Giáo án Địa lý + Lịch sử 4 Tuần 6

Giáo án Địa lý + Lịch sử 4 Tuần 6

ĐỊA LÍ

TIẾT 6 : TÂY NGUYÊN

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

HS biết Tây Nguyên là xứ sở của các cao nguyên xếp tầng

HS biết Tây Nguyên là vùng đất có hai mùa mưa & khô rõ rệt.

2.Kĩ năng:

HS chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vị trí của khu vực Tây Nguyên & các cao nguyên.

Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu).

Bước đầu biết dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức

3.Thái độ:

Ham thích tìm hiểu các vùng đất của đất nước.

II.CHUẨN BỊ:

Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

 

doc 14 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 681Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý + Lịch sử 4 Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ
TIẾT 6 : TÂY NGUYÊN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết Tây Nguyên là xứ sở của các cao nguyên xếp tầng
HS biết Tây Nguyên là vùng đất có hai mùa mưa & khô rõ rệt.
2.Kĩ năng:
HS chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vị trí của khu vực Tây Nguyên & các cao nguyên.
Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu).
Bước đầu biết dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức
3.Thái độ:
Ham thích tìm hiểu các vùng đất của đất nước..
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh & tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Trung du Bắc Bộ
- Mô tả vùng trung du Bắc Bộ?
 - Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây nào? 
 - Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ?
GV nhận xét – ghi điểm
Bài mới: 
GV giới thiệu bài ghi tựa bài.
1.Tây Nguyên xứ sở các cao nguyên xếp tầng. 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
 * Mục tiêu:HS chỉ được vị trí của khu vực TN trên bản đồ. Biết TN là vùng đất cao , rộng, lớn.
GV chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vị trí của khu vực Tây Nguyên
+ Tây Nguyên nằm ở phía nào của dãy Trường Sơn Nam?
+ Tây Nguyên có đặc điểm gì?
GV yêu cầu HS lên bảng chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vị trí của khu vực Tây Nguyên & các cao nguyên (theo thứ tự từ Bắc xuống Nam)
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Mục tiêu HS trình bày được một số đặc điểm của TN.
GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một số tranh ảnh & tư liệu về một cao nguyên
Nhóm 1: Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên Đắc Lắc.
Nhóm 2:Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên Kon Tum.
Nhóm 3: Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên Di Linh.
Nhóm 4:Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên Lâm Viên.
GV nhận xét sửa chữa những lỗi sai.
Thảo luận cả lớp.
+ Dựa vào bảng số liệu ở mục 1, xếp thứ tự các cao nguyên theo độ cao từ thấp đến cao.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- Mục tiêu: HS trình bày được những đặc điểm về khí hậu của TN
 + Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào?
 + Khí hậu ở Tây Nguyên như thế nào?
+ Nêu đặc điểm của từng mùa?
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Củng cố 
- TN có những cao nguyên nào?
- Hãy trình bày khí hậu ở TN?
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Một số dân tộc ở Tây Nguyên
Hát 
HS lên bảng trả lời
HS nhận xét
 HS nhắc lại tựa 
HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí của Tây Nguyên & các cao nguyên ở lược đồ hình 1 
 + Tây Nguyên nằm ở phía Tây của dãy Trường Sơn Nam.
 + Tây Nguyên là vùng đất cao và rộng lớn gồøm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. 
HS lên bảng chỉ bản đồ tự nhiên Việt Nam vị trí của khu vực Tây Nguyên & các cao nguyên
+ HS chia nhóm thảo luận – Đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét.
Nhóm 1: Cao nguyên Đắc Lắc là cao nguyên thấp nhất trong các cao nguyên ở Tây Nguyên, bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông suối & đồng cỏ. Đây là nơi đất đai phì nhiêu nhất, đông dân nhất ở Tây Nguyên.
Nhóm 2: Cao nguyên Kon Tum là một cao nguyên rộng lớn. Bề mặt cao nguyên khá bằng phẳng, có chỗ giống như đồng bằng. Trước đây, toàn vùng được phủ đầy rừng rậm nhiệt đới nhưng hiện nay rừng còn rất ít, thực vật chủ yếu là các loại cỏ ngắn do việc phá rừng bừa bãi.
Nhóm 3: Cao nguyên Di Linh gồm những đồi lượn sóng dọc theo những dòng sông. Bề mặt cao nguyên tương đối bằng phẳng được phủ bởi một lớp đất đỏ ba-dan dày, tuy không phì nhiêu bằng ở Buôn Ma Thuột. Mùa khô ở đây không khắc nghiệt lắm, vẫn có mưa đều đặn ngay trong những tháng hạn nhất nên cao nguyên lúc nào cũng có màu xanh.
