Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 7 và 8

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 7 và 8

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

Tiết 19-20

TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG

I. MỤC TIÊU

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

-Hiểu lời khuyên từ câu chuyện :Không được hơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn.Phải tôn trọng luật giao thông ,tôn trọng luật lệ,quy tắt chung cuả cộng đồng.

TLCH SGK.

II. ĐỒ DứNG DẠY – HỌC

• Thanh minh họa các đoạn truyện (phóng to, nếu có thể)

• Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc

• Một bức tranh vẽ (hoặc ảnh chụp HS cắt tóc húi cua

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

TẬP ĐỌC

1 . Ổn định tổ chức: Hát

 

doc 65 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 7 và 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
SHDC
Tiết 7
CHÀO CỜ
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Tiết 19-20
TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU 
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
-Hiểu lời khuyên từ câu chuyện :Không được hơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn.Phải tôn trọng luật giao thông ,tôn trọng luật lệ,quy tắt chung cuả cộng đồng.
TLCH SGK.
II. ĐỒ DứNG DẠY – HỌC 
Thanh minh họa các đoạn truyện (phóng to, nếu có thể)
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc 
Một bức tranh vẽ (hoặc ảnh chụp HS cắt tóc húi cua
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 
TẬP ĐỌC
1 . Ổn định tổ chức: Hát 
2 . Kiểm tra bài cũ :
Hai, ba hs đọc bài Nhớ lại buổi đầu đi học và trả lời các câu hỏi1 và 2 trong SGK.
GV nhận xét, cho điểm.
3 . Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Giới thiệu bài :
B. Luyện đọc : 
a. Đọc mẫu 
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng hơi nhanh. Chú ý thể hiện diễn biến nội dung câu chuyên
- Theo dõi GV đọc mẫu
+ Đoạn 1, 2 : miêu tả trận đấu bóng, giọng dồn dập, nhanh
+ Đoạn 3 : miêu tả hậu quả của trò chơi không đúng chỗ, giọng chậm
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. 
- Mỗi HS đọc 1 lần, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. 
d- Hướng ẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: 
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV: 
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt)
- Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc câu: 
Bỗng/ cậu thấy cái lưng còng của ông cụ giống lưng ông nội đến thế. // Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lông, / vừa mếu máo: // 
- Ông ơi  // cụ ơi !// Cháu xin lỗi cụ. //
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. 
- Thực hiện yêu cầu của GV. 
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. 
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lược từng em đọc một đoạn trong nhóm. 
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. 
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối. 
- Yêu cầu HS các tổ tiếp nối nhau đọc đồng thanh bài tập đọc. 
- Mỗi tổ đọc đồng thanh một đoạn, 3 tổ đọc từ đầu đến hết bài. 
C. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. 
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK. 
- Các bạn nhỏ đang chơi bóng ở đâu? 
- Các bạn nhỏ chơi bóng dưới lòng đường. 
- Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ?
- Vì bạn Long mải đá bóng suýt nữa tông phải xem máy. May mà bác đi xe dừng lại kịp. Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy tán loạn. 
- Mặc dù Long suýt tông phải xe máy, thế nhưng chỉ được một lúc, bọn trẻ hết sợ lại hò nhau xuống lòng đường đá bóng và đã gây ra hậu quả đáng tiếc. Chúng ra cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 để biết chuyện gì xảy ra. 
- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo. 
- Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn ? 
- Quang sút bóng chệch lên vỉa hè, quả bóng đập và đầu một cụ già đang đi đường làm cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵn xuống. Một bác đứng tuổi đã cụ già dậy, quát lũ trẻ, chúng hoảng sợ bỏ chạy hết. 
- Khi gây ra tai nạn, bọn trẻ chạy hết, chỉ có Quang còn nán lại. Hãy đọc đoạn 3 của truyện và tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra. 
- 1 HS đọc bài trước lớp, cả lớp đọc thầm. HS suy nghĩ và trả lời: 
Quang nấp sau một gốc cây và lén nhìn sang. Cậu sợ tái cả người. Nhìn cái lưng còng của ông cụ cậu thấy nó sao mà giống cái lưng của ông nội đến thế. Cậu vừa chạy theo chiếc xích lô vừa mếu máo xin lỗi ông cụ. 
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì. 
- HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em: Không được đá bóng dưới lòng đường./ Lòng đường không phải là chổ để các em đá bóng./ Đá bóng dười lòng đường rất nguy hiểm vì dễ gây tai nạn chi minh và người khác./ 
Kết luận : Câu chuyện nhắc các em phải thực hiện đúng luật giao thông 
D. Luyện đọc lại 
- GV hoặc HS đọc tốt đọc mẫu đoạn 1 hoặc đoạn 3 của bài. 
- Theo dõi bài đọc mẫu. 
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối trong nhóm. 
- 3 HS tạo thành 1 nhóm, mỗi em đọc 1 đoạn trong bài
- Tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc bài tiếp nối. 
- Tuyên dương nhóm đọc tốt. 
KỂ CHUYỆN
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Xác định yêu cầu 
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 55, SGK.
- Kể lại một đoạn của câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường theo lời một nhận vật. 
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Các nhận vật của truyện là: Quang, Vũ, Long, bác đi xem máy, bác đứng tuổi , cụ già, bác đạp xích lô. 
- Đoạn 1 có những nhân vật nào tham gia câu chuyện ? 
- Đoạn 1 có 3 nhận vật là Quang, Vũ, Long và bác đi xe máy. 
- Vậy nếu chọn kể đoạn 1, em sẽ đóng vai một trong 3 nhân vật trên để kể. 
- GV hỏi tương tự với đoạn 2 và đoạn 3 để HS xác định được nhận vật mà mình sẽ đóng vai để kể.
- Đoạn 2 có 5 nhận vật là Quang, Vũ, Long, bác đứng tuổi và cụ già. 
- Đoạn 3 có 4 nhận vật là Quang, cụ già, bác đứng tuổi, bác đạp xích lô. 
- Khi đóng vai nhân vật trong truyện kể, em phải chú ý điều gì trong cách xưng hô ? 
- Phải chọn xưng hô là tôi (hoặc mình, em) và giữ cách xưng hô ấy từ đầu đến cuối câu chuyện, không được thay đổi. 
2. Hướng dẫn HS kể chuyện :
a..Kể mẫu. 
- Gọi 3 HS khá kể chuyện trước lớp, mỗi HS kể một đoạn truyện. 
- 3 HS kể, sau mỗi lần có bạn kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
b.Kể theo nhóm 
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 2 HS, yêu cầu mỗi em chọn một đoạn truyện và kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
- Lần lượt từng HS kể trong nhóm của mình, các bạn trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sữa lỗi cho nhau. 
c.Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện. 
- 2 đến 3 HS thi kể 1 đoạn trong truyện. 
- Tuyên dương HS kể tốt. 
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện đúng, hay nhất. 
 3.Củng cố, dặn dò 
- Hỏi : Khi đọc câu chuyện này, có bạn nói Quang thật là hư. Em có đồng tình với ý kiến của bạn đó không ? Vì sao ?
- HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em. 
- GV hướng dẫn để HS nhận thấy rằng Quang và các bạn có lỗi là đá bóng dưới lòng đường và làm cụ già bị thương nhưng em đã biết ân hận. Quang là cậu bé giàu tình cảm, khi nhìn cái lưng của ông cụ, em nghĩ đến cái lưng của ông nội mình và mếu máo xin lỗi ông cụ. 
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 
Rút kinh nghiệm:
...........Toán
Tiết : 31
BẢNG NHÂN 7
I. Mục tiêu
-Bước đầu thuộc bảng nhân 7.
- Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán
( BT 1,2,3)
II. Đồ dùng dạy học
- Các tấm bìa có 7 chấm tròn.
III. Hoạt động dạy học
1.Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ 
- HS lên bảng làm bài 1, 2, 3/38.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS .
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
a.GTB: 
b. Hướng dẫn thành lập bảng nhân
- Gắn 1 tấm bìa có 7 chấm tròn lên bảng và hỏi : Có mấy hình tròn ?
- Quan sát hoạt động của GV
- 7 hình tròn
- 7 hình tròn được lấy mấy lần ? 
- 7 hình tròn được lấy 1 lần
- 7 được lấy mấy lần ?
- 7 được lấy 1 lần
- 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân : 7 x 1 = 7 (GV ghi lên bảng)
- HS đọc phép nhân
- Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi : Có hai tấm bìa, mỗi tấm có 7 hình tròn, vậy 7 hình tròn được lấy mấy lần
- Quan sát thao tác của GV và trả lời : Hình tròn được lấy 2 lần
- Vậy 7 lấy được mấy lần ? 
- 7 lấy dược 2 lần
- 7 nhân 2 bằng mấy? 
- 7 nhân 2 bằng14
- Vì sao con biết 7 nhân 2 bằng 14 ? 
 (Hãy chuyển phép nhân 7 x 2 thành phép cộng tương ứng rồi tìm kết quả)
- Vì 7 x 2 = 7 + 7 = 14 nên 7 x 2 = 14
- Hướng dẫn HS lập phép nhân 7 x 3, tương tự như phép nhân 7 x 2
- 7 HS lần lượt lên bảng viết kết quả các phép nhân còn lại trong bảng nhân 7
- Y/c HS cả lớp tìm kết quả của các phép tính còn lại trong bảng nhân 7 vào vở nháp
- GV chỉ vào bảng nói : Đây là bảng nhân 7. 
Các phép nhân trong bảng đều có 1 thừa số là7, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 310
- Y/c HS đọc bảng nhân 7 sau đó cho HS học thuộc bảng nhân
- Cả lớp đọc đồng thanh, sau đó tự học thuộc
- Xóa dần bảng cho HS đọc thuộc
- Tổ chức HS thi đọc thuộc
- Đọc bảng nhân
c. Luyện tập - Thực hành 
Bài 1 
- Bài tập y/c chúng ta làm gì ? 
- Tính nhẩm
- Y/c HS tư ĩ làm bài
- HS đổi chéo vở để kiểm tra
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn
Bài 2 
- Gọi 1HS đọc đề bài
- 1 HS đọc đề bài
- Mỗi tuần lễ có bao nhiêu ngày ? 
- 7 ngày
- Bài toán y/c tìm gì ? 
- Số ngày của 4 tuần lễ
- Y/c cả lớp làm bài vào vở .
- 1 HS làm bảng, lớp làm vào vở
 Tóm tắt
1 tuần lễ : 7 ngày
4 tuần lễ : . ngày ?
 Giải : 
Cả 4 tuần lễ có số ngày là : 
 7 x 4 = 28 (ngày)
 Đáp số : 28 ngày
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS
Bài 3 
- Bài toán y/c chúng ta làm gì ? 
- Y/c HS tự làm bài.
- Nhận xét và chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò 
- Hôm nay học bài gì ? 
- Y/c 1 số HS đọc thuộc bảng nhân 7.
- Làm bài 1, 2, 3/38 (VBT)
- Nhận xét tiết học
- 2, 3 HS
Rút kinh nghiệm:
Đạo đức
Tiết 7
 QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (T1)
I.MỤC TIÊU
-Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm , chăm sóc những người thân trong gia đình.
-Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm chăm sóc lẫn nhau.
- Quan tâm chăm sóc ông bà,cha mẹ anh chị em trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình.
( Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm ,chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng).
II.CHUẨN BỊ
 · Nội dung câu chuyện”Khi mẹ ốm-Nguyễn Hồng Hạnh, THCS Ngọc Hân- Hà Nội
 (xem phụ lục).
 · Phiếu thảo luận nhóm(Hoạt động 2, Hoạt động 3- Tiết 1).
 · Bộ thẻ Xanh(sai)và Đỏ(đúng) .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ :
· GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 85 (VBT) 
 · GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới 
 a.GTB: GV giới thiệu và ghi tựa
Hoạt động dạy
Hoạt động học
b.Hoạt động 1: Phân tích truyện”Khi mẹ ốm”
-Đọc truyện”Khi mẹ ốm”.
-Chia HS thành 4 nhóm.
-Yêu cầu thảo luận nhóm để trả lời các 
 câu hỏi sau:
1.Bà mẹ trong truyện là người như thế 
 nào?
2.Khi mẹ bị ốm, mẹ có nghỉ làm việc 
 không? Hãy tìm những ý trong bài nói
 lên điều đó.
3.Thấy mẹ ốm mà vẫn cố làm việc, bạn
 nhỏ trong truyện đã suy nghĩ và làm
 gì?
4.Theo em việc làm của bạn nhỏ là đúng 
 hay sai? Vì sao?
-Nhận xét, tổng kết ý kiến của các nhóm.
-Kết luận:
 Cha mẹ, ông bà, anh chị em l ... hai nhóm như thế 
- Hãy nêu phép tính tìm số nhóm chia được?
- Phép chia 6 : 3 = 2 (nhóm)
- 2 là gì trong phép chia ? 
- 2 là số chia
- y/c HS nhắc lại
- 6 và 3 là gì trong phép chia 6 : 2 = 3
- 6 là số bị chia
- Vậy số chia trong phép chia bằng số bị chia chia cho thương
- Viết lên bảng 30 : x = 5 và hỏi x là gì trong phép chia trên ?
- x là số chia
- Y/c HS suy nghĩ để tìm số chia x
- Hướng dẫn HS trình bày 
- Vậy trong phép chia hết muốn tìm số chia chúng ta làm như thế nào ? 
- Lấy số bị chia chia cho thương
c. Luyện tập - Thực hành 
Bài 1
- Bài toán y/c tính gì ? 
- Tính nhẩm
- Y/c HS tự làm bài
- 4 HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính trước lớp
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 2
- Y/c HS nêu cách tìm số bị chia, số chia, sau đó làm bài
- 6 HS làm bảng, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
4. Củng cố, dặn dò 
- Hôm nay học bài gì ? 
- Muốn tìm số chia ta làm như thế nào ? 
- Về làm bài
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:
Thủ công 
Tiết: 8 
GẤP - CẮT - DÁN BÔNG HOA (T 2)
I. MỤC TIÊU
-Biết cách gấp,cắt,dán bông hoa .
-Gấp,cắt,dán được bông hoa >Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau.
(Với Hs khéo tay:gấp cắt dán được bông hoa 5 cánh,4 cánh,8 cánh.Các cánh của bong hoa đều nhau.Có thể cắt được nhiều bông hoa ,trình bày đẹp).
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Mẫu các bông hoa 5, 4, 8 cánh.
- Quy trình gấp, cắt, dán hoa.
- Giấy màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ 
Gv kiểm tra dụng cụ học tập của hs
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
a.GTB: Ghi bảng
b. HS thực hành gấp, cắt, dán bông hoa. 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt, dán để được hình các bông hoa 5, 4, 8 cánh. GV nhận xét và cho HS quan sát lại tranh quy trình:
 Học sinh nhắc lại thao tác 
+ Gấp, cắt bông hoa 5 cánh.
+ Gấp, cắt bông hoa 4 cánh.
+ Gấp, cắt bông hoa 8 cánh.
- GV tổ chức cho HS thực hành và trang trí sản phẩm.
Học sinh thực hành 
- Trong quá trình HS thực hành, GV quan sát, uốn nắn những HS còn lúng túng.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và nhận xét.
 Học sinh trưng bày sản phẩm
- Đánh giá kết quả thực hành của HS.
c.Nhận xét,
4. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét sự chuẩn bị, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. 
Hs nghe
- Dặn dò HS ôn lại ncác bài đã học, mang theo đầy đủ dụng cụ để tiết sau làm bài kiểm tra cuối chương:” Phối hợp gấp, cắt, dán hình”
Rút kinh nghiệm:
Thể dục
Tiết 16
 ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI TRÁI
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 8
KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I. MỤC TIÊU :
-Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý BT1.
-Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn(Khoảng 5 câu) BT2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý kể về1 người hàng xóm
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
1 . Ổn định tổ chức 
2 . Kiểm tra bài cũ 
Hai học sinh kể và nói về tính khôi hài của câu chuyện Không nỡ nhìn.
GV nhận xét, cho điểm.
3 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a.Giới thiệu bài 
b.Hướng dẫn HS làm bài tập 
-Bài 1 : 	
-1 học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý 
Hs đọc 
-GV nhắc học sinh : SGK gợi ý cho các em 4 câu hỏi để kể về một người hàng xóm . Em có thể kể 5 đến 7 câu sát theo gợi ý đó. Cũng có thể kỹ hơn, với nhiều câu hơn về đặc điểm hình dáng, tính tình của người đó, tình cảm của gia đình em với người đó. Tình cảm của người đó với gia đình em , không hoàn toàn lệ thuộc vào 4 câu hỏi gợi ý. 
Học sinh nhắc lại gợi ý
-Yêu cầu học sinh kể 
-1 HS kể mẫu vài câu 
-GV nhận xét rút kinh nghiệm 
3, 4 học sinh thi kể 
Bài 2 : 
-1 Học sinh nêu yêu cầu của bài
-GV nhắc : Chú ý viết giản dị , chân thật những điều em vừa kể, có thể viết 5 đến 7 câu. 
-Yêu cầu học sinh viết bài 
Học sinh viết vào vở bài tập
-Cả lớp và giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm bình chọn những người viết tốt nhất 
4. Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét tiết học 
Hs nghe 
-Những hs chưa hoàn thành bài viết về nhà viết tiếp 
Rút kinh nghiệm:
Luyện từ và câu
Tiết 8
TỪ NGỮ VỀ CỘNG ĐỒNG. ÔN TẬP CÂU AI LÀM GÌ?
I.MỤC TIÊU :
-Hiểu và phân loại dược một só từ ngữ về cộng đồng BT 1
- Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi :Ai ( Cái gì,con gì)?làm gì ?BT3
- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của cau xá định BT4
Hs khá giỏi làm được BT2
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
Bảng phụ trình bày bảng phân loại ở BT 1
Bảng lớp viết các câu văn ở bài tập 3 và BT 4
III-HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1 . Ổn định tổ chức 
2 . Kiểm tra bài cũ 
Hai, HS lên bảng làm bài tập 1, 3 tiết LTVC tuần 7.
GV nhận xét, cho điểm.
3 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a.Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1 
-1 học sinh nêu yêu cầu cuả bài
-1 học sinh làm mẫu 
-Yêu cầu học sinh làm bài
Học sinh làm vở bài tập 
1 học sinh lên bảng làm bài 
-Cả lớp và học sinh nhận xét chốt lại lời giải đúng
Học sinh chữa bài 
+Những người trong cộng đồng : cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương
+Thái độ hoạt động trong cộng đồng : cộng tác, đồng tâm.
Bài 2 
-1 HS đọc nội dung bài tập 
-GV giải nghĩa từ cật (trong câu chung đấu cật) : lưng, phần lưng ở chỗ ngang bụng.
Học sinh trao đổi nhóm
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả tán thành thái độ ứng xử ở câu a, c
Không tán thành với thái độ ở câu b
-GV giúp học sinh hiểu thêm nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ. 
+Chung lưng đấu cật: đoàn kết, góp sức cùng nhau làm việc 
+Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại : ích kỷ, thờ ơ, chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác.
+Ăn ở như bát nước đầy : sống có nghĩa , có tình, thủy chung, trước sau như 1, sẵn lòng giúp đỡ người khác . 
HS đọc thuộc 3 câu thành ngữ tục ngữ.
Bài 3
-1 HS đọc nội dung bài tập 
Con gì? Làm gì?
-GV giúp học sinh nắm yêu cầu của bài : đây là những câu đặt theo mẫu ở lớp 2. Nhiệm vụ của các em là tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai( cái gì, con gì) và bộ phận câu trả lời cho câu hỏi làm gì ? 
Đàn Sếu / đang sải cánh trên cao
-Yêu cầu học sinh làm bài 
Học sinh làm vở bài tập, 3 học sinh lên bảng làm bài 
-HS chữa bài 
Bài 4 
-1 học sinh đọc nội dung bài tập 
-Hỏi : 3 câu văn được viết trong bài tập được viết theo mẫu câu nào ?
-Ai làm gì ?
-Yêu cầu học sinh làm bài 
-HS làm bài, 5 đến 7 học siinh lên bảng làm 
-Cả lớp và giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng 
Học sinh chữa bài 
a-Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân 
b-Ông ngoại làm gì ?
c-Mẹ bạn làm gì ?
4. Củng cố, dặn dò 
-1 học sinh nhắc lại nội dung vừa học 
-Về nhà học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ 
-Nhận xét tiết học 
Rút kinh nghiệm:
Môn Toán
Tiết : 40
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
-Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Biết làm tính nhân (chia) số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số.
BT 1; 2 cột 1,2; 3
II. ĐỒ DứNG DẠY HỌC
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định:
2 ,Kiểm tra bài cũ 
- HS lên bảng làm bài 1, 2, 3/47.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS .
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
a. GTB: 
b. Luyện tập - Thực hành 
Bài 1 - Gọi 1 HS nêu y/c của bài tập
- Y/c HS tự làm bài
-6 HSlàm bảng,HS cả lớp làm vào vở
- Lưu ý HS cách trình bày
 80 - X = 30 42 : X = 7
 X = 80 - 30 X = 42 : 7
 X = 50 X = 6
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 2 - Gọi 1 HS đọc y/c của đề bài
- Y/c HS tự làm bài
- HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số bị chia, số chia chưa biết
- HS làm bảng, HS cả lớp làm vào vở. 
- Hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo để kiểm tra của nhau
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 3 - Gọi 1 HS đọc đề bài
- Trong thùng có 30l dầu. Sau khi sử dụng, số dầu còn lại trong thùng bằng 1/3 số dầu đã có. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít dầu ?
- Y/c HS tự làm bài
 Giải : 
 Số lít còn lại là : 
 36 : 3 = 12 (l)
 Đáp số : 12 l
- Hãy nêu cách tính 1 trong các phần bằng nhau của 1 số ? 
- Ta lấy số đó chia cho số phần bằng nhau.
4. Củng cố, dặn dò 
- Hôm nay học bài gì ? 
- Về nhà làm bài
- Nhận xét tiết học
 Hs trả lời
Rút kinh nghiệm:
...............................
TNXH
Tiết 16
VỆ SINH THẦN KINH. (TT)
I.MỤC TIÊU:
-Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏa.
Biết lập thực hiện thời gian biểu hàng ngày.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1,Ổn định	
2.Kiểm tra bài cũ :
Bài 1,2/20,21 VBT
Hai HS trả lời.
Nhận xét-ghi điểm.
3, Baì mới
a., Giới thiệu bài:
Nêu mục tiêu giờ học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+Bước 1:làm việc theo cặp.
-Yêu cầu học sinh quay mặt vào nhau để thảo luận theo gợi ý.
-Theo bạn khi ngu những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
-Có khi nào bạn ít ngủ không ?Nêu cảm giác của bạn ngay hôm mất ngủ?
-Nêu nhưng điều kiện có giấc ngủ tốt?
-Hàng ngày bạn thức dậy và đi ngủ lúc mấy giờ?
-Bạn làm gì trong cả ngày?
.Bước 2;làm việc cả lớp.
*Kết luận:Khi ngủ cơ quan thần kinh,đặc biệt là cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi tót nhất.Trẻ em càng nhỏ càng cần được ngủ nhiều.
-Trẻ em 10 tuổi trở lên cần ngủ 7-8 giờ một ngày.
+Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân .
.Bước 1:hướng dẫn cả lớp.
-Thời gian biểu là một bảng gồm các mục.Thời gian gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từngbuổi của từng công việc.
-GV cho một vài em lên điền thử vào bảng treo trên lớp.
.Bước 2:làm việc cá nhân :
-GV phát bảng đã phôtô cho HS.
.Bước 3:làm việc theo cặp.
.Bước 4:làm việc cả lớp.
-GV nêu câu hỏi:
*Kết luận :thực hiện thời gian biểu giúp chúng ta làm việc một cách khoa học,vừa bảo vệ hệ thần kinh vừa nâng cao hiệu quả công việc,học tập.
Cuối giờ yêu cầu 3HS đọc mục bạn cần biết để củng cố bài học.
4,Củng cố ,dặn dò:
-Nhận xét tiết học .
-Về nhà lập thời gian biểu và thực hiên theo đúng thời gian.
-Cùng thảo luận theo cặp.
-Một số em lên trình bày kết quả thảo luận(mỗi em 1 câu).
-Hai bạn ngồi cạnh nhau trao đổi theo cặp cùng góp ý cho nhau.
-Một số em giới thiệu thời gian biểu hàng ngày của mình trước lớp.
-HS cùng trả lời.
Hs nghe
Rút kinh nghiệm:
.
SINH HOẠT TẬP THỂ
Tiết 8
 1. GV nêu tình hình học tập và lao động trong tuần:
 - Về học tập.
 - Về lao động.
- Công tác khác.
 * GV tuyên dương những hs thực hiện tốt.
 * Nhắc nhở những hs thực hiện chưa tốt.
 2. Nêu kế hoạch tuần tới.
 - Phân công giao việc.
 3. HS sinh hoạt.
BGH kí duyệt :TT2
 4. GV nhận xét chung buổi sinh hoạt
Kí duyệt T8:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 78 CKTKN.doc