Giáo án dạy Toán - Lớp 3 - Tuần 24

Giáo án dạy Toán - Lớp 3 - Tuần 24

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Tuần 24

Môn: Toán

Bài: LUYỆN TẬP

Ngày dạy :

Lớp Ba /

*************************

I/ Mục tiêu :

Kiến thức: giúp học sinh biết cách thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải toán có một, hai phép tính.

Kĩ năng: học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải toán có một, hai phép tính nhanh, đúng, chính xác.

Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo

II/ Chuẩn bị :

GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập

HS : vở bài tập Toán 3

 

doc 12 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Toán - Lớp 3 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 24
Môn: Toán
Bài: LUYỆN TẬP
Ngày dạy : 
Lớp Ba / 
*************************
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh biết cách thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải toán có một, hai phép tính.
Kĩ năng: học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải toán có một, hai phép tính nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Chia số có bốn chữ số với số có một chữ số ( tiếp theo ) ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành: ( 18’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải toán có một, hai phép tính nhanh, đúng, chính xác 
Phương pháp : Thi đua, trò chơi
Bài 1 : đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 2 : Tìm x : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét 
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp ghi tóm tắt :
Tóm tắt :
1024 vận động viên: 8 hàng 
1 hàng:  vận động viên?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
 Bài 4 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Luyện tập. 
Hát
HS nêu và làm bài
Lớp Nhận xét
Học sinh nêu
Học sinh đọc
Học sinh nhắc lại 
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét 
HS đọc 
Có 1024 vận động viên xếp đều thành 8 hàng. 
Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu vận động viên ? 
HS làm bài
Cá nhân 
HS đọc 
Một cửa hàng có 1215 chai dầu ăn, đã bán số chai dầu đó. 
Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu chai dầu ăn ? 
HS làm bài
Cá nhân 
Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 24
Môn: Toán
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày dạy : 
Lớp Ba / 
*************************
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính.
Rèn luyện kĩ năng giải toán có hai phép tính.
Kĩ năng: học sinh vận dụng làm tính và giải toán nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập chung ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành : ( 33’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính và giải toán có hai phép tính nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp : Thi đua, trò chơi
Bài 1: điền số:
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 4 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài
GV Nhận xét
Bài 2: đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 4 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Làm quen với chữ số La Mã. 
Hát
HS nêu và làm bài
HS thi đua sửa bài
HS nêu và làm bài
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét.
Học sinh nêu
HS đọc 
Trong ngày Hội thể dục thể thao, các vận động viên xếp thành các hàng. Ban đầu xếp thành7 hàng, mỗi hàng có 171 vận động viên. 
Hỏi khi chuyển thành 9 hàng đều nhau thì mỗi hàng có bao nhiêu vận động viên ? 
HS làm bài
Cá nhân
HS đọc 
Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 234m, chiều rộng bằng chiều dài. 
Tính chu vi khu đất đó. 
HS làm bài
Cá nhân
Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 24
Môn: Toán
Bài: LUYỆN TẬP
Ngày dạy : 
Lớp Ba / 
*************************
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh biết cách thực hiện phép chia, và giải toán có một, hai phép tính.
Kĩ năng: học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia và giải toán có một, hai phép tính nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính và giải toán có hai phép tính nhanh, đúng, chính xác
Bài 1 : đặt tính rồi tính :
1253 : 2
2714 : 3
2523 : 4
3504 : 5