Nhóm 4: Cao nguyên Lâm Viên có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, thung lũng sâu; sông, suối có nhiều thác ghềnh. Cao nguyên có khí hậu mát quanh năm nên đây là nơi có nhiều rừng thông nhất Tây Nguyên.
+ HS đọc bảng số liệu trình bày:Thứ tự các cao nguyên theo độ cao từ thấp đến cao: Đắc Lắc, Kon Tum, Di Linh, Lâm Viên.
HS dựa vào mục 2 & bảng số liệu ở mục 2, từng HS trả lời các câu hỏi
+ Mùa khô vào những tháng 11,12, 1, 2, 3, 4. Mùa mưa là những tháng 5; 6; 7; 8; 9; 10.
-Khí hậu ở Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt mùa mưa & mùa khô.
- Mùa mưa có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả rừng núi . . .trắng xoá. Mùa khô trời nắng gay gắt, đất khô vụn bở.
2 hS trả lời
HS nhận xét 
HS nhận xét tiết học 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 11: DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS nhận biết được danh từ chung & danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng.
2.Kĩ năng:
 - Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng & bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế. 
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Tranh (ảnh) về vua Lê Lợi 
2 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1 (Phần nhận xét)
Phiếu viết nội dung BT1 (phần luyện tập) 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
12’
12’
4’
Khởi động: 
Bài cũ: Danh từ 
- GV yêu cầu HS nhắc lại ND cần ghi nhớ 
- Gọi 1 HS làm lại BT2
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
GV giới thiệu bài ghi tựa bài.
Hoạt động1: HD phần nhận xét
Yêu cầu 1: 
+ GV dán 2 tờ phiếu lên bảng, mời 2 HS lên bảng làm bài
+ GV cùng HS cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Yêu cầu 2: 
+ GV dùng phiếu đã ghi lời giải đúng để hướng dẫn HS trả lời 
+ GV nêu :
 - Những tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung
 - Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng 
Yêu cầu 3: 
 GV nhận xét
+ Danh từ chung là gì?
+ Danh từ riêng là gì?
 Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập và làm bài vào VBT.
 GV cùng HS cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhận xét
 - Họ và tên các bạn trong lớp là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao? 
Củng cố - Dặn dò: 
- Thế nào là danh từ chung? Thế nào là danh từ riêng? Cho VD?
Học thuộc phần ghi nhớ trong bài.Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng 
- Hát.
 - HS nêu , cả lớp theo dõi
 - 1 HS làm bài 2, cả lớp theo dõi và nhận xét.
HS nhắc lại tựa 
+ 1 HS đọc yêu cầu bài- đọc thầmND bài trao đổi theo cặp
+ 2 HS lên bảng làm bài
 a. sông b. Cửu Long c. vua 
 d. Lê Lợi.
 HS đọc yêu cầu bài thảo luận nhóm – Đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét.
- Tên chung của dòng nước chảy tương đối lớn (sông) không viết hoa. Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể (Cửu Long) viết hoa.
 - Tên chung của người đứng đầu nhà nước phong kiến (vua) không viết hoa. Tên riêng của một vị vua cụ thể (Lê Lợi) viết hoa
+ 1 HS đọc yêu cầu bài.
+ Cả lớp đọc thầm, so sánh sự khác nhau giữa nghĩa của các từ (sông – Cửu Long; vua – Lê Lợi) & trả lời câu hỏi
- Danh từ chung là tên của một loại sự vật.
 - Danh từ riêng là tên riêng của một loại sự vật. Danh từ riêng phải viết hoa.
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
- HS đọc yêu cầu của bài tập và làm bài vào VBT
Mỗi bàn cử 1 đại diện lên sửa bài tập
DTC
- núi, dòng, sông , chảy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy, nhà, trái, phải, giữa, trước.
DTR
- Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Trác ,Đại Huệ, Bác Hồ
HS đọc yêu cầu của bài tập
2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bài vào VBT
là danh từ riêng vì chỉ một người cụ thể. Danh từ riêng phải viết hoa – viết hoa cả họ, tên, tên đệm
2 HS trả lời.
HS nhận xét tiết học 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT12 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trung thực – tự trọng. 
2.Kĩ năng:
Sử dụng những từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1, 2, 3
Từ điển hoặc sổ tay từ ngữ 
VBT Tiếng Việt.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
28’
 5’
Khởi động: 
Bài cũ: Danh từ chung, danh từ riêng 
 - GV yêu cầu HS viết 5 danh từ chung là tên gọi các đồ dùng; viết 5 danh từ riêng là tên gọi của người, sự vật xung quanh 
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
GV giới thiệu bài ghi tựa bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV phát phiếu cho 3 HS làm bài 
GV nhận xét, tính điểm, chốt lại lời giải đúng: 
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập.
GV treo bảng phụ tổ chức cho HS thi “tiếp sức”
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng- tuyên dương nhóm làm bài nhanh và đúng. 
