Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Những chiếc áo ấm”.

- Bước đầu biết thể hiện ngữ điệu khi đọc lời nói của nhân vật trong câu chuyện, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Nhận biết được các nhân vật, hành động, việc làm, sự đóng góp phù hợp với khả năng của mỗi nhân vật vào công việc chung

- Hiểu điều tác giả muốn nói qua các câu chuyện.

- Hiểu nội dung bài: Nếu tất cả chung sức, chung lòng sẽ làm được những việc lớn lao mà sức một người không thể làm được

- Nói rõ ràng đóng góp ý kiến đúng với yêu cầu, biết đặt câu hỏi với bạn để hiểu đúng ý kiến của bạn

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết chung sức chung lòng sẽ làm được những điều lớn lao

- Phẩm chất nhân ái: Biết đoàn kết giúp đỡ nhau sẽ làm nên việc lớn

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

 

docx 58 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 144Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15
ĐỌC: NHỮNG CHIẾC ÁO ẤM
 NÓI VÀ NGHE: THÊM SỨC THÊM TÀI
Ngày dạy:
12/12/2022
Tiết: 99-100
Môn: Tiếng việt
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Những chiếc áo ấm”.
- Bước đầu biết thể hiện ngữ điệu khi đọc lời nói của nhân vật trong câu chuyện, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được các nhân vật, hành động, việc làm, sự đóng góp phù hợp với khả năng của mỗi nhân vật vào công việc chung
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua các câu chuyện.
- Hiểu nội dung bài: Nếu tất cả chung sức, chung lòng sẽ làm được những việc lớn lao mà sức một người không thể làm được
- Nói rõ ràng đóng góp ý kiến đúng với yêu cầu, biết đặt câu hỏi với bạn để hiểu đúng ý kiến của bạn
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết chung sức chung lòng sẽ làm được những điều lớn lao
- Phẩm chất nhân ái: Biết đoàn kết giúp đỡ nhau sẽ làm nên việc lớn
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Trong chuyện Đi tìm mặt trời có những nhân vật nào ?
+ Câu 2: Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: Có các nhân vật: Gõ kiến, công, liếu điếu, chích chòe, gà trống
+ Trả lời: Em thích nhân vật gà trống vì gà trống mang ánh sáng cho mọi người, mọi vật
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu: 
+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Những chiếc áo ấm”.
+ Bước đầu biết thể hiện ngữ điệu khi đọc lời nói của nhân vật trong câu chuyện, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
+ Nhận biết được các nhân vật, hành động, việc làm, sự đóng góp phù hợp với khả năng của mỗi nhân vật vào công việc chung
+ Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm, giọng kể chuyện, thay đổi ngữ điệu ở chỗ lời nói trực tiếp của các nhân vật
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến phải may thành áo mới được
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến mọi người cần áo ấm
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến để may áo ấm cho mọi người
+ Đoạn 4: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: chim ổ dộc, làm chỉ, luồn kim,..
- Luyện đọc câu dài: Mùa đông,/ thỏ quấn tấm vải lên người cho đỡ rét/thì gió thổi tấm vải bay xuống ao; Thỏ trải vải./Ốc sên kẻ đường vạch./ Bọ ngựa cắt vải theo vạch. Tằm xe chỉ./ Nhím chắp vải dùi lỗ,
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Mùa đông đến, thỏ chống rét bằng cách nào? 
+ Câu 2: Vì sao nhím nảy ra sáng kiến may áo ấm?
( Giáo viên viết tên các con vật lên bảng: thỏ - nhím – chị tằm – bọ ngựa - ốc sên – chim ổ dộc ).Cho Hs giiar nghĩa về tổ chim ổ dộc
+ Câu 3: Mỗi nhân vật trong câu chuyện đã đóng góp gì vào việc làm ra những chiếc áo ấm?
M: Nhím rút chiếc lông nhọn trên lưng để làm kim may áo.
-GV chia thành các nhóm ( mỗi nhóm có 6 HS) mỗi em sẽ đóng vai một nhân vật để nói về khả năng, những đóng góp của mình vào công việc làm ra những chiếc áo ấm cho cư dân trong rừng.
+ Câu 4: Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?
+ Câu 5: Em học được điều gì qua câu chuyện trên?
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV Chốt: Qua câu chuyện giúp em hiểu: Không có việc gì khó nếu biết huy động sức mạnh và trí tuệ của tập thể.
2.3. Hoạt động: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Mùa đông đến, Thỏ quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió thổi bay xuống ao.
+ Nhím nảy ra sáng kiến may áo thì gió sẽ không thổi bay được
+ Các nhóm thảo luận và đóng vai nói khả năng, những đóng góp của mình vào công việc làm ra những chiếc áo ấm cho cư dân trong rừng.
+ Các em làm việc theo nhóm. Từng em phát biểu ý kiến của mình
+ Qua câu chuyện em học được bài học: Trước một việc khó, hãy sử dụng sức mạnh và trí tuệ của tập thể.
+ Em rút ra được bài học: Cần phải đoàn kết, hợp lực để tạo ra sức mạnh
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
-2-3 HS nhắc lại
3. Nói và nghe: Thêm sức thêm tài
- Mục tiêu:
+ So sánh được ưu điểm của việc học cá nhân với học theo cặp, theo nhóm
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
3.1. Hoạt động 3: Em thích học cá nhân, học theo cặp hay học nhóm? Vì sao? 
- GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 2 trả lời: Em thích học cá nhân, học theo cặp hay học nhóm? Vì sao?
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nận xét, tuyên dương.
3.2. Hoạt động 4: Kể về một hoạt động tập thể mà em đã tham gia
- GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp.
- GV cho HS làm việc nhóm 4: Các nhóm đọc thầm gợi ý trong sách giáo khoa và suy nghĩ về các hoạt động tập thể mà em tham gia
- Mời các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc to chủ đề: Thêm sức thêm tài
+ Yêu cầu: Em thích học cá nhân, học theo cặp hay học nhóm? Vì sao?
- HS sinh hoạt nhóm và trả lời: Em thích học cá nhân, học theo cặp hay học nhóm? Vì sao?
- HS trình kể về một hoạt động tập thể mà em đã tham gia
- 1 HS đọc yêu cầu: Kể về một hoạt động tập thể mà em đã tham gia
- HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Nhớ lại một hoạt động tập thể mà em thấy vui và kể cho người thân
=>Có công việc chung, cần sẵn sàng góp công, góp sức.. có nhưu vậy chúng ta mới gắn bó, cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc hơn
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS quan sát video.
+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần: 15
Nghe – Viết: TRONG VƯỜN 
Ngày dạy:
13/12/2022
Tiết: 101
Môn: Tiếng việt
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đúng chính tả bài thơ “Trong vườn” trong khoảng 15 phút.
- Viết đúng chính tả l hay n
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để trả lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Xem tranh đoán tên con vật chứa ch.
+ Câu 2: Xem tranh đoán tên con vật chứa tr.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: cá chép
+ Trả lời: con trâu
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
+ Viết đúng chính tả bài thơ: Trong vườn trong khoảng 15 phút.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân)
- GV giới thiệu nội dung: Bài thơ tả một vườn cây có nhiều loài cây cùng chung sống, tạo nên một khu vườn có nhiều tầng lớp các cây cao thấp khác nhau, nhưng tất cả đều tạo nên bức tranh đẹp về sự quây quần, đoàn kết, sum vầy của vườn cây 
- GV đọc toàn bài thơ.
- Mời 3 HS đọc nối tiếp bài thơ.
- GV hướng dẫn cách viết bài thơ:
+ Viết theo khổ thơ 5 chữ như trong SGK
+ Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng.
+ Chú ý các dấu chấm và dấu ba chấm cuối câu.
+ Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: xà cừ, rối rít, xôn xao,...
- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết.
- GV đọc lại bài thơ cho HS soát lỗi.
- GV cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.
- GV nhận xét chung.
2.2. Hoạt động 2: Chọn lặng hoặc nặng thay cho ô vuông (làm việc nhóm 2).
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Cùng nhau quan sát tranh, chọn lặng hay nặng
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 4 HS đọc nối tiếp nhau.
- HS lắng nghe.
- HS viết bài.
- H ... ........................................................
Tuần: 15
SINH HOẠT LỚP:
SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ: EM CHĂM SÓC NHÀ CỬA
Ngày dạy:
17/12/2022
Tiết: 45
HĐGD: HĐTN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Học sinh chia sẻ về việc em làm hằng ngày để chăm sóc ngôi nhà của mình
- Thực hiện cùng người thân làm đồ trang trí cho tổ ấm
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Bản thân tự tin chia sẻ nét độc đáo của mình cùng gia đình trước tập thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự hào về những nét khác biệt của mình.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn niềm vui khi cùng gia đình khám phá nét độc đáo, đáng nhớ của các thành viên trong gia đình.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS hát 1 bài hát để khởi động bài học. 
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS hát
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt cuối tuần:
- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)
 - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt chủ đề.
- Mục tiêu: 
+ Học sinh kể với bạn những việc nhà đã làm được và những điều có liên quan khi thực hiện việc này
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3. Chia sẻ về việc em làm hằng ngày để chăm sóc ngôi nhà của mình . (Làm việc nhóm 2)
- GV mời HS chia sẻ với bạn theo nhóm 2 theo những gợi ý:
+ Em đã nhận làm công việc gì? Em làm việc này khi nào?
+ Em làm một mình hay làm cùng với ai? Sau khi hoàn thành việc đó, em cảm thấy thế nào
- GV mời các nhóm chia sẻ.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
Kết luận: Mỗi việc em làm hằng ngày để chăm sóc ngôi nhà của mình đều đáng quý vì đó là đóng góp của em- một thành viên của gia đình.
- Học sinh chia nhóm 2, chia sẻ ý kiến cùng bạn theo các gợi ý
