Đạo đức
Tiết 13: QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN ( T 2)
A-Mục tiêu:
- HS biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Giáo dục HS yêu mến , quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh.
B- Đồ dùng dạy- học:
- 4 bộ tranh minh hoạ( gồm 5 chiếc miỗi bộ); 2 băng giấy làm mũ đội đầu ghi tên nhân vật: Hùng, cô giáo, Mai, 1 hộp giấy.
Tuần 13 Thứ hai 28 tháng 11 năm 2011 Đạo đức Tiết 13 : quan tâm giúp đỡ bạn ( T 2) A-Mục tiêu: - HS biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. - Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày. - Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - Giáo dục HS yêu mến , quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. B- Đồ dùng dạy- học: - 4 bộ tranh minh hoạ( gồm 5 chiếc miỗi bộ); 2 băng giấy làm mũ đội đầu ghi tên nhân vật: Hùng, cô giáo, Mai, 1 hộp giấy. - Phiếu giao việc của HĐ3 C- Các hoạt động dạy- học: I. ổn định tổ chức : II. Kiểm tra: - Vì sao phải quan tâm giúp đỡ bạn? - Em đã làm gì giúp bạn? - Nhận xét III. Bài mới: 1. Xử lí tình huống + Mục tiêu: Giúp HS biết cách ứng xử trong một tình huống cụ thể có liên quan đến việc quan tâm giúp đỡ bạn bè + Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát tranh" Trong giờ kiểm tra toán. Bạn Hà không làm được bài đang đề nghị với bạn Nam ngồi bên cạnh" Nam ơi, cho tớ chép bài với!" - Nam sẽ ứng xử ntn? - Em có ý kiến gì về việc làm của Nam? - Nếu là Nam, em sẽ làm gì để giúp bạn? + GV KL: Quan tâm giúp đỡ bạn phải đúng lúc, đúng chỗ và không vi phạm nội qui nhà trường. 2. Tự liên hệ + Mục tiêu: Định hướng cho HS biết quan tâm, giúp đỡ bạn trong cuộc sống hằng ngày + Cách tiến hành: - Em đã làm gì thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn bè hoặc những trường hợp em đã được quan tâm, giúp đỡ? + GV KL: Cần quan tâm giúp đỡ bạn bè, đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh khó khăn. 3. Trò chơi: Hái hoa dân chủ + Mục tiêu: Giúp HS củng cố các kiến thức, kĩ năng đã học. + Cách tiến hành: - Nội dung câu hỏi gợi ý: * Em sẽ làm gì khi em có một cuốn truyện hay mà bạn em hỏi mượn? * Em sẽ làm gì khi bạn đau tay lại đang xách nặng? * Em sẽ làm gì khi bạn em quên mang bút chì màu mà em lại có? * Em sẽ làm gì khi bạn trong tổ em bị ốm? + Kết luận: Cần phải cư xử tốt với bạn bè, không nên phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật, bạn khác giới. Đó chính là thực hiện quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em. * Kết luận chung: Quan tâm, giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi HS. Em cần quý trọng các bạn biết quan tâm giúp đỡ bạn. Khi được bạn bè quan tâm, niềm vui sẽ tăng lên và nỗi buồn sẽ vơi đi. IV. Củng cố : - Vì sao phải quan tâm giúp đỡ bạn? - Nhận xét giờ học. V. Dặn dò: - Thực hành theo bài học. - Hát - HS nêu - Nhận xét - HS thảo luận , nêu cách ứng xử - Chốt lại các cách ứng xử đúng nhất: * Nam không cho Hà xem bài. * Nam khuyên Hà tự làm bài. - HS nêu - HS nêu- Nhận xét - HS liên hệ - Lớp nhận xét : Đồng ý hay không đồng ý với việc làm của bạn ? Tại sao? - Tổ lập kế hoạch giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong lớp, trong trường - Đại diện nhóm lên trình bày - HS hái hoa dân chủ - Trả lời các câu hỏi trong phiếu. - HS khác nhận xét- bổ xung. - HS nhắc lại Tiếng việt củng cố Tiết 25: luyện viết chính tả A. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng viết và trình bày một đoạn văn theo kiểu chữ quy định có từ 2 đến 3 tên riêng trong thời gian 15 phút : Số lượng khoảng 40 chữ : Viết đúng, đều nét, sạch sẽ. B. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép sẵn đoạn viết C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc viết lại bài của HS - Nhận xét III. Bài mới: 1- Giới thiệu , ghi tên bài -Nêu yêu cầu giờ học 2- Luyện viết: - GV đưa bảng phụ - Gọi 1 số HS đọc lại đoạn viết: Em là học sinh lớp 2 D trường tiểu học Khải Xuân, Thanh Ba. Trường em rất đẹp. Trường có nhiều cây xanh nên không khí rất trong lành. Em rất yêu trường em. Từ ngày đi học, chưa bao giờ em đến trường muộn. -Trong đoạn viết có những chữ nào cần phải viết hoa ? Vì sao? - Có những chữ nào khó viết? -Yêu cầu HS viết từ khó. - Nhận xét, sửa lỗi - GV nêu yêu cầu: Trình bày một đoạn văn theo cỡ chữ nhỏ kiểu chữ đứng , nét đều, viết hơn 40 chữ / 15 phút ( HSKG viết chữ chuẩn và đẹp) - GV nhắc HS viết đúng chữ, đúng tốc độ quy định. - GV đọc bài - GV đọc lại bài - Chấm bài , nhận xét IV. Củng cố: - Nhận xét bài viết của HS. V. Dặn dò: - Nhắc HS viết đúng cỡ , đúng kiểu chữ quy định. - Hát - HS quan sát - HS đọc đoạn viết -Tên riêng: Khải Xuân, Thanh Ba Sau dấu chấm, đầu đoạn viết - HS tự nêu - Lớp viết bảng con, 2 HS viết bảng lớp - HS nghe viết vào vở - HS tự soát lỗi chính tả Tự học Tiết 14: luyện tập : 14 trừ đi một số A. Mục tiêu: - Củng cố cho HS phép trừ dạng 14 trừ đi một số. - áp dụng để giải các bài toán có liên quan. B. Đồ dùng dạy- học: - Bảng nhóm, bảng phụ C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: II . Kiểm tra: - Đọc các công thức trong bảng trừ 14 trừ đi một số - Nhận xét III. Bài mới: 1. Giới thiệu, ghi tên bài - Nêu yêu cầu bài học 2. Hướng dẫn luyện tập: +Bài 1: Đặt tính rồi tính 34-9 84-5 94-8 34-16 84-37 74-29 - Nhận xét - Củng cố kĩ năng đặt tính, tính trừ có nhớ +Bài 2: Tìm x( Nhóm ) x+26 =54 x - 34 =12 35 + x= 94 25 + x= 44 - Nhận xét +Bài 3: Vở Trong vườn có 54 cây cam và cây nhãn trong đó có 28 cây cam. Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây nhãn? - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Bài toán thuộc dạng toán gì? - Chấm bài nhận xét +Bài 4: Trò chơi - Nêu cách chơi Điền vào chỗ trống 44 - 7 = + 15 25 + 9 = 18 + 74 - 25 = - 13 - Nhận xét bài các đội chơi -Tuyên bố kết quả cuộc thi IV.Củng cố: - Nhận xét giờ học. V. Dặn dò: - Nhắc HS làm lại các phép tính dạng 14 trừ đi một số. - Hát 1 HS đọc - Nêu yêu cầu - HS làm bảng con, 3 HS lên làm bảng 25 79 86 18 47 45 - Nêu yêu cầu - HS làm theo nhóm, mỗi nhóm thực hiện nửa số lượng bài theo phân công x+26=54 x-34=12 x=54-26 x=12+34 x=28 x=46 35+x=94 25+x=44 x=94-35 x=44-25 x=59 x=19 - HS đọc đề bài - Phân tích đề -1 HS tóm tắt bài - HS làm vào vở, 1 HS chữa bảng Bài giải: Trong vườn có