Giáo án Lớp 4 - Quyển 8 - Trường TH Hoa Trung

Giáo án Lớp 4 - Quyển 8 - Trường TH Hoa Trung

Tập đọc:

DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã bảo vệ chân lí khoa học

2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài có trong bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà khoa học, bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê.

3. Thái độ: Yêu thích môn học

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Tranh minh họa bài học (SGK)

 - Học sinh:

 

doc 88 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Quyển 8 - Trường TH Hoa Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai ngày tháng năm
Tập đọc:
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã bảo vệ chân lí khoa học
2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài có trong bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà khoa học, bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê.
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Tranh minh họa bài học (SGK)
	- Học sinh:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc lại truyện: Ga-vrốt ngoài chiến lũy. Trả lời câu hỏi về nội dung
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài:
* Luyện đọc: 
- Ghi bảng – hướng dẫn học sinh đọc tên riêng nước ngoài
- Cho học sinh đọc toàn bài, chia đoạn
- Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn, giáo viên sửa lỗi phát âm, giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ mới.
- Cho học sinh luyện đọc theo nhóm
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài
* Tìm hiểu nội dung bài:
- Cho 1 học sinh đọc đoạn 1
+ Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ? (Bấy giờ người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ nó đứng yên còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay quanh nó. Cô-péc-ních đã chứng minh ngược lại)
- Cho lớp đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+ Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì? (Nhằm ủng hộ tư tưởng của Cô-péc-ních)
- Cho 1 học sinh đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi:
+ Vì sao lúc bấy giờ tòa sử phạt ông? (Vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của giáo hội, nói ngược những lời phán bảo của chúa trời)
+ Lòng dũng cảm của hai ông đã thể hiện ở chỗ nào? (Hai nhà bác học đã dám nói ngược lại lời của Chúa, tức là đối lập với quan điểm giáo hội lúc bấy giờ. Ga-li-lê đã phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học)
- Gợi ý cho học sinh nêu ý chính
- Ý chính: Bài văn ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học
- Yêu cầu 2 học sinh nhắc lại
* Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm:
- Cho học sinh đọc lại toàn bài, nhắc lại giọng đọc
- Hướng dẫn học sinh giọng đọc bài
- Cho học sinh luyện đọc rồi thi đọc diễn cảm
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Về nhà luyện đọc, chuẩn bị bài sau
- 2 học sinh 
- Theo dõi, đọc theo
- 1 học sinh đọc, chia đoạn
- Nối tiếp đọc đoạn
- Luyện đọc theo nhóm đôi
- 2 học sinh đọc 
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
- Suy nghĩ, trả lời
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
- Suy nghĩ, trả lời
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm 
- Suy nghĩ, trả lời
- Trả lời
- Vài học sinh nêu ý chính
- 2 học sinh nhắc lại
- 1 học sinh đọc, nêu giọng đọc
- Lắng nghe, ghi nhớ
 - Luyện đọc diễn cảm đoạn 2,3
- 2 học sinh thi đọc diễn cảm
- Lắng nghe
- Về học bài, chuẩn bị bài sau
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố, ôn tập một số nội dung cơ bản về phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân số
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: 
	- Học sinh: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 1 học sinh nêu miệng bài tập 5
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: Cho các phân số: ; ; ; ; ; 
a) Rút gọn các phân số trên
- Cho học sinh làm vào bảng con
- Nhận xét, chốt đáp án:
* ; là phân số tối giản
 = ; 
; 
b) Trong các phân số đó, phân số bằng nhau là:
 = = ; = = 
Bài tập 2:
- Cho học sinh đọc bài toán
- Gọi học sinh nêu yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh lập phân số rồi tìm phân số của một số
- Cho cả lớp giải bài ra nháp
- Gọi học sinh chữa bài trên bảng lớp
a) Phân số chỉ ba tổ học sinh là 
b) Số học sinh của ba tổ là:
32 × = 24 (bạn)
Bài tập 3:
- Cho học sinh đọc bài tập	
- Cho học sinh nêu yêu cầu. 
- Tóm tắt lên bảng:
Quãng đường dài: 15km
Đã đi được: quãng đường
Còn phải đi:  km?
- Gợi ý cho học sinh nêu cách giải 
- Cho cả lớp giải bài vào vở
Bài giải
Anh Hải đã đi được một đoạn đường dài là:
15 × = 10 (km)
Anh Hải còn phải đi tiếp một đoạn đường nữa dài là:
15 – 10 = 5 (km)
 Đáp số: 5km
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Về nhà học bài. Làm bài tập 4
- 1 học sinh 
- Lắng nghe
- Làm bài vào bảng con
- Theo dõi
- Làm bài, nêu miệng kết quả
- Theo dõi
- 1 học sinh đọc
- Nêu yêu cầu bài toán
- Lắng nghe, nêu cách làm
- Làm bài ra nháp
- 1 học sinh làm trên bảng lớp
- 1 học sinh đọc bài tập
- Nêu yêu cầu
- Theo dõi
- Nêu cách giải
- Làm bài vào vở
- Lắng nghe
- Về học bài, làm bài
Lịch sử:
THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI - XVII
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết: Ở thế kỉ XVI – XVII nước ta nổi lên ba thành thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến; Hội An
2. Kỹ năng: Nhận thấy sự phát triển của thành thị chứng tỏ rõ sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại
3. Thái độ: Yêu thích môn học, hứng thú tìm hiểu lịch sử Việt Nam
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Bản đồ Việt Nam
	- Học sinh:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào?
- Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Nêu khái niệm về thành thị: Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển
- Yêu cầu học sinh xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu học sinh đọc nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến, Hội An để điền vào bảng thống kê
- 2 học sinh 
- Lắng nghe
- Chỉ trên bản đồ
- 2 học sinh đọc, điền thông tin vào bảng thống kê
 Đặc điểm
 Th.Thị
Số dân
Qui mô thành thị
Hoạt động buôn bán
Thăng Long
Đông dân hơn nhiều thành thị ở Châu Á
Lớn bằng thị trấn của 1 số nước ở Châu Á
Thuyền bè ghé bờ khó khăn. Ngày phiên chợ đông đúc, buôn bán tấp nập, nhiều phố phường
Phố Hiến
Các cư dân từ nhiều nước đến ở
Trên 2000 nóc nhà
Nơi buôn bán tấp nập
Hội An
Các nhà buôn Nhật Bản cùng một số cư dân địa phương lập nên thành thị này
Phố cảng đẹp, lớn nhất ở Đàng Trong
Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán
- Nêu yêu cầu học sinh dựa vào bảng thống kê và nội dung SGK để mô tả lại các thành thị trên
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Hướng dẫn học sinh thảo luận các câu hỏi sau:
+ Nhận xét chung về số dân, qui mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI – XVII
+ Hoạt động buôn bán ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta lúc bấy giờ như thế nào? 
- Nhận xét, kết luận: Thành thị nước ta lúc bấy giờ tập trung đông người, qui mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất. Sự phát triển thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp
- Yêu cầu học sinh đọc phần bài học
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Về học bài, chuẩn bị bài sau.
- Mô tả lại các thành thị trên
- Thảo luận, trả lời các câu hỏi
- Lắng nghe, ghi nhớ
- 2 học sinh đọc
- Lắng nghe
Đạo đức:
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (T2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu hoạt động nhân đạo là một trong các hoạt động quan trọng của xã hội và mọi người đều có trách nhiệm và tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo
2. Kỹ năng: Vận động mọi người tham gia hoạt động nhân đạo
3. Thái độ: Biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người kém may mắn.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Phiếu để làm bài tập 5	 - Học sinh:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là hoạt động nhân đạo?
- Ở trường em đã có những hoạt động nhân đạo nào?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi
Bài tập 4 (SGK)
- Nêu yêu cầu bài tập
- Cho học sinh thảo luận nhóm
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả
- Cùng cả lớp nhận xét, bổ sung, kết luận
+ Ý b; c; e là việc làm nhân đạo
+ Ý a, d không phải là hoạt động nhân đạo
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống
- Chia nhóm, giao tình huống cho từng nhóm để các nhóm thảo luận
- Gọi các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Kết luận: 
+ Tình huống a: Có thể đẩy xe lăn giúp bạn, quyên góp tiền mua xe lăn (nếu cần)
+ Tình huống b: Có thể thăm hỏi, trò chuyện, giúp đỡ bà những công việc vặt
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
Bài tập 5: 
- Chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, kết luận: Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp.
- Cho học sinh đọc phần kết luận chung (SGK)
* Hoạt động tiếp nối: Thực hiện dự án giúp đỡ người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng theo kết quả BT5
- 2 học sinh 
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm, làm bài
- Đại diện trình bày kết quả
- Theo dõi, nhận xét 
- Làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi, nhận xét 
- Lắng nghe
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu được giao
- Đại diện nhóm trình bày
- Theo dõi
- Thực hiện theo kế hoạch
 Thứ ba ngày tháng năm
Toán:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II
Luyện từ và câu:
CÂU KHIẾN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến
2. Kỹ năng: Biết nhận diện câu khiến, đặt câu khiến
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Viết sẵn nội dung yêu cầu 1 phần nhận xét 
	- Học sinh:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu miệng bài tập 3, bài tập 4 tiết LTVC trước.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Nội dung:
* Phần nhận xét:
- Cho 1 học sinh đọc nội dung, yêu cầu 1,2 
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi phát biểu ý kiến. 
- Chốt lại lời giải đúng: Mẹ mời sứ giả vào đây cho con! 
Câu trên dùng để nhờ mẹ gọi sứ giả vào, cuối câu có dấu chấm than.
- Cho 1 học sinh nêu yêu cầu 3, yêu cầu học sinh tự đặt câu
- Gọi học sinh nối tiếp đọc câu vừa đặt
- Yêu cầu họ ... i
R : ra lệnh, ra vào, rà lại 
 rong chơi, róng róng, đi rong,...
 nhà rông, rộng, rống lên,...
 rửa, rữa, rựa,...
D: da thịt, da trời, giả da,
 cây dong, dòng nước, dong dỏng,  
cơn dông (hoặc cơn giông), 
dưa, dừa, dứa,...
Gi:
Gia đình, tham gia, giá bát, giả dối, ...
giong buồm, giọng nói, gióng hàng,...
 nòi giống, cơn giông, ...
giữa chừng ở giữa,...
Bài tập 3 (a)
- Nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở
-Gọi HS chữa bài ở bảng
- Chốt lời giải đúng: Thế giới – rộng – biên giới - dài
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Ghi nhớ hiện tượng chính tả ở bài 2a, 3a
- 2 học sinh 
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi
- Lớp đọc thầm một lượt
- 1 học sinh nêu
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Gập sách, viết bài vào vở
- Soát lỗi
- Lắng nghe
- Làm bài vào vở bài tập
-Chữa bài ở bảng
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Làm bài vào vở bài tập
- Chữa bài
-Ghi nhớ
- Lắng nghe
- Về học bài
Luyện từ và câu:
CÂU CẢM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm
2. Kỹ năng: Biết đặt và sử dụng câu cảm
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Viết sẵn câu cảm ở phần nhận xét
	- Học sinh:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh đọc đoạn văn viết về hoạt động du lịch hay thám hiểm
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung:
* Phần nhận xét 
- Nêu yêu cầu 1:
j Những câu sau dùng để làm gì?
- Gọi học sinh đọc 2 câu ở yêu cầu 1
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng
Câu: Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao! (dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên trước vẻ đẹp của con mèo)
A! Con mèo này khôn thật! (dùng để thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo)
- Nêu yêu cầu 2:
k Cuối các câu trên có dấu gì?
- Nhận xét: Có dấu chấm than
