Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 13 (Buổi sáng)

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 13 (Buổi sáng)

Toán

 Tiết 62: 34 - 8 ( T 62 )

A. Mục tiêu:

- HS biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 34 - 8. Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng và tốngố bị trừ.Biết giải bài toán về ít hơn.

- Vận dụng làm các bài tập: BT1( cột 1,2,3); BT3; Bài 4a

- HSKG: Làm thêm bài 1 cột 4, 5; bài 2, bài 4b.

B. Đồ dùng dạy- học:

- 3 thẻ chục và 4 que tính rời, bảng phụ, bảng nhóm, phiếu học tập

 

doc 16 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 13 (Buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
 Thứ hai 28 tháng 11 năm 2011
 ( Đ/c Dương Hằng soạn và dạy)
 Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
 Toán
 Tiết 62: 34 - 8 ( T 62 )
A. Mục tiêu:
- HS biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 34 - 8. Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng và tốngố bị trừ.Biết giải bài toán về ít hơn.
- Vận dụng làm các bài tập: BT1( cột 1,2,3); BT3; Bài 4a
- HSKG: Làm thêm bài 1 cột 4, 5; bài 2, bài 4b.
B. Đồ dùng dạy- học:
- 3 thẻ chục và 4 que tính rời, bảng phụ, bảng nhóm, phiếu học tập
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số:.
II. Kiểm tra:
- Đọc bảng 14 trừ đi một số?
- Nhận xét, cho điểm
III.Bài mới:
1. Thực hiện phép trừ 34 - 8
- Nêu bài toán: Có 34 qe tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
 - Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm gì?
 34 - 8 = ?
-Nêu cách bớt que tính : Bớt 4 que rời tháo 1 chục que bớt tiếp 4 que còn lại 6 que
-34 que bớt 8 que tính còn bao nhiêu que tính?
- HD đặt tính và thực hiện phép tính theo cột dọc: 
 26 
 2. Thực hành
*Bài 1: Làm phiếu
- HSKG làm thêm cột 4,5
- Gọi HS báo cáo kết quả
- Nhận xét
*Bài 2: 
- Yêu cầu HSKG làm bảng nhóm
- Muốn tìm hiệu ta làm như thế nào?
- Chữa bài
*Bài 3:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Chấm bài, nhận xét
*Bài 4: Nhóm
- x là số gì?
- Cách tính x?
- Chữa bài
IV. Củng cố:
- Đọc bảng 14 trừ đi một số?
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Ôn lại bài.
- Hát
- Thi đọc 
- Nhận xét
- Nêu bài toán
 34 - 8.
- Thao tác trên que tính để tìm KQ
 34 - 8 = 26
- Nhiều HS nêu lại cách đặt tính và tính theo cột dọc
- Nêu yêu cầu
- HS làm phiếu:
 87 59 35 78 16
 63 45 68 26 30
- Nêu yêu cầu
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ
 58 76 85
- Đọc đề
- Phân tích đề và tóm tắt
- Làm bài vào vở
 Bài giải
 Số con gà nhà bạn Ly nuôi là:
 34 - 9 = 25( con gà)
 Đáp số: 25 con gà.
- Nêu yêu cầu
- HS làm theo nhóm 2
x + 7 = 34 x - 14 = 36
 x = 34 - 7	 x= 36 + 14
 x = 27 x= 50 
- 2 HS đọc
Mĩ thuật
( Đ/c Xuân soạn và dạy)
Kể chuyện
Tiết 13: Bông hoa niềm vui
A. Mục tiêu:
- Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện Bông hoa Niềm Vui theo hai cách : theo trình tự trong câu chuyện và thay đổi trình tự câu chuyện ( BT 1)
- Dựa vào tranh , kể lại nội dung đoạn 2,3 ( BT2 ) ; Kể được đoạn cuối của câu chuyện ( BT3 ).