số cây nhãn là: 54-28=26 ( cây ) Đáp số: 26 cây - HS chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 6 em lần lượt điền số vào ô trống trong 4 phút Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2011 Toán củng cố Tiết 22: ôn luyện trừ có nhớ , giải toán có lời văn A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Kĩ năng đặt tính và tính với dạng toán trừ có nhớ: 13 trừ đi một số ; 14 trừ đi một số: 14-8 - áp dụng để giải toán có liên quan. B. Đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm bài 3 C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra: - Đọc bảng trừ 14 trừ đi một số - Nhận xét III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài, ghi tên bài - Nêu yêu cầu giờ học 2. Hướng dẫn HS luyện tập: * Bài 1: Tìm x ( Bảng con) x+24=75 x+74=81 52+x=61 27+x=45 43+x=91 28+x=37 -Yêu cầu HS nêu cách làm - GV củng cố tìm một số hạng trong một tổng. * Bài 2: Tính (Nháp ) 23 63 93 83 - - - - 17 45 27 45 - Nhận xét *Bài 3: ( Phiếu nhóm ): Đặt tính rồi tính - Chia nhóm 4 14-7 53-19 64-17 34-5 43-37 73-48 - Nhận xét - Nhắc lại cách đặt tính và tính? *Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau: Thùng to : 63 Lít dầu Thùng bé ít hơn thùng to: 17 lít dầu Thùng bé :lít dầu? - Chấm bài nhận xét IV.Củng cố: - Nhận xét giờ. V. Dặn dò: - Nhắc HS làm lại các bài toán dạng 13 trừ đi một số. - Hát - 2 HS đọc bảng trừ - Nhận xét - Nêu yêu cầu - HS làm bảng con, 3 HS làm bảng lớp x+24 =75 x+74=81 x=75-24 x= 81-74 x= 51 x=7 - Nêu yêu cầu - HS làm nháp, 4 HS chữa bài và nêu cách đặt tính rồi tính -Thứ tự KQ: 6, 18, 66, 38 - Nêu yêu cầu - Làm theo nhóm N1: Cột 1 N2: cột 2 N3: cột3 - Các nhóm trình bày bài 7 34 47 29 6 25 - HS nêu - Đọc yêu cầu - Đặt lại đề toán - Lớp giải ra vở, 1 HS làm bảng: Bài giải: Thùng bé có số lít dầu là: 63-17=46 ( l ) Đáp số:46 l Tiếng việt củng cố Tiết 26: Luyện tập từ ngữ về công việc gia đình A. Mục tiêu: - HS thấy được trách nhiệm và bổn phận của từng người trong gia đình trong các công việc nhà nhằm góp phần xây dựng gia đình vui vẻ, hoà thuận - Biết tên và công dụng của 1 số đồ dùng thông thường trong nhà , biết phân loại và bảo quản chúng - HSKG: Biết nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở. B. Đồ dùng dạy- học: -Bảng nhóm kẻ sẵn cột cho HĐ2 C.Các hoạt động dạy học: I . ổn định tổ chức: II. Kiểm tra: - Kết hợp trong giờ ôn III. Bài mới: 1. Giới thiệu , ghi tên bài 2. Hướng dẫn ôn tập * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi: - Hãy kể tên những việc làm thường ngày của từng người trong gia đình bạn - Nghe các nhóm trình bày - Nhận xét bổ sung * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4 - Sắp xếp phân loại các đồ dùng dựa vào vật liệu làm ra chúng -Yêu cầu 2 nhóm nhanh nhất lên trình bày kết quả - Nhận xét - Với những đồ dùng bằng sứ, thuỷ tinh muốn bền đẹp ta lưu ý gì khi sử dụng? - Khi dùng, rửa chén , bát , đĩa, phích, lọ cắm hoa ta cần chú ý điều gì? -Với đồ dùng bằng điện, muốn an toàn ta cần chú ý gì khi sử dụng? - Chúng ta phải giữ gìn giường tủ như thế nào? *Hoạt động 3: Trả lời cá nhân - Để môi trường xung quanh