Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 11

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 11

TẬP ĐỌC

TIẾT 33 + 34: BÀ CHÁU

I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.

1. Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng.

 - Đọc trơn toàn bài: Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.

 - Biết đọc bài và với giọng kể chậm rãi, tình cảm, đọc phân biệt lời người dẫn truyện với các nhân vật (cô tiên, hai cháu)

 - Nhấn giọng các từ ngữ: vất vả, lúc nào cũng đầm ấm, nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu lá, không thay được, buồn bừ, móm mém, hiền từ, hiếu thảo.

2. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu.

 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới và các từ ngữ quan trọng: Rau cháo nuôi nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo.

 - Hiểu nội dung ý nghĩa câu truyện: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu.

II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC.

 - Tranh minh hoạ trong SGK.

 

doc 20 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 466Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011
TẬP ĐỌC
TIẾT 33 + 34: BÀ CHÁU
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.
1. Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng.
 - Đọc trơn toàn bài: Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.
 - Biết đọc bài và với giọng kể chậm rãi, tình cảm, đọc phân biệt lời người dẫn truyện với các nhân vật (cô tiên, hai cháu)
 - Nhấn giọng các từ ngữ: vất vả, lúc nào cũng đầm ấm, nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu lá, không thay được, buồn bừ, móm mém, hiền từ, hiếu thảo.
2. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu.
 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới và các từ ngữ quan trọng: Rau cháo nuôi nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa câu truyện: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu.
II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC.
 - Tranh minh hoạ trong SGK. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Ổn định: 1’
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 2 HS đọc bưu thiếp và TLCH về nội dung bài.
C. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài: 
- Treo tranh và hỏi.
- Bức tranh vẽ cảnh ở đâu?
- Trong bức tranh nét mặt của các nhân vật như thế nào?
2. Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài: Giọng kể chậm rãi, tình cảm.
- Giọng cô tiên dịu dàng, giọng các cháu kiên quyết.
- Hướng dẫn HS đọc kết hợp với giải nghiã từ.
a) Đọc từng câu: 
- GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ khó: Vất vả, nảy mầm, màu nhiệm.
 b) Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV hướng dẫn HS đọc đúng một số câu như SGV.
 c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
d) Thi đọc giữa các nhóm.
- GV nhận xét.
- 2 HS đọc bài và TLCH.
- HS quan sát tranh minh hoạ.
- HS mở SGK theo dõi.
- Làng quê.
- Rất sung sướng và hạnh phúc.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- HS luyện đọc theo sự hướng dẫn của GV.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- HS đọc nghĩa của các từ: Đầm ấm, màu nhiệm.
- Lần lượt từng HS trong nhóm đọc.
- HS khác nghe, góp ý.
- Các nhóm thi đọc (ĐT, CN)
TIẾT 34: 
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài: 15’
- GV Y/c HS đọc từng đoạn và nêu lần lượt từng câu hỏi ở SGK và câu hỏi phụ, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài
- Gia đình em bé có những ai?
- Cô tiên cho hai anh em vật gì?
- Những chi tiết nào cho biết cây đào phát triển rất nhanh?
- Cây đào này có điều gì đặc biệt?
- Sau khi bà mất cuộc sống của hai anh em ra sao?
- Thái độ của hai anh em thế nào khi đã trở nên giàu có?
- Vì sao sống trong giàu sang sung sướng mà hai anh em lại không vui?
- Hai anh em xin bà tiên điều gì?
- Câu chuyện kết thúc ra sao?