- Các nhóm chia sẻ
4. Thực hành.
- Mục tiêu: 
+ Cuộc thi làm việc nhà – tạo niềm vui, động lực tiếp tục thực hiện các công việc sắp xếp đồ dùng ngăn nắp 
- Cách tiến hành:
Hoạt động 4: Tham gia cuộc thi gấp chăn theo tác phong chú bộ đội (Làm việc theo nhóm)
- GV tổ chức cho HS thi gấp quần áo
+ Các nhóm cùng nhau luyện gấp quần áo 
+ Mỗi nhóm cử đại diện nhóm tham gia thi
+ GV và HS nhận xét
- GV nhận xét chung, tuyên dương các nhóm
Kết luận: Việc nào cũng phải làm nhiều mới quen tay, làm mới nhanh và đẹp. Chúng ta có thể luyện tập thêm ở nhà để tham gia cuộc thi này vào cuối năm. 
- HS chia nhóm
- Các nhóm luyện tập
- Tham gia thi
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
5. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:
+ Chọn làm đồ trang trí cho tổ ấm của mình như: dây trang trí, hoa giấy, tranh lá treo tường, cắm hoa, làm khung ảnh,...
 - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần: 15
BÀI 5: GIỮ LỜI HỨA (TIẾT 2)
Ngày dạy:
13/12/2022
Tiết: 15
Môn: Đạo đức
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Biết vì sao phải giữ đúng lời hứa.
- Thực hiện lời hứa bằng những lời nói, việc làm cụ thể.
- Đồng tình với những lời nói, hành động thể hiện việc giữ lời hứa; không đồng tình với lời nói, hành động không giữ lời hứa.
- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
- Hình thành phẩm chất nhân ái.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Trung thực, trách nhiệm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- Trò chơi: “Làm theo lời tôi nói - không làm theo lời tôi làm”.
- Bạn nào đã thực hiện được 5 điều Bác Hồ dạy?
- Thế nào là giữ lời hứa?
- Giáo viên kết nối nội dung bài học.
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Lắng nghe.
2. Khám phá:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cần thiết phải giữ lời hứa (Hoạt động nhóm)
- Mục tiêu: Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Cách tiến hành:
Trả lời câu hỏi các trường hợp dưới đây
- GV gọi HS đọc yêu cầu 1 trong SGK
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi. 
+ Qua các tình huống trong bài, em có nhận xét gì về việc thực hiện lời hứa của Ly và Huy? 
+ Thông qua các tình huống trong bài tập trên em có thể rút ra điều gì?
*Lưu ý HS chưa thật sự nghiêm túc trong lời hứa với cô về nhà ôn bài.
+ Người biết giữ lời hứa sẽ được người khác đánh giá như thế nào?
*GVKL: Ly đã luôn cố gắng thực hiện lời hứa của mình, coi trọng lời hứa. Huy thì luôn hứa nhưng không thực hiện lời hứa đó. Việc giữ lời hứa là thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. Người biết giữ lời hứa sẽ được người khác quý trọng, tin cậy và noi theo
- Thảo luận nhóm đôi
- Thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
VD tình huống 1: Ly không thực hiện được lời hứa nhưng bạn đã giải thích rõ lí do và xin lỗi người ,mình đã hứa
- Cần phải giữ lời hứa.
- Và là cần thực hiện điều mình đã nói, đã hứa hẹn với người khác.
- Sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo.
- Học sinh lắng nghe.
*Hoạt động 2: Thảo luận về các cách để giữ lời hứa (Hoạt động nhóm)
- Mục tiêu: Học sinh hiểu được những việc nên làm, những việc nên tránh để giữ lời hứa và cách ứng xử khi không thể thực hiện được lời hứa.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận các nội dung sau:
+ Những điều em nên làm để giữ đúng lời hứa.
+ Những điều em nên tránh khi hứa với người khác.
+ Cách ứng xử khi em không thể thực hiện lời hứa của mình.
- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết.
- GV kết luận: Những điều em nên làm để giữ đúng lời hứa: đúng hẹn,; chỉ hứa những điều trong khả năng của mình có thể thực hiện được; đã hứa là phải cố gắng thực hiện cho bằng được
+ Những điều em nên tránh khi hứa với người khác: sai hẹn, hứa suông mà không làm.
+ Những cách ứng xử khi không thực hiện được lời hứa: gọi điện xin lỗi và giải thích lí do thất hứa; nhờ bố mẹ, người thân giải thích lí do với người được mình hứa; gặp trực tiếp xin lỗi và giải thích rõ lí do thất hứa
- HS thực hiện nhiệm vụ
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác trao đổi, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
- HS lắng nghe
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Thực hiện lời hứa bằng những lời nói, việc làm cụ thể.
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hành vi, việc làm để thể hiện giữ lời hứa
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS chia sẻ về những việc em đã làm và sẽ làm để thể hiện giữ lời hứa
+ Chia sẻ về những điều em đã hứa với người khác. Khi đó em đã thực hiện lời hứa của mình như thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: Thực hiện giữ lời hứa cùng khuyên mọi người cần phải biết giữ lời hứa, chuẩn bị cho tiết 3 của bài.
+ HS chia sẻ trước lớp.
- HS nêu ý kiến của mình
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_15_nam_hoc_2022_2023_ban_2_cot.docx