Giáo án dạy Tuần 15 Lớp 3 (21)

Giáo án dạy Tuần 15 Lớp 3 (21)

Tập đọc- kể chuyện

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

A- Mục tiêu.

I- Tập đọc.

- Đọc đúng các tiếng, từ khó, dễ lẫn: nông dân, siêng năng, lười biếng, đi làm, nắm, làng, ông lão, lửa, làm lụng, . Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Đọc lưu loát toàn bài. Bước đầu biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài và ý nghĩa của câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải.

- Rèn KNS:

+ Tự nhận thức bản thân.

+ Xác định giá trị.

+ Lắng nghe tích cực.

- Giáo dục HS tình yêu gia đình và ý thức tiết kiệm.

 

doc 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 977Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 15 Lớp 3 (21)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15:
Thứ hai ngày 06 tháng 12 năm 2010
Tập đọc- kể chuyện
Hũ bạc của người cha
A- Mục tiêu.
I- Tập đọc.
- Đọc đúng các tiếng, từ khó, dễ lẫn: nông dân, siêng năng, lười biếng, đi làm, nắm, làng, ông lão, lửa, làm lụng, ... Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Đọc lưu loát toàn bài. Bước đầu biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài và ý nghĩa của câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải.
- Rèn KNS:
+ Tự nhận thức bản thân.
+ Xác định giá trị.
+ Lắng nghe tích cực.
- Giáo dục HS tình yêu gia đình và ý thức tiết kiệm.
II- Kể chuyện.
- Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.
- Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
B- Đồ dùng dạy- học.
- Tranh minh hoạ SGK.
C- Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
Tập đọc
1. Kiểm tra bài cũ.
- 2 HS đọc bài Một trường tiểu học ở vùng cao và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy- học bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- GV treo tranh- Yêu cầu HS quan sát.
- Nêu mục tiêu giờ học.
b. Luyện đọc.
- Đọc mẫu:
+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả, rõ ràng.
+ Giọng người cha ở đoạn 1: thể hiện sự khuyên bảo, lo lắng cho con; ở đoạn 2: nghiêm khắc; ở đoạn 4: xúc động, có sự yên tâm, hài lòng về con; ở đoạn 5: trang trọng, nghiêm túc.
- Hướng dẫn luyện đọc từng câu kết hợp luyện đọc từ ngữ khó.
- Hướng dẫn luyện đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm.
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp câu và luyện đọc từ phát âm sai.
- 3 nhóm, mỗi nhóm 5 HS nối tiếp đọc đoạn => giải nghĩa từ khó và đặt câu với từ thản nhiên, dành dụm.
- Luyện đọc theo nhóm 5.
- Đọc đồng thanh.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Ông lão là người như thế nào?
+ Ông lão buồn vì điều gì?
+ Ông lão mong muốn điều gì ở người con?
+ Vì muốn con mình tự kiếm nổi bát cơm nên ông lão đã tự yêu cầu con ra đi và kiếm tiền mang về nhà. Trong lần ra đi thứ nhất, người con đã làm gì?
+ Người cha đã làm gì với số tiền đó?
+ Vì sao người cha lại ném tiền xuống ao?
+ Vì sao người con phải ra đi lần thứ hai?
+ Câu hỏi 3.
+ Câu hỏi 4.
+ Hành động đó nói lên điều gì?
+ Ông lão có thái độ như thế nào trước hành động của con?
+ Câu hỏi 5.
+ Hãy nêu bài học mà ông lão dạy con bằng lời của em (HSKG).
- 1 HS đọc cả bài trước lớp.
- ... ông lão, bà mẹ và cậu con trai.
- ... ông là người tất siêng năng, chăm chỉ.
- ... vì người con trai ông rất lười biếng.
- Trả lời.
- Nhiều HS trả lời.
d. Luyện đọc lại.
- Yêu cầu HS luyện đọc bài theo vai, sau đó gọi một số nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS tạo thành một nhóm và đọc bài theo các vai: người dẫn truyện, ông lão.
Kể chuyện