- Nêu yêu cầu 3:
l Rút ra kết luận về câu cảm
- Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói
- Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, trời, quá, lắm, thật 
* Phần ghi nhớ (SGK)
- Gọi học sinh đọc
* Phần luyện tập
Bài tập 1: Chuyển câu kể thành câu cảm
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
Câu kể
a) Con mèo này bắt chuột giỏi
b) Trời rét
c) Bạn Ngân chăm chỉ
d) Bạn Giang học giỏi
Câu cảm
Chà(ôi) con mèo này bắt chuột giỏi quá!
Ôi(chao ôi), trời rét quá!
Bạn Ngân chăm chỉ quá!
Chà, bạn Giang học giỏi quá (ghê) !
Bài tập 2: Đặt câu cảm cho các tình huống
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để làm bài
- Nhận xét, chốt lời giải đúng 
- Tình huống a:
Trời, cậu giỏi thật!
Bạn thật là tuyệt!
Bạn giỏi quá!
Bạn siêu quá!
- Tình huống b:
Ôi, cậu cũng nhớ ngày sinh nhật của mình à, thật tuyệt!
Trời ơi, lâu quá rồi mới gặp cậu!
Trời, cậu làm mình cảm động quá!
Bài tập 3: Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì?
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu lớp suy nghĩ, làm bài, nêu thêm tình huống cho các câu 
- Nhận xét
a) Ôi, bạn Nam đến kìa! (bộc lộ cảm xúc mừng rỡ)
b) Ồ, bạn Nam thông minh quá! (bộc lộ cảm xúc thán phục)
c) Trời, thật là kinh khủng (bộc lộ cảm xúc ghê sợ)
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài
- 2 học sinh 
- Lắng nghe
- Trả lời
- 1 học sinh đọc
- Suy nghĩ, trả lời
- Theo dõi
-Trả lời
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Nêu kết luận
- 2 học sinh đọc
- Đọc nội dung bài tập
- Làm bài, phát biểu ý kiến
- Theo dõi, nhận xét 
-Thảo luận nhóm để làm bài
-Đại diện nhóm phát biểu
- Theo dõi, nhận xét 
- Đọc yêu cầu
- Làm bài, trả lời
- Lắng nghe
- Về học bài
Khoa học:
NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:Biết vai trò của không khí đối với đời sống thực vật
2. Kỹ năng: Nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: 
	- Học sinh:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
- Kể ra vai trò của các chất khoáng đối với đời sống của thực vật
-Nêu ứng dụng trong trồng trọt
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp
- Cho học sinh quan sát hình 1, 2 SGK tự đặt câu hỏi và trả lời theo nhóm 2
- Gọi 1 số nhóm hỏi và trả lời trước lớp
VD: Trong quang hợp, thực vật hút khí gì? Và thải ra khí gì? 
- Kết luận: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật
- Nêu vấn đề: Thực vật ăn gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó?
- Giúp học sinh hiểu câu trả lời: Thực vật không có cơ quan tiêu hóa như người nhưng chúng vẫn “ăn” và “uống”. Khí các-bô-níc có trong không khí được lá cây hấp thụ, nước trong đất được rễ cây hút lên.
- Yêu cầu học sinh nêu ứng dụng trong trồng trọt
- Kết luận
- Gọi 2 học sinh đọc mục bạn cần biết (SGK)
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài
- 2 học sinh 
- Quan sát, đặt câu hỏi và trả lời
- Một số nhóm làm việc trước lớp
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Nêu ứng dụng
- Lắng nghe
- 2 học sinh đọc
- Lắng nghe
- Về học bài
Thứ sáu ngày 10 tháng 4 năm 2009
Toán:
THỰC HÀNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về tỉ lệ
2. Kỹ năng:Đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế bằng thước dây
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Thước dây cuộn, cọc tiêu	
 - Học sinh:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2) Kiểm tra bài cũ: 1 học sinh nêu miệng bài tập 2
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh thực hành:
* Thực hành trong lớp
- Cách đo độ dài đoạn thẳng và xác định điểm trên mặt đất
- Hướng dẫn học sinh như ở SGK:
+ Đo đoạn thẳng trên mặt đất
+ Xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất
* Thực hành ngoài lớp
- Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ
- Cho học sinh thực hành đo một số nội dung trên sân trường (đo cổng trường, đo khoảng cách hai cây)
* Luyện tập
Bài tập 1: Đo độ dài rồi ghi kết quả vào ô trống
- Nêu yêu cầu bài học
- Cho học sinh dựa vào cách đo như đã hướng dẫn để đo độ dài 2 điểm cho trước theo yêu cầu của bài