nhà bạn sạch sẽ bạn cần phải làm gì? - Nhận xét, bổ sung IV.Củng cố: - Nhận xét giờ V. Dặn dò: -VN vệ sinh sạch sẽ và nhắc mọi thành viên trong gia đình giữ vệ sinh sung quanh nơi ở - Hát - HS thảo luận nhóm đôi và lần lượt ghi vào giấy - Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm thảo luận, ghi vào bảng nhóm - Đồ dùng trong gia đình: đồ gỗ đồ sứ Nhựa điện tủ Lọ hoa Rổ Quạt - Nhẹ tay,. - Cẩn thận nếu không bị vỡ - Chú ý không bị điện giật -Không vẽ viết bậy, lau chùi thường xuyên - HS trả lời nối tiếp: - Quét dọn nhà cửa, không vứt rác bừa bãi, nhắc nhở người lớn phát bụi rậm, khơi rãnh giếng, dọn chuồng gia súc. Hoạt động ngoài giờ lên lớp Giáo dục an toàn giao thông Bài 3: Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông và Biển báo hiệu giao thông đường bộ A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh để điều khiển xe và người đi lại trên đường. - Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm. - Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của cảnh sát giao thông và của biển báo hiệu giao thông. 2. Kỹ năng: - Quan sát và biết thực hiện đúng hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. - Phân biệt nội dung 3 biển báo cẩm 101, 102, 112. 3. Thái độ: - Phải tuân theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. - Có ý thức và tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông. B. Đồ dùng dạy học: Tranh 1,2,3 phóng to Biển 101,102,112 phóng to C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: - Hát II. Kiểm tra: - Nhà em ở vị trí nào? - Xe cộ đi lại như thế nào? - Em cần chú ý gì? III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung *Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hàng ngày trên đường phố cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều khiển các loại xe đi đúng đường. Chúng ta còn gặp một số biển cắm ở ven đường đó là biển báo hiệu để điều khiển giao thông. . *Hoạt động 2: Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, cách thực hiện. b. Cách tiến hành: - Treo các tranh có hình ảnh các động tác điều khiển của cảnh sát giao thông. - Giáo viên làm mẫu từng tư thế và giải thích nội dung. c. Kết luận: Nghiêm chỉnh chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông để đảm bảo an toàn giao thông - Học sinh quan sát, tìm hiểu các tư thế và nội dung thực hiện hiệu lệnh - Học sinh thảo luận nhóm 2 em thực hành làm cảnh sát giao thông. Vài học sinh thực hành đi đường theo hiệu lệnh. Lớp nhận xét Vài em nhắc lại Lớp đọc * Hoạt động 3: Tìm hiểu về biển báo hiệu giao thông. a. Mục tiêu: Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm. Biết ý nghĩa, nội dung 3 biển báo hiệu thuộc nhóm này. b. Cách tiến hành - Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 1 biển báo. Yêu cầu học sinh nêu đặc điểm ý nghĩa của nhóm biển báo này. Giáo viên ghi đặc điểm lên bảng. - Nói ý nghĩa từng biển báo. Các biển báo này được đặt ở vị trí nào trong thành phố? Khi đi đường gặp biển báo cẩm phải làm gì? Thảo luận nêu rõ: + Hình dáng + Màu sắc + Hình vẽ bên trong - HS hoà nhập hoạt động cùng các bạn. Đại diện nhóm