+ GDBVMT: Giáo dục tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình.( Khai thác trực tiếp nội dung bài).
B. Đồ dùng dạy- học:	
- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, 
 3 bông hoa cúc giấy màu xanh để đóng hoạt cảnh
C.Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại chuyện : Sự tích cây vú sữa
- GV nhận xét
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học 
2. HD kể chuyện
* Bài 1 (105 )
* Kể đoạn mở đầu theo 2 cách
+ HD HS tập kể theo cách 1 : đúng trình tự như câu chuyện
- GV nhắc HS không nhất thiết kể đúng từng câu chữ, chỉ cần đủ ý, đúng thứ tự
+ HD HS tập kể theo cách 2 : đảo vị trí các ý của đoạn 1 
VD :
Bố của Chi bị ốm, phải nằm viện. Chi rất thương bố. Em muốn hái tặng bố một bông hoa Niềm Vui trong vườn trường, hi vọng bông hoa sẽ giúp bố mau khỏi bệnh. Vì vậy mới sáng tinh mơ .....
*Bài 2 (105 )
- Đọc yêu cầu của bài
- Nhắc HS kể bằng lời của mình không kể theo cách đọc chuyện
- GV nhận xét
* Bài 3 (105 )
- Đọc yêu cầu của bài
- GV nhận xét
IV. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
- Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe
- Hát
- 2 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện
- Nhận xét bạn kể
-Đọc yêu cầu đề
+ HS tập kể theo cách 1
- Nhận xét bạn kể
+ HS tập kể theo cách 2
- Nhận xét bạn kể
+ Dựa vào tranh kể lại đoạn 2, 3 bằng lời của mình
- HS quan sát tranh vẽ
- HS tập kể theo nhóm
- Đại diện 2, 3 nhóm thi kể
- Nhận xét bạn kể
+ Kể lại đoạn cuối, tưởng tượng thêm lời cảm ơn của bố Chi
- Nhiều HS nối tiếp nhau kể đoạn cuối
- Nhận xét bạn kể
- Bình chọn người kể theo tưởng tượng hay nhất
Chính tả ( tập chép )
Tiết 25: Bông hoa Niềm Vui
A. Mục tiêu:
- Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài : Bông hoa Niềm Vui
- Làm đúng các bài tập phân biệt iê / yê, r / d, thanh ngã / thanh hỏi
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV : Bảng lớp viết bài tập chép, bút dạ+ 4 băbg giấy to để làm BT3. 
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Viết : lặng yên, tiếng nói, đêm khuya, ngọn gió, lời ru
- GV nhận xét
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD tập chép
* HD HS chuẩn bị
- GV treo bảng phụ, đọc đoạn viết
+ Cô giáo cho phép Chi hái thêm hai bông hoa nữa cho những ai ? Vì sao ?
+ Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ?
- Tìm tiếng khó viết?
- GV sửa lỗi
 * HS chép bài vào vở
- Giúp đỡ HS yếu
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
3. HD làm bài tập chính tả
* Bài tập 2 (106 )
- Đọc yêu cầu bài tập
+ GV giới thiệu các bảng viết đúng
- Trái nghĩa với khoẻ : yếu
- Chỉ con vật nhỏ, sống thành đàn, rất chăm chỉ : kiến
- Cùng nghĩa với bảo ban : khuyên
* Bài tập 3 (106 )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét giúp HS sửa câu cho đúng
a. Cuộn chỉ bị rối 
 Bố rất ghét nói dối 
 Mẹ lấy rạ đun bếp 
 Bé Lan dạ một tiếng rõ to
b. Bát canh có nhiều mỡ
 Bé mở cửa đón mẹ về
 Bé ăn thêm hai thìa bột nữa
 Bệnh của bố em đã giảm một nửa.
IV. Củng cố:
- GV khen những HS chép bài làm bài tập đúng.
V. Dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài, sửa lỗi
- Hát
- 2 HS lên bảng
- Cả lớp viết bảng con
- Nhận xét bạn viết
+ HS theo dõi
- 2, 3 HS đọc đoạn viết
- Hái thêm hai bông nữa cho em và cho mẹ. Vì trái tim nhân hậu của em và cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo 
- Viết hoa tiếng : Em, Một
+ HS tìm và luyện viết bảng con: hãy hái, nữa, trái tim, nhân hậu, dạy dỗ, hiếu thảo
+ HS chép bài vào vở chính tả
- Soát lỗi
+ Tìm những từ chứa tiếng có iê, hoặc yê
- HS đọc thầm yêu cầu
- Làm vào bảng con
- Nhận xét bài bạn
+ Đặt câu để phân biệt các từ trong mỗi cặp
- HS làm bài vào VBT
- Đổi vở nhận xét bài của bạn
 Tự nhiên và xã hội
Tiết 13: Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
A. Mục tiêu:
- Nêu được một số việc cần làm để giữ môi trường xung quanh nơi ở; Biết tham gia làm vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở. Biết được lợi ích của việc giữ vệ sinh môi trường.
- GDBVMT: Giáo dục HS có ý thức giữ sạch môi trường xung quanh sạch , đẹp( Tích hợp toàn phần)
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV : Hình vẽ về giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở SGK trang 28, 29, phiếu bài tập
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các đồ dùng có trong gia đình em? 
III .Bài mới:
* Khởi động : trò chơi : Bắt muỗi
+ Bước 1 : GV HD cách chơi 
- GV hô: muỗi bay muỗi đốt ....
- GV nói : muỗi đậu vào má ....
- GV hô : Đập cho nó một cái 
+ Bước 2 : HS chơi
- GV tiếp tục lập lại trò chơi từ đầu, nhớ thay đổi động tác
+ Trò chơi muốn nói lên điều gì ?
- Làm thế nào để nơi ở của chúng ta không có muỗi ? 
1.HĐ 1 : Làm việc với SGK theo cặp
- Hát
- HS kể
+ Cả lớp đứng tại chỗ
- Cả lớp hô : vo ve, vo ve ...
- HS chụm tay vào má của mình thể hiện " muỗi đậu "
- Cả lớp cùng lấy tay đập vào má mình và hô " muỗi chết, muỗi chết "
- HS chơi trò chơi
- Nhà cửa luôn luôn phải sạch sẽ
* Mục tiêu 
- Kể tên những việc cần làm để giữ sạch sân trường, khu vệ sinh và chuồng gia súc
- Hiểu được ích lợi của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : Làm việc theo cặp
- Mọi người trong từng hình đang làm gì để môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ ?
- Những hình nào cho biết mọi người trong nhà dều tham gia làm vệ sinh xung quanh nhà ở ?
- Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở có lợi gì ?
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
- HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 SGK trang 28, 29 và thảo luận theo nhóm
+ Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ xung
GVKL : Để đảm bảo được sức khoẻ và phòng tránh được bệnh tật mỗi người trong gia đình cần góp sức mình để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ. Môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ, thoáng đãng, khô ráo sẽ không có chỗ cho sâu bọ, ruồi muỗi, gián, chuột và các mầm bệnh sinh sống, ẩn nấp và không khí cũng được trong sạch, tránh được khí độc và mùi hôi thối do phân, rác gây ra
2. HĐ 2 : Đóng vai
* Mục tiêu
- HS có ý thức thực hiện giữ gìn vệ sinh sân, vườn, khu vệ sinh ...
- Nói với các thành viên trong gia đình cùng thực hiện giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : Làm việc cả lớp
- ở nhà, các em đã làm gì để giữ môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ ?
- ở xóm em có tổ chức làm vệ sinh ngõ xóm hàng tuần không ?
- Nói về tình trạng vệ sinh ở đường làng, ngõ xóm nơi em ở ?
+ Bước 2 : Làm việc theo nhóm
+ Bước 3 : Đóng vai
- GV nhận xét 
IV. Củng cố:
- GV nhận xét chung tiết học.