- Gọi 1 số nhóm thực hành đo thống nhất, ghi kết quả vào bảng
Bài tập 2: Bước 10 bước dọc sân trường theo hướng AB: ước lượng đoạn AB rồi kiểm tra lại bằng thước
- Yêu cầu học sinh thực hiện theo hướng dẫn ở SGK 
- Kiểm tra bằng thước dây
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về xem lại phần hướng dẫn đo độ dài
- 1 học sinh 
- Theo dõi 
- Làm việc theo nhóm
- Lắng nghe
- Làm theo yêu cầu 
- Làm việc theo nhóm
- Thực hiện yêu cầu 
- Lắng nghe
- Về học bài
Tập làm văn:
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết tác dụng của việc khai tạm trú, tạm vắng
2. Kỹ năng: Điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn, phiếu khai tạm trú, tạm vắng
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên:
	- Học sinh: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Nêu miệng bài tập 3, bài tập 4 tiết TLV trước 
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: Em cùng mẹ đến chơi nhà họ hàng ở tỉnh khác và ở lại đó vài ngày. Mẹ em bảo: “Con hãy giúp mẹ điền vào phiếu khai báo tạm trú”. Em hãy làm giúp mẹ em theo mẫu dưới đây
- Gắn phiếu to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt CMND
- Hướng dẫn học sinh cách điền
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Gọi học sinh đọc bài, cùng cả lớp nhận xét 
Bài tập 2: Điền xong em đưa cho mẹ, mẹ hỏi: “Con có biết tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng không?” em trả lời mẹ như thế nào?
- Nhận xét, kết luận: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được biết. Khi có việc xảy ra các cơ quan Nhà nước căn cứ vào đó để xem xét giải quyết
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về xem lại bài, chuẩn bị bài sau
- 2 học sinh 
- Đọc yêu cầu bài tập
- Đọc phiếu, lắng nghe giải thích
- Theo dõi, điền theo hướng dẫn 
- Đọc bài, lớp theo dõi
- Nêu yêu cầu bài tập
- Suy nghĩ, chuẩn bị bài
- Trả lời
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Về học bài, chuẩn bị bài
Địa lý:
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Học sinh biết giải thích được tại sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch
	2. Kỹ năng: Dựa vào bản đồ Việt Nam xác định và nêu được vị trí Đà Nẵng
	3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam, lược đồ hình 1 bài 24
	- Học sinh:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Nêu phần ghi nhớ của bài 
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung:
 Đà nẵng – thành phố cảng
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 2
- Yêu cầu các nhóm quan sát lược đồ để nêu vị trí và các cảng ở Đà Nẵng
- Gọi đại diện các nhóm nêu
- Nhận xét: Đà Nẵng nằm ở phía Nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà
- Cho học sinh quan sát H1, nêu các phương tiện giao thông đến Đà Nẵng (tàu biển, tàu sông, ô tô, tàu hỏa, máy bay)
Đà Nẵng, trung tâm công nghiệp
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm bàn
- Yêu cầu học sinh dựa vào bảng kê tên các mặt hàng chuyên chở bằng tàu biển để trả lời câu hỏi SGK 
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày 
- Nhận xét
- Cho học sinh liên hệ với kiến thức ở bài 25 để nêu lí do Đà Nẵng sản xuất được một số mặt hàng cung cấp cho địa phương cho các tỉnh khác và xuất khẩu (Ở Đà Nẵng xuất khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu xây dựng và chế biến thủy hải sản)
Đà Nẵng – địa điểm du lịch
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- Cho học sinh tìm trên hình 1, nêu tên những điểm du lịch ở Đà Nẵng những địa điểm đó thường ở đâu? (Bãi Nam, Mĩ Khê, Non Nước, Ngũ Hành Sơn, ở gần biển và biển)
- Bổ sung thêm
Hỏi: Tại sao Đà Nẵng thu hút khách du lịch? (Bờ biển có cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận tiện )
* Bài học: SGK
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài
- 2 học sinh 
- Quan sát, xác định vị trí
- Đại diện nhóm trình bày
- Theo dõi
- Quan sát, nêu
- Theo dõi SGK, trả lời
- Quan sát hình, nêu tên địa điểm du lịch
- Nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe
- Về học bài
SINH HOẠT ĐỘI

Tài liệu đính kèm:

  • docquyển 8 đã sửa.doc