- GV tóm tắt nội dung bài. Giáo dục HS kính trọng và yêu quí ông, bà.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc lại: 10’
- Y/c HS luyện đọc theo vai.
3. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò: 5’
- Qua câu chuyện này, em hiểu được điều gì?
- GV nhận xét giờ học, Y/c HS về nhà đọc lại truyện, chuẩn bị cho tiết kể chuyện: “Bà cháu.” 
- 1 HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi.
- Bà và hai anh em.
- Một hạt đào.
- Vừa gieo xuống, hạt đã nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu trái.
- Kết toàn trái vàng, trái bạc.
- Trở nên giàu có vì có nhiều vàng bạc.
- Cảm thấy ngày càng buồn bã.
- Vì nhớ bà/Vì vàng bạc không thay thế được tình cảm ấm áp của bà.
- Xin cho bà sống lại.
- Bà sống lại, hiền lành, móm mém, dang rộng hai tay ôm các cháu còn ruộng vườn, lâu đài nhà cửa thì biến mất.
- 3 nhóm mỗi nhóm 4 HS tự phân các vai thi nhau đọc lại toàn truyện.
- Tình bà cháu quý hơn vàng bạc, quý hơn mọi của cải trên đời.
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 11: THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HỌC KỲ I
I/ MỤC TIÊU.
HS BIẾT: 
 - Nhớ lại và khắc sâu 1 số kiến thức đã được học.
 - Củng cố hành vi cá nhân thông qua 1 số bài học.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.
 - Bộ tranh nhỏ gồm 7 chiếc khổ A5 dùng cho hoạt động 2 – tiết 1 và một bộ tranh truyện khổ lớn dùng cho hoạt động 1 – tiết 2.
 - Vở BTĐD.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	A. Ổn định: 1’
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS 1: Chăm chỉ học tập có ích lợi gì?
- HS 2: HS cần phải đi học như thế nào?
C. Dạy bài mới: 25’
 Giáo viên giới thiệu nội dung ôn tập.
- Y/c HS nêu tên các bài đã học. GV ghi bảng.
- GV nêu câu hỏi và Hs cùng ôn tập.
- Học tập sinh hoạt đúng giờ có lợi ích gì?
- Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?
- Trong cuộc sống hằng ngày các em cần rèn luyện cho mình thói quen gì?
- Khi được giao làm những công việc nhà em cần như thế nào?
- Chăm chỉ học tập sẽ đem lại những gì cho em?
D. Củng cố - Dặn dò: 5’
- Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?
- Nhận xét tiết học.
- CB: quan tâm giúp đỡ bạn bè
- HS trả lời
- HS trả lời.
- HS nêu tên các bài đạo đức đã học
- Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ và việc học tập của bản thân.
- Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ được mọi người yêu quý.
- Cần rèn luyện cho mình thói quen sống gọn gàng và ngăn nắp.
- Em cần phải hoàn thành công việc.
- Sẽ được thầy cô, bạn bè yêu mean. Thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
TOÁN
TIẾT 51: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU.
- Học thuộc và nêu nhanh công thức của bảng trừ có nhớ (11trừ đi một số), vận dụng khi tính nhẩm, thực hiện phép trừ (tính viết) và giải bài toán có lời văn.
 - Củng cố về tìm số hạng chưa biết, về bảng cộng có nhớ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 - GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT1, BT2. Phiếu bài tập ghi nội dung BT5.
 - HS : Vở, bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Ổn định: 1’
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
 HS 1: Tính HS 2: Tìm x:
 61 81 a) x + 24 = 61
- - b) x + 47 = 81
 18 34 
- GV kết hợp chấm bài, nhận xét.
C. Bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu nội dung và y/c tiết luyện tập (như mục I)
2. Hoạt động 1: Luyện tập, thực hành:
Bài tập 1: Tính nhẩm:
- GV ghi bài 1 lên bảng. Tổ chức cho HS trò chơi: “Đố bạn” củng cố việc học thuộc bảng trừ 11 trừ đi 1 số.
- GV nhận xét.
Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:
- GV ghi mỗi lần 3 phép tính lên bảng.
 - GV nhận xét.
Bài tập 3: Tìm x (bỏ ý b)
- GV treo bảng phụ.
 - GV nhận xét.
Bài tập 4: Tóm tắt:
 Có : 51 kg táo.
 Đã bán : 26 kg táo.
 Còn lại :  kg táo?
Bài tập 5: 
- GV ghi từng cột phép tính lên bảng.