* Sắp xếp thứ tự tranh.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và ghi ra giấy thứ tự sắp xếp của các tranh.
- Chốt lại đáp án đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu 1.
- Làm việc cá nhân => nêu ý kiến trước lớp.
* Kể mẫu.
- Yêu cầu HS kể trước lớp.
- Nhận xét phần kể chuyện của từng HS.
- 5 HS lần lượt kể chuyện, mỗi HS kể lại nội dung của một bức tranh.
* Kể trong nhóm.
- Yêu cầu HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
- Kể theo cặp.
* Kể trước lớp.
- Gọi 5 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện => Yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- 5 HS kể => 1 HS kể toàn bộ truyện; cả lớp theo dõi, nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò.
- Em có nhận xét gì về mỗi nhân vật trong truyện?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- Nhiều HS phát biểu.
Mĩ thuật
Tập nặn tạo dáng: Nặn con vật
A- Mục tiêu.
- Giúp HS nhận ra đặc điểm của con vật.
- Biết cách nặn và tạo dáng được con vật theo ý thích.
- Yêu mến các con vật.
B- Đồ dùng dạy- học.
- Giáo viên:
+ Sưu tầm tranh, ảnh và các bài tập nặn các con vật.
+ Hình gợi ý cách nặn.
+ Đất nặn.
- Học sinh:
+ Đất nặn, giấy màu, hồ.
+ Vở tập vẽ.
C- Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ dạy.
2. Các hoạt động.
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Giới thiệu tranh, ảnh hoặc các bài tập nặn để HS nhận biết:
+ Tên con vật.
+ Các bộ phận của con vật (đầu, mình, chân, đuôi, ...).
+ Đặc điểm của con vật.
- Quan sát => Chọn con vật sẽ nặn.
* Hoạt động 2: Cách nặn một con vật.
- Dùng đất hướng dẫn:
+ Nặn bộ phận chính trước: đầu, mình.
+ Nặn các bộ phận khác sau: chân, đuôi, tai, ...
+ Ghép, dính thành con vật.
- HD cách tạo dáng con vật: đi, đứng, quay, ngẩng đầu, ...
- Có thể nặn con vật bằng đất một màu hay nhiều màu.
- Sau khi ghép các bộ phận, cần quan sát và điều chỉnh cho hợp với dáng để con vật thêm sinh động.
- Quan sát và lắng nghe.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- Quan sát, gợi ý, giúp đỡ HS.
- Nặn theo nhóm: Nặn các con vật khác nhau và thêm một vài chi tiết có liên quan (người, nhà, cây, núi đồi).
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Tổ chức cho HS trình bày bài nặn.
- Nhận xét chung và khen ngợi HS có bài tập đẹp.
- Trình bày bài tập theo nhóm và sắp xếp theo từng đề tài.
- Các nhóm nhận xét, đánh giá bài tập về:
+ Hình dáng.
+ Đặc điểm con vật.
+ Tìm ra một số bài đẹp.
3. Dặn dò.
- Dặn HS về nhà sưu tầm tranh dân gian Đồng Hồ.
Toán
Tiết 71: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
A- Mục tiêu.
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
- Củng cố về bài toán giảm đi một số lần.
* Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 3, 4); Bài 2; Bài 3. HSKG làm tất cả các bài.
- Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
B- Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
I- Kiểm tra bài cũ.
- 2 HS lên bảng thực hiện phép chia:
87 : 3	78 : 6
Cả lớp làm bảng con.
- Nhận xét, cho điểm.
II- Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ dạy.
2. Hướng dẫn thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
a) Phép chia 648 : 3.
- Viết lên bảng phép tính 648 : 3 = ? và yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- Hướng dẫn tính:
+ Chúng ta bắt đầu chia từ hàng nào của số bị chia?
+ 6 chia 3 bằng mấy?
+ Sau khi thực hiện chia hàng trăm, ta chia tiếp đến hàng chục: 4 chia 3 được mấy?
- Yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện chia hàng đơn vị.
- Vậy 648 chia 3 bằng bao nhiêu?
- Trong lượt chia cuối cùng, ta tìm được số dư là 0. Vậy ta nói phép chia 648 : 3 là phép chia hết.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên.