V. Dặn dò:
- Nhắc nhở HS tự giác không vứt rác bừa bãi ... và nói lại với những người trong gia đình về ích lợi của việc giữ sạch môi tường xung quanh nhà ở .
- HS trả lời
+ Các nhóm tự nghĩ ra các tình huống để tập nói với mọi người trong gia đình về những gì đã học được trong bài này
- Các nhóm bàn nhau, đưa ra tình huống nhận vai
+ HS lên đóng vai
- HS khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra, cùng thảo luận lựa chọn cách ứng xử có hiệu quả
 Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2011
Toán
 Tiết 63: 54 - 18 ( T 63 )
A- Mục tiêu:
- HS biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 , dạng 54 - 18. Biết giải bài toán về ít hơn với các số có kèm đơn vị đo dm. Biết vẽ hình tam giác cho sẵn 3 đỉnh.
- Rèn kĩ năng nhận biết hình và tính toán.
- HSKG: Làm thêm bài 1 phần b, bài 2 phần c
B- Đồ dùng dạy- học: 
- 5 bó một chục que tính và 4 que tính rời.
C- Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Đọc bảng trừ 14 trừ đi một số?
- Nhận xét
III. Bài mới:
 1. Thực hiện phép trừ : 54 - 18
- Nêu bài toán: Có 54 que tính, bớt đi 18 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm ntn?
 54 - 18 = ?
-Yêu cầu HS thao tác tìm cách bớt que tính
- HD HS đặt tính theo cột dọc và thứ tự thực hiện phép tính: 
 36
 2. Thực hành
*Bài 1: ( Phiếu ) Tính
- Phát phiếu
- Nhận xét, bổ sung
- Nêu cách tính và cách viết kết quả?
*Bài 2: ( Bảng nhóm)
 ... o nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
+ Đại diện nhóm thi đọc
- Nhận xét
+ Cả lớp đọc
+ HS đọc đoạn 1
- Cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ, nhị sen xanh, cá xộp, cá chuối
- Vì quà gồm rất nhiều con vật và cây cối dưới nước
+ HS đọc đoạn 2
- Con xập xành, con muỗm, những con dế đực cánh xoăn
- Vì quà gồm rất nhiều con vật sống trên mặt đất
+ HS đọc lại đoạn 2
- Hấp dẫn nhất là ..... Quà của bố làm anh em tôi giàu quá !
- Vì bố mang về những con vật mà trẻ em rất thích./ Vì nó thể hiện tình thương yêu của bố dành cho các con.
* - Tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho các con.
+ HS thi đọc ( giọng nhẹ nhàng, hồn nhiên, vui tươi )
- HS tự liên hệ 
- Tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho các con.
- Vài HS hát, đọc thơ
Thể dục
 Tiết 25: trò chơi: nhóm ba nhóm bảy
A. Mục tiêu:
- Ôn trò chơi: Nhóm ba nhóm bảy; Biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động .
B. Địa điểm- phương tiện:
- Địa điểm: Sân vệ sinh sạch sẽ, an toàn
- PT: 1 còi , 2 khăn
C. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
2.Phần cơ bản
3.Phần kết thúc
* Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ dạy.
Cho HS tập một số động tác khởi động.
* Chơi trò chơi:
+Từ đội hình hàng dọc chuyển thành đội hình vòng tròn.
+Từ đội hình vòng tròn cho HS đứng quay mặt vào tâm( để chơi trò chơi )
+Phổ biến luật chơi cho HS:
+ HD HS chơi:
- GV hô: Nhóm ba!...rồi hô: Nhóm bảy!
- HD HS kết hợp đọc vần điệu.
* Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
+ Cùng HS củng cố bài 
+ Giao bài tập về nhà cho HS 
* Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
+Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
+Chạy nhẹ nhàng theo địa hình tự nhiên ( 2 vòng quanh sân)
+Đi theo vòng tròn hít thở sâu tay vung mạnh tự nhiên.