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
HS nêu và làm bài
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét.
Học sinh nêu
HS đọc 
Trong ngày Hội thể dục thể thao, các vận động viên xếp thành các hàng. Ban đầu xếp thành7 hàng, mỗi hàng có 171 vận động viên. 
Hỏi khi chuyển thành 9 hàng đều nhau thì mỗi hàng có bao nhiêu vận động viên ?
Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 234m, chiều rộng bằng chiều dài. 
Tính chu vi khu đất đó
Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 24
Môn: Toán
Bài: LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ
Ngày dạy : 
Lớp Ba / 
*************************
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh :
Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
Nhận biết một vài số viết bằng chữ số La Mã như các số từ 1 đến 12 ( là các số thường gặp trên mặt đồng hồ,) để xem được đồng hồ ; số 20, số 21 để đọc và viết về “thế kỉ XX”, “thế kỉ XXI”. 
Kĩ năng: học sinh nhận dạng chữ số La Mã nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Mặt đồng hồ có các số ghi bằng số La Mã
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập chung ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Làm quen với chữ số La Mã ( 1’ )
Hoạt động 1: Giới thiệu một số chữ số La Mã và một vài số La Mã thường gặp ( 8’ ) 
Mục tiêu : giúp học bước đầu làm quen với chữ số La Mã. Nhận biết một vài số viết bằng chữ số La Mã như các số từ 1 đến 12 ( là các số thường gặp trên mặt đồng hồ,) để xem được đồng hồ ; số 20, số 21 để đọc và viết về “thế kỉ XX”, “thế kỉ XXI”
Phương pháp : giảng giải, đàm thoại 
Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết mặt đồng hồ có các số ghi bằng chữ số La Mã và hỏi:
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ?
Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết các số ghi trên mặt đồng hồ là các số ghi bằng chữ số La Mã
Giáo viên giới thiệu từng chữ số thường dùng: I, V, X
Giáo viên viết lên bảng chữ số I, chỉ vài I và nêu: đây là chữ số La Mã, đọc là “một”
Tương tự với chữ số V ( năm ), X ( mười )
Giáo viên giới thiệu cách đọc, viết các số từ một (I) đến mười hai ( XII )
Giáo viên viết lên bảng số III, chỉ vào số III và cho học sinh đọc “ba”
Giáo viên giới thiệu: số III do 3 chữ số I viết liền nhau và có giá trị là “ba”
GV viết lên bảng số IV, chỉ vào số IV và cho học sinh đọc “bốn”
Giáo viên giới thiệu: số IV do chữ số V ( năm ) ghép với chữ số I ( một ) viết liền bên trái để chỉ giá trị ít hơn V một đơn vị
Giáo viên hướng dẫn tương tự đối với số IX ( chín )
Khi dạy đến số VI ( sáu ), XI ( mười một ), XII ( mười hai ), Giáo viên nêu: ghép với chữ số I, II vào bên phải để chỉ giá trị tăng thêm một, hai đơn vị
Hoạt động 2: Thực hành ( 26’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh nhận dạng chữ số La Mã nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp : thi đua, trò chơi 
Bài 1 : Nối theo mẫu: 
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV Nhận xét
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh nhận dạng số La Mã và viết vào vở theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên yêu cầu học sinh xem đồng hồ và nêu giờ đúng 
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập. 
Hát
Học sinh quan sát và trả lời 
Học sinh đọc và làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
Học sinh đọc
Học sinh làm bài. 
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét 
Học sinh đọc
Học sinh nêu 
HS làm bài
Học sinh sửa bài
Lớp Nhận xét
Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 24
Môn: Toán
Bài: LUYỆN TẬP
Ngày dạy : 
Lớp Ba / 
*************************
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh củng cố về đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã từ I ( một ) đến XII ( mười hai ) để xem được đồng hồ và các số XX ( hai mươi ), XXI ( hai mươi mốt ) khi đọc sách.
Kĩ năng: học sinh đọc, viết và nhận biết nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ: Làm quen với chữ số La Mã ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành ( 8’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh củng cố về đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã từ I ( một ) đến XII ( mười hai ) để xem được đồng hồ và các số XX ( hai mươi ), XXI ( hai mươi mốt ) khi đọc sách