 - GV nhận xét.
3. Hoạt động 2: Củng cố - Dặn dò: 5’
- Củng cố về tìm số hạng chưa biết.
- Xem lại các bài tập đã làm, hoàn thành tiếp các bài chưa làm xong.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- 2 HS học thuộc bảng trừ 11
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS đọc Y/c 
- Từng HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả từng phép tính. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Cả lớp đồng thanh nội dung BT1.
- 1 HS đọc Y/c 
- Mỗi lần 3 HS lên bảng làm bài (nêu cách đặt tính và cách tính)
- Cả lớp làm bảng con (theo dãy)
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm và nêu cách tìm số hạng chưa biết.
- Cả lớp làm vở nháp.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc đề toán.
- 1 HS tự tóm tắt đề toán trên bảng.
- 1 HS lên bảng giải ở bảng phụ.
- Cả lớp làm vào vở.
 Giải:
Số táo cửa hàng đó còn lại là:
 51-16 = 25 (kg) 
Đáp số: 25 kg táo
- 1 HS đọc yêu cầu. 1 HS làm bảng phụ và nêu cách làm.
- Cả lớp làm vào phiếu bài tập.
- Lớp nhận xét. 
.
.
.
.
Thứ ba, ngày 8 tháng 11 năm 2011
CHÍNH TẢ
TIẾT 21: (TẬP CHÉP) BÀ CHÁU
 PHÂN BIỆT G/GH, S/X, ƯƠN/ƯƠNG
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.
1. Chép lại chính xác, trình bày một đoạn trong bài: “Bà cháu”.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt /gh, s/x, ươn/ương
II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC.
 - Bảng lớp chép nội dung của đoạn văn cần chép.
 - 2 bảng phụ ghi sẵn nội dung BT2, BT4.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Ổn định: 1’
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
 - GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp các từ: Kiến, con công, nước non, công lí.
C. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài: 
 - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hoạt động 1: 
a) Hướng dẫn chuẩn bị:
 - GV nhìn bảng đọc bài chép.
 - Hướng dẫn HS nhận xét như SGV.
 - GV đọc từ khó: Màu nhiệm, ruộng vườn, móm mém, dang tay.
- GV theo dõi uốn nắn, phân tích.
b) HS chép bài vào vở: - GV theo dõi, uốn nắn.
c) Chấm, chữa bài. - GV chấm 7 bài, nhận xét.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
a) Bài tập 2:
 - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài: 
 - Chỉ định 1 HS làm mẫu.
 - GV mơi 1 HS lên bảng phụ làm, cả lớp làm vào vở bài tập 
 - GV hướng dẫn lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
b) Bài tập 3: - GV nêu từng câu hỏi.
 - Trước những chữ cái nào em viết gh mà không viết g?
 - Trước những chữ cái nào em viết g mà không viết gh.
 - GV nêu quy tắc chính tả.
 - gh + i, e, ê / g + các chữ cái còn lại.
 c) Bài tập 4: - GV treo bảng phụ, y/c HS làm bài.
 - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4. Hoạt động 3: củng cố - Dặn dò: 5’
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS chép bài chính tả sạch đẹp, nhắc HS ghi nhớ quy tắc g /gh. 
- 2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- 2 HS nhìn bảng đọc.
- HS luyện viết từ khó vào bảng con.
- HS chép bài vào vở.
- HS tự chữa lỗi bằng bút mực cuối bài.
- 1 HS làm bài trên bảng phụ. Cả lớp làm vào vở bài tập.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc Y/c của bài.
- Trước chữ cái: i, e, ê thì viết gh mà không viết g.
- Trước những chữ cái a, ă, â, ô
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm vào vở.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 11: GIA ĐÌNH
I/ MỤC TIÊU.
 - Biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình.
 - Có ý thức giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà theo sức của mình.
 - Yêu quý kính trọng những người thân trong gia đình.
II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC. - Hình vẽ trong SGK/24, 25
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
* Kiểm tra bài cũ: 4’
 - HS 1: Để khoẻ mạnh và chóng lớn chúng ta làm gì?
 - HS 2: Tại sao phải ăn uống sạch sẽ.
 - HS 3: Làm thế nào để đề phòng bệnh giun.
C. Dạy bài mới: 25’
1. Khởi động: Cả lớp hát bài: “Ba ngọn nến”.
 - GV hỏi ý nghĩa của bài hát và giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
 - GV hướng dẫn HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 trong SGK/24 và tập đặt câu hỏi.
 - GV đến từng nhóm và giúp đỡ HS.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
 - GV gọi đại diện 1 số nhóm lên trình bày trước lớp.
Kết luận: Gia đình Mai gồm: ông bà, bố mẹ, em trai của Mai. Các bức tranh cho mọi người trong gia đình ai cúng tham gia làm việc nhà tuỳ theo sức và khả năng của mình. Mọi người trong gia đình đều phải thương yêu quan tâm giúp đỡ lẫn nhau và phải làm tốt nhiệm vụ của mình.
3. Hoạt động 2: Bước 1: Yêu cầu từng em nhớ lại những việc làm thường ngày trong gia đình ...  thựchiện phép tính.
Bài tập 3: 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Giải bài toán theo dạng gì?
- Yêu cầu HS ghi tóm tắt và trình bày bài giải vào vở.
4. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò: 5’
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà luyện thêm phép trừ có nhớ dạng 52-28.
- HS thực hiện
- Nghe và nhắc lại bài toán.
- Thực hiện phép trừ 52 - 28.
- Thao tác trên que tính, 2 HS ngồi cạnh nhau trả lời với nhau để tìm kết quả.
- 1 HS đọc Y/c của bài.
- Lần lượt mỗi lần 2 HS lên bảng làm. Nêu cách thực hiện, cả lớp làm vào bảng con (theo mẫu)
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- Cả lớp làm vào vở.
- 1 HS đọc đề bài.
- Đội 2 trồng 92 cây, đội 1 trồng ít hơn 38 cây.
- Đội 1 trồng bao nhiêu cây?
- Bài toán về ít hơn.
- HS tóm tắt và trình bày bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm. 
THỂ DỤC
TIẾT 21: ĐI ĐỀU - TRÒ CHƠI “BỎ KHĂN”
I. MỤC TIÊU. 
 - Ôn đi đều. Yêu cầu thực hiện chính xác, đều và đẹp.
- Ôn trò chơi “bó khăn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ đông.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN.
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi.
III. NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
Nội dung
TGĐL
Phương pháp
A. MỞ ĐẦU: 
- GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Chạy thành một hàng dọc quanh sân.
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, hông, vai
* Ôn bài thể dục
* Chơi trò chơi K.động.
B. CƠ BẢN:
* Ôn đi đều:
- GV nêu tên động tác, phân tích kỹ thuật động tác.
- Chú ý sử dụng khẩu lệnh “ Đứng lại  đứng!”. Dự lệnh và động lệnh đều vào chân phải. Có thể không tập cả lớp, mà GV cho từng tổ tập luyện. Sau đó dành 2-3’ thi xem tổ nào đi đều, đẹp, đứng lại đúng nhịp.
- GV hô khẩu lệnh và chỉ dẫn cho Hs tập theo đội hình .
- GV nhận xét uốn nắn sửa động tác sai cho Hs
* Trò chơi" Bỏ khăn "
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi.
- Hs chơi trò chơi.
- GV nhắc nhở Hs chơi tích cực, phòng tránh chấn thương.
- Hs chơi trò chơi.
C. KẾT THÚC:
- Thực hiện một số động tác thả lỏng.
- Hát vỗ tay theo nhịp 
- GV hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học và giao bài về nhà.
- GV hô “Giải tán”, Hs đồng thanh hô “Khỏe!”
1-2'
100-200m
1-2'
1 lần
1-2'
4-5’
8-10’
5-6 lần
1-2'
1-2'
1-2'
1-2 lần
4 hàng dọc
1 hàng dọc
Vòng tròn
4 hàng ngang
4 hàng dọc
Gv điều khiển
TT điều khiển
1 vòng tròn
TT điều khiển
4 hàng ngang
Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2011
CHÍNH TẢ
TIẾT 22: (NGHE, VIẾT) CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM.
 PHÂN BIỆT G/GH, S/X, ƯƠN/ƯƠNG
I/MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.
 1. Nghe, viết chính xác, trình bày đúng đoạn đầu của bài: “Cây xoài của ông em”
 2. Làm đúng các bài tập phân biệt: g/gh, s/x, ươn/ương.
II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC.
 - Bảng phụ viết nội dung BT2, BT3.
 - VBT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Ổn định: 1’
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
 - GV kiểm tra 2 HS.
 - GV nhận xét.
C. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài:
 - GV nêu mục đích, Y/c của tiết học.
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe, viết.
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt.
- Giúp HS nắm nội dung bài.
- Cây xoài cát có gì đẹp?
 + GV đọc các tư khó: Cây xoài cát, lẫm chẫm, cuối.
b) GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc từng câu, từng cụm từ.
c) Chấm, chữa bài.	
- GV chấm 7 bài, nhận xét.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài chính tả.
a) Bài tập 2: 
- GV giới thiệu bảng viết đúng, sữa chữa bảng viết sai.
- Chữa bài cho Hs: ghềnh, gà, gạo, ghi.
b) Bài tập 3: 
- GV hướng dẫn cả lớp sữa bài và chốt lại lời giải đúng.
Đáp án: sạch, sạch, xanh, xanh, thương, thương, ươn, đường.
4. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò: 5’
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả g /gh.
- 2 HS lên bảng viết 2 tiếng bắt đầu bằng g /gh.
- 2 tiếng có âm đầu s/x, 2 tiếng có vần ươn /ương.
- 2 HS đọc lại.
- HS trả lời.
- 2 HS tập viết các từ khó vào bảng con.
- HS viết vào vở chính tả.
- HS tự chữa lỗi bằng bút mực ở cuối bài.
- HS đọc Y/c của bài.
- Cả làm bài vào bảng con.
- 2 HS nhắc lại quy tác viết g/gh, viết gh trước i, e, ê.
- Viết g trước các âm còn lại.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 3.
- 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
THỂ DỤC
TIẾT 22: ĐI ĐỀU - TRÒ CHƠI “BỎ KHĂN”
I. MỤC TIÊU. 
 - Ôn đi đều. Yêu cầu thực hiện chính xác, đều và đẹp.
- Ôn trò chơi “Bỏ khăn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN.
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi.
III. NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
Nội dung
TGĐL
Phương pháp
A. MỞ ĐẦU: 
- GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Chạy thành một hàng dọc quanh sân.
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, hông, vai
* Ôn bài thể dục
* Chơi trò chơi K.động.
B. CƠ BẢN:
* Học điểm số 1-2, 1-2  theo đội hình hàng ngang:
- GV nhắc cách điểm số, hô khẩu lệnh cho Hs điểm số rõ ràng động tác quay đầu hợp lý.
* Ôn đi đều:
- GV nêu tên động tác, phân tích kỹ thuật động tác.
- Chú ý sử dụng khẩu lệnh “Đứng lại  đứng”. Dự lệnh và động lệnh đều vào chân phải. GV cho từng tổ tập luyện. Sau đó dành 2-3’ thi xem tổ nào đi đều, đẹp, đứng lại đúng nhịp.
- GV hô khẩu lệnh và chỉ dẫn cho Hs tập theo đội hình .
- GV nhận xét uốn nắn sửa động tác sai cho Hs
* Trò chơi “Bỏ khăn”
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi.
- Hs chơi trò chơi.
- GV nhắc nhở Hs chơi tích cực, phòng tránh chấn thương.
- Hs chơi trò chơi.
C. KẾT THÚC:
- Thực hiện một số động tác thả lỏng.
- Hát vỗ tay theo nhịp 
- GV hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học và giao bài về nhà.
- GV hô “Giải tán”, Hs đồng thanh hô “Khỏe!”
1-2'
100-200m
1-2'
1 lần
1-2'
1-2 lần
4-5’
8-10’
5-6 lần
1-2'
1-2'
1-2'
1-2 lần
4 hàng dọc
1 hàng dọc
Vòng tròn
4 hàng ngang
4 hàngngang
Gv điều khiển
4 hàng dọc
TT điều khiển
1 vòng tròn
TT điều khiển
4 hàng ngang4
TOÁN
TIẾT 55: LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU.
Giúp HS củng cố về:
 - Các phép cộng có nhớ dạng 12 - 8, 32 - 8, 52 - 28.
 - Tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng. Giải bài toán có lời văn. Biểu tượng về hình tam giác.
 - Bài toán trắc nghiệm: 4 lựa chọn.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Ổn định:1’
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- GV kiểm tra việc học thuộc bảng trừ 12.
C. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Luyện tập: 
Bài 1: GV nêu Y/c cách thực hiện bài tập: Trò chơi: “Đố bạn”.
- Nhận xét, sữa chữa.
Bài 2:
- Y/c HS làm bài tập vào bảng con theo 2 đội. Mỗi đội thực hiện 1 cột tính.
- GV y/c HS nêu cách đặt tính và tính. 
- Nhận xét và cho điểm.
Bài 3: 
- GV ghi câu a và c vào bảng phụ.
- GV phát phiếu bài tập cho HS thực hiện
Bài 4:
- GV gọi 1 HS đọc đề bài và tóm tắt đề.
- GV chấm bài, nhận xét 
Bài 5: 
- GV y/c HS quan sát hình vẽ trong SGK
- Y/c HS đếm số hình tam giác trắng.
- Y/c HS đếm số hình tam giác xanh.
- Y/c HS đếm số hình tam giác ghép nửa trắng, nửa xanh.
- Có tất cả bao nhiêu hình tam giác?
- Y/c HS khoanh đáp án đúng vào bảng con D - 10 hình.
3. Hoạt động 2: Củng cố - Dặn dò: 5’
- GV nhận xét tiết học và dặn dò.
- 3 HS lên bảng đọc thuộc bảng trừ.
- Thực hành tính nhẩm.
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả của từng phép tính. Lớp trưởng ghi kết quả.
- 1 HS đọc yêu cầu: Đặt tính rồi tính.
- HS làm bài vào bảng con.
- Mỗi lần 2 em HS lên bảng làm và nêu cách tính..
- Nhận xét bài làm của bạn.
- 2 HS lên bảng làm và nêu cách tính.
- Cả lớp làm vào phiếu bài tập.
- 1 HS tóm tắt bài toán.
- 1 HS lên bảng làm bà và nêu cách giải.
- Cả lớp làm vào vở.
- 4 hình.
- 4 hình.
- 2 hình.
- Có tất cả 10 hình tam giác.
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 11: CHIA BUỒN, AN ỦI.
 I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.
1. Rèn luyện kỹ năng nghe và nói: Biết nói lời chia buồn, an ủi.
2. Rèn kỹ năng viết, biết viết bưu thiếp thăm hỏi.
II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC.
 - Mỗi HS mang đến lớp 1 bưu thiếp.
 - VBT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
A. Ổn định: 
B. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập:
a) Bài tập 1:
- GV nhắc HS cần nói lời thăm hỏi sức khoẻ ông bà, ân cần thể hiện sự quan tâm và tình cảm thương yêu.
- GV nhận xét.
b) Bài tập 2: 
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung y/c bài tập.
c) Bài tập 3:
- GV Y/c HS đọc lại bài bưu thiếp 
 (TV2/1-tr.80), nhắc HS cần viết lời thăm ông bà ngắn gọn bằng 2, 3 câu, thể hiện thái độ quan tâm, lo lắng.
- GV chấm điểm một số bức thư hay.
3. Hoạt động 2: Củng cố - Dặn dò:
- GV y/c HS thực hành những điều đã học, viết bưu thiếp thăm hỏi, thực hành lời chia buồn, an ủi với bạn bè, người thân.
- 2 HS đọc đoạn văn ngắn kể về ông bà hoặc người thân. (BT2, tiết TLV, tuần 10)
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Nhiều HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét,
- 1 HS đọc Y/c của bài.
- HS phát biểu ý kiến.
- VD : Đừng tiếc nữa ông ạ! Cái kính này cũ quá rồi, bố cháu sẽ mua tặng ông chiếc kính khác.
- HS đọc Y/c của bài.
- HS viết bài trên bưu thiếp.
- Nhiều HS đọc bài.
HĐTT
AN TOÀN GIAO THÔNG
TIẾT 4: ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
I. Mục tiêu. 
- Ôn lại kiến thức về đi bộ và qua đường.
- Hs biết cách đi bộ, biết qua đường.
- Hs biết quan sát phía trước khi qua đường, biết chọn nơi qua đường.
- Hs có thói quen quan sát trên đường đi.
II. Lên lớp.
A: Bài cũ: 5’
- Khi đi trên đường gặp biển 101 người và xe cộ phải thực hiện như thế nào? ( nghiêm chỉnh thực hiện)
- GV nhận xét.
B: Bài mới: 25’
1. Hoạt động 1: 
 - Hs quan sát tranh - chia 5 nhóm quan sát 5 tranh và nhận xét hành vi đúng sai.
 - Đại diện nhóm mình trình bày.
 - Những hành vi nào của ai là đúng? Những hành vi nào của ai là sai?
- GV kết luận: Khi đi trên đường ta cần thực hiện tốt những điều đã quy định.
- Khi đi trên đường không có vỉa hè em đi như thế nào?
- Ở ngã tư, ngã 5 muốn qua đường em cần chú ý gì?
- Đi sát vào lề đường, chú ý tránh xe đạp, xe máy.
- Đi cùng người lớn 
2. Hoạt động 2: 
- GV phân chia 7 nhóm mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống. Các nhóm báo cáo nhận xét. 
- Không nên qua đường ở những nơi như thế nào?
- Khi đi bộ qua đường ta quan sát như thế nào?
- Điều gì xảy ra nếu em không thực hiện đúng?
- Có nhiều xe cộ, ở chỗ khuất, quanh co 
- Nhìn phía tay trái 
- Xảy ra tai nạn.
C: Củng cố – dặn dò: 5’
- Ở ngã tư, ngã 5 muốn qua đường em cần chú ý gì? (..Đi cùng người lớn )
- GV nhận xét tiết học.
- CB: Phương tiện GT đường bộ.	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_11.doc