trình bày. Vài em nhắc lại - ở đầu những đoạn đường giao nhau, đặt ở bên tay phải. Học sinh nêu cụ thể ý nghĩa từng biển báo (101,102,112) c. Kết luận: Khi đi trên đường, gặp biển báo cấm thì xe và mọi người phải thực hiện theo hiệu lệnh ghi trên biển báo đó. * Hoạt động 4: Trò chơi “Ai nhanh hơn”. a. Mục tiêu: Học sinh thuộc tên các biển báo vừa học b. Cách tiến hành: - Giáo viên chọn 2 đội mỗi đội 2 em. Đặt 1 số biển báo úp trên bàn cho học sinh chọn. - Lật các biển báo, chọn ra 3 biển báo vừa học trong số nhiều biển báo. Đọc tên đúng đội nhanh hơn thắng c. Kết luận: - Lần lượt nêu tên 3 biển báo vừa học IV.Củng cố: - Liên hệ: Phát hiệu trên đường em đi học chỗ đường nào có đặt các biển báo vừa học. V. Dặn dò: - Thực hiện theo bài học Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2011 Thủ công Tiết 13: Gấp, cắt, dán hình tròn ( T 1) A. Mục tiêu: - HS biết gấp, cắt, dán hình tròn - Gấp, cắt, dán được hình tròn - HS có hứng thú với giờ học thủ công B. Đồ dùng dạy- học: GV : Mẫu hình tròn được dán trên nền hình vuông Quy trình gấp, cắt, dán hình tròn, giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ HS : Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ C. Các hoạt động dạy- học: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Nhận xét sự chuẩn bị của HS III. Bài mới: 1. HD HS quan sát và nhận xét - GV giới thiệu hình tròn mẫu dán trên nền hình vuông - GV nối điểm O với các điểm M, N, P - So sánh về độ dài các đoạn thẳng OM, ON, OP ? - So sánh về độ dài MN với cạnh của HV ? 2. GV HD mẫu * Bước 1 : Gấp hình - Cắt một HV có cạnh là 6 ô ( H1 ) - Gấp tư HV theo đường chéo được H2a và điểm O là điểm giữa của đường chéo. Gấp đôi để lấy đường dấu giữa và mở ra được H2b - Gấp H2b theo đường dấu gấp sao cho hai cạnh bên sát vào đường dấu giữa được H3 * Bước 2 : Cắt hình tròn - Lật mặt sau H3 được H4. Cắt theo đường dấu CD và mở ra được H5a - Từ H5a cắt, sửa theo đường cong và mở ra được hình tròn * Bước 3 dán hình tròn - Dán hình tròn vào vở hoặc tờ giấy khác màu làm nền - GV theo dõi giúp đỡ những em yếu IV. Củng cố: - Muốn cắt hình tròn em phải cắt hình gì ? - Nêu lại các bước gấp hình tròn ? V. Dặn dò: - Về nhà tập gấp, cắt, dán bằng giấy nháp - Hát - Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ + HS quan sát - Các đoạn thẳng OM, ON, OP có độ dài bằng nhau - Cạnh của HV bằng độ dài MN của H.tròn + HS theo dõi Tập gấp bằng giấy nháp - Hình vuông - HS nêu lại 3 bước Toán củng cố Tiết 23: luyện tập 15 , 16, 17, 18 trừ đi một số A. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng thực hiện đặt tính và tính dạng toán 15,16,17,18 trừ đi một số. - áp dụng để giải bài toán có liên quan. - HSKG: Làm thêm bài 5 B.