đi chậm theo vòng tròn vừa đi vừa hát. 
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học.
- GV giao bài tập về nhà: Ôn tập các nội dung ĐHĐN và RLKNVĐ.
- Lớp trưởng tập hợp, báo cáo, HS chú ý nghe GV phổ biến.
- HS chạy chậm chậm theo 1 hàng dọc quanh sân, tham gia trò chơi và thực hiện 1 số động tác RLTTCB: 
- HS ôn tập theo yêu cầu của GV.
- HS ôn tập theo chỉ dẫn của GV và cán sự.
- HS tham gia trò chơi 
- HS vừa đi vừa hát.
- HS chú ý lắng nghe.
** Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7 LOP 3 CKTKN.doc