* Từ hàng dọc chuyển đội hình về hàng ngang, vòng tròn 
+Từ đội hình đó cho HS quay mặt vào tâm, nghe phổ biến luật chơi:
- HS đứng thành nhóm 3người, 7 người.
- Đọc thuộc vần điệu của trò chơi.
- Chơi thử ( vài lượt).
- Chơi thật 
* Học sinh chơi theo đội hình hàng dọc
+HS chơi thử
+ HS chơi thật ( 2 lượt )
+ Đứng tại chỗ cúi người thả lỏng.
+ Nhảy thả lỏng.
+ Nghe GV nhận xét giờ học.
+ Nhận bài tập về nhà.
Luyện từ và câu
Tiết 13: Từ ngữ về công việc gia đình. Câu kiểu:Ai làm gì ?
A. Mục tiêu:
- Nêu được một số từ chỉ công việc gia đình ( BT1 )
- Tìm được các bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏi : Ai ? , Làm gì ? ( BT2 ); Biết chọn các từ cho sẵn để sắp xếp thành câu kiểu : Ai là gì? ( BT3 )
-HSKG: Sắp xếp được trên 3 câu theo yêu cầu của bài 3
B. Đồ dùng dạy- học:
GV : Bảng lớp làm BT2, Bảng phụ viết bài tập 3.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Tìm từ ngữ chỉ tình cảm trong gia đình?
- GV nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD làm bài tập
* Bài tập 1 ( M )
- Đọc yêu cầu của bài
- GV nhận xét
VD : quét nhà, trông em, nhặt rau, rửa rau, dọn dẹp nhà cửa, rửa cốc, tưới cây, cho gà ăn ......
* Bài tập 2 ( M )
- Đọc yêu cầu của bài
+ Yêu cầu :
- Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai ?
- Gạch hai gạch dưới bộ phận câu trả, lời câu hỏi Làm gì ?
+ GV HD HS nhận xét, chốt lại câu đúng :
- Cây / xoà cành ôm cậu bé //
- Em / học thuộc đoạn thơ //
- Em / làm ba bài tập toán //
* Bài tập 3 ( Vở )
- Nêu yêu cầu bài tập
- Mời 1 HS phân tích mẫu trong SGK
- Yêu cầu HSKG sắp xếp được trên
 3 câu
- GV nhận xét bài làm của HS
Ví dụ: Em giặt quần áo.
 Chị em xếp sách vở.
 Em và linh quét dọn nhà cửa.
 Cậu bé giặt quần áo rửa bát đũa.
 Linh xếp sách vở.
IV. Củng cố:
- Gọi 1 HS nhắc lại nội dung tiết học.
V. Dặn dò:
- Dặn HS tìm thêm các từ chỉ công việc gia đình.
- Hát
- 2 HS tìm
- Nhận xét bạn 
+ Hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp bố mẹ
- HS viết ra nháp
- Lên bảng viết 
+ Tìm các bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏi Ai ? Làm gì ?
- HS làm bài theo nhóm đôi bạn
-Đại diện nhóm báo cáo
- Nhận xét
+ Chọn và xếp các từ ở ba nhóm thành câu 
- Cả lớp làm bài vào vở
- Đổi vở cho bạn, nhận xét
Thứ năm ngày 1 tháng 12 năm 2011
 ( Đ/c Dương Hằng soạn và dạy)
 Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2011
 Toán
Tiết 65: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số ( T 65 )
A- Mục tiêu:
- HS biết cách thực hiện các phép trừ để lập các bảng trừ : 15, 16, 17, 18 trừ đi một số ( HS làm được bài 1)
- HSKG : Làm bài 2
- Rèn kĩ năng tính và giải toán
B- Đồ dùng dạy- học:
- 1 bó 1 chục que tính và 8 que tính rời.
C- Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Đọc bảng trừ 14 trừ đi một số
- Nhận xét ,cho điểm
III. Bài mới:
1. Thực hiện phép trừ 15 - 6
- Nêu bài toán: Có 15 que tính bớt đi 6 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
 15 - 6 = ?
- Tương tự: HS tìm KQ các phép tính:
15 - 8 = ?
15 - 9 = ?
 2. Thực hiện các phép trừ dạng 16 trừ đi một số.
- Nêu bài toán: Có 16 que tính, bớt đi 9 que tính Hỏi còn lại mấy que tính?
16 - 9 = ?
- Tương tự tìm kết quả các phép tính:
16 - 8 = ?
16 - 7 = ?
3. Thực hiện các phép trừ dạng 17, 18 trừ đi một số
- Yêu cầu HS thao tác trên que tính để tìm KQ: 17 - 8 =
 17 - 9 =
 18 - 9 = 
 4. Thực hành
* Bài 1( 65): Làm phiếu HT
- Khi đặt tính ta cần chú ý gì? Thứ tự thực hiện?
- Phần b, c tương tự
- Nhắc lại cách tính
* Bài 2: Treo bảng phụ
- Yêu cầu HSKG làm
- Hát
- Đọc bảng 14 trừ đi một số
- Nhận xét
- Nêu lại bài toán
- Thao tác trên que tính tìm KQ 
15 - 6 = 9
15 - 7 = 6
15 - 8 = 7
15 - 9 = 6
- Lập bảng trừ 15 trừ đi một số
- Nêu bài toán
- Thao tác tìm KQ: 16 - 9 = 7
16 - 8 = 8
16 - 7 = 9
- HS lập bảng trừ 16 trừ đi một số
17 - 8 = 9
17 - 9 = 8
18 - 9 = 9
- HS lập bảng trừ 17, 18 trừ đi một số
- Nhắc lại các bảng trừ
- Nêu yêu cầu
- HS làm bài vào phiếu và bảng nhóm
- Dán bảng nhóm chữa bài:
 7 6 8 9 10
- HS nhắc lại cách tính
-3 HS đọc lại bảng trừ 15,16,17,18 trừ đi một số.
- Đọc đề bài
- HS KG làm bảng phụ
- Chữa bài
15-7
8
9
7
15-8
16-9
16-8
17-9
17-8
18-9
15-6
IV. Củng cố:
- Đọc bảng 15, 16 trừ đi một số?
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Ôn lại bài.
 Thể dục
Tiết 26: Điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình vòng tròn.
Trò chơi " Bịt mắt bắt dê"
A. Mục tiêu:
+Học điểm số 1-2, 1-2,...theo đội hình vòng tròn. Yêu cầu biết và điểm đúng số rõ ràng thực hiện động tác quay đầu sang trái.
+ Học trò chơi " Bịt mắt bắt dê" . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu, chưa chủ động.
+ GD học sinh yêu thích môn học,tích cực tham gia các hoạt động thể thao.
B. Địa điểm, phương tiện:
Địa điểm : Trên sân tập, vệ sinh sạch sẽ.
Phương tiện : Còi, chuẩn bị 5 khăn để tổ chức trò chơi " Bịt mắt bắt dê".
C. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
2.Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ dạy.
Cho HS tập một số động tác khởi động.
Điểm số 1-2, 1-2, ..theo đội hình hàng ngang:
+HD HS thực hiện: Khi điểm số quay đầu sang trái.
+ Khẩu lệnh (như cũ)
Điểm số 1-2,1-2...theo đội hình vòng tròn
+HD HS thực hiện
Trò chơi "Bịt mắt bắt dê!"
+GV nêu trò chơi, nêu cách chơi và chỉ vào hình vẽ rồi cho HS chơi.
- Đi đều và hát:
+Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
+ Cùng HS củng cố bài 
Dặn dò: Tiếp tục ôn bài thể dục
+Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
+Xoay khớp đầu gối, cổ chân, hông.