Đồ dùng dạy- học: - Bảng nhóm bài 3, phiếu bài tập C.Các hoạt động dạy- học: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra: - Kết hợp trong giờ ôn III. Bài mới: 1. Giới thiệu , ghi tên bài: - Nêu yêu cầu giờ dạy 2. Hướng dẫn luyện tập: *Bài 1: Nhẩm 76- 9 = 45 -7 = 87 - 8 = 35- 8 = 98 - 9 = 56 - 8 = 37- 9 = 57 - 8 = - Nêu cách thực hiện đặt tính rồi tính dạng toán 15,16,17,18 trừ đi 1 số? *Bài 2: Tính ( Phiếu , nhóm đôi ) - Phát phiếu yêu cầu HS làm nhóm đôi - Nhận xét *Bài 3: Tìm x ( Nhóm ) 9+ x =65 x+8=97 39+ x= 48 8+x=86 -Yêu cầu HS nhận xét bài - Nêu cách tìm số hạng chưa biết? *Bài 4 ( Vở ) Giải bài toán theo tóm tắt sau: Tấm vải hoa : 25m Tấm vải đỏ ít hơn vải hoa : 8m Tấm vải đỏ : m? - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Bài toán thuộc dạng toángì? - Chấm , nhận xét *Bài 5: Sách nâng cao tr26 Hai số có tổng bằng 68, số hạng thứ nhất bàng 39. Hỏi số hạng thứ hai bằng bao nhiêu? - Bài toán cho biết gì? hỏi gì? - Dạng toán gì? IV. Củng cố: -Trò chơi: Điền số nhanh , đúng 47-8= 75-6= 76-7= 38-9= 98-9= 56-8= V. Dặn dò: - Nhắc HS làm lại các bài tập đã ôn - Hát - Nêu yêu cầu - HS nối tiếp nêu kết quả, nêu cách làm - HS nhắc lại - Nêu yêu cầu - Thực hiện theo nhóm đôi bạn: 17-10+7= 14 45-5+12=52 28-8-7=13 86 - 6 -7=73 - Đọc đề bài - Thực hiện trên bảng nhóm 9+x=65 x+8=97 x=65-9 x=97-8 x=56 x=89 - Vài HS nêu - Nêu yêu cầu -1 HS đặt lại đề toán - HS nêu - Lớp làm vào vở: Bài giải Tấm vải đỏ dài là: 25-8=17 ( m ) Đáp số: 17m - HS đọc yêu cầu - HS nêu phân tích đề bài. - Tự làm bài cá nhân - 1 HS chữa bài bảng lớp. Bài giải Số hạng thứ hai bằng: 68 - 39 = 29 Đáp số: 29 - Chia thành 2 đội chơi, mỗi em điền 1 phép tính. Đội nào nhanh thì thắng cuộc Hoàn thiện kiến thức Tiết 14: tập làm văn:luyện tập Kể về gia đình A. Mục tiêu: - Biết kể về mọi người trong gia đình mình - Dựa vào lời kể viết 1 đoạn văn ngắn về gia đình ( 3- 5 câu ) : - HSKG: Viết các câu lôgíc thành 1 đoạn văn, bài viết có sự sáng tạo. B. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ C. Các hoạt động dạy- học: I. ổn định tổ chức; II. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc viết bài ở nhà của HS III. Bài mới: 1- Giới thiệu bài 2-Kể về gia đình em: ( Miệng ) - GV đưa bảng phụ a- Gia đình em gồm có mấy người? Đó là những ai? b-Nói về từng người trong gia đình em? c-Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào? -Yêu cầu HS dựa vào gợi ý kể về gia đình của mình - Nhận xét 3- Viết 1 đoạn văn ngắn( Từ 3- 5 câu ) kể về gia đình em. HSKG: Viết các câu lôgíc thành 1 đoạn văn, bài viết có sự sáng tạo. -Hướng dẫn: Viết lại những gì vừa nói ở phần trên, có thể viết nhiều hơn 5 câu Viết xong, đọc lại phát hiện và sửa lỗi - Yêu cầu HS làm bài - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu -Thu 1 số bài viết chấm, nhận xét * Bài mẫu: Gia đình em gồm có 3 người: Bố, mẹ và em. Bố em năm nay 34 tuổi là giáo viên trường tiểu học Khải Xuân. Mẹ em kém bố em 4 tuổi, là bác sĩ nha khoa. Còn em sắp lên 8 tuổi học lớp 2 A. Mỗi sáng bố em đi dạy học, mẹ em đến bệnh viện, em đi học. Chiều nào, tối nào cả nhà cũng quây quần bên nhau: Bố soạn bài, chấm bài, em học bài, làm bài còn mẹ thu dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo. IV. Củng cố: - Nhận xét giờ V. Dặn dò: -Về nhà tập kể về gia đình mình - Hát - HS đọc gợi ý, nhớ lại những điều cần nói ( khoảng 5 câu ) - HS kể theo nhóm đôi bạn - Một số nhóm đôi kể trước lớp - HS nghe - HS làm bài vào vở - HS đọc bài viết của mình
Tài liệu đính kèm: