Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (35)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (35)

Đạo đức

Tiết 8

 QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA, MẸ, ANH CHỊ EM

(tiết 2).

1.Khởi động: Hát.

2.Bài cũ: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình (tiết 1)

- Gv nhận xét.

3.Giới thiệu và nêu vấn đề:

-Giới thiệu bài – ghi tựa:

4. Phát triển các hoạt động.

- Gọi 2 Hs lên làm bài tập 2 VBT.

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 925Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (35)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :8 Thứ hai, ngày 03 tháng 10 năm 2011 
Đạo đức
Tiết 8
 QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA, MẸ, ANH CHỊ EM 
(tiết 2).
1.Khởi động: Hát.
2.Bài cũ: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình (tiết 1)
- Gv nhận xét.
3.Giới thiệu và nêu vấn đề:
-Giới thiệu bài – ghi tựa: 
4. Phát triển các hoạt động.
- Gọi 2 Hs lên làm bài tập 2 VBT.
* Hđ 1: Xử lí tình huống và đóng vai
-Mục tiêu: Giúp biết cách xử lí các tình huống.
-CTH: (PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải)
B1: Gv chia nhóm 6, yc các nhóm thảo luận, xử lí 2 tình huống ở BT4/14 bằng cách sắm vai.
B2: Các nhóm thảo luận chbị đóng vai.
B3: Các nhóm lên đóng vai.
B4: Cả lớp nhận xét.
B5: GVKL.
=> Mỗi người trong gia đình cần biết thu xếp công việc riêng của mình để dành thời gian quan tâm, chăm sóc đến các thành viên khác.
TH1: Lan cần chạy ra khuyên ngăn em ko được nghịch dại.
TH2: Huy nên dành thời gian đọc báo cho ông nghe.
* Hđ 2: Bày tỏ ý kiến.
- Mục tiêu: Hs hiểu rõ về các quyền của trẻ em có liên quan đến chủ đề bài học. Biết thực hiện quyền tham của mình: đồng tình với ý kiến đúng, ko đồng tình với ý kiến sai.
-CTH: PP: cá nhân.
B1: GV đọc lần lượt từng ý kiến, hs suy nghĩ bày tỏ thái độ tán thành or ko tán thành bằng cách giơ bảng (đỏ: tán thành; xanh: ko tán thành) ở BT5/15?VBTĐĐ.
B2: Hs giải thích lí do tán thành, ko tán thành.
B3: GVKL
-Ý kiến: a, c: đúng
-Ý kiến: b: sai
* Hđ 3: Hs giới thiệu tranh mình vẽ về các món quà mừng sinh nhật ông bà, cha mẹ, anh chị em.
- Mục tiêu: Tạo cơ hội cho hs bày tỏ tình cảm của mình đv người thân trong gia đình.
-CTH: PP: cá nhân.
B1: Hs giới thiệu tranh vẽ của mình cho bạn ngồi cạnh.
B2: Vài hs giới thiệu với cả lớp.
B3: GVKL =>Đây là những món quà rất quí vì đó là tình cảm của em đv những người thân trong gia đình. Em hãy đem về tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em. Mọi người sẽ rất vui khi nhận món quà này.
-Hs thực hiện theo hd của GV.
* Hđ 4: Hs múa hát, kc về chủ đề bài học.
-Mục tiêu: C.cố bài học.
-CTH: 
B1: Gv đ/khiển chương trình, giới thiệu tiết mục.
B2: Hs biểu diễn các tiết mục và nêu ý nghĩa các bài thơ, bài hát đó.
-Hs thực hiện theo hd của GV.
5.Tổng kềt – dặn dò.
-Về xem lại bài và ghi nhớ.
-Chuẩn bị bài sau: Chia sẽ buồn vui cùng bạn (tiết 1).
-Nhận xét bài học.
 Toán. Tiết:
	 LUYỆN TẬP.
I/ Mục tiêu:
- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.
- Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ, phấn màu .
* HS: Vở nháp, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Bảng chia 7.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
-Một em đọc bảng chia 7.
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
 Bài 1: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
+ Phần a).
- Yêu cầu Hs suy nghĩ và tự làm phần a)
Gv hỏi: Khi đã biết 7 x 8 = 56, có thể ghi ngay kết quả của 56 : 7 được không? Vì sao?
- Yêu cầu 4 Hs lên bảng làm
 - Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
 + Phần b): tương tự.
Bài 2:(HS thực hiện cột 1,2,3)
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv làm bảng con
-Có thể ghi ngay được vì lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
-Hs nêu miệng.
-Hs làm bảng con.
* Hoạt động 2: Làm bài 3, 4.
Bài 3:
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài.
- Gv hỏi:
+ Lớp có bao nhiêu học sinh?
+ Cô giáo chia mỗi nhóm bao nhiêu học sinh?
+ Bài toán hỏi gì?
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Bài 4:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Hình a) có tất cả bao nhiêu con mèo?
- Muốn tìm một phần bảy số con mèo có trong hình a) ta phải làm thế nào?
- Gv chốt lại.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
+35 học sinh.
+Mỗi nhóm có 7 học sinh.
+Hỏi chia được bao nhiêu nhóm.
Số nhóm chia đựợc là:
35 : 7 = 5 (nhóm).
Đáp số : 5 nhóm.
-21 con mèo.
-Ta lấy 21: 7 
Một phần bảy số con mèo trong hình a) là:
 21 : 7 = 3 (con mèo)
Một phần bảy con mèo trong hình b) là:
 14 : 7 = 2 ( con mèo).
5.Tổng kết – dặn dò.
-Tập làm lại bài.
-Chuẩn bị bài: Giảm đi một số lần. 
-Nhận xét tiết học
Tập đọc – Kể chuyện Tiết: 
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
 I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
	- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
	- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).
	* Kĩ năng sống : - Xác định giá trị .
	 - Thể hiện sự thơng cảm .
B. Kể Chuyện.
	- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK, bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:	
1.Khởi động: Hát. 
2.Bài cũ: Bận. 
+ Mọi vật mọi người xung quanh bé bận việc gì?
+ Bé bận những việc gì ?
- Gv nhận xét.
3.Giới thiệu và nêu vấn đề: -Giới thiệu bài – ghi tựa: Hôm nay, các em sẽ đọc truyện kể về một cụ già và các bạn nhỏ. Qua câu chuyện này các em sẽ thấy các bạn nhỏ trong truyện biết quan tâm đến người khác ntn? Sự quan tâm đó có tác dụng ntn đ/v cụ già? Chúng ta cùng đọc bài sẽ rõ.
4. Phát triển các hoạt động. 
-2 Hs đọc bài thơ “ Bận”
* Hoạt động 1: Luyện đọc.	
Gv đọc mẫu bài văn.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs giải thích từ mới: u sầu, nghẹn ngào..
-Học sinh đọc thầm theo Gv.
-Hs đọc từng câu.
-Hs đọc từng đoạn trước lớp.
-Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
-Hs nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trong bài.
-1 Hs đọc lại toàn truyện.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.	
- Gv đưa ra câu hỏi ( KNS )
+ Các bạn nhỏ đi đâu đâu ?
 + Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
+ Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
 + Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?
- Hs đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi:
+Đi về sau một cuộc dạo chơi.
+Các bạn gặp 1 cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.
+Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau.
+Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu.
+Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
+ Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ cảm thấy nhẹ nhàng hơn?
 + Câu chuyện nói với em điều gì?
- Gv chốt lại.
Hs đọc đoạn 3, 4.
+Bà cụ ốm nặng phải vào viện.
+vì ông cảm thấy nỗi buồn được chia xẻ.
+ Con người phải quan tâm giúp đỡ nhau. Sự quan tâm, giúp đỡ nhau là rất cần thiết, rất đáng quý
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.	
- GV chia Hs thành nhóm 6. Hs sẽ phân vai (người dẫn truyện, ông cụ, 4 bạn nhỏ).
- 4 Hs tiếp nối nhau thi đọc các đoạn 2, 3, 4, 5.
- Gv nhận xét, bạn nào đọc tốt.
-Hs thi đọc toàn truyện theo vai.
-Hs thi đọc truyện.
* Hoạt động 4: Kể chuyện. 	
1.GV nêu n/vụ: Mỗi Hs tưởng tượng mình là một bạn nhỏ trong truyện và kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của bạn.
2. Hd hs kể:
- Gv mời 1 Hs chọn kể mẫu một đoạn của câu chuyện.
- Đoạn 1: kể theo lời 1 bạn nhỏ.
- Đoạn 2: kể theo lời bạn trai.
- Gv mời 1 Hs kể .
- Từng cặp hs kể chuyện.
- Gv mời 3 Hs thi kể một đoạn bất kì của câu chuyện.
- Gv nhận xét, công bố bạn nào kể hay.
-Hs lắngnghe.
Đ1: Chiều hôm ấy, tối và mấy bạn cùng lớp trở về sau 1 cuộc dạo chơi thú vị. Bầu trời lúc ấy thật đẹp: mặt trời còn đỏ ối đang lùi dần về chân núi phía tây, đàn sếu đang sải rộng cánh bay trên cao. Còn dưới mặt đất, chúng tôi trêu chọc nhau, nói cười vui vẻ.
 5. Tổng kềt – dặn dò. 
+ Câu chuyện nói với em điều gì?
-Về luyện đọc lại câu chuyện.
-Chuẩn bị bài: Tiếng ru.
-Nhận xét bài học
+ Con người phải quan tâm giúp đỡ nhau. Sự quan tâm, giúp đỡ nhau là rất cần thiết, rất đáng quý.
 Thứ ba, ngày 04 tháng 10 năm 2011
Chính tả(Nghe – viết)
 	CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I/ Mục tiêu:
- Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT2.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ viết BT2.	 
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
1.Khởi động: Hát. 
2.Bài cũ: Bận. - Gv mời 2 Hs đọc thuộc bảng chữ.
- Gv nhận xét bài cũ
3.Giới thiệu và nêu vấn đề. -Giới thiệu bài + ghi tựa. 
4.Phát triển các hoạt động: 
-3 Hs viết bảng :
* Hoạt động 2: 
Hướng dẫn Hs nhìn - viết.	
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc đoạn viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Không kể đầu bài đoạn văn có mấy câu?
 + Những chữ nào trong đoạn viết hoa? 
 + Lời của ông cụ được đánh dấu bằng những dấu gì?
Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc thong thả từng cụm từ.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
Hs lắng nghe.
1 – 2 Hs đọc lại.
+Có 7 câu.
+Các chữ đầu câu.
+Dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
-Hs viết ra nháp từ khó: ngừng lại, nghẹn ngào, xe buýt.
-Học sinh nêu tư thế ngồi.
-Học sinh viết vào vở.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
+ Bài tập 2 b:
- Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- GV mời 3 Hs lên bảng làm. Cả lớp làm bài vào nháp.
- Gv nhận xét, chốt lại. 
Câu b): buồn, buồng, chuông.
5.Tổng kết – dặn dò. 
-Về xem và tập viết lại từ khó.
-Chuẩn bị bài: Tiếng ru.
- ... uy nghĩ để tìm số chia?
- Vậy, trong phép chia hết muốn tìm số chia chúng ta làm như thế nào?
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
-Mỗi nhóm có 3 ô vuông.
-Phép chia 6 : 2 = 3 (ô vuông).
-Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương.
-X là số chia trong phép chia.
-X = 30 : 5 = 6.
-Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
* Hoạt động 2: Làm bài 1. 
 Bài 1: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu Hs tự làm bài.
- Gv yêu cầu 4 Hs nối tiếp nhau đọc kết quả.
- Gv nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành.
-Hs nêu miệng.
* Hoạt động 3: Làm bài 2.
Bài 2
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài
- Gv yêu cầu Hs nêu cách tìm SC, SBC, TS?
- Gv yêu cầu Hs tự giải và làm vào VBT. Bốn Hs lên bảng làm bài.
- Gv chốt lại.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
12 : x = 2 	 42 : x = 6
 x = 12 : 2 x = 42 : 6 
 x = 6 x = 7 
x : 5 = 4 x x 7 = 70
x = 4 x 5 x = 70 : 7 
x = 20 x =10
5. Tổng kết – dặn dò.
-Tập làm lại bài.
-Chuẩn bị bài: Luyện tập.
-Nhận xét tiết học.
 Tự nhiên xã hội	Tiết:
VỆ SINH THẦN KINH (tt)
I/ Mục tiêu:
	- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Hình trong SGK trang 34, 35.
	* HS: SGK.
III/ Các hoạt động:
1.Khởi động: Hát. 
2.Bài cũ: Vệ sinh thần kinh. 
- Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Nêu một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh?
 + Nêu những thức ăn , đồ uống có hại cho cơ quan thần kinh? 
 - Gv nhận xét.
3.Giới thiệu và nêu vấn đề: 
-Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. 
+Nên: ngủ đủ giấc, xem kịch, được bố mẹ chăm sóc,  Ko nên: đoc sách quá khuya, chơi quá lâu ngoài nắng, chơi games nhiều, bị người lớn đánh, 
+Càfê, má tuý, rượu bia, thuốc lá.
* Hoạt động 1: Thảo luận.	
- Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với s.khỏe.
- Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp .
- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo gợi ý:
+ Theo bạn, khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
+ Có khi nào bạn ngủ ít không ? nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó?
+ Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt?
+ Hằng ngày, bạn thức dậy và đi ngủ vào lúc mấy giờ?
+ Bạn làm những công việc gì trong cả ngày?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Mỗi nhóm trình bày một câu. Các nhóm khác bổ sung
Bước 3: Gv chốt lại => Khi ngủ, cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ ngày càng ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ trong một ngày.
PP: Thảo luận nhóm.
HT: Nhóm
+CQTK, nhất là bộ não.
+hs tự nêu
+ngủ ở nơi thoáng mát, đủ ấm, phải mắc màn, ko mặc quần áo quá chặt
+6 giờ 30 phút, 10 giờ tối.
+hs tự nêu
* Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hằng ngày. ( Dành cho HS giỏi, khá)	
- Mục tiêu: Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Hướng dẫn cả lớp.
- Gv giảng: Thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục:
+ Thời gian: bao gồm các buổi trong ngày và giờ trong từng buổi.
+ Công việc là những hoạt động phải làm trong một ngày như : ngủ dậy, đi học, học bài, vui chơi, làm việc.
- Sau đó Gv gọi vài Hs lên điền thử vào thời gian biểu.
Bước 2: Làm việc cá nhân.
- Gv yêu cầu Hs tự kẻ và viết vào vở thời gian biểu cá nhân theo mẫu như trong SGK.
Bước 3: Làm việc theo cặp.
- Hs trao đổi thời gian biểu của mình với bạn ngồi bên cạnh để cùng góp ý cho nhau.
Bước 4: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi vài Hs lên giới thiệu thời gian biểu của mình trước cả lớp.
- Gv hỏi:
+ Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
+ Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì?
- Gv nhận xét: 
=> Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ hệ thần kinh, giúp nâng cao hiệu quả công việc học tập.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT: Cá nhân
-Hs lắng nghe.
-Một Hs lên điền thử vào thời gian biểu.
+vì giúp các em sắp xếp TG học tập và nghỉ ngơi hợp lí
+bảo vệ CQTK, mau tiến bộ trong học tập.
5 .Tổng kềt – dặn dò. 
-Về xem lại bài.
-Chbị bài sau: Ôn tập và k. tra: Con người và sức khỏe.
-Nhận xét bài học.
Thứ sáu, ngày 07 tháng 10 năm 2011
Tập làm văn Tiết
Kể về người hàng xóm
I/ Mục tiêu:
	- Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý (BT1).
	- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT2).
II/ Chuẩn bị:	
	* GV: Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý.
	* HS: VBT, bút.
III/ Các hoạt động:
1.Khởi động: Hát. 
2.Bài cũ: - Gv nhận xét bài cũ.
3.Giới thiệu và nêu vấn đề
-Giới thiệu bài + ghi tựa.
4.Phát triển các hoạt động
-1 Hs : Kể lại câu chuyện “ Không nỡ nhìn”.
-1 Hs đọc bài viết của mình.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1. 
Gv giúp Hs xác định yêu cầu của bài tập.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv hướng dẫn: Em có thể kể 5 – 7 câu theo những gợi ý. Có thể kể về đđ hình dáng, tính tình của người đó, tình cảm của gđ em đối với người đó; ko hoàn toàn lệ thuộc vào vào 4 câu hỏi gợi ý.
- Gv mời 1 Hs khá kể lại.
- Gv rút kinh nghiệm
- Gv mời từng cặp Hs kể. 
- Gv mời 3 – 4 hs thi kể trước lớp.
- Gv nhận xét, công bố bạn nào kể hay. ( lồng ghép nội dung tích hợp bảo vệ môi trường)
-Hs đọc. 
-Hs lắng nghe.
-1 Hs kể lại.
-Từng cặp Hs kể.
-3 – 4 Hs thi kể trước lớp.
* Hoạt động 2: Từng Hs làm việc. 
Gv gọi Hs đọc yêu cầu đề bài. Nhắc hs chú ý viết câu giản dị, chân thật những điều em vừa kể, có thể viết từ 5 – 7 câu or có thể nhiều hơn nữa.
Gv yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Sau đó Gv mời 5 Hs đọc bài.
- Gv nhận xét, cho điểm, rút kinh nghiệm.
-Hs đọc yêu cầu đề bài
-Hs làm bài vào vở.
5 Tổng kết – dặn dò. 
-Về nhà bài viết nào chưa đạt về nhà sửa lại.
-Chuẩn bị bài: Ôn tập giữa học kì.
-Nhận xét tiết học.
	 Toán.	 Tiết:
 LUYỆN TẬP.
I/ Mục tiêu:
	- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
	- Biết làm tính nhân (chia) số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: Vở nháp, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Tìm số chia.
- Một Hs nhắc lại cách tìm số chia.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
4. Phát triển các hoạt động.
12 : x = 3
x : 7 = 4
x x 6 = 42
* Hoạt động 1: Làm bài 1. 
Bài 1: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu Hs tự làm bài.
- Gv yêu cầu 6 Hs lên bảng làm
- Gv nhận xét, chốt lại: 
Bài 2: (HS thực hiện cột 1,2)
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu Hs tự làm bài.
- Gv chốt lại.
.PP: Luyện tập, thực hành.
x + 12 = 36 x x 6 = 30 x : 7 = 5
 x = 36 – 12 x = 30 : 6 x = 5 x 7
 x = 34 x = 5 x = 35
x – 25 = 15 42 : x = 7 80 – x = 30 
x =15 +25 x = 42 : 7 x = 80 – 30 
x = 40 x = 6 x = 50 
35 x 2 = 70 64 : 2 = 32 
 35 64 2
x 2 6 32
 70 04
 4
 0 
* Hoạt động 2: Làm bài 3.
Bài 3.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài
- Gv yêu cầu Hs tự suy nghĩ và làm bài.
- Gv chốt lại.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Có: /---/---/---/36 lít
Còn lại: /---/? Lít 
Số lít dầu còn lại là:
36 : 3 = 12 (lít)
Đáp số 12 lít
5. Tổng kết – dặn dò.
-Tập làm lại bài.
-Chuẩn bị bài: Góc vuông, góc không vuông.
-Nhận xét tiết học.
 Thủ công Tiết:
THỰC HÀNH: GẤP, CẮT, DÁN, BÔNG HOA (TIẾT 2).
1.Khởi động: Hát.
2.Bài cũ: Gấp, cắt, dán, bông hoa (Tiết 1).
- Gv nhận xét.
3.Giới thiệu và nêu vấn đề:
-Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
4.Phát triển các hoạt động:
-2 Hs lên thực hiện lại các thao tác gấp, cắt, dán, bông hoa.
* Hoạt động 3: Hs thực hành gấp, cắt dán ngôi sao năm cánh và lá cơ đỏ sao vàng.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại và thực hiện các bước gấp, cắt dán bông hoa 4 cánh, 5 cánh, 8 cánh.
- Gv nhận xét và treo tranh quy trình gấp, cắt dán bông hoa lên bảng.
- Gv nhắc lại các bước thực hiện:
 + Gấp, cắt bông hoa 5 cánh: Cắt tờ giấy hình vuông rồi gấp giống như gấp ngôi sao 5 cánh. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong. Ta được bông hoa 5 cánh.
 + Gấp, cắt bông hoa 4 cánh: gấp tờ giấy hình vuông thành 8 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong. Ta được bông hoa 4 cánh .
+ Gấp, cắt bông hoa 8 cánh: gấp tờ giấy hình vuông thành 16 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong. Ta được bông hoa 8 cánh .
- Gv tổ chức cho Hs thực hiện gấp, cắt dán bông hoa.
- Gv giúp đỡ, uốn nắn những Hs làm chưa đúng.
- Gv tổ chức cho Hs trưng bày các sản phẩm của mình.
- Gv đánh giá sản phẩm thực hành của Hs.
PP: Luyện tập, thực hành.
-Hs trả lời gồm có 3 bước.
-HS lắng nghe.
-Hs thực hành gấp, cắt dán ngôi bông hoa.
-Hs trưng bày các sản phẩm của mình làm được.
5.Tổng kềt – dặn dò.
-Về tập làm lại bài và ghi nhớ.
-Chbị bài: KT chương 1 phối hợp gấp, cắt, dán hình.
-Nhận xét bài học.
SINH HOẠT LỚP
Chủ điểm : 
I.Kiểm điểm công tác tuần qua :
 1. Trật tự kỉ luật .
 - Truy bài đầu giờ: 
 - Vệ sinh : .
 - Giờ học : .
 - Về đường: ..
2. Học tập :
 - DTSS .
 - Chuẩn bị bài 
3.Các hoạt động khác :
 - Thể dục giữa giờ, chải răng: ..
 4.Tuyên dương: 
5.Phê bình : ..
II.Kế hoạch tuần tới :
DUYỆT BGH
DUYỆT TT

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L3 T8 Chuan KTKN Tich hop day du.doc