+Giậm chân tại chỗ theo nhịp.
+ Tập bài TD đã học 
HS ôn điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng ngang 
HS tập hợp 2-4 vòng tròn.Tập hô khẩu lệnh.
+Cho 1 tổ lên tập mẫu, cả lớp theo dõi-nhận xét.
+Cả lớp tập rồi cho HS thi chọn tổ nào tập đều, đúng, đẹp nhất.
Tập hợp 3 hàng dọc:
+Một em lên chơi mẫu, lớp theo dõi.
+Cho HS chơi thử 
+HS chơi.
- HS đi đều 3 hàng dọc: Lớp trưởng điều khiển.
HS thực hiện
+Đứng tại chỗ cúi người thả lỏng.
+ Nhảy thả lỏng.
+ Nhận bài thực hiện
 Tập làm văn
Tiết 13: Kể về gia đình
A. Mục tiêu:
- Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý cho trước ( BT 1 )
- Viết được một đoạn văn ngắn ( 3 đến 5 câu ) kể về gia đình theo nội dung bài 1
- HSKG: Viết rõ ý, dùng từ, dặt câu đúng.
+ GDKNS: - Kĩ năng xác định giá trị; Tự nhận thức bản thân; Tư duy sáng tạo; Thể hiện sự cảm thông.
B. Đồ dùng dạy- học:
GV : bảng phụ chép sẵn BT 1.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nhắc lại các việc cần làm khi gọi
 điện ?
- " Tút " ngắn liên tục là gì ?
- " Tút " dài ngắt quãng là gì ?
- Nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD làm bài tập
* Bài tập 1 ( M )
- GV treo bảng phụ
- 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý trong BT
- GV cùng HS nhận xét
* Bài tập 2 ( V )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét, chấm 1 số bài
Bài mẫu: Gia đình em có 4 người. Bố mẹ em đều làm ruộng. Chị em học lớp 5 còn em học lớp 2 Trường tiểu học Khải Xuân. Mọi người trong gia đình em rất thương yêu nhau. Em rất tự hào về gia đình em.
IV. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Yêu cầu về nhà sửa bài đã viết ở lớp, viết lại vào vở.
- Hát
- HS trả lời
-HS nhận xét
+ HS đọc yêu cầu
-1 HS đọc gợi ý
- 1 HS khá giỏi kể mẫu về gia đình dựa vào gợi ý
- 3, 4 HS thi kể trước lớp
+ Dựa vào những điều em đã kể ở bài tập 1, hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 3 đến 5 câu ) kể về gia đình em
- HS làm bài vào vở
- Nhiều HS đọc bài trước lớp
 Hoạt động tập thể
 Sơ kết tuần 13
A. Mục tiêu:
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình
	- Nhận thấy kết quả của mình trong tuần
	- Giáo dục HS có ý thức trong học tập, trong mọi hoạt động
B. Nội dung sinh hoạt:
1- Lớp trưởng đánh giá tình hình học tập tuần 13:
2. GV nhận xét chung:
* Ưu điểm:
	- HS duy trì tốt sĩ số
	- Đi học đều đúng giờ
	- Có ý thức xây dựng đôi bạn cùng tiến
	- Giữ gìn vệ sinh chung
	- Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè
* Tồn tại: 
	- Còn lười học ở nhà: Duy, Băc
	- Quên vở: Nam
* Nguyên nhân:
 - Do không soạn sách vở sau khi học xong bài
 - Chưa có ý thức học , không tự giác học ở nhà
3. Đề ra phương hướng tuần sau:
- Khắc phục tồn tại trong tuần, Phát huy những ưu điểm đã có
4 - ý kiến của GV
- Nhắc nhở HS tự giác học bài ở nhà đầy đủ, soạn sách vở trước khi đi học.
- Tuyên dương HS có ý thức học
5- Vui văn nghệ:
- Lớp tổ chức vui văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_13_buoi_sang.doc