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV: các em đã biết nghĩa của các từ trung thành, trung hậu, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung kiên. Nếu chưa rõ nghĩa của các từ trung bình, trung thu, trung tâm các em nên sử ... a, trung thực, trung kiên
HS đọc yêu cầu của bài tập - suy nghĩ, đặt câu.Từng thành viên trong tổ tiếp nối nhau đọc câu văn đã đặt với 1 từ ở BT3. Nhóm nào tiếp nối nhau liên tục, đặt được nhiều câu sẽ thắng cuộc. 
+ Đêm trung thu thật là vui.
+ Bạn Lan là người trung thực.
+ Lớp em cố gắng học tập để không có học sinh trung bình.
+ Nhà em ở trung tâm thị xã.
+ Các chiến sĩ luôn trung thành với lí tưởng cách mạng.
+ Chị Võ Thị Sáu là một chiến sĩ cộng sản trung kiên.
+ Phụ nữ Việt Nam trung hậu đảm đang.
HS nhận xét tiết học 
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 11 : TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Nhận thức đúng về lỗi trong lá thư của bạn & của mình khi đã được cô giáo chỉ rõ. 
2.Kĩ năng:
Biết tham gia cùng các bạn trong lớp, chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả; biết tự chữa những lỗi cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình. 
Nhận thức được cái hay của bài được cô giáo khen. 
II.CHUẨN BỊ:
Giấy khổ to viết các đề TLV
Phiếu học tập để thống kê các lỗi trong bài làm văn của mình theo từng loại & sửa lỗi (phiếu phát cho từng HS)
Lỗi về bố cục / Sửa lỗi
Lỗi về ý / 
Sửa lỗi
Lỗi về cách dùng từ / Sửa lỗi
Lỗi đặt câu / 
Sửa lỗi
Lỗi chính tả / 
Sửa lỗi
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
12’
12’
10’
2’
Khởi động: 
Bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Nội dung một bức thư gồm mấy phần?
+ Phần mở đầu và kết thúc gồm những nội dung nào?
 - GV nhận xét ghi điểm
Bài mới: 
GV giới thiệu bài ghi tựa bài
Hoạt động1: GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp 
GV dán giấy viết đề bài kiểm tra lên bảng.
Nhận xét về kết quả làm bài:
+ Những ưu điểm chính:
+ Những thiếu sót, hạn chế: 
Thông báo điểm số cụ thể (giỏi, khá, trung bình, yếu)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài 
a) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi 
GV phát phiếu học tập cho từng HS làm việc cá nhân. Nhiệm vụ:
Đọc lời nhận xét của GV.
Đọc những chỗ GV chỉ lỗi trong bài.
Viết vào phiếu các lỗi trong bài làm văn theo từng loại
Yêu cầu HS đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi
GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. 
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi chung
GV chép các lỗi định chữa lên bảng lớp.
GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu
Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập những đoạn thư, lá thư hay
GV đọc những đoạn thư, lá thư hay của một số HS trong lớp
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS; biểu dương những HS viết thư đạt điểm cao & những HS đã tham gia chữa bài tốt trong giờ học.
 Nhắc HS hoàn thiện lá thư, dán tem gửi cho người thân hoặc gửi báo tường của trường
Yêu cầu HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại để nhận đánh giá tốt hơn của GV
Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện. 
HS lên bảng trả lời câu hỏi
HS cả lớp theo dõi nhận xét.
HS nhắc lại tựa 
HS đọc lại các đề bài kiểm tra 
HS theo dõi 
HS thực hiện nhiệm vụ GV giao 
1, 2 HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa lỗi trên nháp 
HS trao đổi về bài chữa trên bảng. 
HS nghe, trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn thư, lá thư, từ đó rút kinh nghiệm cho mình. 
HS nhận xét tiết học 
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 12 : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
Dựa trên những hiểu biết về đoạn văn, HS tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện).
Hiểu nội dung ý nghĩa truyện.
 2. Kĩ năng:
 - HS dựa vào cốt truyện xây dựng được một đoạn văn hoàn chỉnh.
 3. Thái độ:
 - HS yêu thích môn Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
4 tờ phiếu khổ to viết nội dung chưa hoàn chỉnh của một đoạn văn, có chỗ trống ở những đoạn chưa hoàn chỉnh để HS làm bài. 
VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
23’
5’
Khởi động: 
Bài cũ: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện 
GV kiểm tra 2 HS – mỗi em nhìn 1 (hoặc 2) tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu của tiết học trước, phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn hoàn chỉnh. 
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Trong tiết học này, các em sẽ tiếp 
tục luyện tập xây dựng các đoạn văn hoàn chỉnh của một câu chuyện (đã cho sẵn cốt truyện) 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV giới thiệu tranh minh hoạ truyện 
GV yêu cầu HS nêu các sự việc chính trong cốt truyện trên 
GV chốt lại: trong cốt truyện trên, mỗi lần xuống dòng đánh dấu một sự việc. 
Bài tập 2:
 - GV nêu yêu cầu của bài
 - GV phát riêng phiếu cho 4 HS
 - GV nhắc HS chú ý: chọn viết đoạn nào, em phải xem kĩ cốt truyện của đoạn đó (ở BT1) để hoàn chỉnh đoạn đúng với cốt truyện cho sẵn. 
 - GV nhận xét
 - GV mời thêm những HS khác đọc kết quả làm bài
 - GV kết luận những HS hoàn chỉnh đoạn văn hay nhất.
Củng cố - Dặn dò: 
 - Mỗi đoạn văn gồm mấy phần?
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Luyện tập phát triển câu chuyện 
Hát 
HS thực hiện
Cả lớp nhận xét 
HS nhắc lại tựa 
HS đọc cốt truyện Vào nghề. Cả lớp theo dõi SGK trình bày.
+ Va – li – a mơ ước trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn.
+ Va-li- a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa.
+ Va –li- a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa suốt thời gian học.
+ Sau này, Va-li- a trở thành một diễn viên giỏi như em hằng mơ ước.
4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện Vào nghề 
HS đọc thầm lại 4 đoạn văn, tự lựa chọn để hoàn chỉnh 1 đoạn, viết vào VBT (HS khá, giỏi có thể hoàn chỉnh 2 đoạn)
4 HS nhận phiếu – mỗi em 1 phiếu, ứng với 1 đoạn.
Những HS làm bài trên phiếu dán bài làm trên bảng lớp, tiếp nối nhau trình bày kết quả theo thứ tự từ đoạn 1 đến đoạn 4 – trình bày hoàn chỉnh cả đoạn.
Cả lớp nhận xét
Các HS khác đọc kết quả bài làm
 HS nêu
HS nhận xét tiết học 
LỊCH SỬ
TIẾT 6: KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG ( NĂM 40)
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Học xong bài này HS biết:
Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa. 
Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị triều đại phong kiến đô hộ.
 2. Kĩ năng:
Tường thuật trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa.
 3. Thái độ:
Tự hào về người nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc ta.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trong SGK
Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Phiếu học tập
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
10’
8’
5’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: 
 - Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Khi đô hộ nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì?
Nhân dân ta phản ứng ra sao?
GV nhận xét - ghi điểm
Bài mới:
 GV giới thiệu bài ghi tựa bài
Hoạt động 1: Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa
GV chia lớp thành 2 nhóm
GV nêu vấn đề yêu cầu các nhóm thảo luận 
Khi tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có 2 ý kiến:
+ Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặc biệt là Thái thú Tô Định.
+ Do Thi Sách, chồng của bà Trưng Trắc bi Tô Định giết hại.
Theo em ý kiến nào đúng? Tại sao?
GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Yêu cầu HS dựa vào kênh hình và kênh chữ SGK trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa
GV nêu: Cuộc khởi nghĩa hai bà trưng diễn ra trên phạm vi rộng, lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính.
GV nhận xét tuyên dương HS trình bày hay.
Hoạt động 3:Kết quả của cuộc khởi nghĩa.
Yêu cầu cả lớp đọc thầm SGK trả lời câu hỏi:
+ Khởi nghĩa hai bà trưng đã đạt kết quả như thế nào?
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?
+ Sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Củng cố:
Gọi 2 HS đọc ghi nhớ cuối bài.
Nêu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
Nêu kết quả ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
Dặn dò:
Học bài và chuẩn bị bài chiến thắng Bạch Đằng
Nhận xét tiết học.
Hát 
3 HS lên bảng trả lời
Cả lớp theo dõi nhận xét
 HS nhắc lại tựa 
Học sinh thảo luận nhóm – đại diện nhóm trình bày ý kiến – HS nhận xét
+ Ý kiến đúng là ý thứ nhất.
+Vì việc Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước căm thù giặc của Hai Bà Trưng. 
HS quan sát lược đồ hình 2 và đọc thầm SGK trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa theo cặp.
2 HS lên bảng trình bày diễn biến trên lược đồ.
Cả lớp theo dõi – nhận xét
HS cả lớp đọc thầm SGK trả lời câu hỏi
Trong vòng không đầy 1 tháng cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi.
Sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ ( từ năm 179 TCN đến năm 40) lần đầu tiên nhân dân ta đã giành được độc lập.
Sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nói lên nhân dân ta rất yêu nước và có truyện thống bất khuất chống giặc ngoại xâm.
2 HS đọc ghi nhớ 
2 HS trả lời cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhận xét tiết học 

Tài liệu đính kèm:

  • docT6-lich su.doc