- 1 HS lên bảng đặt tính; cả lớp thực hiện đặt tính vào bảng con.
- ... từ hàng trăm của số bị chia.
- 6 chia 3 bằng 2 => 1 HS lên bảng viết thương và tìm số dư trong lần chia thứ nhất này; cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 4 chia 3 được 1 => 1 HS lên bảng viết thương và tìm số dư trong lần chia này; cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS lên bảng thực hiện; cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 648 chia 3 bằng 216.
- Thực hiện vào bảng con => nhắc lại cách thực hiện phép chia.
b) Phép chia 236 : 5.
- Viết lên bảng phép chia: 236 : 5.
- Hướng dẫn:
+ 2 có chia được cho 5 không?
+ Chúng ta phải làm thế nào?
+ 23 chia cho 5 được mấy?
+ Viết 4 vào đâu?
- 4 chính là chữ số thứ nhất của thương.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm số dư trong lần chia thứ nhất.
- Sau khi tìm được số dư trong lần chia thứ nhất, chúng ta hạ hàng đơn vị của số bị chia xuống để tiếp tục thực hiện phép chia.
- Vậy 236 chia 5 bằng bao nhiêu?
- Yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên.
- Hai phép chia có gì giống và khác nhau?
- Nếu chữ số hàng cao nhất của số bị chia không chia được cho số chia thì ta phải làm thế nào?
- 1 HS lên bảng đặt tính; cả lớp đặt tính vào bảng con.
+ 2 không chia được cho 5.
+ Chúng ta phải lấy 23 chia cho 5.
+ ... được 4.
+ ... vào vị trí của thương.
- 1 HS lên bảng thực hiện: 4 nhân 5 bằng 20, 23 trừ 20 bằng 3.
- 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp cùng theo dõi, nhận xét.
- ... bằng 47, dư 1.
- Cả lớp thực hiện vào bảng con => nhắc lại cách thực hiện phép chia.
- 2 HS nêu.
- ... lấy đến hàng tiếp theo, cứ lấy như thế đến bao giờ chia được thì thôi.
3. Luyện tập.
Bài 1.
- Yêu cầu HS làm cột 1, 3, 4; ai nhanh làm cột còn lại.
- Nhận xét.
- Hãy nhận xét sự giống và khác nhau giữa các phép chia ở phần a và b?
- Yêu cầu HS so sánh số chia và số dư của các phép chia có dư.
- Cần lưu ý điều gì?
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Làm bảng con theo dãy (2 lượt); mỗi lượt 4 HS lên bảng làm bài.
- ... đều là phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số; phần a là các phép chia hết, phần b là các phép chia có dư.
- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
- Khi làm bài nếu số dư lớn hơn số chia có nghĩa là bài đã làm sai.
Bài 2.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, chấm bài.
- Bài áp dụng dạng toán nào đã học?
- Muốn giảm đi một số lần ta làm như thế nào?
- 1 HS đọc đề.
- Trả lời.
- 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS giải; lớp làm bài vào vở.
- ... dạng toán giảm đi một số lần.
- ... chia số đó cho số lần.
Bài 3.
- Mỗi số 432, 888, 600, 312 phải giảm đi mấy lần ?
- Muốn giảm mỗi số đi 8 lần ta phải làm thế nào?
- Muốn giảm mỗi số đi 6 lần ta phải làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào SGK.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 8 lần, 6 lần.
- Lấy mỗi số chia cho 8.
- ... chia cho 6.
- Điền bút chì vào SGK; 3 HS lên bảng.
4. Củng cố- dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về hoàn thiện phép chia để chia đúng và nhanh hơn.
Đạo đức
Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (Tiết 2)
A- Mục tiêu.
- Hiểu thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng và sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày.
- Rèn KNS:
+ Kĩ năng lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm.
+ Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức.
- Tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm láng giềng.
B- Đồ dùng dạy- học.