Phương pháp : thi đua, trò chơi 
Bài 1 : Viết ( theo mẫu ): 
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS đọc xuôi, đọc ngược các số La Mã 
GV Nhận xét
Bài 2: Vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng:
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài
GV gọi HS nhìn vào mặt đồng hồ rồi đọc
GV Nhận xét 
Bài 3 : Đúng ghi Đ, sai ghi S: 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài Thực hành xem đồng hồ. 
Hát
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
Cá nhân 
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Cá nhân 
Học sinh đọc
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 24
Môn: Toán
Bài: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
Ngày dạy : 
Lớp Ba / 
*************************
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh
Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian ( chủ yếu là về thời điểm ). 
Biết xem đồng hồ ( trường hợp chính xác đến từng phút ). 
Kĩ năng: Biết xem đồng hồ nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV: mặt đồng hồ bằng bìa hoặc bằng nhựa ( có kim ngắn, kim dài, có ghi số, có vạch chia giờ, chia phút )
Đồng hồ để bàn ( loại chỉ có 1 kim ngắn và 1 kim dài )
Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập.
HS: vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Thực hành xem đồng hồ ( 1’ )
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách xem đồng hồ ( trường hợp chính xác đến từng phút )( 8’ ) 
Mục tiêu: giúp học biết cách xem đồng hồ ( trường hợp chính xác đến từng phút )
Phương pháp: giảng giải, đàm thoại 
Giáo viên giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ có các vạch chia phút 
Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất trong phần bài học rồi hỏi học sinh:
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ hai để xác định vị trí kim ngắn trước, sau đó là kim dài:
+ Nêu vị trí của kim ngắn và kim dài ?
Giáo viên: khoảng thời gian kim dài ở vạch nhỏ thứ ba sau số 2 là 13 phút 
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ ba để học sinh nêu được thời điểm theo 2 cách : 6 giờ 56 phút, 7 giờ kém 4 phút 
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc giờ thứ hai: xác định xem còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7 giờ để sau đó tính được thời điểm của đồng hồ.
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh thực hành ( 26’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh biết xem đồng hồ nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp: thi đua, trò chơi 
Bài 1: 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên hướng dẫn: bài này yêu cầu các em nêu giờ ứng với mỗi mặt đồng hồ. 
Giáo viên cho học sinh quan sát đồng hồ thứ nhất và hỏi :
+ Nêu vị trí kim ngắn ? 
+ Vậy đồng hồ chỉ mấy giờ ?
Cho học sinh làm bài
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2: Vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Yêu cầu HS làm bài.
GV cho HS cử đại diện 3 dãy lên thi đua sửa bài : Giáo viên phát cho mỗi bạn 1 mô hình đồng hồ. Giáo viên hô: “9 giờ 6 phút” thì học sinh nhanh chóng quay kim đồng hồ đến đúng thời điểm Giáo viên nêu ra. Giáo viên nêu tiếp các thời điểm: 11 giờ 32 phút, 1 giờ kém 14 phút.
Bài 3: Nối theo mẫu :
Cho HS đọc yêu cầu bài 
Giáo viên cho học sinh làm bài.
Giáo viên cho mỗi dãy cử 6 bạn thi đua sửa bài, dãy nào thực hiện nhanh, đúng, chính xác thì dãy đó thắng
Giáo viên nhận xét.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Chuẩn bị : Thực hành xem đồng hồ ( tiếp theo )
GV nhận xét tiết học.
Hát
Học sinh lắng nghe
Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút 
Cá nhân
Kim ngắn chỉ qua số 6 một chút, kim dài ở vạch nhỏ thứ ba sau số 2
Cá nhân
Học sinh quan sát và nêu 
HS đọc.
Học sinh quan sát 
Kim ngắn chỉ qua số 1, kim dài ở vạch nhỏ thứ tư sau số 4
Vậy đồng hồ chỉ 1 giờ 24 phút
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét
HS đọc 
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
Học sinh đọc
HS làm bài. 
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên

Tài liệu đính kèm:

  • docToán - Lớp 3 - Tuần 24.doc