- Vở bài tập đạo đức.
C- Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
I- Kiểm tra bài cũ.
- 2- 3 HS trả lời: Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
- Nhận xét.
II- Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ dạy.
2. Bài mới.
* Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được về chủ đề bài học.
- Tổ chức cho HS trưng bày cá ... uyên dương những HS cắt, dán đẹp, nhanh.
- 5- 6 HS cắt, dán nhanh nhất mang sản phẩm lên trưng bày.
- Cả lớp bình chọn sản phẩm đẹp nhất.
* Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS giờ sau tiếp tục mang giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.
Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010
Tập làm văn
nghe- kể: giấu cày. giới thiệu tổ em
A- Mục tiêu.
- Nghe và kể lại được câu chuyện Giấu cày, tìm được chi tiết gây cười của câu chuyện.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ mình.
- Giáo dục HS biết xử lí tình huống hợp lí trong cuộc sống không như bác nông dân trong câu chuyện.
B- Đồ dùng dạy- học.
- Tranh minh hoạ SGK.
- Bảng lớp viết sẵn nội dung gợi ý của bài tập 1.
C- Các hoạt động dạy- học.
I- Kiểm tra bài cũ.
- 2 HS kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác và 1 HS giới thiệu về tổ mình.
- Nhận xét, cho điểm.
II- Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ dạy.
2. Hướng dẫn kể chuyện.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm các gợi ý trên bảng.
- Kể chuyện lần 1 => Hỏi:
+ Bác nông dân đang làm gì?
+ Khi được gọi về ăn cơm, bác nông dân nói thế nào?
+ Vì sao bác bị vợ trách?
+ Khi thấy mất cày, bác làm gì?
- Kể chuyện lần 2.
- Gọi 1 HS kể lại.
- Yêu cầu HS kể theo nhóm đôi.
- Mời HS thi kể lại câu chuyện trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS kể tốt.
- Câu chuyện có gì đáng buồn cười?
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Quan sát và đọc thầm các gợi ý.
- Lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- 1 HS khá kể lại.
- Từng cặp HS kể.
- 3 HS thi kể lại câu chuyện trước lớp; cả lớp theo dõi, bình chọn bạn kể hay nhất.
- ... khi đáng nói nhỏ lại nói to, khi đáng nói to lại nói nhỏ: Giấu cày đáng phải bí mật thì lại hét toáng lên, để kẻ trộm biết. Mất cày, đáng kêu to để mọi người biết mà mách cho tên trộm đang ở đâu thì lại nói thầm.
3. Viết đoạn văn kể về tổ của em.
- Gọi 1 HS kể mẫu về tổ của mình.
- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý và phần kể đã trình bày ở tiết trước và viết đoạn văn vào vở.
- Gọi HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Thu để chấm các bài còn lại của lớp.
- 2 HS đọc lại phần gợi ý của giờ Tập làm văn tuần 14.
- 1 HS kể mẫu; cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Viết bài theo yêu cầu.
- 5 HS lần lượt đọc bài của mình; cả lớp theo dõi, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện Giấu cày.
Toán
Tiết 75: Luyện tập
A- Mục tiêu.
- Rèn kĩ năng thực hiện tính nhân, chia số có ba chữ số với số có một chữ số (bước đầu làm quen với cách viết gọn).
- Giải bài toán về gấp một số lên một số lần, tìm một trong các phần bằng nhau của đơn vị, giải bài toán bằng hai phép tính.
* Bài tập cần làm: Bài 1 (a, c); Bài 2 (a, b, c); Bài 3; Bài 4. HSKG làm tất cả các bài.
- Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
B- Các hoạt động dạy- học.
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ dạy.
2. Luyện tập.
Bài 1.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Yêu cầu HS đặt tính và tính phần a, c vào bảng con; ai nhanh làm phép tính phần b.
- Hãy nhận xét các phép tính có điểm gì giống và khác nhau?
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Làm bảng con theo dãy; 3 HS lên bảng => từng HS nêu rõ từng bước tính của mình.
- Phép tính phần a) không có nhớ.
Phép tính phần b) có nhớ 1 lần.
Phép tính phần c) có nhớ 1 lần và có nhân với 0.
Bài 2.
- Hướng dẫn HS đặt tính, sau đó nêu yêu cầu: Chia nhẩm, mỗi lần chia chỉ viết số dư, không tính tích của thương và số chia.
- Yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại.
- Khuyến khích HS nên trừ nhẩm khi chia.
- 1 HS đọc đề bài.
- Cả lớp thực hành chia theo hướng dẫn.
- Làm phần a, b, c theo dãy vào bảng con; ai nhanh làm thêm phần d.
4 HS lên bảng làm bài => nêu cách chia theo hướng dẫn.
Bài 3.
- Vẽ sơ đồ bài toán lên bảng.
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Quãng đường AC có mối quan hệ như thế nào với quãng đường AB và BC?
- Quãng đường AB dài bao nhiêu mét?
- Quãng đường BC dài bao nhiêu mét?
- Tính quãng đường BC như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Bài toán giải bằng mấy phép tính?
- Bài toán áp dụng những dạng toán nào?
- Muốn gấp 1 số lên nhiều lần ta làm như thế nào?
- 1 HS đọc đề bài.
- Quan sát sơ đồ và xác định quãng đường AB, BC, AC.
- ... tìm quãng đường AC.
- ... chính là tổng của quãng đường AC và BC.
- ... dài 172m.
- ... chưa biết, phải đi tính.
- ... lấy độ dài quãng đường AB nhân 4.
- 1 HS lên bảng làm bài; cả lớp làm vở.
- ... 2 phép tính.
- ... gấp một số lên nhiều lần, tìm tổng của 2 số hạng.
- Trả lời.
Bài 4.
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Muốn biết tổ còn phải dệt bao nhiêu áo len nữa ta phải biết được gì?
- Bài toán cho biết gì về số áo len đã dệt?
- Vậy làm thế nào để tìm được số áo đã dệt?
- Yêu cầu HS làm bài; ai nhanh làm tiếp bài 5.
- Nhận xét.
- Bài toán đã vận dụng dạng toán nào?
- 1 HS đọc đề bài.
- ... tìm số áo len mà tổ đó còn phải dệt.
- Ta phải biết tổ đã dệt được bao nhiêu chiếc áo len trong 450 chiếc áo.
- Số áo lên đã dệt bằng một phần năm tổng số áo.
- ... lấy 450 áo chia cho 5.
- 1 HS lên bảng làm bài; cả lớp làm vở ở nhà.
- ... tìm một trong các phần bằng nhau của đơn vị; tìm số hạng chưa biết.
Bài 5.
- Yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
- Nhận xét.
- Muốn tính độ dài của một đường gấp khúc ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS nhận xét các số hạng của phép tính độ dài đường gấp khúc thứ 2.
- Có thể viết gọn như thế nào?
- Chốt: Khi các số hạng giống nhau, chúng ta có thể viết gọn lại bằng cách chuyển chúng về phép nhân.
- 1 HS đọc đề bài.
- Tính => nêu kết quả.
- ... tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
- .. đều là 3.
- 3 4.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà luyện tập thêm về nhân chia số có 3 chữ số với số có một chữ số.
Tự nhiên xã hôi
Hoạt động nông nghiệp
A- Mục tiêu.
- Biết một số hoạt động nông nghiệp.
- Kể tên một số hoạt động nông nghiệp và nêu được ích lợi của các hoạt động nông nghiệp.
- Rèn KNS:
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống.
+ Tổng hợp, sắp xếp các thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống.
- Có ý thức tham gia vào hoạt động nông nghiệp và trân trọng sản phẩm nông nghiệp.
B- Đồ dùng dạy- học.
- Tranh minh hoạ SGK.
- HS sưu tầm các tranh ảnh về hoạt động nông nghiệp.
C- Các hoạt động dạy- học.
I- Kiểm tra bài cũ.
- Kể tên các hoạt động thông tin liên lạc.
- 2- 3 HS kể.
- Nhận xét.
II- Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ dạy.
2. Các hoạt động.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động nông nghiệp.
- Treo tranh.
- Chia nhóm cho HS quan sát tranh và trả lời:
+ ảnh chụp cảnh gì?
+ Hoạt động đó cung cấp cho con người sản phẩm gì?
+ Những hoạt động này được gọi là hoạt động gì?
- Nhận xét và kết luận: Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi thuỷ sản, trồng rừng, ... được gọi là hoạt động nông nghiệp.
- Sản phẩm của hoạt động nông nghiệp dùng để làm gì?
- Nếu không còn hoạt động nông nghiệp, cuộc sống chúng ta sẽ thiếu những gì?
- Vậy hoạt động nông nghiệp rất quan trọng, cung cấp lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người.
- Thảo luận nhóm bàn => đại diện 2 nhóm lên bảng báo cáo; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- ... làm thức ăn cho con người, cho vật nuôi, để xuất khẩu, ...
- ... không có thức ăn.
* Hoạt động 2: Hoạt động nông nghiệp ở địa phương và Việt Nam.
- Cho HS hoạt động nhóm đôi kể tên các hoạt động nông nghiệp ở nơi em sống (hoặc em biết) nêu tên các sản phẩm của nó.
- Cùng HS nhận xét.
- Giới thiệu: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới.
- Vùng nào ở Việt Nam sản xuất lúa gạo nhiều nhất?
- Quan sát tranh đã sưu tầm được.
- Hoạt động nhóm đôi ghi ra nháp, đại diện nhóm trả lời.
- Trả lời.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu tục ngữ- ca dao về nông nghiệp.
- Cho HS tìm các câu tục ngữ, ca dao về nông nghiệp.
- Cùng HS khác bổ sung.
- Giải thích ý nghĩa các câu ca dao, tục ngữ đó.
- Các em thấy công việc sản xuất nông nghiệp có vất vả hay dễ dàng?
- Các em phải có thái độ thế nào với sản phẩm nông nghiệp?
- Đối với người sản xuất nông nghiệp, em có thái độ như thế nào?
- Để giúp đỡ bố mẹ làm nghề nông nghiệp, em phải làm gì?
- Kết luận: Tìm hiểu ca dao, tục ngữ, ta thấy hoạt động nông nghiệp rất vất vả. Em phải biết trân trọng sản phẩm và người lao động và tham gia giúp đỡ những việc phù hợp, có ích.
- Làm việc theo 4 nhóm, đại diện ghi ra nháp và báo cáo.
- ... rất vất vả.
- ... phải biết quý trọng, tiết kiệm, giữ gìn.
- ... phải kính trọng.
- ... giúp bố mẹ làm những công việc nhỏ.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm hiểu về tình hình hoạt động nông nghiệp ở tỉnh ta.
Sinh hoạt
Kiểm điểm hoạt động trong tuần
Sinh hoạt
Kiểm điểm hoạt động trong tuần
I- Mục tiêu.
- Giúp HS có ý thức rèn luyện các nề nếp trong học tập và vui chơi.
- Biết sửa chữa khi mắc lỗi và có ý thức vươn lên trong học tập.
- Nắm được nhiệm vụ thi đua trong tuần tới.
II- Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định tổ chức.
- Quản ca cho lớp hát.
2. HS nhận xét.
- Các tổ trưởng lần lượt nhận xét các thành viên trong tổ về: học tập (đi học, ý thức trong giờ học), đạo đức, HĐNG (chào cờ, thể dục giữa giờ), việc chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
- ý kiến của các thành viên trong tổ (hứa sửa sai nếu mắc lỗi, ...).
3. GV nhận xét, đánh giá.
- Đi học đều và đúng giờ, không có HS đi học muộn.
- Nề nếp học tập đã ổn định, HS có ý thức học và làm bài tốt. 
- Nề nếp giữ vở sạch, viết chữ đẹp có tiến bộ, tuy nhiên chữ viết của đa số HS chưa đẹp, viết ẩu, và chưa đúng kĩ thuật (Thắm, Tiền, Tưởng, ...).
- Việc chuẩn bị bút, mực trước khi đến lớp chưa tốt.
- Một số em chưa mặc đồng phục trong buổi lễ chào cờ (Tuyển).
- Giờ truy bài một số em còn chưa tự giác (Tuyển, Tưởng, Hải Ninh, ...)
4. Phương hướng hoạt động tuần 16.
- Tiếp tục duy trỡ và phỏt huy những mặt mạnh, khắc phục mặt chưa tốt, biết nhận lỗi và sửa sai.
+ Học tập nghiờm tỳc, tự giỏc, ...
+ Vệ sinh cỏ nhõn sạch sẽ, cú ý thức giữ vệ sinh lớp học: khụng vứt rỏc ra lớp học, nhặt giấy rỏc bỏ thựng rỏc (nếu cú).
+ Chuẩn bị tốt đồ dựng học tập cũng như bài học trước khi đến lớp.
+ Tiếp tục luyện chữ, giữ vở sạch đẹp hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15(3).doc